1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Hồi ức của người con quê lúa!

    Chào những người con quê chị Hai năm tấn

    Đã lâu lắm rồi Connector mới quay lại diễn đàn TTVN, thấy vui vô cùng khi Box Thái Bình được mở nhưng bỗng thấy buồn buồn khi có ai đó, hình như là bác Phạm Thanh Tùng (user Dark_Wizard), phát biểu rằng diễn đàn quê lúa thiếu những bài viết hay. Các thành viên ?ođáng nể? như bác Bùi Đăng Trường (user Truongdu) có tới hơn 4000 bài tham gia và được 100 người bình chọn thì lại ?obận việc nước? mà ?obớt đảm việc nhà?.

    Thôi thì viết hay không bằng hay viết, trong khi chờ đợi được đọc bài của mọi người, tôi chợt nảy ra ý định viết về ký ức tuổi thơ (tạm gọi là Hồi ký cho "oai") và post lên để các đồng hương đồng khói trên diễn đàn cùng chia sẻ với tấm lòng của Connector - một người con sinh ra và lớn lên ở Thái Bình nhưng khi tạm gọi là ?otrưởng thành? thì lại xa quê. Chúc mọi người luôn vui vẻ và xây dựng box Thái Bình ngày càng phát triển.

    Connector
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Một chiều nắng tháng Năm theo chiếc xe Hà Nội ?" Thái Thuỵ về thăm quê. Cầu Tân Đệ được xây và đi vào hoạt động đã chấm dứt cảnh triền miên chờ phà hàng tiếng đồng hồ mỗi dịp lễ Tết. Đây là một trong những cây cầu bê tông cốt thép lớn nhất Việt Nam hiện nay, nằm ở khu vực hạ lưu sông Hồng gần sát biển, có mực nước sâu, lưu tốc rất lớn trong mùa mưa lũ, khó thi công các trụ giữa lòng sông. Cầu Tân Đệ có chiều dài 1.068m, phần cầu chính gồm 5 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cầu rộng 16,6m, phần dành cho xe cơ giới rộng 10,5m, hai bên lề dành cho người đi bộ rộng 2,25m và đoạn dẫn hai đầu dài 3km.
    Còn phải nói việc xây dựng cầu Tân Đệ là một sự kiến có ý nghĩa và quan trọng với người dân Thái Bình như thế nào. Nó là một mắt xích quan trọng trên tuyến đường 10 từ Ninh Bình qua Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và gặp quốc lộ 18 ở Quảng Ninh. Từ ngày cầu đi vào hoạt động (9/2/2002), Thái Bình không còn là một hòn đảo ?~?Tcô đơn?T?T 3 mặt giáp sông, một mặt giáp biển nữa. Chiếc xe khách chạy bon bon. Từ trên cầu nhìn qua tay phải, nơi bến phà xưa, những con phà già cỗi ?ovề hưu?T?T nằm yên ắng sau bao tháng năm đi lại giữa đôi bờ.
    Gió thổi mát lộng xua đi những oi nồng của mùi người trên chiếc xe khách chật ních. Bên kia con sông mênh mang nước là vùng đất Thái Bình thân yêu, nơi tuổi thơ trôi qua êm đềm với những cánh diều, những buổi chiều cùng lũ bạn cùng xóm trăn trâu, hái trộm lúa nếp về làm cốm. Lòng trào dâng một cảm giác khó tả, nhẹ nhàng, lâng lâng, sâu lắng. Chợt nhớ đến một vài câu thơ của ai đó:
    ?Con muốn gửi ngàn lời thương đến mẹ
    Mẹ yêu của con ở phía cuối chân trời
    Bên kia sông đang mùa nước lớn
    Chuyến phà chiều từng đợt khách đầy vơi
    Bên kia con sông quê ta mùa cấy hái
    Lúa lên xanh thơm ngát chẽn đòng đòng
    Con nao nức mùi cơm thơm bếp rạ
    Ngọt bát canh rau mẹ hái cuối bè sông
    ?
    Thái Bình là vùng đất lúa, không núi mà nhiều sông ngòi và vẫn chưa có đường sắt. Người dân nơi quê tôi nghèo lắm, làm nghề nông là chủ yếu. Có những người cả đời chẳng bao giờ ra khỏi luỹ tre làng. Cái nghèo cái khổ cứ đeo đuổi hoài, theo các nếp nhăn hằn lên trên mỗi khuôn mặt. Chính vì nghèo nên người dân Thái Bình đi làm ăn nơi xa rất nhiều. Khi chưa có cầu Tân Đệ, những dịp lễ Tết, xe khách chở dân Thái Bình về quê xếp hàng chờ phà tới vài kilômet. Thanh niên trai tráng đi làm ăn xa, ở quê đa phần là phụ nữ trẻ em và người già.
    Tôi nhớ mỗi lần đi phà, tôi đều ngắm nghía cái biển cũ kỹ màu xanh nơi đầu con phà với hàng chữ: Lên phà xe trước người sau. Xuống phà người trước xe sau an toàn. Vẫn hai hàng chữ đó, vẫn từng ấy chữ mà lần nào cũng như có gì đó mới lạ. Vậy là không còn cảnh những chuyến phà đông khách ì ạch rẽ sóng chở những người con quê lúa về thăm quê hương. Tôi hay về vào các ngày lễ nên thường xuyên gặp cảnh phà chật chội, người đứng kẻ ngồi, thỉnh thoảng lắc đầu mệt mỏi ra ý ?okhông mua? mỗi khi có một người bán hàng rong khuôn mặt khắc khổ cắp cái mẹt hàng với vài chai nước khoáng, mấy phong kẹo cao su, vài gói hạt dưa?, hay vài cô gái dáng gầy gò bán hoa quả tươi, mời mọc khách. Mỗi con người, mỗi nét mặt ưu tư, theo đuổi một nỗi niềm riêng. Một người khuyết tật, bị chột mắt thổi sáo rong, đứa con nhỏ nhem nhuốc một tay dắt bố, một tay cầm ống bơ cũ kỹ chìa ra xin tiền. Cũng có vài lần thì tôi gặp hai mẹ con người mù hát rong và lần nào cũng được nghe chị hát ?oCắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ. Chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng??. Giọng chị trong và cao vút, tay cầm micro, hông đeo bình điện, đôi bàn chân lần theo bước đứa con nhỏ một tay xách chiếc loa méo mó, một tay cầm chiếc mũ nan trong đó có vài đồng tiền lẻ nhàu nát? Bây giờ, không biết những số phận đó đã trôi dạt về đâu, có lẽ họ đến hành nghề nơi bến Hiệp.
    Người phụ lái giang tay ra vẫy vẫy, mồ hôi nhễ nhại. Hình ảnh của anh phụ xe làm tôi nhớ đến anh hàng xóm cạnh nhà, cũng tất tả bận rộn với chiếc công nông chở vật liệu xây dựng, lúc nào anh cũng cởi trần, da đen bóng vì dãi nắng, nhoẻn miệng cười tươi mỗi khi thấy tôi về. Chiếc xe khách thả dốc. Gió quê hương mát rượi, lùa vào làm nguội không khí nóng nực cộng mùi mồ hôi người trên xe.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 23/07/2002
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Một chiều nắng tháng Năm theo chiếc xe Hà Nội ?" Thái Thuỵ về thăm quê. Cầu Tân Đệ được xây và đi vào hoạt động đã chấm dứt cảnh triền miên chờ phà hàng tiếng đồng hồ mỗi dịp lễ Tết. Đây là một trong những cây cầu bê tông cốt thép lớn nhất Việt Nam hiện nay, nằm ở khu vực hạ lưu sông Hồng gần sát biển, có mực nước sâu, lưu tốc rất lớn trong mùa mưa lũ, khó thi công các trụ giữa lòng sông. Cầu Tân Đệ có chiều dài 1.068m, phần cầu chính gồm 5 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cầu rộng 16,6m, phần dành cho xe cơ giới rộng 10,5m, hai bên lề dành cho người đi bộ rộng 2,25m và đoạn dẫn hai đầu dài 3km.
    Còn phải nói việc xây dựng cầu Tân Đệ là một sự kiến có ý nghĩa và quan trọng với người dân Thái Bình như thế nào. Nó là một mắt xích quan trọng trên tuyến đường 10 từ Ninh Bình qua Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và gặp quốc lộ 18 ở Quảng Ninh. Từ ngày cầu đi vào hoạt động (9/2/2002), Thái Bình không còn là một hòn đảo ?~?Tcô đơn?T?T 3 mặt giáp sông, một mặt giáp biển nữa. Chiếc xe khách chạy bon bon. Từ trên cầu nhìn qua tay phải, nơi bến phà xưa, những con phà già cỗi ?ovề hưu?T?T nằm yên ắng sau bao tháng năm đi lại giữa đôi bờ.
    Gió thổi mát lộng xua đi những oi nồng của mùi người trên chiếc xe khách chật ních. Bên kia con sông mênh mang nước là vùng đất Thái Bình thân yêu, nơi tuổi thơ trôi qua êm đềm với những cánh diều, những buổi chiều cùng lũ bạn cùng xóm trăn trâu, hái trộm lúa nếp về làm cốm. Lòng trào dâng một cảm giác khó tả, nhẹ nhàng, lâng lâng, sâu lắng. Chợt nhớ đến một vài câu thơ của ai đó:
    ?Con muốn gửi ngàn lời thương đến mẹ
    Mẹ yêu của con ở phía cuối chân trời
    Bên kia sông đang mùa nước lớn
    Chuyến phà chiều từng đợt khách đầy vơi
    Bên kia con sông quê ta mùa cấy hái
    Lúa lên xanh thơm ngát chẽn đòng đòng
    Con nao nức mùi cơm thơm bếp rạ
    Ngọt bát canh rau mẹ hái cuối bè sông
    ?
    Thái Bình là vùng đất lúa, không núi mà nhiều sông ngòi và vẫn chưa có đường sắt. Người dân nơi quê tôi nghèo lắm, làm nghề nông là chủ yếu. Có những người cả đời chẳng bao giờ ra khỏi luỹ tre làng. Cái nghèo cái khổ cứ đeo đuổi hoài, theo các nếp nhăn hằn lên trên mỗi khuôn mặt. Chính vì nghèo nên người dân Thái Bình đi làm ăn nơi xa rất nhiều. Khi chưa có cầu Tân Đệ, những dịp lễ Tết, xe khách chở dân Thái Bình về quê xếp hàng chờ phà tới vài kilômet. Thanh niên trai tráng đi làm ăn xa, ở quê đa phần là phụ nữ trẻ em và người già.
    Tôi nhớ mỗi lần đi phà, tôi đều ngắm nghía cái biển cũ kỹ màu xanh nơi đầu con phà với hàng chữ: Lên phà xe trước người sau. Xuống phà người trước xe sau an toàn. Vẫn hai hàng chữ đó, vẫn từng ấy chữ mà lần nào cũng như có gì đó mới lạ. Vậy là không còn cảnh những chuyến phà đông khách ì ạch rẽ sóng chở những người con quê lúa về thăm quê hương. Tôi hay về vào các ngày lễ nên thường xuyên gặp cảnh phà chật chội, người đứng kẻ ngồi, thỉnh thoảng lắc đầu mệt mỏi ra ý ?okhông mua? mỗi khi có một người bán hàng rong khuôn mặt khắc khổ cắp cái mẹt hàng với vài chai nước khoáng, mấy phong kẹo cao su, vài gói hạt dưa?, hay vài cô gái dáng gầy gò bán hoa quả tươi, mời mọc khách. Mỗi con người, mỗi nét mặt ưu tư, theo đuổi một nỗi niềm riêng. Một người khuyết tật, bị chột mắt thổi sáo rong, đứa con nhỏ nhem nhuốc một tay dắt bố, một tay cầm ống bơ cũ kỹ chìa ra xin tiền. Cũng có vài lần thì tôi gặp hai mẹ con người mù hát rong và lần nào cũng được nghe chị hát ?oCắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ. Chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng??. Giọng chị trong và cao vút, tay cầm micro, hông đeo bình điện, đôi bàn chân lần theo bước đứa con nhỏ một tay xách chiếc loa méo mó, một tay cầm chiếc mũ nan trong đó có vài đồng tiền lẻ nhàu nát? Bây giờ, không biết những số phận đó đã trôi dạt về đâu, có lẽ họ đến hành nghề nơi bến Hiệp.
    Người phụ lái giang tay ra vẫy vẫy, mồ hôi nhễ nhại. Hình ảnh của anh phụ xe làm tôi nhớ đến anh hàng xóm cạnh nhà, cũng tất tả bận rộn với chiếc công nông chở vật liệu xây dựng, lúc nào anh cũng cởi trần, da đen bóng vì dãi nắng, nhoẻn miệng cười tươi mỗi khi thấy tôi về. Chiếc xe khách thả dốc. Gió quê hương mát rượi, lùa vào làm nguội không khí nóng nực cộng mùi mồ hôi người trên xe.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 23/07/2002
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Xe tuyến Hà Nội ?" Thái Thuỵ không qua bến xe thị xã mà chạy tuột về bến Thuỵ Xuân. Nếu vào bến thị xã, tôi chắc chắn lại phải chờ để mua vé tiếp cho chặng đường còn lại như bao lần trước. Bến xe Thái Bình khá thoáng đãng và sạch sẽ và chắc chắn hơn đứt Bến xe khách phía Nam của Hà Nội.
    Một dãy quầy hàng chạy dọc trên hè nhà bán vé, trên bàn bày la liệt các loại bánh cáy, đặc sản lãng Nguyễn của huyện Đông Hưng, các loại kẹo, nước giải khát nhưng đa phần toàn là những sản phẩm chỉ vừa túi tiền của người nghèo. Xe chạy nội tỉnh, đi ngoại tỉnh đỗ theo từng khu. Các xe chạy về các huyện đa phần rất nhỏ và cũ kỹ, chỗ ngồi chật và trần thấp, đứng chạm đầu. Những ai có chiều cao quá khổ thỉ phải lom khom. Ghế trong xe thường không đánh số, ai đến trước ngồi trước, thích thì mua vé, không thì chỉ cần đưa tiền cho bác tài. Thế nên nếu xe đông, có khi người mua vé phải đứng trong khi người không mua vé có ghế ngồi. Thỉnh thoảng một vài người bán hàng rong lên xe mời mọc. Đôi lần tôi gặp một ông bán thuốc rong, ?omua một tặng một?, ?omarketing? hàng hoá khéo đến nỗi không ít các chị các bà quê mùa ít khi ra khỏi luỹ tre làng phải móc hầu bao chắt chiu bấy lâu nay ra để mua cái gọi là ?othuốc gia truyền đặc trị? với giá đại hạ? Có những người mà trong suốt mấy năm học đại học, mỗi lần về tôi đều gặp, vẫn dáng điệu ấy, vẫn cái thùng kem ấy, vẫn bài ?omarketing? ấy, chỉ có khuôn mặt của họ là ngày càng thêm nhiều nếp nhăn?
    Một đội ngũ xe ôm luôn thường trực, chỉ chờ có xe khách vào bến là tất cả chạy xô ra: ''Em áo đỏ là của anh?T''. "Em mũ nan đi xe anh nhé''. ''Ông bà đưa đồ đạc đây con xách cho''? Đó là kiểu họ ?onhận khách?? để người khác khỏi ?ohỏi thăm?T?T người mình đã nhắm. Xe ôm ngày trước toàn là loại Simson của Đức to tổ chảng, hoặc là loại 81 đời cũ chạy vè vè. Bây giờ thì toàn là xe của Tàu, chỉ được cái mã. Các chủ xe ôm, đa phần đều là người nông dân lên thị xã kiếm việc trong lúc hết thời vụ mùa màng, vẫn đưa đón khách tận tình, đến nơi đến chốn.
    Qua bến xe một chút là đến Cầu Bo. Cây cầu to nhất tỉnh bắc qua sông như một dải lụa nối đôi bờ. Chiếc xe chạy bon bon. Gió thổi mát rượi. Những người đi xe đạp gò lưng đạp xe lên dốc ngược theo chiều gió, trông tội tội, thỉnh thoảng lại táp sát vào phía trong mỗi khi anh phụ xe hét: ?oÊ? gọn vào, gọn vào nào?..?. Phương tiện đi lại ở quê tôi đa phần là xe đạp, đủ các loại xe Thống nhất, xe Trung quốc, có phanh, không phanh? Tôi nhớ đến chiếc xe không phanh tôi dùng để đi học hồi cấp 3 một lần đã đưa tôi xuống mương ngập nước khi tôi ?othả dốc? cùng lũ bạn. Bất giác cười một mình, thằng bé con ngồi cạnh thấy tôi cười không hiểu gì cũng nhoẻn miệng, mấy cái tóc vàng hoe lơ thơ loà xoà trước mặt.
    Con đường về nhà thân thuộc hiện ra, một cảm giác khó tả trào dâng, lần nào về quê tôi cũng có tâm trạng như vậy. Hai bên đường nhà dân thưa thớt với những thửa ruộng xanh rờn lúa non mơn mởn trải dài. Đồng quê yêu thương, lòng những người con quê lúa như được vỗ về.
    Chiếc xe từ từ đỗ lại cho tôi xuống rồi lại mải miết chạy tiếp. Còn phải 2km nữa mới về đến nhà và tôi quyết định đi bộ. Trời đã về chiều. Nắng nhuộm vàng những thửa ruộng hai bên đường đi. Dọc theo con kênh, đàn vịt đang bươn bả kiếm ăn, quần đục một đoạn kênh. Mấy con bò nhởn nhơ gặm cỏ. Rảo bước trên con đường làng mới được trải nhựa, ấm lòng bởi hương lúa thơm yên ả dìu dịu. Con đường này cách đây vài năm vẫn còn là đường đất, mỗi khi trời mưa, đất nhão nhoét, đi phải bậm chặt ngón chân cho khỏi ngã, mặt đường chồng chéo những dấu chân người và vết bánh xe ngoằn nghèo như những con rắn.
  5. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Xe tuyến Hà Nội ??" Thái Thuỵ không qua bến xe thị xã mà chạy tuột về bến Thuỵ Xuân. Nếu vào bến thị xã, tôi chắc chắn lại phải chờ để mua vé tiếp cho chặng đường còn lại như bao lần trước. Bến xe Thái Bình khá thoáng đãng và sạch sẽ và chắc chắn hơn đứt Bến xe khách phía Nam của Hà Nội.
    Một dãy quầy hàng chạy dọc trên hè nhà bán vé, trên bàn bày la liệt các loại bánh cáy, đặc sản lãng Nguyễn của huyện Đông Hưng, các loại kẹo, nước giải khát nhưng đa phần toàn là những sản phẩm chỉ vừa túi tiền của người nghèo. Xe chạy nội tỉnh, đi ngoại tỉnh đỗ theo từng khu. Các xe chạy về các huyện đa phần rất nhỏ và cũ kỹ, chỗ ngồi chật và trần thấp, đứng chạm đầu. Những ai có chiều cao quá khổ thỉ phải lom khom. Ghế trong xe thường không đánh số, ai đến trước ngồi trước, thích thì mua vé, không thì chỉ cần đưa tiền cho bác tài. Thế nên nếu xe đông, có khi người mua vé phải đứng trong khi người không mua vé có ghế ngồi. Thỉnh thoảng một vài người bán hàng rong lên xe mời mọc. Đôi lần tôi gặp một ông bán thuốc rong, ??omua một tặng một???, ??omarketing??? hàng hoá khéo đến nỗi không ít các chị các bà quê mùa ít khi ra khỏi luỹ tre làng phải móc hầu bao chắt chiu bấy lâu nay ra để mua cái gọi là ??othuốc gia truyền đặc trị??? với giá đại hạ??? Có những người mà trong suốt mấy năm học đại học, mỗi lần về tôi đều gặp, vẫn dáng điệu ấy, vẫn cái thùng kem ấy, vẫn bài ??omarketing??? ấy, chỉ có khuôn mặt của họ là ngày càng thêm nhiều nếp nhăn???
    Một đội ngũ xe ôm luôn thường trực, chỉ chờ có xe khách vào bến là tất cả chạy xô ra: ''Em áo đỏ là của anh??T''. "Em mũ nan đi xe anh nhé''. ''Ông bà đưa đồ đạc đây con xách cho''??? Đó là kiểu họ ??onhận khách?????? để người khác khỏi ??ohỏi thăm??T??T người mình đã nhắm. Xe ôm ngày trước toàn là loại Simson của Đức to tổ chảng, hoặc là loại 81 đời cũ chạy vè vè. Bây giờ thì toàn là xe của Tàu, chỉ được cái mã. Các chủ xe ôm, đa phần đều là người nông dân lên thị xã kiếm việc trong lúc hết thời vụ mùa màng, vẫn đưa đón khách tận tình, đến nơi đến chốn.
    Qua bến xe một chút là đến Cầu Bo. Cây cầu to nhất tỉnh bắc qua sông như một dải lụa nối đôi bờ. Chiếc xe chạy bon bon. Gió thổi mát rượi. Những người đi xe đạp gò lưng đạp xe lên dốc ngược theo chiều gió, trông tội tội, thỉnh thoảng lại táp sát vào phía trong mỗi khi anh phụ xe hét: ??oÊ??? gọn vào, gọn vào nào???..???. Phương tiện đi lại ở quê tôi đa phần là xe đạp, đủ các loại xe Thống nhất, xe Trung quốc, có phanh, không phanh??? Tôi nhớ đến chiếc xe không phanh tôi dùng để đi học hồi cấp 3 một lần đã đưa tôi xuống mương ngập nước khi tôi ??othả dốc??? cùng lũ bạn. Bất giác cười một mình, thằng bé con ngồi cạnh thấy tôi cười không hiểu gì cũng nhoẻn miệng, mấy cái tóc vàng hoe lơ thơ loà xoà trước mặt.
    Con đường về nhà thân thuộc hiện ra, một cảm giác khó tả trào dâng, lần nào về quê tôi cũng có tâm trạng như vậy. Hai bên đường nhà dân thưa thớt với những thửa ruộng xanh rờn lúa non mơn mởn trải dài. Đồng quê yêu thương, lòng những người con quê lúa như được vỗ về.
    Chiếc xe từ từ đỗ lại cho tôi xuống rồi lại mải miết chạy tiếp. Còn phải 2km nữa mới về đến nhà và tôi quyết định đi bộ. Trời đã về chiều. Nắng nhuộm vàng những thửa ruộng hai bên đường đi. Dọc theo con kênh, đàn vịt đang bươn bả kiếm ăn, quần đục một đoạn kênh. Mấy con bò nhởn nhơ gặm cỏ. Rảo bước trên con đường làng mới được trải nhựa, ấm lòng bởi hương lúa thơm yên ả dìu dịu. Con đường này cách đây vài năm vẫn còn là đường đất, mỗi khi trời mưa, đất nhão nhoét, đi phải bậm chặt ngón chân cho khỏi ngã, mặt đường chồng chéo những dấu chân người và vết bánh xe ngoằn nghèo như những con rắn.
  6. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Về đến đầu làng, lũ trẻ thấy tôi reo hò ầm ĩ. Anh hàng xóm chạy xe công nông mồ hôi nhễ nhại nhoẻn miệng cười tươi: ?~?TVề đấy hả em? - Dạ vâng ạ. Chiếc công nông của anh có ?ongoan? không? ?" Nó làm tội ******** anh suốt cô ạ. Khi thì chiếc bánh của nó õng ẹo, khi thì quay toát cả mồ hôi nó mới chịu nổ? Cô lên đây anh chở về!?T?T. Tôi leo lên xe, mặc dù chỉ nhà còn cách vài bước chân nữa. ?oHôm nay anh hết việc sớm thế ạ? - ừ, anh về sớm đi đá bóng?T?T. Anh vừa nói vừa cười. Chiếc xe công nông của anh chạy ầm ầm, thả khói đen kịt vào không gian, nghe đâu nó đã được mua đi bán lại tới 4 lần trước khi anh sở hữu.
    ?~?TCậu ơi, xem ai về đây này?T?T! Anh cất tiếng gọi bố tôi khi cho xe đỗ vào khoảng đất trống nằm giữa nhà anh và nhà tôi. Tôi xuống xe và đỡ lấy ba lô từ tay anh. ?oCon gái bố đã về!? là câu cửa miệng của bố mỗi khi tôi về thăm gia đình. ?oBố ơi! Mẹ con đâu! - Mẹ con ra ngoài đồng thăm lúa, tý nữa về giờ đấy? Nói đoạn, bố đỡ balô cho tôi, tôi nhảy cóc hai bước một lên hè.
    Về đến nhà, mọi lo lắng áp lực của cuộc sống nơi thành phố dường như biến đâu hết. Tình cảm gia đình, tình hàng xóm láng giềng đầm ấm luôn khiến ta có cảm giác được chở che. Tôi vấn khăn lên đầu, vào bếp nấu cơm chiều, khói cay xè mắt. Ngọn lửa bập bùng theo những ngọn rơm, thỉnh thoảng vài hạt thóc còn sót lại trên những ngọn rơm nổ lách tách thành những hạt hoa trắng. Ngày trước tôi hay dùng que kều chúng ra bỏ vào một cái ống bơ nhỏ để dỗ trẻ con khóc hoặc sai chúng làm việc vặt. Đang nấu cơm thì mẹ về, dáng mẹ tất tả, quần sắn ngang gối, trên tay cầm một mớ rau muống hái ở bãi bên bờ sông, tay kia cắp một rổ cỏ cá. Nhà tôi có một cái ao nhỏ, nuôi nhiều cá trắm. Hồi tôi học năm thứ 3, mấy đứa bạn về nhà tôi chơi được bố đãi món cá nướng, bây giờ thỉnh thoảng gặp nhau, chúng vẫn nhắc làm tôi nở cả mũi.
    Ở xóm tôi cứ khoảng 9h tối là đã tối om, nhà ai cũng tắt hết điện. Chỉ thấp thoáng ánh tivi mờ mờ lọt qua các khe cửa. Người dân quê tôi quanh năm chỉ biết cây lúa cây rau, ngày ngày ra đồng làm việc, còn tối về lại quây quần xem tivi. Chương trình của Đài truyền hình Thái Bình vẫn còn nghèo về nội dung và kém về chất lượng, mỗi tuần phát 3 tối rồi chuyển tiếp VTV. Nhớ ngày trước, cả xóm mới có một cái tivi trắng đen, phải chạy bằng ắc-quy vì vẫn chưa có điện, có người phải nấu cơm ăn sớm để đi nhận chỗ. Mấy đứa tụ tập ở nhà tôi học bài qua loa rồi kéo nhau đi xem. Bọn tôi đã khóc như mưa khi xem bộ phim Xóm Vắng của Đài Loan, hồi đó là khoảng năm 1989-90 gì đó. Vì không có điện nên mọi người phải chờ đợi đúng đến giờ chiếu phim mới được mở. Nóng nực hay muỗi đốt đầy chân cũng mặc kệ. Có buổi, phim đang đến đoạn hay thì bình ắc quy hết điện, vậy là phải ra về trong tâm trạng nuối tiếc. Tôi nhớ một lần, có người đã đu phải cột dây ăng ten khiến cái dây ăng ten căng ra và kéo đổ tivi. Ai đó hô ?onổ tivi rồi?, thế là tất cả mọi người xem trong sân nhất loạt chạy thoát thân (vì trước đó đã nghe đồn tivi nổ sẽ làm ?ochết? người). Sau bữa đó, không ít người phải mua dép mới. Tôi thì không chạy kịp nên bị người ta cứ thế dẵm bừa lên người. Đó là kỷ niệm không bao giờ tôi quên, sau này kể lại cho bạn bè, chúng cười ngặt nghẽo và cho là chuyện bịa.
    Bây giờ cuộc sống của người dân cũng đã khấm khá hơn, hầu như gia đình nào cũng có tivi, nhưng so với nhiều nơi khác, thì vẫn còn nghèo lắm. Đi mấy cây số mới có một bưu điện, báo và tạp chí vẫn là một thứ xa xỉ. Nhà văn hoá xã được thư viện tỉnh thanh lý cho ít sách cũ, một lần tôi tò mò lên đó xem thì toàn là sách từ đầu những năm 90. Báo giấy báo hình đã vậy, nói chi đến các phương tiện truyền thông trực tuyến. Internet thì vẫn chỉ là một khái niệm ?omơ hồ?. Tết Nhâm Ngọ 2002, tôi phải lên tận Thị xã, cách nhà tôi hơn 20km mới kiếm được một cửa hàng Internet để gửi thư chúc mừng năm mới bạn bè. Phương tiện thông tin liên lạc quả thật vẫn còn là một vấn đề nan giải. Hiện có một vài hộ gia đình có kinh tế khá mắc điện thoại cho nghe thuê, tỷ lệ khoảng vài trăm hộ/máy. Mỗi khi tôi muốn gọi điện về hỏi thăm cha mẹ thì phải gọi 2 lần, lần 1 báo tên người cần nghe, người ta hẹn 1 hoặc 10 phút sau gọi lại để có thời gian cầm máy con đến tận nhà. Thường với mỗi cuộc nghe như vậy, người nghe phải trả 2000 đồng. Bây giờ vẫn có người chưa bao giờ cầm đến cái ống nghe điện thoại cả, bản thân tôi lần đầu tiên nghe điện thoại còn cầm ống nghe ngược, nghĩ lại tôi toàn cười một mình.
  7. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Về đến đầu làng, lũ trẻ thấy tôi reo hò ầm ĩ. Anh hàng xóm chạy xe công nông mồ hôi nhễ nhại nhoẻn miệng cười tươi: ?~?TVề đấy hả em? - Dạ vâng ạ. Chiếc công nông của anh có ?ongoan? không? ?" Nó làm tội ******** anh suốt cô ạ. Khi thì chiếc bánh của nó õng ẹo, khi thì quay toát cả mồ hôi nó mới chịu nổ? Cô lên đây anh chở về!?T?T. Tôi leo lên xe, mặc dù chỉ nhà còn cách vài bước chân nữa. ?oHôm nay anh hết việc sớm thế ạ? - ừ, anh về sớm đi đá bóng?T?T. Anh vừa nói vừa cười. Chiếc xe công nông của anh chạy ầm ầm, thả khói đen kịt vào không gian, nghe đâu nó đã được mua đi bán lại tới 4 lần trước khi anh sở hữu.
    ?~?TCậu ơi, xem ai về đây này?T?T! Anh cất tiếng gọi bố tôi khi cho xe đỗ vào khoảng đất trống nằm giữa nhà anh và nhà tôi. Tôi xuống xe và đỡ lấy ba lô từ tay anh. ?oCon gái bố đã về!? là câu cửa miệng của bố mỗi khi tôi về thăm gia đình. ?oBố ơi! Mẹ con đâu! - Mẹ con ra ngoài đồng thăm lúa, tý nữa về giờ đấy? Nói đoạn, bố đỡ balô cho tôi, tôi nhảy cóc hai bước một lên hè.
    Về đến nhà, mọi lo lắng áp lực của cuộc sống nơi thành phố dường như biến đâu hết. Tình cảm gia đình, tình hàng xóm láng giềng đầm ấm luôn khiến ta có cảm giác được chở che. Tôi vấn khăn lên đầu, vào bếp nấu cơm chiều, khói cay xè mắt. Ngọn lửa bập bùng theo những ngọn rơm, thỉnh thoảng vài hạt thóc còn sót lại trên những ngọn rơm nổ lách tách thành những hạt hoa trắng. Ngày trước tôi hay dùng que kều chúng ra bỏ vào một cái ống bơ nhỏ để dỗ trẻ con khóc hoặc sai chúng làm việc vặt. Đang nấu cơm thì mẹ về, dáng mẹ tất tả, quần sắn ngang gối, trên tay cầm một mớ rau muống hái ở bãi bên bờ sông, tay kia cắp một rổ cỏ cá. Nhà tôi có một cái ao nhỏ, nuôi nhiều cá trắm. Hồi tôi học năm thứ 3, mấy đứa bạn về nhà tôi chơi được bố đãi món cá nướng, bây giờ thỉnh thoảng gặp nhau, chúng vẫn nhắc làm tôi nở cả mũi.
    Ở xóm tôi cứ khoảng 9h tối là đã tối om, nhà ai cũng tắt hết điện. Chỉ thấp thoáng ánh tivi mờ mờ lọt qua các khe cửa. Người dân quê tôi quanh năm chỉ biết cây lúa cây rau, ngày ngày ra đồng làm việc, còn tối về lại quây quần xem tivi. Chương trình của Đài truyền hình Thái Bình vẫn còn nghèo về nội dung và kém về chất lượng, mỗi tuần phát 3 tối rồi chuyển tiếp VTV. Nhớ ngày trước, cả xóm mới có một cái tivi trắng đen, phải chạy bằng ắc-quy vì vẫn chưa có điện, có người phải nấu cơm ăn sớm để đi nhận chỗ. Mấy đứa tụ tập ở nhà tôi học bài qua loa rồi kéo nhau đi xem. Bọn tôi đã khóc như mưa khi xem bộ phim Xóm Vắng của Đài Loan, hồi đó là khoảng năm 1989-90 gì đó. Vì không có điện nên mọi người phải chờ đợi đúng đến giờ chiếu phim mới được mở. Nóng nực hay muỗi đốt đầy chân cũng mặc kệ. Có buổi, phim đang đến đoạn hay thì bình ắc quy hết điện, vậy là phải ra về trong tâm trạng nuối tiếc. Tôi nhớ một lần, có người đã đu phải cột dây ăng ten khiến cái dây ăng ten căng ra và kéo đổ tivi. Ai đó hô ?onổ tivi rồi?, thế là tất cả mọi người xem trong sân nhất loạt chạy thoát thân (vì trước đó đã nghe đồn tivi nổ sẽ làm ?ochết? người). Sau bữa đó, không ít người phải mua dép mới. Tôi thì không chạy kịp nên bị người ta cứ thế dẵm bừa lên người. Đó là kỷ niệm không bao giờ tôi quên, sau này kể lại cho bạn bè, chúng cười ngặt nghẽo và cho là chuyện bịa.
    Bây giờ cuộc sống của người dân cũng đã khấm khá hơn, hầu như gia đình nào cũng có tivi, nhưng so với nhiều nơi khác, thì vẫn còn nghèo lắm. Đi mấy cây số mới có một bưu điện, báo và tạp chí vẫn là một thứ xa xỉ. Nhà văn hoá xã được thư viện tỉnh thanh lý cho ít sách cũ, một lần tôi tò mò lên đó xem thì toàn là sách từ đầu những năm 90. Báo giấy báo hình đã vậy, nói chi đến các phương tiện truyền thông trực tuyến. Internet thì vẫn chỉ là một khái niệm ?omơ hồ?. Tết Nhâm Ngọ 2002, tôi phải lên tận Thị xã, cách nhà tôi hơn 20km mới kiếm được một cửa hàng Internet để gửi thư chúc mừng năm mới bạn bè. Phương tiện thông tin liên lạc quả thật vẫn còn là một vấn đề nan giải. Hiện có một vài hộ gia đình có kinh tế khá mắc điện thoại cho nghe thuê, tỷ lệ khoảng vài trăm hộ/máy. Mỗi khi tôi muốn gọi điện về hỏi thăm cha mẹ thì phải gọi 2 lần, lần 1 báo tên người cần nghe, người ta hẹn 1 hoặc 10 phút sau gọi lại để có thời gian cầm máy con đến tận nhà. Thường với mỗi cuộc nghe như vậy, người nghe phải trả 2000 đồng. Bây giờ vẫn có người chưa bao giờ cầm đến cái ống nghe điện thoại cả, bản thân tôi lần đầu tiên nghe điện thoại còn cầm ống nghe ngược, nghĩ lại tôi toàn cười một mình.
  8. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Buổi tối ở nhà quê yên tĩnh lắm, chỉ có tiếng côn trùng kêu râm ran, nhè nhẹ. Ngày trước còn có tiếng ộp ộp của những chú ếch đồng, bây giờ thì âm thanh ấy đã chỉ còn kỷ niệm. Một thời, cách đây khoảng 10 năm, rộ lên phong trào bắt ếch bán cho các chủ thu gom đi Trung Quốc, vậy là bọn con trai thi nhau làm đèn pha và vợt đi bắt ếch. Ban đêm, cánh đồng sáng loáng những chiếc đèn pha của người đi bắt ếch. Một hông đeo bình ắc quy nhỏ, hông kia đeo giỏ. Đầu ngọn đèn pin nối với một sợi dây cao su vòng tròn quanh trán, hai tay cầm vợt ếch có cán làm bằng tre dài khoảng 5m, người ta đi lùng bắt ếch suốt đêm, tang tảng sáng mới về. Ếch bắt được được đem thả vào một chiếc hầm nhỏ, có chiều sâu vừa độ dài cánh tay, miệng hầm nhỏ bằng vừa bàn tay. Mỗi sáng, người mua ếch đến từng địa chỉ thu gom. Giá ếch đắt rẻ phụ thuộc vào ếch to hay ếch nhỏ. Với tốc độ bắt ếch như thế, chỉ một thời gian ngắn, đồng quê đã vắng hẳn tiếng ếch kêu. Tôi ngồi một mình ngoài hiên nhà, nhìn ra cánh đồng lúa xanh rờn trước mặt, bỗng thấy thèm nghe một tiếng ồm ộp thủa nào? nhưng chỉ có tiếng côn trùng kêu râm ran.
    Thấy tôi ngồi trầm tư, bố tôi ra nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh bên. Tôi ghé đầu vào vai bố, ôm lấy cánh tay ông, thấy mình sao quá đỗi bé nhỏ. Con cái cho dù có lớn đến đâu thì với cha mẹ cũng luôn là những đứa trẻ. ?oCon có chuyện gì vậy? Có phải do công việc không?? ?" Không, bố ạ. Tự dưng con nhớ tuổi thơ của con quá. Sao thời gian trôi nhanh vậy!!!?T?T. Bố không nói gì, nhẹ xoa đầu tôi. Hai bố con ngồi ôn lại những kỷ niệm ngày trước, về những con châu chấu bố gấp bằng lá dừa cho tôi, về cái lần tôi trốn bệnh viện về nhà dì để bố và mọi người nhớn nhác đi tìm, về cả những lần bố chở tôi lên thị xã thăm cậu mợ bằng chiếc xe thống nhất và suýt nữa tôi ?obị rơi? giữa đường vì ngủ gật, về cả cơn bão năm 86, nhà tôi bị gió bốc bay mất mái chỉ trong chớp mắt, mọi thứ trong nhà ướt sũng giữa 4 bức tường trơ trọi, bố mẹ và anh tôi phải di tản xuống bếp còn tôi thì được gủi sang nhà bác hàng xóm, về cả cái lần tôi vui phát điên lên khi người đưa thư đưa cho tôi một lúc 3 cái giấy báo trúng tuyển Đại học, tôi cứ thế chạy dọc đường làng băng qua cây cầu nhỏ bắc qua con sông trước nhà để chạy đến bãi rau bên kia bờ để ?okhoe? với mẹ? Đó là niềm vui lớn nhất tôi từng trải qua và cảm giác lúc đó còn theo tôi mãi đến bây giờ.

    Ngày tôi còn bé, bố và tôi cũng thường ngồi như thế, nhìn lên bầu trời mùa hạ xanh ngắt với những đám mây trắng nhởn nhơ bay, với hàng ngàn vì sao lấp lánh. Bố giúp tôi tưởng tượng tất cả các con thú từ những đám mây ấy, một con ngựa phi nước đại, hai con trâu đang húc nhau, và thậm chí cả một chú chó đầu xù đang tè bậy nữa. Với một đứa con nít nhà quê không có điều kiện về sách truyện như tôi hồi đó, từng ấy thôi cũng đủ vẽ lên một thế giới vừa thần tiên vừa huyền bí. Tôi luôn nghĩ phía trên không gian bao la kia là cả một thế giới mới lạ, cũng tồn tại cuộc sống như trên mặt đất. Tôi là con gái út nên được bố mẹ chiều chuộng hơn cả, nhưng tôi gần gũi với cha hơn. Hồi học cấp I, chiều nào đi học về tôi cũng được bố đón từ ngõ, ông đỡ lấy chiếc cặp sách bằng cói của tôi, kiệu tôi trên vai đi về nhà và hỏi han về tình hình học tập trên lớp. Tôi nhớ mãi một lần, tôi đã cười vang khi kể cho bố nghe một ?ođịch thủ? môn toán của mình ăn điểm 4 bài kiểm tra 45 phút và bạn ấy khóc rưng rức trong khi tôi được điểm 10. Bố tôi không vui mà nhẹ nhàng, chậm rãi nói với tôi: ?~?TMột ngày nào đó, con cũng có thể làm sai một bài toán và bị điểm kém giống bạn ấy! Không nên vui trước nỗi đau của người khác con ạ?T?T?.
  9. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Buổi tối ở nhà quê yên tĩnh lắm, chỉ có tiếng côn trùng kêu râm ran, nhè nhẹ. Ngày trước còn có tiếng ộp ộp của những chú ếch đồng, bây giờ thì âm thanh ấy đã chỉ còn kỷ niệm. Một thời, cách đây khoảng 10 năm, rộ lên phong trào bắt ếch bán cho các chủ thu gom đi Trung Quốc, vậy là bọn con trai thi nhau làm đèn pha và vợt đi bắt ếch. Ban đêm, cánh đồng sáng loáng những chiếc đèn pha của người đi bắt ếch. Một hông đeo bình ắc quy nhỏ, hông kia đeo giỏ. Đầu ngọn đèn pin nối với một sợi dây cao su vòng tròn quanh trán, hai tay cầm vợt ếch có cán làm bằng tre dài khoảng 5m, người ta đi lùng bắt ếch suốt đêm, tang tảng sáng mới về. Ếch bắt được được đem thả vào một chiếc hầm nhỏ, có chiều sâu vừa độ dài cánh tay, miệng hầm nhỏ bằng vừa bàn tay. Mỗi sáng, người mua ếch đến từng địa chỉ thu gom. Giá ếch đắt rẻ phụ thuộc vào ếch to hay ếch nhỏ. Với tốc độ bắt ếch như thế, chỉ một thời gian ngắn, đồng quê đã vắng hẳn tiếng ếch kêu. Tôi ngồi một mình ngoài hiên nhà, nhìn ra cánh đồng lúa xanh rờn trước mặt, bỗng thấy thèm nghe một tiếng ồm ộp thủa nào??? nhưng chỉ có tiếng côn trùng kêu râm ran.
    Thấy tôi ngồi trầm tư, bố tôi ra nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh bên. Tôi ghé đầu vào vai bố, ôm lấy cánh tay ông, thấy mình sao quá đỗi bé nhỏ. Con cái cho dù có lớn đến đâu thì với cha mẹ cũng luôn là những đứa trẻ. ??oCon có chuyện gì vậy? Có phải do công việc không???? ??" Không, bố ạ. Tự dưng con nhớ tuổi thơ của con quá. Sao thời gian trôi nhanh vậy!!!??T??T. Bố không nói gì, nhẹ xoa đầu tôi. Hai bố con ngồi ôn lại những kỷ niệm ngày trước, về những con châu chấu bố gấp bằng lá dừa cho tôi, về cái lần tôi trốn bệnh viện về nhà dì để bố và mọi người nhớn nhác đi tìm, về cả những lần bố chở tôi lên thị xã thăm cậu mợ bằng chiếc xe thống nhất và suýt nữa tôi ??obị rơi??? giữa đường vì ngủ gật, về cả cơn bão năm 86, nhà tôi bị gió bốc bay mất mái chỉ trong chớp mắt, mọi thứ trong nhà ướt sũng giữa 4 bức tường trơ trọi, bố mẹ và anh tôi phải di tản xuống bếp còn tôi thì được gủi sang nhà bác hàng xóm, về cả cái lần tôi vui phát điên lên khi người đưa thư đưa cho tôi một lúc 3 cái giấy báo trúng tuyển Đại học, tôi cứ thế chạy dọc đường làng băng qua cây cầu nhỏ bắc qua con sông trước nhà để chạy đến bãi rau bên kia bờ để ??okhoe??? với mẹ??? Đó là niềm vui lớn nhất tôi từng trải qua và cảm giác lúc đó còn theo tôi mãi đến bây giờ.

    Ngày tôi còn bé, bố và tôi cũng thường ngồi như thế, nhìn lên bầu trời mùa hạ xanh ngắt với những đám mây trắng nhởn nhơ bay, với hàng ngàn vì sao lấp lánh. Bố giúp tôi tưởng tượng tất cả các con thú từ những đám mây ấy, một con ngựa phi nước đại, hai con trâu đang húc nhau, và thậm chí cả một chú chó đầu xù đang tè bậy nữa. Với một đứa con nít nhà quê không có điều kiện về sách truyện như tôi hồi đó, từng ấy thôi cũng đủ vẽ lên một thế giới vừa thần tiên vừa huyền bí. Tôi luôn nghĩ phía trên không gian bao la kia là cả một thế giới mới lạ, cũng tồn tại cuộc sống như trên mặt đất. Tôi là con gái út nên được bố mẹ chiều chuộng hơn cả, nhưng tôi gần gũi với cha hơn. Hồi học cấp I, chiều nào đi học về tôi cũng được bố đón từ ngõ, ông đỡ lấy chiếc cặp sách bằng cói của tôi, kiệu tôi trên vai đi về nhà và hỏi han về tình hình học tập trên lớp. Tôi nhớ mãi một lần, tôi đã cười vang khi kể cho bố nghe một ??ođịch thủ??? môn toán của mình ăn điểm 4 bài kiểm tra 45 phút và bạn ấy khóc rưng rức trong khi tôi được điểm 10. Bố tôi không vui mà nhẹ nhàng, chậm rãi nói với tôi: ??~??TMột ngày nào đó, con cũng có thể làm sai một bài toán và bị điểm kém giống bạn ấy! Không nên vui trước nỗi đau của người khác con ạ??T??T???.
  10. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    ... Mẹ tôi là một người phụ nữ nông thôn đảm đang, yêu chồng thương con. Mẹ là con cả trong gia đình ông ngoại tôi. Vì rất giỏi tiếng Pháp và có chút học vấn nên ông được làm chức lo giấy tờ cho làng và dạy học. Bây giờ ở quê, những người từng là học sinh của ông dù đã rất già cũng lập hội đồng môn và năm nào cũng đến ngày giỗ ông là họ gửi đồ lễ thắp hương. Hồi cải cách ruộng đất , người ta quy ông ngoại là địa chủ, tịch thu hết nhà cửa, ruộng đất. Nhưng theo lời mẹ tôi kể lại, điều đó đối với ông vẫn không đau đớn bằng việc chính người cháu gọi ông bằng cậu ruột, người ông tôi nuôi nấng từ nhỏ lại là người ?ođấu tố?T?T ông tôi. Ông suy sụp tinh thần và mất sớm, mẹ giúp bà nuôi các em nên không có điều kiện học hành. Mẹ lấy bố tôi khi ông bà nội tôi đã qua đời, bác tôi đứng ra tổ chức đám cưới. Hai người về ở với nhau và bắt đầu một cuộc sống gia đình với 1,5 kg thóc và căn nhà mái lá quây bởi 4 bức tường đất.

    Khi mẹ sinh các anh tôi, mọi việc trong nhà đều trông vào bên ngoại vì cha tôi đi bộ đội vắng nhà. Thỉnh thoảng bố có được về thăm mẹ, nhưng lại đi ngay nên các anh tôi toàn gọi bố là chú bộ đội. Thời kỳ hợp tác xã, nhà tôi neo người, mẹ một nách mấy đứa con nên khi chia công điểm, thóc gạo nhận chẳng được là bao. Mẹ sinh được 6 anh em chúng tôi, nhưng anh lớn nhất đã chết khi mới 4 tháng tuổi. Anh tôi chết vì bị ***g ruột mà bác sĩ không biết nguyên nhân. Tôi là người may mắn, sinh ra khi bố đã phục viên về địa phương sản xuất nên được sự quan tâm của cả bố lẫn mẹ. Tôi chào đời cân nặng chỉ nhỉnh hơn 2kg, bố kể lại là phải vạch mãi mới thấy mặt. Ngày bé, tôi bị suy dinh dưỡng nên được mọi người gọi là ?ocò hương?, tôi ốm yếu, cả làng nói cha mẹ không nuôi nổi ?ocô con gái rượu?. Ốm đau quặt quẹo, tôi được bố đưa đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, tiêm nhiều đến nỗi lõm cả cánh tay.
    Tôi lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ anh em, người thân và cả bà con chòm xóm. Ốm yếu nên hồi khoảng 9, 10 tuổi, tôi được ở nhà trông nhà trong khi các anh tôi vẫn tham gia lao động sản xuất cùng cha mẹ. Lũ bạn cùng tuổi tôi cũng phải đi chăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc. Những ngày vào vụ mùa, tôi trông trẻ con cho cả xóm để bố mẹ chúng đi làm, hướng dẫn chúng chơi bán hàng, tiền là những chiếc lá dâm bụt?, gấp kèn bằng lá chuối thổi vang xóm. Đôi khi chúng tôi chơi trò gia đình, tôi nhận là ?obà?, chuyên nấu cơm cho các cháu ?ora đồng? sản xuất, cũng có khi chúng tôi cùng nhau diễn kịch, hồi đó, tôi và lũ trẻ rất thích diễn vở chèo ?oNàng Xi ta? và biến tấu nó đi theo ý của mình? hoặc là tổ chức một lớp học, dạy cho chúng một bài thơ mà tôi thuộc, hay một bài thơ truyền miệng nào đó mà đến nay tôi còn nhớ: Có khúc cá nướng để nơi góc chạn. Mèo già tha mất, mèo ốm phải đòn. Mèo con phải vạ. Con quạ đứt đuôi. Com ruồi gẫy cánh. Đòn gánh có mấu, củ ấu có sừng, bánh chưng có lá, con cá có vây, ông thầy có sách, thợ ngạch có dao, thợ rào có búa, cây lúa có bông, cây hồng có trái, con gái có chồng, đàn ông có vợ?, rồi tôi bắt chúng đọc vang như ở trên lớp mỗi giờ tập đọc. Tôi có khiếu ru trẻ con ngủ, nên sau khi cho chúng chơi mệt, tôi thường ru chúng ngủ để có thời gian đi nấu cơm. ?oBồng bồng mẹ bế con sang. Đò dọc quan cấm, đò ngang quan chèo. Đố ai đốt cháy ao bèo, để anh gánh đánh đá Đông Triều về ngâm. Bao giờ cho đá nảy mầm?? hoặc ?oEm ơi em ngủ cho ngoan. Để mẹ đi cấy đồng xa chưa về. Bắt được con trắm con trê. Buộc cổ lôi về nấu nước làm lông. Miếng thịt thì để phần ông. Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần em??. Đến bây giờ tôi vẫn thuộc làu làu những bài ru đó.
    Lớn hơn chút nữa thì tôi được cha mẹ giao mỗi ngày ?ogiã một cối gạo?, thường thì một cối khoảng 5 hoặc 7kg gạo gì đó. Muốn được khen nên tôi giã rất trắng, hì hụi cả buổi để được một lời khen của bố hoặc mẹ mỗi khi cha mẹ đi làm về. Xay thóc thì cha mẹ không cho làm vì sợ tôi chóng mặt. Tôi vẫn còn nhớ cái cối xay thóc nhà tôi, hình tròn, có hai thớt làm bằng đất nhồi với dăm tre. Thớt bên dưới cố định, thớt bên trên bên trong trát đất, khoét hình chảo lõm, có thể quay tròn theo một trụ nằm cố định ở giữa thớt dưới. Một tay nắm dài hình chữ T, một đầu gắn với ?otai? cối, đầu hình chữ T buộc với một sợi dây dài buộc trên thanh gỗ mái nhà. Cối được đặt trên một chiếc giá tre có 4 chân. Khi xay, người ta nắm hai tay vào thanh gỗ đầu chữ T đó và quay tròn. Thóc sẽ được xay ra, chảy xuống dưới chiếc nia bằng tre được đặt bên dưới, lẫn lộn cả thóc và trấu. Bọn trẻ chúng tôi hay vét thóc còn thừa trong cối xay để đem rang, cắn trắt với nhau. Có lẽ, bây giờ, ít ai còn nhớ đến những chiếc cối xay cối giã như vậy, vì hầu như nó đã bị xoá xổ, thay vào đó là máy xay xát chạy bằng điện vù vù, chỉ loáng cái là xong. Cũng vì thế, cuộc sống người dân quê tôi phần nào đỡ vất vả hơn....

Chia sẻ trang này