1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Lại nói về chuyện câu cá cờ... đúng là ở quê mình người ta gọi là con cá cờ nhưng không biết đó có phải là con săn sắt mà người ta nhắc đến trong câu thơ "thả con săn sắt, bắt con cá rô" hay không?. Ngày nhỏ, tôi cũng đi là tham gia vào tổ câu cá cờ. Buổi trưa nắng chang chang rủ nhau đi tìm một tổ cá nấp dưới một đám bèo hoa dâu hoặc bèo Nhật. Thoạt tiên là đi bắt sâu, thường là sâu tre (bây giờ tre người ta cũng chặt hết rồi còn gì...). Con sâu nhỏ màu xanh pha trắng bị tóm sống rồi buộc sợi tơ chuối mỏng mảnh vào. Cần câu thì là một chiếc que nhỏ. Trưa đến hì hụi câu, mỗi khi thả mồi xuống, rung rung cần cho con mồi ngọ nguậy thì cá cờ thi nhau ra đớp. Bọn này có tật háu ăn, khi đớp được mồi thì ngậm chặt lắm. Giật lên bờ rồi có con vẫn chưa chịu nhả ra. Con sâu cuối cùng chỉ còn da thôi... Nhiều khi gặp được tổ cá cờ đông con thì hôm đó cũng câu được nhiều.
    Bọn trẻ ở thành phố về quê thì thường chọn một chiếc lọ thuỷ tinh thật đẹp rồi thả cá vào đấy, xem cái đuôi dài của nó xanh đỏ ónh ánh vẫy lượn thì ra chiều thích lắm. Còn lũ trẻ chân đất mắt toét ở quê bọn tôi thì chẳng lấy việc đó làm lạ. Cá câu được đem về cho gà (thường ngày nhỏ đứa nào cũng được mẹ cho một vài con gà để nuôi làm vốn riêng mà), hoặc là nướng cho chó mèo...
    Ngày trước còn ao chung của hợp tác xã nên nhiều bụi nhiều bèo và lũ cá cờ cũng vì thế mà có điều kiện sinh con đẻ cái, phát triển giống nòi. Bây giờ chiếc ao to đã được phân cho mỗi gia đình một phần nhỏ và nhà nào cũng xây bốn xung quanh bằng tường gạch. Lũ cá cờ vì thế mà cũng không còn đông đúc nữa...
    Cá cờ có lẽ đã gắn với tuổi thơ của những người như tôi và thế hệ trước tôi như một phần không thể thiếu. Bây giờ, thỉnh thoảng về quê, có cầm chiếc cần câu tôm ra cầu ao ngồi, thỉnh thoảng giật được chú cá cờ tham ăn mắc lưỡi, lại nhớ đến những ngày hè oi ả ấy...
  2. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô Connector đã "tái xuất giang hồ" với bài rất hay.
    Số tôi đúng là chỉ có sát cá ... cờ. Cá cờ có lẽ là loại tham ăn nên dễ câu nhất hay sao ý. Vì cái tính tham ăn của chúng, tham đến mức độ giật lên bờ rồi mà vẫn còn cố tình ngậm mồi nên câu cá cờ không cần phải có lưỡi câu. Chúng sinh ra là để dành cho những thẳng thích đi câu, mà lại không có khiếu câu cá như tôi.
    Từ ngày rời khỏi quê hương, tôi cũng có đi câu đến dăm bảy lần. Vài lần câu ở bãi biển, vài lần câu ở sông. Lần nào cũng cần câu và đồ nghề lỉnh kỉnh. Lần nào cũng đi đến vài tiếng đồng hồ mà không vớ được con cá nào cả. Chỉ thèm được trở lại cao ao làng nhà mình, quay lại với đám cá cờ háu ăn để được thưởng thức lại cái thú vui gắn liền với tuổi thơ của mình.
    Cám ơn bài viết của Connector & Nguoinoithat đã làm tôi nhớ lại cái thời tuổi thơ của mình.
    P/S: Hình như ở Hanoi có dịch vụ câu cá mấy chục kg đúng không nhỉ. Loại cá này được huấn luyện nên cũng háu ăn như cá cờ thì phải. hì hì.
    Được CongTuThaiBinh sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 11/02/2003
  3. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô Connector đã "tái xuất giang hồ" với bài rất hay.
    Số tôi đúng là chỉ có sát cá ... cờ. Cá cờ có lẽ là loại tham ăn nên dễ câu nhất hay sao ý. Vì cái tính tham ăn của chúng, tham đến mức độ giật lên bờ rồi mà vẫn còn cố tình ngậm mồi nên câu cá cờ không cần phải có lưỡi câu. Chúng sinh ra là để dành cho những thẳng thích đi câu, mà lại không có khiếu câu cá như tôi.
    Từ ngày rời khỏi quê hương, tôi cũng có đi câu đến dăm bảy lần. Vài lần câu ở bãi biển, vài lần câu ở sông. Lần nào cũng cần câu và đồ nghề lỉnh kỉnh. Lần nào cũng đi đến vài tiếng đồng hồ mà không vớ được con cá nào cả. Chỉ thèm được trở lại cao ao làng nhà mình, quay lại với đám cá cờ háu ăn để được thưởng thức lại cái thú vui gắn liền với tuổi thơ của mình.
    Cám ơn bài viết của Connector & Nguoinoithat đã làm tôi nhớ lại cái thời tuổi thơ của mình.
    P/S: Hình như ở Hanoi có dịch vụ câu cá mấy chục kg đúng không nhỉ. Loại cá này được huấn luyện nên cũng háu ăn như cá cờ thì phải. hì hì.
    Được CongTuThaiBinh sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 11/02/2003
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Khi nào Công tử về quê, nếu có dịp đến nhà tớ, tớ sẽ làm cho Công tử một chiếc cần câu để câu... cá cờ.
    Cám ơn mọi người đã động viên, tớ thì Tái Xuất giang hồ gì đâu, chẳng qua là bây giờ công việc đỡ bù đầu hơn nên có thời gian hơn... lại ngứa tay ngứa chân nên gõ lọc cọc ấy mà
    Bài của Nguoinoithat có cái đoạn bóc lạc, hay nhỉ? Vậy thì tớ sẽ viết về trồng lạc nhé...
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 12/02/2003
  5. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Khi nào Công tử về quê, nếu có dịp đến nhà tớ, tớ sẽ làm cho Công tử một chiếc cần câu để câu... cá cờ.
    Cám ơn mọi người đã động viên, tớ thì Tái Xuất giang hồ gì đâu, chẳng qua là bây giờ công việc đỡ bù đầu hơn nên có thời gian hơn... lại ngứa tay ngứa chân nên gõ lọc cọc ấy mà
    Bài của Nguoinoithat có cái đoạn bóc lạc, hay nhỉ? Vậy thì tớ sẽ viết về trồng lạc nhé...
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 12/02/2003
  6. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Mọi người viết hay quá, cho tôi xin một góc nhé!
    Butsat cũng là người Thái Bình "xịn" nhưng vì sinh ra ở thị xã nên ko có được những kỉ niệm tuổi thơ ở chốn đồng quê đẹp dữ dội và rõ nét đến thế, tuyệt thật đấy! "Hồi ức" của tôi hầu như chỉ là những hình ảnh cuộc sống ở thị xã mà tôi còn loáng thoáng nhớ được như mơ...
    Đi học xa lâu ngày về thăm nhà sao thấy thị xã mình nhỏ bé và xinh đẹp thế! Vậy mà trước kia đó là cả một thế giới vô cùng rộng lớn đối với tôi. Ngày ấy từ giữa thị xã tôi hình dung những cái tên như Hoàng Diệu, Lạc Đạo, Đậu, Cọi Khê...là một nơi nào đó rất xa xăm, xa lắm...Càng lớn dần, tôi càng biết nhiều thêm những cái tên mới. Đầu tiên là phố Quang Trung vì ngõ nhà tôi ở trên phố ấy. Tôi còn nhớ ở chỗ bây giờ là Công ty sổ xố, trước kia có 2 cây xà cừ to kinh khủng, người ta bật suốt ngày đĩa nhạc gì đó rất ồn ào, vui vẻ mà bây giờ tôi mới biết nó là nhạc của Boney-M và ABBA. Đến năm tôi 4 tuổi thì nhà tôi chuyển về khu tập thể 4 tầng sau rạp Thống Nhất. Chà, nhà gì mà cao quá! Tôi cứ đứng trước khu nhà ấy mà ko sao hiểu nổi là người ta lên tầng trên bằng cách nào, vì khu nhà ấy xây theo kiểu "Liên Xô", cầu thang các đơn nguyên được đặt phía sau.
    Rồi thì tôi biết thêm được mấy phố quanh nhà. Đầu tiên là phố Phan Bội Châu, nhưng ngày xưa người ta gọi là phố Cầu trượt, vì giữa phố có 2 cây cầu trượt cho trẻ con xây bằng granito. Sau cặp cầu ấy làm rách quá nhiều đít quần trẻ con (vì làm bằng đá) và cản trở giao thông, người ta phá bỏ đi. Thế là nó có tên mới là "khu Hồ than thở", vì chỗ cầu bị phá đi đường lở ra, tạo thành một chỗ lý tưởng để tích tụ nước mưa và đương nhiên được bọn trẻ chúng tôi rất ưa thích. Mọi người cẩn thận ko nhầm, vì ngày trước thị xã có rất nhiều "hồ than thở" như vậy, và cái hồ nổi tiếng thứ hai sau hồ cầu trượt là ở cuối phố Trần Hưng Đạo bây giờ, phía "khách sạn quốc tế".
    Cái tên tiếp theo là phố Trưng Trắc. Hiểu biết của tuổi thơ chưa cho phép tôi cảm nhận phố ấy đẹp đến thế nào, tôi chỉ nhớ là phố ấy rất đông người. Thực ra "phố Trưng Trắc" mà tôi biết ngày ấy chỉ là đoạn phố trước cửa rạp Vĩnh Trà thời rạp còn hưng thịnh thôi, nên "lúc nào nó cũng đông người" là vì thế. Và cho đến giờ tôi vẫn yêu đoạn phố ấy nhất thị xã. Chiều chiều, khi trời nhập nhoạng tối cũng là lúc người ta mở loa oang oang quảng cáo về vở diễn tối hôm ấy. Dân phe vé thì đổ xô ra lấn chiếm hết vỉa hè. Chỗ chéo trước cửa rạp thanh niên bu lại "đánh xà vòng"-một loại xà mà cho đến giờ tôi chỉ thấy có ở Thái Bình và Nam Định. Xà gồm 2 vòng sắt nối với nhau bằng sợi xích vắt qua cành cây, và ngày ấy thị xã rất nhiều xà. Phong trào chơi xà sôi nổi đến nỗi đêm tối, khu nào mà ko có một cái lốp hoặc sợi xích sắt khoá xà lại thì y như rằng, hôm sau xà đã ko cánh mà bay. Và nhân tài ở khu nào có ngón xà nào độc đáo thì nổi tiếng lắm, nào là "ke ngồi", "ke treo", "lái tàu bay", "bẻ đỗ"...riêng bọn trẻ con thì chỉ nhảy lên bám vào xà, đu đưa mấy cái, đứa nào "hít" được 5-6 cái thì lấy làm tự hào về sức khoẻ của mình lắm. Phía bên kia đường, đám nam giới tụ tập chơi guitar, và đó là hình ảnh mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn thèm muốn, nhớ rưng rức. Sao ngày ấy người ta yêu guitar thế! Đi đâu cũng thấy guitar, phố nào cũng có một hội guitar, xóm nào cũng có tiếng guitar. Ôi, nhớ quá! cho tôi lan man sang guitar một chút vậy...
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 14/02/2003
  7. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Mọi người viết hay quá, cho tôi xin một góc nhé!
    Butsat cũng là người Thái Bình "xịn" nhưng vì sinh ra ở thị xã nên ko có được những kỉ niệm tuổi thơ ở chốn đồng quê đẹp dữ dội và rõ nét đến thế, tuyệt thật đấy! "Hồi ức" của tôi hầu như chỉ là những hình ảnh cuộc sống ở thị xã mà tôi còn loáng thoáng nhớ được như mơ...
    Đi học xa lâu ngày về thăm nhà sao thấy thị xã mình nhỏ bé và xinh đẹp thế! Vậy mà trước kia đó là cả một thế giới vô cùng rộng lớn đối với tôi. Ngày ấy từ giữa thị xã tôi hình dung những cái tên như Hoàng Diệu, Lạc Đạo, Đậu, Cọi Khê...là một nơi nào đó rất xa xăm, xa lắm...Càng lớn dần, tôi càng biết nhiều thêm những cái tên mới. Đầu tiên là phố Quang Trung vì ngõ nhà tôi ở trên phố ấy. Tôi còn nhớ ở chỗ bây giờ là Công ty sổ xố, trước kia có 2 cây xà cừ to kinh khủng, người ta bật suốt ngày đĩa nhạc gì đó rất ồn ào, vui vẻ mà bây giờ tôi mới biết nó là nhạc của Boney-M và ABBA. Đến năm tôi 4 tuổi thì nhà tôi chuyển về khu tập thể 4 tầng sau rạp Thống Nhất. Chà, nhà gì mà cao quá! Tôi cứ đứng trước khu nhà ấy mà ko sao hiểu nổi là người ta lên tầng trên bằng cách nào, vì khu nhà ấy xây theo kiểu "Liên Xô", cầu thang các đơn nguyên được đặt phía sau.
    Rồi thì tôi biết thêm được mấy phố quanh nhà. Đầu tiên là phố Phan Bội Châu, nhưng ngày xưa người ta gọi là phố Cầu trượt, vì giữa phố có 2 cây cầu trượt cho trẻ con xây bằng granito. Sau cặp cầu ấy làm rách quá nhiều đít quần trẻ con (vì làm bằng đá) và cản trở giao thông, người ta phá bỏ đi. Thế là nó có tên mới là "khu Hồ than thở", vì chỗ cầu bị phá đi đường lở ra, tạo thành một chỗ lý tưởng để tích tụ nước mưa và đương nhiên được bọn trẻ chúng tôi rất ưa thích. Mọi người cẩn thận ko nhầm, vì ngày trước thị xã có rất nhiều "hồ than thở" như vậy, và cái hồ nổi tiếng thứ hai sau hồ cầu trượt là ở cuối phố Trần Hưng Đạo bây giờ, phía "khách sạn quốc tế".
    Cái tên tiếp theo là phố Trưng Trắc. Hiểu biết của tuổi thơ chưa cho phép tôi cảm nhận phố ấy đẹp đến thế nào, tôi chỉ nhớ là phố ấy rất đông người. Thực ra "phố Trưng Trắc" mà tôi biết ngày ấy chỉ là đoạn phố trước cửa rạp Vĩnh Trà thời rạp còn hưng thịnh thôi, nên "lúc nào nó cũng đông người" là vì thế. Và cho đến giờ tôi vẫn yêu đoạn phố ấy nhất thị xã. Chiều chiều, khi trời nhập nhoạng tối cũng là lúc người ta mở loa oang oang quảng cáo về vở diễn tối hôm ấy. Dân phe vé thì đổ xô ra lấn chiếm hết vỉa hè. Chỗ chéo trước cửa rạp thanh niên bu lại "đánh xà vòng"-một loại xà mà cho đến giờ tôi chỉ thấy có ở Thái Bình và Nam Định. Xà gồm 2 vòng sắt nối với nhau bằng sợi xích vắt qua cành cây, và ngày ấy thị xã rất nhiều xà. Phong trào chơi xà sôi nổi đến nỗi đêm tối, khu nào mà ko có một cái lốp hoặc sợi xích sắt khoá xà lại thì y như rằng, hôm sau xà đã ko cánh mà bay. Và nhân tài ở khu nào có ngón xà nào độc đáo thì nổi tiếng lắm, nào là "ke ngồi", "ke treo", "lái tàu bay", "bẻ đỗ"...riêng bọn trẻ con thì chỉ nhảy lên bám vào xà, đu đưa mấy cái, đứa nào "hít" được 5-6 cái thì lấy làm tự hào về sức khoẻ của mình lắm. Phía bên kia đường, đám nam giới tụ tập chơi guitar, và đó là hình ảnh mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn thèm muốn, nhớ rưng rức. Sao ngày ấy người ta yêu guitar thế! Đi đâu cũng thấy guitar, phố nào cũng có một hội guitar, xóm nào cũng có tiếng guitar. Ôi, nhớ quá! cho tôi lan man sang guitar một chút vậy...
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 14/02/2003
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Người ta đạp xe từ phường này sang phường kia chỉ để nghe một tiếng guitar hay. Và anh nào chơi được "Vũ khúc Tây Ban Nha" thì quả thật là "siêu nhờ!", bọn trẻ chúng tôi cứ tròn xoe mắt mà nhìn các "anh ấy" chơi đàn, và cứ bài nào có kỹ thuật raghesdo thì hình như đều được coi là "vũ khúc TBN" cả, mặc dù chúng tôi cũng chả hiểu "vũ khúc" là cái gì! Ngày ấy tôi nghe đàn nhiều đến nỗi cùng một bản La Paloma nhưng tôi phân biệt được "chú" này chơi khác, chơi thiếu "anh" kia ở đoạn nào, và cứ mỗi khi các "chú" ấy chỉnh dây Mì xuống dây Rề để chuẩn bị chơi bản nhạc ấy thì tôi hô lên trước ngay đó là bản La Paloma, và quả thật đó là La Paloma, tôi thích lắm!
    Rồi sau đấy, phong trào guitar chẳng còn nữa.
    Cho đến khi tôi học cấp 3, thì nhóm 3 đứa chúng tôi chơi với nhau là 3 đứa đầu tiên học đàn ở lớp thầy tôi, sau bao năm lớp thầy ko có tiếng đàn. Thầy ko phải người Thái Bình, mà nhà thầy ở phố Hàng Bột- Hà Nội kia, nhưng do quá yêu đàn, thầy đã tự tập và gắn bó với cây đàn hơn 40 năm ở đất Thái Bình, và chính nhờ cây đàn của thầy mà thầy đã "cưa" được cô gái Thái Bình xinh đẹp giờ đã là bà nội của một bầy cháu. Tôi còn nhớ những buổi đầu đi học, vì đang cấp 3 nên nhà cấm đàn nhạc, chúng tôi nhịn ăn sáng 3 thằng chung tiền mua được cây guitar 40 nghìn, dây cứng như dây phanh xe đạp. Đàn thì tồi thế nhưng quý lắm. Cách 2 tối có một buổi tập đàn thì tập hết buổi, tôi được ôm đàn về nghiền trong tối hôm ấy, sáng hôm sau có thằng đến cướp đàn về, chiều đi học chính khoá, tối thằng thứ 3 sẽ đến cướp đàn về tập cấp tốc để hôm sau kịp giả bài. Trời mưa trời gió cũng bọc đàn đến học, còn người ướt mặc kệ. Sinh nhật bạn gái cũng kệ luôn! Dần dần chúng tôi có tý nhạc trong đầu, và 3 thằng trở thành khoá 1 thời "hậu chiến" của thầy tôi. Đi học xa nhà lâu ngày, Tết về thăm thầy tôi vẫn thấy thầy và các bạn thầy còn trẻ trung lắm. Toàn những cụ 60-70 tuổi đầu bày trống, guitar điện, kèn, sáo...ra vỉa hè tự chơi, tự khiêu vũ. Thầy Tình tóc bạc trắng mà máu quá còn chơi trống gãy cả dùi! Ban ngày, ai việc người nấy, thầy tôi lại làm nghề cắt tóc, bán nước ở bên sườn chợ Bo...con nhớ quá thầy ơi! (riêng chuyện học đàn này, tôi đã có lần kể trong "Barcelona" bên box mỹ thuật, xin lỗi bà con vì đã "nhai lại" nhé )
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
    Được butsat sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 14/02/2003
  9. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Người ta đạp xe từ phường này sang phường kia chỉ để nghe một tiếng guitar hay. Và anh nào chơi được "Vũ khúc Tây Ban Nha" thì quả thật là "siêu nhờ!", bọn trẻ chúng tôi cứ tròn xoe mắt mà nhìn các "anh ấy" chơi đàn, và cứ bài nào có kỹ thuật raghesdo thì hình như đều được coi là "vũ khúc TBN" cả, mặc dù chúng tôi cũng chả hiểu "vũ khúc" là cái gì! Ngày ấy tôi nghe đàn nhiều đến nỗi cùng một bản La Paloma nhưng tôi phân biệt được "chú" này chơi khác, chơi thiếu "anh" kia ở đoạn nào, và cứ mỗi khi các "chú" ấy chỉnh dây Mì xuống dây Rề để chuẩn bị chơi bản nhạc ấy thì tôi hô lên trước ngay đó là bản La Paloma, và quả thật đó là La Paloma, tôi thích lắm!
    Rồi sau đấy, phong trào guitar chẳng còn nữa.
    Cho đến khi tôi học cấp 3, thì nhóm 3 đứa chúng tôi chơi với nhau là 3 đứa đầu tiên học đàn ở lớp thầy tôi, sau bao năm lớp thầy ko có tiếng đàn. Thầy ko phải người Thái Bình, mà nhà thầy ở phố Hàng Bột- Hà Nội kia, nhưng do quá yêu đàn, thầy đã tự tập và gắn bó với cây đàn hơn 40 năm ở đất Thái Bình, và chính nhờ cây đàn của thầy mà thầy đã "cưa" được cô gái Thái Bình xinh đẹp giờ đã là bà nội của một bầy cháu. Tôi còn nhớ những buổi đầu đi học, vì đang cấp 3 nên nhà cấm đàn nhạc, chúng tôi nhịn ăn sáng 3 thằng chung tiền mua được cây guitar 40 nghìn, dây cứng như dây phanh xe đạp. Đàn thì tồi thế nhưng quý lắm. Cách 2 tối có một buổi tập đàn thì tập hết buổi, tôi được ôm đàn về nghiền trong tối hôm ấy, sáng hôm sau có thằng đến cướp đàn về, chiều đi học chính khoá, tối thằng thứ 3 sẽ đến cướp đàn về tập cấp tốc để hôm sau kịp giả bài. Trời mưa trời gió cũng bọc đàn đến học, còn người ướt mặc kệ. Sinh nhật bạn gái cũng kệ luôn! Dần dần chúng tôi có tý nhạc trong đầu, và 3 thằng trở thành khoá 1 thời "hậu chiến" của thầy tôi. Đi học xa nhà lâu ngày, Tết về thăm thầy tôi vẫn thấy thầy và các bạn thầy còn trẻ trung lắm. Toàn những cụ 60-70 tuổi đầu bày trống, guitar điện, kèn, sáo...ra vỉa hè tự chơi, tự khiêu vũ. Thầy Tình tóc bạc trắng mà máu quá còn chơi trống gãy cả dùi! Ban ngày, ai việc người nấy, thầy tôi lại làm nghề cắt tóc, bán nước ở bên sườn chợ Bo...con nhớ quá thầy ơi! (riêng chuyện học đàn này, tôi đã có lần kể trong "Barcelona" bên box mỹ thuật, xin lỗi bà con vì đã "nhai lại" nhé )
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
    Được butsat sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 14/02/2003
  10. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô Butsat, bài viết của bạn hay quá... Đọc nó, Connector lại nhớ đến những lần lên tỉnh thăm bà ngoại trên đó... Hồi đó sao cũng thấy cái thị xã rộng lớn thế, mênh mông thế..., nhiều người đi xe đạp. Rồi cái vườn hoa có mấy chú khỉ, lần nào lên tỉnh cũng được đưa ra đó xem. Thấy bà hay nhắc đến chợ Đậu, mà cũng chẳng biết nó ở đâu nên cứ hình dung nó là một cái chợ rất đông người và họp suốt ngày... Bây giờ về, đi vài vòng đã hết cái đất thị xã bé nhỏ...
    Butsat viết tiếp đi nhé... không cần phải sinh ra ở nông thôn mới có những ký ức tuổi thơ đẹp, cả khi sống ở thị xã, con nhà công chức thì cũng có nhiều thứ để kể, để nói.... giống như bóc lạc của NguoiNoiThat, cả những phong trào chơi ghi-ta mà Butsat đề cập... , túm lại là nhiều lắm...

Chia sẻ trang này