1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    ... Mẹ tôi là một người phụ nữ nông thôn đảm đang, yêu chồng thương con. Mẹ là con cả trong gia đình ông ngoại tôi. Vì rất giỏi tiếng Pháp và có chút học vấn nên ông được làm chức lo giấy tờ cho làng và dạy học. Bây giờ ở quê, những người từng là học sinh của ông dù đã rất già cũng lập hội đồng môn và năm nào cũng đến ngày giỗ ông là họ gửi đồ lễ thắp hương. Hồi cải cách ruộng đất , người ta quy ông ngoại là địa chủ, tịch thu hết nhà cửa, ruộng đất. Nhưng theo lời mẹ tôi kể lại, điều đó đối với ông vẫn không đau đớn bằng việc chính người cháu gọi ông bằng cậu ruột, người ông tôi nuôi nấng từ nhỏ lại là người ??ođấu tố??T??T ông tôi. Ông suy sụp tinh thần và mất sớm, mẹ giúp bà nuôi các em nên không có điều kiện học hành. Mẹ lấy bố tôi khi ông bà nội tôi đã qua đời, bác tôi đứng ra tổ chức đám cưới. Hai người về ở với nhau và bắt đầu một cuộc sống gia đình với 1,5 kg thóc và căn nhà mái lá quây bởi 4 bức tường đất.

    Khi mẹ sinh các anh tôi, mọi việc trong nhà đều trông vào bên ngoại vì cha tôi đi bộ đội vắng nhà. Thỉnh thoảng bố có được về thăm mẹ, nhưng lại đi ngay nên các anh tôi toàn gọi bố là chú bộ đội. Thời kỳ hợp tác xã, nhà tôi neo người, mẹ một nách mấy đứa con nên khi chia công điểm, thóc gạo nhận chẳng được là bao. Mẹ sinh được 6 anh em chúng tôi, nhưng anh lớn nhất đã chết khi mới 4 tháng tuổi. Anh tôi chết vì bị ***g ruột mà bác sĩ không biết nguyên nhân. Tôi là người may mắn, sinh ra khi bố đã phục viên về địa phương sản xuất nên được sự quan tâm của cả bố lẫn mẹ. Tôi chào đời cân nặng chỉ nhỉnh hơn 2kg, bố kể lại là phải vạch mãi mới thấy mặt. Ngày bé, tôi bị suy dinh dưỡng nên được mọi người gọi là ??ocò hương???, tôi ốm yếu, cả làng nói cha mẹ không nuôi nổi ??ocô con gái rượu???. Ốm đau quặt quẹo, tôi được bố đưa đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, tiêm nhiều đến nỗi lõm cả cánh tay.
    Tôi lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ anh em, người thân và cả bà con chòm xóm. Ốm yếu nên hồi khoảng 9, 10 tuổi, tôi được ở nhà trông nhà trong khi các anh tôi vẫn tham gia lao động sản xuất cùng cha mẹ. Lũ bạn cùng tuổi tôi cũng phải đi chăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc. Những ngày vào vụ mùa, tôi trông trẻ con cho cả xóm để bố mẹ chúng đi làm, hướng dẫn chúng chơi bán hàng, tiền là những chiếc lá dâm bụt???, gấp kèn bằng lá chuối thổi vang xóm. Đôi khi chúng tôi chơi trò gia đình, tôi nhận là ??obà???, chuyên nấu cơm cho các cháu ??ora đồng??? sản xuất, cũng có khi chúng tôi cùng nhau diễn kịch, hồi đó, tôi và lũ trẻ rất thích diễn vở chèo ??oNàng Xi ta??? và biến tấu nó đi theo ý của mình??? hoặc là tổ chức một lớp học, dạy cho chúng một bài thơ mà tôi thuộc, hay một bài thơ truyền miệng nào đó mà đến nay tôi còn nhớ: Có khúc cá nướng để nơi góc chạn. Mèo già tha mất, mèo ốm phải đòn. Mèo con phải vạ. Con quạ đứt đuôi. Com ruồi gẫy cánh. Đòn gánh có mấu, củ ấu có sừng, bánh chưng có lá, con cá có vây, ông thầy có sách, thợ ngạch có dao, thợ rào có búa, cây lúa có bông, cây hồng có trái, con gái có chồng, đàn ông có vợ???, rồi tôi bắt chúng đọc vang như ở trên lớp mỗi giờ tập đọc. Tôi có khiếu ru trẻ con ngủ, nên sau khi cho chúng chơi mệt, tôi thường ru chúng ngủ để có thời gian đi nấu cơm. ??oBồng bồng mẹ bế con sang. Đò dọc quan cấm, đò ngang quan chèo. Đố ai đốt cháy ao bèo, để anh gánh đánh đá Đông Triều về ngâm. Bao giờ cho đá nảy mầm?????? hoặc ??oEm ơi em ngủ cho ngoan. Để mẹ đi cấy đồng xa chưa về. Bắt được con trắm con trê. Buộc cổ lôi về nấu nước làm lông. Miếng thịt thì để phần ông. Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần em??????. Đến bây giờ tôi vẫn thuộc làu làu những bài ru đó.
    Lớn hơn chút nữa thì tôi được cha mẹ giao mỗi ngày ??ogiã một cối gạo???, thường thì một cối khoảng 5 hoặc 7kg gạo gì đó. Muốn được khen nên tôi giã rất trắng, hì hụi cả buổi để được một lời khen của bố hoặc mẹ mỗi khi cha mẹ đi làm về. Xay thóc thì cha mẹ không cho làm vì sợ tôi chóng mặt. Tôi vẫn còn nhớ cái cối xay thóc nhà tôi, hình tròn, có hai thớt làm bằng đất nhồi với dăm tre. Thớt bên dưới cố định, thớt bên trên bên trong trát đất, khoét hình chảo lõm, có thể quay tròn theo một trụ nằm cố định ở giữa thớt dưới. Một tay nắm dài hình chữ T, một đầu gắn với ??otai??? cối, đầu hình chữ T buộc với một sợi dây dài buộc trên thanh gỗ mái nhà. Cối được đặt trên một chiếc giá tre có 4 chân. Khi xay, người ta nắm hai tay vào thanh gỗ đầu chữ T đó và quay tròn. Thóc sẽ được xay ra, chảy xuống dưới chiếc nia bằng tre được đặt bên dưới, lẫn lộn cả thóc và trấu. Bọn trẻ chúng tôi hay vét thóc còn thừa trong cối xay để đem rang, cắn trắt với nhau. Có lẽ, bây giờ, ít ai còn nhớ đến những chiếc cối xay cối giã như vậy, vì hầu như nó đã bị xoá xổ, thay vào đó là máy xay xát chạy bằng điện vù vù, chỉ loáng cái là xong. Cũng vì thế, cuộc sống người dân quê tôi phần nào đỡ vất vả hơn....
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Trẻ con ở quê hồi đó đứa nào cũng phải đi chăn trâu. Hồi còn hợp tác xã thì chỉ có con nhà được giao chăm sóc trâu mới có ?ocơ hội? ấy. Chúng tôi chỉ đứng ngoài nhìn một cách thèm thuồng. Nhưng sau chính sách Khoán 10, ruộng được khoán đến từng hộ nông dân, mấy gia đình được chia chung một con trâu nên hầu như đứa nào cũng được đi chăn trâu. Tôi cũng đã kinh qua 2 năm kinh nghiệm, nhưng vì nhát nên không biết cưỡi. Chăn trâu cùng không phải đơn giản, phải chăn thật khéo để trâu no bụng, không ăn lúa để các chú bảo vệ phạt. Thêm nữa, muốn dắt trâu mà cứ trừng trừng nhìn vào mắt nó, trâu sẽ không chịu đi, cứ đứng lì một chỗ.
    Bọn trẻ chăn trâu thường hái trộm lúa nếp non về làm cốm, tất nhiên tôi cũng không nằm ngoài số đó. Lúa nếp non hái về làm cốm thơm lắm, đặc biệt là bông của những cây lúa nếp thân cao. Những trưa hè thì cột trâu vào gốc cây để đi bắt cua. Trời nóng, lũ cua cứ ngoi lên bờ, lũ chúng tôi chạy dọc các luống cày ngập nước, nhặt những con cua càng bỏ vào giỏ, các đầu ngón tay chi chít những vết cua cắp. Canh cua nấu với mùng tơi hoặc rau đay mà ăn với cà muối thì tốn cơm lắm. Thế mà hồi đó, với suy nghĩ và hiểu biết của một đứa trẻ, tôi đã không thể hình dung nổi tại sao một cô người Đức, dâu của xóm tôi, trong một lần về quê, lại nhăn mặt nhăn mũi nuốt không trôi món ăn dân dã đó.
    Mỗi chiều đến, khi trâu no cỏ, tôi thường đi cất vó tép về để mẹ làm mắm hoặc là phơi khô nấu canh. Lũ con trai thì thường rủ nhau buông diều. Trẻ con thì chỉ buông diều giấy, người lớn mới buông diều sáo. Những chiếc diều giấy được buông cao, chao nghiêng nghiêng, cái đuôi bay phấp phới theo gió. Dây diều là những sợi tơ chuối mỏng mảnh nối với nhau, đứa nào ?~?Tchơi sang?T?T thì dùng chỉ may. Hồi đó thiếu giấy lắm, tất cả những giấy gì có thể làm diều được là chúng tôi sử dụng, giấy kiểm tra, giấy nháp, có đứa còn xé gia phả dòng họ để gấp diều rồi bị bố quật cho lằn mông...
    Cũng có khi cả bọn cột trâu lại và đi bắt cào cào về? làm thức ăn. Cào cào là một họ hàng nhà châu chấu, thân ngắn, chắc và mập hơn. Đứa nào cũng có một cái vỉ có cần dài để đập ?ocào cào?, tay kia cầm theo chiếc chai thuỷ tinh để đựng. Những chú cào cào sau khi được rang lên, được cấu bỏ đầu rồi kho lá chanh, ăn gần giống nhộng tằm. Đây là món chính mang lại chất đạm trong các bữa cơm độn phần lớn là khoai lang khô của các gia đình quê tôi. Hồi đó đói lắm. Mùa nào lúa trổ bông bạc trắng là y như rằng năm đó cả làng đói kém. Cơm còn thiếu nói chi đến thịt - một loại thực phẩm ?oxa xỉ?. Bọn tôi chỉ được ăn ?~?Tthòm thèm?T?T mỗi khi Tết đến. Vài nhà chung nhau một con lợn, thức đêm để giết, tối 28, 29 Tết, tiếng lợn kêu inh tai. Thịt lợn được chế biến thành nhiều kiểu. Mỡ được rán ra, cất vào một cái nồi lớn để dùng cho những ngày tiếp đó. Tóp mỡ cũng được tận dụng triệt để để kho hoặc xào rau. Ngày Tết bao giờ cũng vui, được ăn thịt, được diện quần áo ?~?Tmới?T?T, dù đa phần là đồ mặc thừa của anh của chị.
    Những hôm không phải đi chăn trâu, tôi thường theo anh tôi đi mót khoai, mót lạc. Tay bị cói tay cuốc, bọn tôi xáo lại tất cả những luống khoai người ta đã dỡ. Cũng có khi thì mấy anh em đi bắt chuột. Một cửa lỗ quây sẵn cái rọ bằng tre, cửa lỗ kia nhét đầy thuốc lào rồi lấy rơm khô đốt lửa lên. Tôi được phân công đứng canh rọ trong khi anh tôi mồ hôi nhễ nhại dùng quạt mo cau để quạt lửa. Chuột sặc khói chạy ra, mắc vào rọ. Và thế là toàn gia đình hôm đó sẽ có một bữa thịt chuột ngon tuyệt. Thịt chuột đồng béo ngậy, còn ngon hơn cả thịt gà.
    Nếu không đi bắt chuột thì tôi thường xách giỏ theo anh đi câu cá. Mỗi khi tức anh cái gì, tôi thường lấy đất ném xuống cho nước động để cá chạy hết. Anh tôi rất ?osát cá?, ngày nào cũng câu được nhiều. Những con ngon thì được đem đi bán để lấy tiền mua giấy bút, những con nhỏ hơn được giữ lại kho thật mặn rồi phơi làm thức ăn cho những ngày thời vụ bận rộn. Câu tôm mới thực sự là thú vị hơn cả. Lưỡi câu tôm được uốn bằng sợi phanh xe đạp, mài sắc một đầu, một đầu buộc chỉ nối với đầu cần câu mềm và dẻo. Nhìn cái phao nháy nháy rồi nhẹ nhàng chìm xuống tại chỗ, đợi vài giây rồi mới được nhấc lên, cảm giác thích thú vô cùng khi đầu cần câu cong lên trĩu xuống theo từng nhịp bật tanh tách của con tôm. Đi với anh miết rồi tôi cũng dần dần trở thành một thợ câu tôm siêu hạng. Bây giờ mỗi lần về quê, tôi vẫn có thú câu tôm nhưng chỉ là để giải trí, vậy mà cũng đủ một nồi rang.
    Cuộc sống cứ thế diễn ra, không đứa nào biết đến thế giới bên ngoài, chỉ biết lo sao cho ngày hôm nay cái bụng khỏi đói, nói chi đến lo cho ngày mai. Một buổi đến lớp với những bài học ?ođất nước ta rừng vàng bể bạc?, một buổi đi chăn trâu cắt cỏ nô đùa, tối về nhà, với chiếc đèn dầu tù mù, muỗi đốt xưng chân, chẳng mấy đứa thức khuya học bài? Trường của tôi là một ngôi trường nhỏ, mái ngói cũ kỹ, mỗi khi mưa rào thì đầy chỗ dột, phải hứng nước hoặc kê bàn ghế ra chỗ khác. Nền lớp học bằng đất ở những chỗ dột lõm xuống thành những cái hố nhỏ, mỗi khi quét lớp, chúng tôi lại vun cát vào đó cho đầy. Hồi tôi học lớp 8, lớp 9, mỗi tổ phải chịu trách nhiệm làm một cái liếp bằng nylon để làm cửa sổ vì phòng học nào cửa cũng trống trơn toang hoang, mùa hè thì mát, mùa đông thì lạnh. Sân trường trồng toàn bàng, mùa hè bọn con trai hay leo lên để hái những quả bàng chín mọng vàng ươm, ăn ngọt lịm. Tán lá bàng rộng, che mát cho lũ chúng tôi chơi bi đánh đáo, nhảy dây.
    Bây giờ, hình ảnh đó chỉ còn là trong ký ức bởi trên nền trường cũ, người ta đã xây một khu trường mới 2 tầng khang trang? Phía trước trường là một bãi bóng rộng, là nơi tổ chức các ngày hội, ngày lễ của quê tôi. Các rằm Trung thu, năm nào chúng tôi cũng cắm trại, thi chấm trại theo xóm, hăng lắm. Để chuẩn bị cho ngày đó, thiếu niên của cả xóm phải tập dượt hàng tháng. Các hộ gia đình thì quyên góp tiền góp gạo lấy kinh phí cho hoạt động này. Cả xã luôn vang lên tiếng trống tùng tùng rộn ràng, đi đâu người ta cũng bàn tán xôn xao về đội này tập đẹp, đội kia múa dẻo vì ở vùng bình lặng như quê tôi, những sự kiện như vậy quả là rất quan trọng? Bây giờ, hình như những hoạt động này không còn vui như trước nữa?
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 23/07/2002
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Trẻ con ở quê hồi đó đứa nào cũng phải đi chăn trâu. Hồi còn hợp tác xã thì chỉ có con nhà được giao chăm sóc trâu mới có ??ocơ hội??? ấy. Chúng tôi chỉ đứng ngoài nhìn một cách thèm thuồng. Nhưng sau chính sách Khoán 10, ruộng được khoán đến từng hộ nông dân, mấy gia đình được chia chung một con trâu nên hầu như đứa nào cũng được đi chăn trâu. Tôi cũng đã kinh qua 2 năm kinh nghiệm, nhưng vì nhát nên không biết cưỡi. Chăn trâu cùng không phải đơn giản, phải chăn thật khéo để trâu no bụng, không ăn lúa để các chú bảo vệ phạt. Thêm nữa, muốn dắt trâu mà cứ trừng trừng nhìn vào mắt nó, trâu sẽ không chịu đi, cứ đứng lì một chỗ.
    Bọn trẻ chăn trâu thường hái trộm lúa nếp non về làm cốm, tất nhiên tôi cũng không nằm ngoài số đó. Lúa nếp non hái về làm cốm thơm lắm, đặc biệt là bông của những cây lúa nếp thân cao. Những trưa hè thì cột trâu vào gốc cây để đi bắt cua. Trời nóng, lũ cua cứ ngoi lên bờ, lũ chúng tôi chạy dọc các luống cày ngập nước, nhặt những con cua càng bỏ vào giỏ, các đầu ngón tay chi chít những vết cua cắp. Canh cua nấu với mùng tơi hoặc rau đay mà ăn với cà muối thì tốn cơm lắm. Thế mà hồi đó, với suy nghĩ và hiểu biết của một đứa trẻ, tôi đã không thể hình dung nổi tại sao một cô người Đức, dâu của xóm tôi, trong một lần về quê, lại nhăn mặt nhăn mũi nuốt không trôi món ăn dân dã đó.
    Mỗi chiều đến, khi trâu no cỏ, tôi thường đi cất vó tép về để mẹ làm mắm hoặc là phơi khô nấu canh. Lũ con trai thì thường rủ nhau buông diều. Trẻ con thì chỉ buông diều giấy, người lớn mới buông diều sáo. Những chiếc diều giấy được buông cao, chao nghiêng nghiêng, cái đuôi bay phấp phới theo gió. Dây diều là những sợi tơ chuối mỏng mảnh nối với nhau, đứa nào ??~??Tchơi sang??T??T thì dùng chỉ may. Hồi đó thiếu giấy lắm, tất cả những giấy gì có thể làm diều được là chúng tôi sử dụng, giấy kiểm tra, giấy nháp, có đứa còn xé gia phả dòng họ để gấp diều rồi bị bố quật cho lằn mông...
    Cũng có khi cả bọn cột trâu lại và đi bắt cào cào về??? làm thức ăn. Cào cào là một họ hàng nhà châu chấu, thân ngắn, chắc và mập hơn. Đứa nào cũng có một cái vỉ có cần dài để đập ??ocào cào???, tay kia cầm theo chiếc chai thuỷ tinh để đựng. Những chú cào cào sau khi được rang lên, được cấu bỏ đầu rồi kho lá chanh, ăn gần giống nhộng tằm. Đây là món chính mang lại chất đạm trong các bữa cơm độn phần lớn là khoai lang khô của các gia đình quê tôi. Hồi đó đói lắm. Mùa nào lúa trổ bông bạc trắng là y như rằng năm đó cả làng đói kém. Cơm còn thiếu nói chi đến thịt - một loại thực phẩm ??oxa xỉ???. Bọn tôi chỉ được ăn ??~??Tthòm thèm??T??T mỗi khi Tết đến. Vài nhà chung nhau một con lợn, thức đêm để giết, tối 28, 29 Tết, tiếng lợn kêu inh tai. Thịt lợn được chế biến thành nhiều kiểu. Mỡ được rán ra, cất vào một cái nồi lớn để dùng cho những ngày tiếp đó. Tóp mỡ cũng được tận dụng triệt để để kho hoặc xào rau. Ngày Tết bao giờ cũng vui, được ăn thịt, được diện quần áo ??~??Tmới??T??T, dù đa phần là đồ mặc thừa của anh của chị.
    Những hôm không phải đi chăn trâu, tôi thường theo anh tôi đi mót khoai, mót lạc. Tay bị cói tay cuốc, bọn tôi xáo lại tất cả những luống khoai người ta đã dỡ. Cũng có khi thì mấy anh em đi bắt chuột. Một cửa lỗ quây sẵn cái rọ bằng tre, cửa lỗ kia nhét đầy thuốc lào rồi lấy rơm khô đốt lửa lên. Tôi được phân công đứng canh rọ trong khi anh tôi mồ hôi nhễ nhại dùng quạt mo cau để quạt lửa. Chuột sặc khói chạy ra, mắc vào rọ. Và thế là toàn gia đình hôm đó sẽ có một bữa thịt chuột ngon tuyệt. Thịt chuột đồng béo ngậy, còn ngon hơn cả thịt gà.
    Nếu không đi bắt chuột thì tôi thường xách giỏ theo anh đi câu cá. Mỗi khi tức anh cái gì, tôi thường lấy đất ném xuống cho nước động để cá chạy hết. Anh tôi rất ??osát cá???, ngày nào cũng câu được nhiều. Những con ngon thì được đem đi bán để lấy tiền mua giấy bút, những con nhỏ hơn được giữ lại kho thật mặn rồi phơi làm thức ăn cho những ngày thời vụ bận rộn. Câu tôm mới thực sự là thú vị hơn cả. Lưỡi câu tôm được uốn bằng sợi phanh xe đạp, mài sắc một đầu, một đầu buộc chỉ nối với đầu cần câu mềm và dẻo. Nhìn cái phao nháy nháy rồi nhẹ nhàng chìm xuống tại chỗ, đợi vài giây rồi mới được nhấc lên, cảm giác thích thú vô cùng khi đầu cần câu cong lên trĩu xuống theo từng nhịp bật tanh tách của con tôm. Đi với anh miết rồi tôi cũng dần dần trở thành một thợ câu tôm siêu hạng. Bây giờ mỗi lần về quê, tôi vẫn có thú câu tôm nhưng chỉ là để giải trí, vậy mà cũng đủ một nồi rang.
    Cuộc sống cứ thế diễn ra, không đứa nào biết đến thế giới bên ngoài, chỉ biết lo sao cho ngày hôm nay cái bụng khỏi đói, nói chi đến lo cho ngày mai. Một buổi đến lớp với những bài học ??ođất nước ta rừng vàng bể bạc???, một buổi đi chăn trâu cắt cỏ nô đùa, tối về nhà, với chiếc đèn dầu tù mù, muỗi đốt xưng chân, chẳng mấy đứa thức khuya học bài??? Trường của tôi là một ngôi trường nhỏ, mái ngói cũ kỹ, mỗi khi mưa rào thì đầy chỗ dột, phải hứng nước hoặc kê bàn ghế ra chỗ khác. Nền lớp học bằng đất ở những chỗ dột lõm xuống thành những cái hố nhỏ, mỗi khi quét lớp, chúng tôi lại vun cát vào đó cho đầy. Hồi tôi học lớp 8, lớp 9, mỗi tổ phải chịu trách nhiệm làm một cái liếp bằng nylon để làm cửa sổ vì phòng học nào cửa cũng trống trơn toang hoang, mùa hè thì mát, mùa đông thì lạnh. Sân trường trồng toàn bàng, mùa hè bọn con trai hay leo lên để hái những quả bàng chín mọng vàng ươm, ăn ngọt lịm. Tán lá bàng rộng, che mát cho lũ chúng tôi chơi bi đánh đáo, nhảy dây.
    Bây giờ, hình ảnh đó chỉ còn là trong ký ức bởi trên nền trường cũ, người ta đã xây một khu trường mới 2 tầng khang trang??? Phía trước trường là một bãi bóng rộng, là nơi tổ chức các ngày hội, ngày lễ của quê tôi. Các rằm Trung thu, năm nào chúng tôi cũng cắm trại, thi chấm trại theo xóm, hăng lắm. Để chuẩn bị cho ngày đó, thiếu niên của cả xóm phải tập dượt hàng tháng. Các hộ gia đình thì quyên góp tiền góp gạo lấy kinh phí cho hoạt động này. Cả xã luôn vang lên tiếng trống tùng tùng rộn ràng, đi đâu người ta cũng bàn tán xôn xao về đội này tập đẹp, đội kia múa dẻo vì ở vùng bình lặng như quê tôi, những sự kiện như vậy quả là rất quan trọng??? Bây giờ, hình như những hoạt động này không còn vui như trước nữa???
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 23/07/2002
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Sau một đêm yên tĩnh, tôi bị đánh thức bởi tiếng gà gáy, tiếng lớn kêu eng éc đòi ăn. Bố mẹ tôi đã dậy rồi, chắc là hai người thương con đi về mệt nên vẫn để cho tôi ngủ. Tôi nằm lười biếng trên giường, lắng nghe âm thanh cuộc sống của một ngày mới. Ngày bé, tôi luôn là người ngủ muộn nhất nhà, khi tỉnh dậy thì cha mẹ và các anh đã đi làm rồi. Bao giờ cũng có một bát cháo muối nấu đặc phần tôi, để đến bây giờ đó là món cháo tôi thích nhất.
    Đang nhâm nhi quá khứ, tôi chợt giật mình vì tiếng loa công cộng của đài địa phương. Đã 5h sáng, đó là giờ phát thanh của đài của xã, loa được mắc tới từng xóm. Sau bài hát Nắng ấm trên quê hương Thái Bình do Đình Chiểu và Huyền Phi thực hiện là bản tin thời sự quốc tế, trong nước, trong tỉnh, một bài viết về về XHCN, về thành tựu trong những năm qua. Tiếng anh phát thanh viên trầm trầm dường như bị âm thanh sôi như con ốc nướng của cái loa át đi. Không hiểu sao, tôi chẳng bao giờ ưa cái âm thanh khó nghe ấy, có lần tôi than phiền với bố và để rồi được ông trả lời: ?oỞ quê xóm nào, xã nào chẳng thế? Người ta vẫn nghe đó thôi, thôi thì chịu khó một tý con ạ...?.
    Tôi bật dậy đi đánh răng rửa mặt. Bác hàng xóm cầm cái chậu cho lợn ăn đi ngang qua ngõ ra cầu ao để rửa thấy tôi nhoẻn miệng cười: ?oNày Tý (bác vẫn gọi tôi như vậy), con đi đây đi đó chắc là hiểu nhiều, nói cho bác nghe thử XHCN là cái gì mà sáng nào cũng được nghe?.?T?T. Tôi cười trừ: ?oThì XHCN là XHCN? Quả thật, con cũng chẳng biết nói thế nào. Bác hỏi bác trai ấy ạ, bác ấy là Đảng viên nên hiểu rõ hơn?, tôi ậm ừ trả lời qua loa, nhớ lại điểm 8 môn Lịch sử Đảng khó nhằn học thâu đêm mới đạt được mà bây giờ lại quên hết. Tiếng loa giờ phát rộn ràng một bản nhạc ngắn, rồi tiếp theo là lịch sản xuất thời vụ, nào là thuốc trừ sâu, ngày phun thuốc?.
  5. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Sau một đêm yên tĩnh, tôi bị đánh thức bởi tiếng gà gáy, tiếng lớn kêu eng éc đòi ăn. Bố mẹ tôi đã dậy rồi, chắc là hai người thương con đi về mệt nên vẫn để cho tôi ngủ. Tôi nằm lười biếng trên giường, lắng nghe âm thanh cuộc sống của một ngày mới. Ngày bé, tôi luôn là người ngủ muộn nhất nhà, khi tỉnh dậy thì cha mẹ và các anh đã đi làm rồi. Bao giờ cũng có một bát cháo muối nấu đặc phần tôi, để đến bây giờ đó là món cháo tôi thích nhất.
    Đang nhâm nhi quá khứ, tôi chợt giật mình vì tiếng loa công cộng của đài địa phương. Đã 5h sáng, đó là giờ phát thanh của đài của xã, loa được mắc tới từng xóm. Sau bài hát Nắng ấm trên quê hương Thái Bình do Đình Chiểu và Huyền Phi thực hiện là bản tin thời sự quốc tế, trong nước, trong tỉnh, một bài viết về về XHCN, về thành tựu trong những năm qua. Tiếng anh phát thanh viên trầm trầm dường như bị âm thanh sôi như con ốc nướng của cái loa át đi. Không hiểu sao, tôi chẳng bao giờ ưa cái âm thanh khó nghe ấy, có lần tôi than phiền với bố và để rồi được ông trả lời: ??oỞ quê xóm nào, xã nào chẳng thế??? Người ta vẫn nghe đó thôi, thôi thì chịu khó một tý con ạ...???.
    Tôi bật dậy đi đánh răng rửa mặt. Bác hàng xóm cầm cái chậu cho lợn ăn đi ngang qua ngõ ra cầu ao để rửa thấy tôi nhoẻn miệng cười: ??oNày Tý (bác vẫn gọi tôi như vậy), con đi đây đi đó chắc là hiểu nhiều, nói cho bác nghe thử XHCN là cái gì mà sáng nào cũng được nghe???.??T??T. Tôi cười trừ: ??oThì XHCN là XHCN??? Quả thật, con cũng chẳng biết nói thế nào. Bác hỏi bác trai ấy ạ, bác ấy là Đảng viên nên hiểu rõ hơn???, tôi ậm ừ trả lời qua loa, nhớ lại điểm 8 môn Lịch sử Đảng khó nhằn học thâu đêm mới đạt được mà bây giờ lại quên hết. Tiếng loa giờ phát rộn ràng một bản nhạc ngắn, rồi tiếp theo là lịch sản xuất thời vụ, nào là thuốc trừ sâu, ngày phun thuốc???.
  6. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Tôi chạy ra vườn giúp mẹ hái rau ngót. Mẹ tôi mát tay, trồng rau ngót cứ xanh mơn mởn. Thường thì một mớ rau ngót chỉ giá khoảng 200 VNĐ, vậy nên nhiều khi cả gánh rau mới được vài ngàn đồng. Sáng nào mẹ cũng dậy sớm để hái rau cho kịp chợ. Chợ quê nhỏ như cái chợ cóc, họp và tan rất sớm để mọi người còn kịp về đi làm đồng. Những chợ lớn hơn thì họp theo phiên, khoảng 3-4 lần/tháng. Đủ gánh rồi, mẹ tôi tất tả đi chợ không quên dặn với tôi ở nhà ăn cơm trước: ?oCơm nếp mẹ nấu chín rồi đấy!!!?.
    Bắc nồi cơm nếp thơm lừng lên, tôi nghĩ đến những gói xôi buổi sáng tôi thường vội vã tạt vào ven đường mua trên đường đi làm, vừa khô vừa cứng. Cơm nếp mẹ tôi nấu ngon lắm, ăn vừa dẻo vừa bùi? Cơm mà nấu xoong gang vùi bếp tro thì không một nồi cơm điện nào có thể nấu ngon bằng.
  7. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Tôi chạy ra vườn giúp mẹ hái rau ngót. Mẹ tôi mát tay, trồng rau ngót cứ xanh mơn mởn. Thường thì một mớ rau ngót chỉ giá khoảng 200 VNĐ, vậy nên nhiều khi cả gánh rau mới được vài ngàn đồng. Sáng nào mẹ cũng dậy sớm để hái rau cho kịp chợ. Chợ quê nhỏ như cái chợ cóc, họp và tan rất sớm để mọi người còn kịp về đi làm đồng. Những chợ lớn hơn thì họp theo phiên, khoảng 3-4 lần/tháng. Đủ gánh rồi, mẹ tôi tất tả đi chợ không quên dặn với tôi ở nhà ăn cơm trước: ??oCơm nếp mẹ nấu chín rồi đấy!!!???.
    Bắc nồi cơm nếp thơm lừng lên, tôi nghĩ đến những gói xôi buổi sáng tôi thường vội vã tạt vào ven đường mua trên đường đi làm, vừa khô vừa cứng. Cơm nếp mẹ tôi nấu ngon lắm, ăn vừa dẻo vừa bùi??? Cơm mà nấu xoong gang vùi bếp tro thì không một nồi cơm điện nào có thể nấu ngon bằng.
  8. Timothy

    Timothy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2001
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Bài "Hồi ức " em viết hay và làm anh cảm động quá. Anh không ngờ tuổi thơ em vất vả như thế. Bài nầy rất hay nhưng post một nơi "hẻo lánh" như tỉnh Thái Bình nầy hình như không được nhiều người viếng thăm và đọc. Em có nghĩ nên mang nó sang box nào khác nữa không.
  9. Timothy

    Timothy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2001
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Bài "Hồi ức " em viết hay và làm anh cảm động quá. Anh không ngờ tuổi thơ em vất vả như thế. Bài nầy rất hay nhưng post một nơi "hẻo lánh" như tỉnh Thái Bình nầy hình như không được nhiều người viếng thăm và đọc. Em có nghĩ nên mang nó sang box nào khác nữa không.
  10. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Một ngày trôi qua ở quê dường như lâu hơn ở thành phố. Thời gian chậm chạp như chú rùa già nhọc nhằn bò trên bãi biển vắng. Thăm hỏi người này người kia, bà con chòm xóm, buổi chiều, tôi đạp xe đi thăm dì. Nhà dì nghèo lắm, chồng mất sớm vì căn bệnh ung thư quái ác, phải nuôi 3 đứa con với gần một mẫu ruộng.
    Ngày chồng dì qua đời, dì nợ chồng chất do phải lo tiền chữa trị cho chú ở hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Gia đình bên ngoại, mẹ tôi, các cậu các dì đã giúp đỡ dì rất nhiều, cả về vật chất lẫn tinh thần. Thằng lớn nhà dì bằng tuổi tôi vừa hoàn thành khoá học nghề và đi làm nơi xa, phụ mẹ nuôi các em ăn học. Đứa thứ hai học đỗ Đại học xa, còn cậu út năm nay thi Đại học tiếp. Cho con ?ocái chữ? là truyền thống trong gia đình ngoại tôi, tư tưởng do ông tôi giáo dục, chính vì thế mà bọn tôi thường vẫn được cắp sách đến trường trong khi nhiều bạn cùng trang lứa phải bỏ học để phụ cha mẹ làm đồng.
    Nhà dì nghèo chẳng có gì ngoài bộ bàn ghế cũ kỹ, cái tivi trắng đen mua lại của người khác. Thương dì nhưng lực bất tòng tâm, bởi với đồng lương của tôi, tôi cũng chỉ nuôi đủ bản thân mình, thỉnh thoảng cho em vài chục nghìn mua đồ dùng học tập. Dì không có nhà, tôi hỏi bác hàng xóm mới biết dì đang ngoài đồng rau. Thửa ruộng ấy tôi biết nên phóng xe ra luôn, dì đang lom khom làm cỏ, dáng gầy như con sếu, nhỏ bé siêu vẹo giữa cánh đồng bao la, nhưng dù sao trông dì cũng đã lại sức nhiều so với hồi chú tôi mất, đôi mắt dì hõm sâu. Tôi đòi lội xuống làm cỏ rau cùng nhưng dì không cho, bảo cứ ở trên bờ cho khỏi lấm chân...

Chia sẻ trang này