1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nguyen_Quang_Vinh_new

    Nguyen_Quang_Vinh_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2001
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Quê tôi là 1 vùng ven biển, mãi tận Thái Bình. Từ nhà tôi ra biển rất xa mới ra tới nơi. Ở đó có những cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay với những con sông ngang dọc như ô bàn cờ. Chính vì vậy mà tôm cua, các loại rất sẳn. Cứ đến tháng ba, khi trời bắt đầu hửng nắng, mọi người lại rủ nhau ra ruộng mò ốc, bắt cua.
    Từ khoảng tháng ba đến tháng tám, tô canh cua không mấy khi vắng mặt trên mâm cơm của mỗi gia đình. Những buổi trưa tháng sáu, trời nắng như đổ lửa. Quả đúng như một nhà thơ nào đó đã viết: "Cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy". Ở quê tôi, người ta thường hay gọi cua đồng là rốc. Chỉ có bọn trẻ chúng tôi mới gọi là cua đồng, còn các cụ ông, cụ bà vốn gắn bó với đồng ruộng từ bao đời nay thì vẫn gọi là rốc. Vào những buổi trưa tháng sáu ấy, mọi người đều đổ ra đồng để đi bắt rốc xộ Trời nắng như đổ lửa, nước ngoài đồng nóng muốn bỏng chân y như có người đun lên vậy. Các chú rốc không chịu được nắng đành phải ngoi lên thân cây lúa hoặc chui vào các hang hóc đã được các chú đào sẳn ở các bờ ruộng. Còn cá thì chết, nổi trắng đồng, người ta chỉ việc xách rổ ra nhặt. Khi đã kể đến những thức ăn mà sông và ruộng cung cấp thì chắc chẳng ai quên rạm. Mỗi khi chiều tà bọn tôi lại rủ nhau đi đơm rạm. Mỗi đứa một xâu những đó, những lờ vác nghễu nghện trên vai. Sau khi đã đi một vòng ngắm chổ, chúng tôi cứ việc đem những chiếc lờ, những chiếc đó đã bỏ sẳn mồi đến đặt vào nơi mình đã ngắm trước. Những chú rạm trôi theo dòng nước, ngửi thấy mùi tanh liền lần tới và chui vào, thế là hết đường ra. Những chú rạm sông đen chũi và nhỉnh hơn cái trôn bát sứ Hải Dương. Còn những chú rạm đồng thì nhỏ hơn...
    Anh di anh nho que nha
    Nho canh rau muong, nho ca dam ....
  2. mavinh

    mavinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    To Connector
    Đọc xong hết những bài viết của Connector, thấy rất có cảm giác gần gũi. Qua bài viết, tui thấy bạn có một tâm hồn tình cảm thật sâu lắng, nhất là đối với làng xóm của mình. Người ta nói có thức khuya mới biết đêm dài... phải chăng chỉ có những kẻ xa nhà mới thấm thía được tình quê. Tui sống ở một làng chài nhỏ gọi là Thanh Khê thuộc Thành phố Đà Nẵng. Đã mười mấy năm rồi tôi chưa có dịp về thăm lại xóm biển nhỏ của mình. Và rất buồn là cái xóm của tôi đã bị giải toả, và được biến thành một khu gồm những toà nhà khang trang cùng với những con đường rộng lớn. Mọi người ai cũng cho chuyện thay đổi là một việc rất tốt, chỉ có tui là người hoài cổ, có lẽ tui là người ích kỷ... nhưng tình cảm với mái nhà cũ và con đường cát nóng đó thật là khó nói hết được. Đặc biệt khi mà nó đã hoàn toàn bị xoá bỏ mất rồi... có chăng chỉ còn lại trong ký ức mà thôi.
    MaVinh
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 01/09/2003
  3. mavinh

    mavinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    To Connector
    Đọc xong hết những bài viết của Connector, thấy rất có cảm giác gần gũi. Qua bài viết, tui thấy bạn có một tâm hồn tình cảm thật sâu lắng, nhất là đối với làng xóm của mình. Người ta nói có thức khuya mới biết đêm dài... phải chăng chỉ có những kẻ xa nhà mới thấm thía được tình quê. Tui sống ở một làng chài nhỏ gọi là Thanh Khê thuộc Thành phố Đà Nẵng. Đã mười mấy năm rồi tôi chưa có dịp về thăm lại xóm biển nhỏ của mình. Và rất buồn là cái xóm của tôi đã bị giải toả, và được biến thành một khu gồm những toà nhà khang trang cùng với những con đường rộng lớn. Mọi người ai cũng cho chuyện thay đổi là một việc rất tốt, chỉ có tui là người hoài cổ, có lẽ tui là người ích kỷ... nhưng tình cảm với mái nhà cũ và con đường cát nóng đó thật là khó nói hết được. Đặc biệt khi mà nó đã hoàn toàn bị xoá bỏ mất rồi... có chăng chỉ còn lại trong ký ức mà thôi.
    MaVinh
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 01/09/2003
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn MaVinh đã có những nhận xét tốt cho những cảm xúc của Connector thể hiện trong chủ đề này. Và cũng rất cảm động khi đọc những dòng tình cảm bạn dành cho quê hương. Bạn không phải là người ích kỷ, mà tình cảm dành cho quê hương, nơi bạn đã có không ít kỷ niệm vui buồn, những con đường cát nóng... nó lớn quá, nên bạn khó chấp nhận sự thay đổi của quê hương mình.
    Mình cũng vậy, vẫn nhớ những con đường đất nhão nhoét mỗi khi trời mưa, nhớ cái cối xay lúa giã gạo thời nhỏ, nhớ cả cái cầu ao làm bằng một phiến đã nhẵn trơn trui xanh rêu thỉnh thoảng trượt chân ngã ùm xuống nước... Bây giờ tất cả đều đổi thay, đường làng được bê tông, ximăng hoá, bờ ao tường gạch vây quanh... Thỉnh thoảng về nhà, ngồi ở gốc cây cạnh cầu ao nhìn ra cánh đồng mênh mông phía trước mà thấy nhớ cồn cào những gì mình đã cùng song hành suốt tuổi ấu thơ... Nhưng sự vận động, đổi thay, thậm chí cả mất mát... chính là một phần của cuộc sống. Và cả bản thân chúng ta cũng vậy, cũng vận động, cũng đổi thay...
  5. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn MaVinh đã có những nhận xét tốt cho những cảm xúc của Connector thể hiện trong chủ đề này. Và cũng rất cảm động khi đọc những dòng tình cảm bạn dành cho quê hương. Bạn không phải là người ích kỷ, mà tình cảm dành cho quê hương, nơi bạn đã có không ít kỷ niệm vui buồn, những con đường cát nóng... nó lớn quá, nên bạn khó chấp nhận sự thay đổi của quê hương mình.
    Mình cũng vậy, vẫn nhớ những con đường đất nhão nhoét mỗi khi trời mưa, nhớ cái cối xay lúa giã gạo thời nhỏ, nhớ cả cái cầu ao làm bằng một phiến đã nhẵn trơn trui xanh rêu thỉnh thoảng trượt chân ngã ùm xuống nước... Bây giờ tất cả đều đổi thay, đường làng được bê tông, ximăng hoá, bờ ao tường gạch vây quanh... Thỉnh thoảng về nhà, ngồi ở gốc cây cạnh cầu ao nhìn ra cánh đồng mênh mông phía trước mà thấy nhớ cồn cào những gì mình đã cùng song hành suốt tuổi ấu thơ... Nhưng sự vận động, đổi thay, thậm chí cả mất mát... chính là một phần của cuộc sống. Và cả bản thân chúng ta cũng vậy, cũng vận động, cũng đổi thay...
  6. Zaliv

    Zaliv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tôi không thể quên được những câu chuyện không thực mà được kể như thực, được in đậm vào tâm hồn vừa ngây thơ vừa sùng kính như hoà tan thế giới tâm linh hoang sơ vào cuộc đời lam lũ ngày thường. Thế hệ này truyền lại thế hệ khác. Cụ kể cho bà, bà truyền cho mẹ. Mẹ nói cho con... Không thể đem con mắt ráo hoảnh và trái tim tỉnh táo của thực nghiệm ra mà thẩm thấu khi người nghe cứ ngồi xích lại người kể, ôm choàng lấy người kể, ngồi lọt thỏm vào lòng người kể, há hốc miệng, tròn xoe mắt, nổi da gà... đó là những đêm ngoài đầu hồi, bên rặng tre, trong bụi chuối có tiếng gì kẽo kẹt, lầm rầm, lộp bộp mà mẹ bảo đó là hồn người xưa về dương gian sưởi ấm. Đó là những tối trăng sáng, tiếng sáo diều văng vẳng u u, gần mà xa xa lắm, bà miết viên thuốc lào vào hàm răng đang nhai trầu, bảo: Đó là tiếng của quân đức thánh Trần đang xua đuổi tên giặc Phạm Nhan ban đêm nó đi hút máu người... Đó cũng là những đêm mờ tối tháng ba, hết xuân mà cũng chưa hè, ngọn đèn hạt đỗ leo lét trong căn nhà âm u, mẹ bắc cái chõng tre, mấy mẹ con rủ rỉ. Chợt trong bóng tối có những chiếc kim vàng lao đi như vá từng mảnh đêm cho khỏi rách rồi một trong số ấy bay lạc vào nhà quẩn quanh trước cửa, lao vào gian bên, gian giữa, lượn tròn trước bàn thờ... Mẹ chắp tay khấn vái, bảo đó là linh hồn ông vải về thăm lại nhà xưa, thăm lại cháu con...
    Có ai không từng nghe những câu chuyện hoang đường như thế trong đêm quê từ thời thơ nhỏ của tôi để rồi mang nó theo suốt đời người đi ra khắp chốn?
    Chuyện cái ao đầu làng năm nào cũng có trẻ em chết đuối vì bơi lội, vì mải ngắt một bông sen, vì lặn xuống gỡ chiếc lưỡi câu. ở đấy có con Nam Nam, chưa ai nhìn thấy hình thù nó ra sao, chỉ biết nó có đôi tay rất dài. Nó thò bàn tay lên bờ, phải kéo được một ai đó xuống làm Nam Nam thay nó thì nó mới được luân hồi, lên đầu thai kiếp khác.
    Đó cũng là trong hậu cung ngôi đình, có đôi rắn thần to bằng cột nhà, đôi mào đỏ chót. Nếu trong ấy có tổ chim thì cũng đừng chui vào bắt, kẻo rắn thần ăn thịt.
    Khi con trâu đánh sừng đuổi muỗi lộc cộc trong chuồng, chợt xẹt qua mái nhà một tiếng chim lợn đánh "oéc", bà nội thốt lên: "A di đà phật" để cầu cho một người nào đó vừa trút linh hồn được siêu sinh tịnh độ.
    Làng nào chẳng có bãi tha ma của mình. Mộ xây, bia đá chen vào nấm đất cỏ vàng cao thấp, có những vệt đường mòn vòng vèo đi qua, mùa xuân khói hương tảo mộ nghi ngút, mùa thu cỏ may tím biếc thê lương, những đêm đông hoang vắng đến rùng mình. Bà hay nhắc đến chỗ Mả Trâu, Đống Tầu, Bãi Gáo... Từng có con trâu chết được chôn. Từng có quân Tầu Ô bị đền tội khi chúng vào làng cướp của giết người. Bãi Gáo là chỗ quân Tây xử chặt đầu ông Tú tài yêu nước hoặc anh du kích... Hình như người sống ở không xa người đã khuất. Lịch sử và hiện tại chen vào nhau từng bước đi, từng ngày tháng.
    Làng năm nào chẳng có dăm ba cơn bão đi qua tàn phá. Xen vào đấy là những cơn giông cơn tố, trận lốc có sấm sét ì ùng loé sáng, chói tai. Nếu nhà hết những bông lúa để làm giống thì bà sai chị gái vào buồng, lấy từ trong bồ ra nắm thóc còn ấm ấm cho bà cắn chắt. Bà tin rằng ông Thiên Lôi theo lệnh Thiên đình, cầm lưỡi tầm sét đi đánh chết những quân tham ác, kẻ bất hiếu, lũ bất nhân... ông sẽ chỉ đánh những tên "trời đánh", mà tha thứ cho ai hiền lành, ai đang dở bữa ăn, vì "trời đánh còn tránh bữa ăn"... Bà còn vui vẻ kể chuyện "ngày xưa", lúc bà còn là một cô gái làng, cô thôn nữ xinh đẹp, cô được làng cử ra làm người khiêng kiệu trong ngày đình đám, với áo dài, khăn vấn, váy lĩnh váy sồi. Lúc kiệu qua con ngòi (chỗ bây giờ đã có chiếc cầu xi măng cong cong) không hiểu sao vai bà nhẹ tênh, chân bà như có gió thổi. Thì ra là Kiệu Bay. Thánh cho kiệu bay đấy, rồi bà xuýt xoa như tiếc than một điều gì không bao giờ còn có được.
    ..................................
    Mỏi tay rồi

    Linov
  7. Zaliv

    Zaliv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tôi không thể quên được những câu chuyện không thực mà được kể như thực, được in đậm vào tâm hồn vừa ngây thơ vừa sùng kính như hoà tan thế giới tâm linh hoang sơ vào cuộc đời lam lũ ngày thường. Thế hệ này truyền lại thế hệ khác. Cụ kể cho bà, bà truyền cho mẹ. Mẹ nói cho con... Không thể đem con mắt ráo hoảnh và trái tim tỉnh táo của thực nghiệm ra mà thẩm thấu khi người nghe cứ ngồi xích lại người kể, ôm choàng lấy người kể, ngồi lọt thỏm vào lòng người kể, há hốc miệng, tròn xoe mắt, nổi da gà... đó là những đêm ngoài đầu hồi, bên rặng tre, trong bụi chuối có tiếng gì kẽo kẹt, lầm rầm, lộp bộp mà mẹ bảo đó là hồn người xưa về dương gian sưởi ấm. Đó là những tối trăng sáng, tiếng sáo diều văng vẳng u u, gần mà xa xa lắm, bà miết viên thuốc lào vào hàm răng đang nhai trầu, bảo: Đó là tiếng của quân đức thánh Trần đang xua đuổi tên giặc Phạm Nhan ban đêm nó đi hút máu người... Đó cũng là những đêm mờ tối tháng ba, hết xuân mà cũng chưa hè, ngọn đèn hạt đỗ leo lét trong căn nhà âm u, mẹ bắc cái chõng tre, mấy mẹ con rủ rỉ. Chợt trong bóng tối có những chiếc kim vàng lao đi như vá từng mảnh đêm cho khỏi rách rồi một trong số ấy bay lạc vào nhà quẩn quanh trước cửa, lao vào gian bên, gian giữa, lượn tròn trước bàn thờ... Mẹ chắp tay khấn vái, bảo đó là linh hồn ông vải về thăm lại nhà xưa, thăm lại cháu con...
    Có ai không từng nghe những câu chuyện hoang đường như thế trong đêm quê từ thời thơ nhỏ của tôi để rồi mang nó theo suốt đời người đi ra khắp chốn?
    Chuyện cái ao đầu làng năm nào cũng có trẻ em chết đuối vì bơi lội, vì mải ngắt một bông sen, vì lặn xuống gỡ chiếc lưỡi câu. ở đấy có con Nam Nam, chưa ai nhìn thấy hình thù nó ra sao, chỉ biết nó có đôi tay rất dài. Nó thò bàn tay lên bờ, phải kéo được một ai đó xuống làm Nam Nam thay nó thì nó mới được luân hồi, lên đầu thai kiếp khác.
    Đó cũng là trong hậu cung ngôi đình, có đôi rắn thần to bằng cột nhà, đôi mào đỏ chót. Nếu trong ấy có tổ chim thì cũng đừng chui vào bắt, kẻo rắn thần ăn thịt.
    Khi con trâu đánh sừng đuổi muỗi lộc cộc trong chuồng, chợt xẹt qua mái nhà một tiếng chim lợn đánh "oéc", bà nội thốt lên: "A di đà phật" để cầu cho một người nào đó vừa trút linh hồn được siêu sinh tịnh độ.
    Làng nào chẳng có bãi tha ma của mình. Mộ xây, bia đá chen vào nấm đất cỏ vàng cao thấp, có những vệt đường mòn vòng vèo đi qua, mùa xuân khói hương tảo mộ nghi ngút, mùa thu cỏ may tím biếc thê lương, những đêm đông hoang vắng đến rùng mình. Bà hay nhắc đến chỗ Mả Trâu, Đống Tầu, Bãi Gáo... Từng có con trâu chết được chôn. Từng có quân Tầu Ô bị đền tội khi chúng vào làng cướp của giết người. Bãi Gáo là chỗ quân Tây xử chặt đầu ông Tú tài yêu nước hoặc anh du kích... Hình như người sống ở không xa người đã khuất. Lịch sử và hiện tại chen vào nhau từng bước đi, từng ngày tháng.
    Làng năm nào chẳng có dăm ba cơn bão đi qua tàn phá. Xen vào đấy là những cơn giông cơn tố, trận lốc có sấm sét ì ùng loé sáng, chói tai. Nếu nhà hết những bông lúa để làm giống thì bà sai chị gái vào buồng, lấy từ trong bồ ra nắm thóc còn ấm ấm cho bà cắn chắt. Bà tin rằng ông Thiên Lôi theo lệnh Thiên đình, cầm lưỡi tầm sét đi đánh chết những quân tham ác, kẻ bất hiếu, lũ bất nhân... ông sẽ chỉ đánh những tên "trời đánh", mà tha thứ cho ai hiền lành, ai đang dở bữa ăn, vì "trời đánh còn tránh bữa ăn"... Bà còn vui vẻ kể chuyện "ngày xưa", lúc bà còn là một cô gái làng, cô thôn nữ xinh đẹp, cô được làng cử ra làm người khiêng kiệu trong ngày đình đám, với áo dài, khăn vấn, váy lĩnh váy sồi. Lúc kiệu qua con ngòi (chỗ bây giờ đã có chiếc cầu xi măng cong cong) không hiểu sao vai bà nhẹ tênh, chân bà như có gió thổi. Thì ra là Kiệu Bay. Thánh cho kiệu bay đấy, rồi bà xuýt xoa như tiếc than một điều gì không bao giờ còn có được.
    ..................................
    Mỏi tay rồi

    Linov
  8. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Con đường làng
    Tuần trước tôi xin nghỉ phép về thăm nhà, khi trận mưa lịch sử đã qua đi và dấu vết của nó hầu như không còn nữa. Con đường rải nhựa trước cửa làng sạch bong và bên đường là hàng phi lao đang lớn nhanh như thổi. Con đường đó cách đây 5 năm vẫn còn là đất nhão nhoét trơn trượt sau mỗi trận mưa, để rồi những lốt bánh xe chồng lên nhau ngoằn ngèo tựa rắn bò. Con đường đó in dấu chân trần của bao thế hệ đã sống ở đây, chứng kiến bao nhiêu chuyện buồn vui của làng. Con đường đó từng mang đầy thương tích khi bị người ta dùng thuổng đào cà ra để bán khi loài họ nhà cua này lên cơn sốt. Con đường đó cũng nâng bước chân tôi mỗi buổi cắp sách tới trường. Tôi yêu con đường làng tôi như một phần không thể thiếu của tuổi thơ. Vậy mà giờ nó cứ ngày càng nhỏ đi do người ta lấn chiếm.
    Câu nói rằng "Người đẻ chứ đất không đẻ" đúng quá. Trước đây, mô hình nhà ở làng tôi thường là nhà - sân - vườn - ao. Vì vậy nếu bạn từng có điều kiện qua nơi đây, bạn sẽ thấy một loạt ao chạy từ đầu làng đến cuối, bờ xây, bờ đắp, bờ ngăn thẳng tắp. Nhưng khi trẻ con sinh ra, lớn lên và được dựng vợ gả chồng, đất ở ít dần đi, người ta liền thuê người vét đất ở lòng kênh trước cửa để lấp ao xây nhà tiếp giáp mặt đường. Diện tích vườn cũng nhỏ đi nên những nhà còn ao bèn cải tạo ven đường để trồng rau, trồng sắn cả phía bờ ao và bờ kênh. Kết quả là con đường ngày càng hẹp dần lại, con kênh cũng hẹp dần lại.
    Làng tôi nằm bên kia sông của con đường liên xã, vì vậy muốn vào đường làng phải đi qua một cây cầu nhỏ. Cây cầu đó có từ bao giờ, tôi không biết, nhưng đến giờ nó vẫn nằm đó, mòn dần, chênh vênh dần. Nghe đâu đã bao lần đề nghị xã cấp kinh phí xây mới mà vẫn chưa được.
    "Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung...", mỗi khi nghe bài hát ấy, tôi lại nhớ quê, nhớ con đường làng, nhớ cây cầu nhỏ.
  9. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Con đường làng
    Tuần trước tôi xin nghỉ phép về thăm nhà, khi trận mưa lịch sử đã qua đi và dấu vết của nó hầu như không còn nữa. Con đường rải nhựa trước cửa làng sạch bong và bên đường là hàng phi lao đang lớn nhanh như thổi. Con đường đó cách đây 5 năm vẫn còn là đất nhão nhoét trơn trượt sau mỗi trận mưa, để rồi những lốt bánh xe chồng lên nhau ngoằn ngèo tựa rắn bò. Con đường đó in dấu chân trần của bao thế hệ đã sống ở đây, chứng kiến bao nhiêu chuyện buồn vui của làng. Con đường đó từng mang đầy thương tích khi bị người ta dùng thuổng đào cà ra để bán khi loài họ nhà cua này lên cơn sốt. Con đường đó cũng nâng bước chân tôi mỗi buổi cắp sách tới trường. Tôi yêu con đường làng tôi như một phần không thể thiếu của tuổi thơ. Vậy mà giờ nó cứ ngày càng nhỏ đi do người ta lấn chiếm.
    Câu nói rằng "Người đẻ chứ đất không đẻ" đúng quá. Trước đây, mô hình nhà ở làng tôi thường là nhà - sân - vườn - ao. Vì vậy nếu bạn từng có điều kiện qua nơi đây, bạn sẽ thấy một loạt ao chạy từ đầu làng đến cuối, bờ xây, bờ đắp, bờ ngăn thẳng tắp. Nhưng khi trẻ con sinh ra, lớn lên và được dựng vợ gả chồng, đất ở ít dần đi, người ta liền thuê người vét đất ở lòng kênh trước cửa để lấp ao xây nhà tiếp giáp mặt đường. Diện tích vườn cũng nhỏ đi nên những nhà còn ao bèn cải tạo ven đường để trồng rau, trồng sắn cả phía bờ ao và bờ kênh. Kết quả là con đường ngày càng hẹp dần lại, con kênh cũng hẹp dần lại.
    Làng tôi nằm bên kia sông của con đường liên xã, vì vậy muốn vào đường làng phải đi qua một cây cầu nhỏ. Cây cầu đó có từ bao giờ, tôi không biết, nhưng đến giờ nó vẫn nằm đó, mòn dần, chênh vênh dần. Nghe đâu đã bao lần đề nghị xã cấp kinh phí xây mới mà vẫn chưa được.
    "Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung...", mỗi khi nghe bài hát ấy, tôi lại nhớ quê, nhớ con đường làng, nhớ cây cầu nhỏ.
  10. mcao1

    mcao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Thân gửi bạn Connector
    Đây là lần đầu tiên tôi post bài, và quyết định gửi vài dòng nhắn nhủ tới bạn. Tôi cũng người Thái Bình nhưng bây giờ đang sống ở Hà nội, tôi xa quê đã được 14 năm rồi. Đọc được những bài bạn viết về quê hương tôi chẳng biết phải tả lòng mình như thế nào. Kỉ niệm ùa về, mắt thấy cay, môi mấp máy như muốn nói một câu gì đó. Hà nội có một vị trí không nhỏ trong trái tim tôi, nhưng Thái Bình là những gì gần gụi, thương yêu, chân thành không lí giải được. Cảm ơn bạn và các bạn Thái Bình khác.

Chia sẻ trang này