1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. uiutrrgnut

    uiutrrgnut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Chào bác, chúc mừng bác đã alive trở lại.. hy vọng bác sẽ tiếp tục post nhiều bài hay như trước..
    Lâu lâu tôi vào topic này xem bác có post thêm cái gì không..
    Duy nhất topic này là còn đọc được, còn lại thấy bà con toàn post về những cái đâu đâu..
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Em chào Nắt. Lâu lắm rồi mới thấy anh ghé qua "nhà" em, chắc hẳn công việc bận rộn lắm. Khi nào anh sẽ về thăm quê vậy? Nhớ báo cho bà con Thái Bình biết nhé. Chắc anh cũng nhớ Thái Bình đây, nên em sẽ làm người "kể chuyện ban ngày"!
    Dịp Tết rồi chắc hẳn bà con ta nghe về chuyện cúm gà mà hãi lắm. Có báo đã cử người về tận Thái Bình làm phóng sự về nạn dịch virus H5N1. Ở ngoài thấy dư luận cứ là xôn xao, tình hình có vẻ trầm trọng lắm. Nhưng nếu ai đó đặt chân về đất Thái Bình, sẽ thấy "nhà nhà ăn gà, người người ăn gà" mà không một chút lo âu hiện lên trên nét mặt. Nếu ra chợ, hẳn bạn sẽ thấy người ta "ngoảnh mặt làm ngơ" khi đi qua những ***g gà được bày bán, bởi một lẽ họ đã nhận mua gà của người nhà vì tự cho đó là gà an toàn.
    Nhà em có nuoo mấy chú gà, mẹ em "vít" trong chuồng kỹ lắm, che chắn cẩn thận để "virus" hắt nờ gì đó khỏi bay vào. Nhà chú thím không có gà bèn bảo "Bác để cho nhà em 2 cặp nhé, vì em mua gà ở chợ không an tâm", nhưng nếu cũng những con gà này đem đi chợ thì sẽ ế vêu lên.
    Ngày mùng 3, một chú gà mái mới đẻ được một lứa nhà em bỗng nhiên dãi rớt đầy mồm, mắt lừ lừ như sắp hoá điên. Thế là alê hấp, em đun nước nóng lên, cắt tiết, làm lông. Sau khi bỏ hết nội tạng cho an toàn, em chặt gà cỡ bao diêm một rồi cho vào nồi áp suất ninh lên 3 tiếng liền, sau đó trút vào một âu to, tống vào tủ lạnh để mùng 4 mang lên Hà Nội vì ở đất thủ đô lúc đó giá thịt gà dao động 80-100 ngàn/kg. Kết quả là giờ em vẫn sống nhăn ra đây, vì vậy nên theo em "ăn sạch lại có khi tử sớm".
    Một chuyện thú vị nữa, hôm Tết ở ngay gần nhà em có một lễ cưới. Chú rể vì uống quá nhiều rượu nên say khướt, nằm bẹp dí luôn không biết trời đất là gì nữa, đến giờ rước dâu mà cậu ta vưỡn ngáy khò khò khò.... Họ nhà trai bèn quyết định chọn anh bạn thân nhất của cậu ta đi rước dâu hộ. Lễ cưới vẫn diễn ra vui vẻ. Cô dâu cùng phụ rể sau khi cúi chào trước bàn thờ gia tiên nhà gái thì về chào gia tiên nhà trai. Mãi đến tối đó, chú rể mới tỉnh men say, bỗng thấy mình đã có vợ mà không tốn chút công sức nào đi rước về cả. Giờ nghe nói cô dâu đã có bầu rồi, chứng tỏ mọi việc đều ok!
    Tản mạn vài dòng, kính các bác sức khoẻ.
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Em chào Nắt. Lâu lắm rồi mới thấy anh ghé qua "nhà" em, chắc hẳn công việc bận rộn lắm. Khi nào anh sẽ về thăm quê vậy? Nhớ báo cho bà con Thái Bình biết nhé. Chắc anh cũng nhớ Thái Bình đây, nên em sẽ làm người "kể chuyện ban ngày"!
    Dịp Tết rồi chắc hẳn bà con ta nghe về chuyện cúm gà mà hãi lắm. Có báo đã cử người về tận Thái Bình làm phóng sự về nạn dịch virus H5N1. Ở ngoài thấy dư luận cứ là xôn xao, tình hình có vẻ trầm trọng lắm. Nhưng nếu ai đó đặt chân về đất Thái Bình, sẽ thấy "nhà nhà ăn gà, người người ăn gà" mà không một chút lo âu hiện lên trên nét mặt. Nếu ra chợ, hẳn bạn sẽ thấy người ta "ngoảnh mặt làm ngơ" khi đi qua những ***g gà được bày bán, bởi một lẽ họ đã nhận mua gà của người nhà vì tự cho đó là gà an toàn.
    Nhà em có nuoo mấy chú gà, mẹ em "vít" trong chuồng kỹ lắm, che chắn cẩn thận để "virus" hắt nờ gì đó khỏi bay vào. Nhà chú thím không có gà bèn bảo "Bác để cho nhà em 2 cặp nhé, vì em mua gà ở chợ không an tâm", nhưng nếu cũng những con gà này đem đi chợ thì sẽ ế vêu lên.
    Ngày mùng 3, một chú gà mái mới đẻ được một lứa nhà em bỗng nhiên dãi rớt đầy mồm, mắt lừ lừ như sắp hoá điên. Thế là alê hấp, em đun nước nóng lên, cắt tiết, làm lông. Sau khi bỏ hết nội tạng cho an toàn, em chặt gà cỡ bao diêm một rồi cho vào nồi áp suất ninh lên 3 tiếng liền, sau đó trút vào một âu to, tống vào tủ lạnh để mùng 4 mang lên Hà Nội vì ở đất thủ đô lúc đó giá thịt gà dao động 80-100 ngàn/kg. Kết quả là giờ em vẫn sống nhăn ra đây, vì vậy nên theo em "ăn sạch lại có khi tử sớm".
    Một chuyện thú vị nữa, hôm Tết ở ngay gần nhà em có một lễ cưới. Chú rể vì uống quá nhiều rượu nên say khướt, nằm bẹp dí luôn không biết trời đất là gì nữa, đến giờ rước dâu mà cậu ta vưỡn ngáy khò khò khò.... Họ nhà trai bèn quyết định chọn anh bạn thân nhất của cậu ta đi rước dâu hộ. Lễ cưới vẫn diễn ra vui vẻ. Cô dâu cùng phụ rể sau khi cúi chào trước bàn thờ gia tiên nhà gái thì về chào gia tiên nhà trai. Mãi đến tối đó, chú rể mới tỉnh men say, bỗng thấy mình đã có vợ mà không tốn chút công sức nào đi rước về cả. Giờ nghe nói cô dâu đã có bầu rồi, chứng tỏ mọi việc đều ok!
    Tản mạn vài dòng, kính các bác sức khoẻ.
  4. uiutrrgnut

    uiutrrgnut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng có ghe là Thái Bình có bệnh cúm gà và mấy người chết.. Nhưng cúm gà có từ thời xa xưa, có thấy chuyện gì đâu..
    Còn chuyện cưới hộ này mà bác Connector kể thì quả là lạ.. có 1 không hai..
  5. uiutrrgnut

    uiutrrgnut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng có ghe là Thái Bình có bệnh cúm gà và mấy người chết.. Nhưng cúm gà có từ thời xa xưa, có thấy chuyện gì đâu..
    Còn chuyện cưới hộ này mà bác Connector kể thì quả là lạ.. có 1 không hai..
  6. connectoriam

    connectoriam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Trời lại lất phất mưa, đường phố bẩn quá xá. Những tưởng hôm qua có chút nắng hanh thì hôm nay sẽ khá hơn. Chủ nhật mà sao ngoài đường từng dòng người vẫn chạy xe ầm ầm. Những con ngựa sắt lao đi, những nét mặt đăm chiêu theo đuổi nỗi niềm, mục đích riêng... Hình như dân ta không có ngày cuối tuần vì vẫn phải lao động kiếm miếng cơm manh áo, nuôi con cái học hành.
    Ở Thái Bình thời gian này lúa đã xanh đồng, nông dân đã đến kỳ nông nhàn. Các bà các chị xoay ra làm nghề phụ, đảm đương công việc của chồng con vì cánh đàn ông đã toả đi khắp các vùng miền kiếm ăn. Mà không chỉ các ông, đàn bà con gái cũng đi nơi khác nhiều. Thời gian gần đây, rộ lên phong trào đi Đài Loan làm ôsin. Gần nhà tôi cũng có mấy cô, mấy chị. Có người vừa lấy chồng năm trước, năm sau đã đi. Tôi biết rằng cũng vì kinh tế mà họ phải đi làm ăn nơi xa, nhưng mỗi lần về, nghe cha mẹ tôi thông báo: "Lại thêm chị A nữa vừa đi rồi con ạ. Thấy nói đi 3 năm cơ!", trong lòng tôi cứ bùi ngùi một cảm giác nào đó rất khó tả. Về làng toàn người già trẻ nhỏ, ngõ xóm vắnh tanh, tôi cứ thấy nao buồn.
    Tôi ước chi có thể làm một cái gì đó, tạo công ăn việc làm cho những người hàng xóm của tôi, ngay trên đồng ruộng quê nhà. Nhưng tôi chỉ là một người bình thường, rất bình thường, tiền tài danh vọng đều không, thành ra mong ước đó hão huyền quá, "giá mà có ai lập một xưởng sản xuất nào đó ở đây!".
  7. connectoriam

    connectoriam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Trời lại lất phất mưa, đường phố bẩn quá xá. Những tưởng hôm qua có chút nắng hanh thì hôm nay sẽ khá hơn. Chủ nhật mà sao ngoài đường từng dòng người vẫn chạy xe ầm ầm. Những con ngựa sắt lao đi, những nét mặt đăm chiêu theo đuổi nỗi niềm, mục đích riêng... Hình như dân ta không có ngày cuối tuần vì vẫn phải lao động kiếm miếng cơm manh áo, nuôi con cái học hành.
    Ở Thái Bình thời gian này lúa đã xanh đồng, nông dân đã đến kỳ nông nhàn. Các bà các chị xoay ra làm nghề phụ, đảm đương công việc của chồng con vì cánh đàn ông đã toả đi khắp các vùng miền kiếm ăn. Mà không chỉ các ông, đàn bà con gái cũng đi nơi khác nhiều. Thời gian gần đây, rộ lên phong trào đi Đài Loan làm ôsin. Gần nhà tôi cũng có mấy cô, mấy chị. Có người vừa lấy chồng năm trước, năm sau đã đi. Tôi biết rằng cũng vì kinh tế mà họ phải đi làm ăn nơi xa, nhưng mỗi lần về, nghe cha mẹ tôi thông báo: "Lại thêm chị A nữa vừa đi rồi con ạ. Thấy nói đi 3 năm cơ!", trong lòng tôi cứ bùi ngùi một cảm giác nào đó rất khó tả. Về làng toàn người già trẻ nhỏ, ngõ xóm vắnh tanh, tôi cứ thấy nao buồn.
    Tôi ước chi có thể làm một cái gì đó, tạo công ăn việc làm cho những người hàng xóm của tôi, ngay trên đồng ruộng quê nhà. Nhưng tôi chỉ là một người bình thường, rất bình thường, tiền tài danh vọng đều không, thành ra mong ước đó hão huyền quá, "giá mà có ai lập một xưởng sản xuất nào đó ở đây!".
  8. lazy_member

    lazy_member Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    [Trời lại lất phất mưa, đường phố bẩn quá xá. Những tưởng hôm qua có chút nắng hanh thì hôm nay sẽ khá hơn. Chủ nhật mà sao ngoài đường từng dòng người vẫn chạy xe ầm ầm. Những con ngựa sắt lao đi, những nét mặt đăm chiêu theo đuổi nỗi niềm, mục đích riêng... Hình như dân ta không có ngày cuối tuần vì vẫn phải lao động kiếm miếng cơm manh áo, nuôi con cái học hành.]
    Bác không để ý dạo này nhiều ôtô hơn sao, và ngày cuối tuần chỉ đúng với một số ít người và ở quê mình thì càng ít nữa. Có cái siêu thị trưa còn đi ngủ nữa là.
    [Ở Thái Bình thời gian này lúa đã xanh đồng, nông dân đã đến kỳ nông nhàn. Các bà các chị xoay ra làm nghề phụ, đảm đương công việc của chồng con vì cánh đàn ông đã toả đi khắp các vùng miền kiếm ăn.]
    Đan lát, thêu thùa, làm hàng đan mây tre cũng phải quy lại một mối mà cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường.

    [ Mà không chỉ các ông, đàn bà con gái cũng đi nơi khác nhiều. Thời gian gần đây, rộ lên phong trào đi Đài Loan làm ôsin. Gần nhà tôi cũng có mấy cô, mấy chị. Có người vừa lấy chồng năm trước, năm sau đã đi. Tôi biết rằng cũng vì kinh tế mà họ phải đi làm ăn nơi xa, nhưng mỗi lần về, nghe cha mẹ tôi thông báo: "Lại thêm chị A nữa vừa đi rồi con ạ. Thấy nói đi 3 năm cơ!", trong lòng tôi cứ bùi ngùi một cảm giác nào đó rất khó tả. Về làng toàn người già trẻ nhỏ, ngõ xóm vắnh tanh, tôi cứ thấy nao buồn.]
    Thằng em họ tôi đi malai khốn khổ, nói phải phui chứ cả năm gửi về bằng mình làm hơn tháng, lại xa vợ con, chạy gần 20t. Thái Bình là tỉnh đông người đi nhất, khi về đã lớn tuổi rồi có thoát ra buôn bán làm cửa hàng hay lại ngồi xuống và chổng lên.
    [Tôi ước chi có thể làm một cái gì đó, tạo công ăn việc làm cho những người hàng xóm của tôi, ngay trên đồng ruộng quê nhà. Nhưng tôi chỉ là một người bình thường, rất bình thường, tiền tài danh vọng đều không, thành ra mong ước đó hão huyền quá, "giá mà có ai lập một xưởng sản xuất nào đó ở đây!". ]
  9. lazy_member

    lazy_member Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    [Trời lại lất phất mưa, đường phố bẩn quá xá. Những tưởng hôm qua có chút nắng hanh thì hôm nay sẽ khá hơn. Chủ nhật mà sao ngoài đường từng dòng người vẫn chạy xe ầm ầm. Những con ngựa sắt lao đi, những nét mặt đăm chiêu theo đuổi nỗi niềm, mục đích riêng... Hình như dân ta không có ngày cuối tuần vì vẫn phải lao động kiếm miếng cơm manh áo, nuôi con cái học hành.]
    Bác không để ý dạo này nhiều ôtô hơn sao, và ngày cuối tuần chỉ đúng với một số ít người và ở quê mình thì càng ít nữa. Có cái siêu thị trưa còn đi ngủ nữa là.
    [Ở Thái Bình thời gian này lúa đã xanh đồng, nông dân đã đến kỳ nông nhàn. Các bà các chị xoay ra làm nghề phụ, đảm đương công việc của chồng con vì cánh đàn ông đã toả đi khắp các vùng miền kiếm ăn.]
    Đan lát, thêu thùa, làm hàng đan mây tre cũng phải quy lại một mối mà cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường.

    [ Mà không chỉ các ông, đàn bà con gái cũng đi nơi khác nhiều. Thời gian gần đây, rộ lên phong trào đi Đài Loan làm ôsin. Gần nhà tôi cũng có mấy cô, mấy chị. Có người vừa lấy chồng năm trước, năm sau đã đi. Tôi biết rằng cũng vì kinh tế mà họ phải đi làm ăn nơi xa, nhưng mỗi lần về, nghe cha mẹ tôi thông báo: "Lại thêm chị A nữa vừa đi rồi con ạ. Thấy nói đi 3 năm cơ!", trong lòng tôi cứ bùi ngùi một cảm giác nào đó rất khó tả. Về làng toàn người già trẻ nhỏ, ngõ xóm vắnh tanh, tôi cứ thấy nao buồn.]
    Thằng em họ tôi đi malai khốn khổ, nói phải phui chứ cả năm gửi về bằng mình làm hơn tháng, lại xa vợ con, chạy gần 20t. Thái Bình là tỉnh đông người đi nhất, khi về đã lớn tuổi rồi có thoát ra buôn bán làm cửa hàng hay lại ngồi xuống và chổng lên.
    [Tôi ước chi có thể làm một cái gì đó, tạo công ăn việc làm cho những người hàng xóm của tôi, ngay trên đồng ruộng quê nhà. Nhưng tôi chỉ là một người bình thường, rất bình thường, tiền tài danh vọng đều không, thành ra mong ước đó hão huyền quá, "giá mà có ai lập một xưởng sản xuất nào đó ở đây!". ]
  10. newmember2003

    newmember2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài bạn viết, giọng thật êm dịu nhưng buồn quá, buồn như cảm giác của tôi khi tôi tới Thái Bình vậy. Tôi đã tự lấy lý do là đó không phải là quê của mình nên mình mới có cảm giác như vậy thôi.
    Theo tôi được biết thì Thái Bình bây giờ đã có thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp mới được xây dựng. Cũng có nhiều doanh nghiệp đã đến TB với kỳ vọng chọn nơi đây là một trong những điểm đầu tư của mình. Cũng chính những doanh nghiệp này, sau khi đến đây đã đi tìm đối tác nước ngoài để kêu gọi cùng hợp tác đầu tư tại TB. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì hạ tầng cơ sở của TB còn chưa được mạnh lắm, chưa phải là yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư. Ví dụ như, một khách sạn gọi là lớn và đẹp nhất của tỉnh/ thị xã cũng khó có thể giữ một người khách nước ngoài nghỉ qua đêm tại đó, vậy thì làm sao họ có thể gắn bó với TB khi họ phải đi lại giữa HN và TB để làm việc mỗi ngày (Loại trừ những người thật sự gắn bó với cuộc sống của VN).
    Thêm một yếu tố nữa là, cũng như ở nhiều miền quê khác, người dân đôi khi vì miếng cơm manh áo mà họ hướng tới những nơi khác với hi vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, và quên đi những đổi thay, phát triển ở quê mình. Họ đã bỏ lỡ cơ hội đóng góp vào sự phát triển của quê hương, biết đâu đó lại là cơ hội cho một cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.

Chia sẻ trang này