1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. newmember2003

    newmember2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài bạn viết, giọng thật êm dịu nhưng buồn quá, buồn như cảm giác của tôi khi tôi tới Thái Bình vậy. Tôi đã tự lấy lý do là đó không phải là quê của mình nên mình mới có cảm giác như vậy thôi.
    Theo tôi được biết thì Thái Bình bây giờ đã có thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp mới được xây dựng. Cũng có nhiều doanh nghiệp đã đến TB với kỳ vọng chọn nơi đây là một trong những điểm đầu tư của mình. Cũng chính những doanh nghiệp này, sau khi đến đây đã đi tìm đối tác nước ngoài để kêu gọi cùng hợp tác đầu tư tại TB. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì hạ tầng cơ sở của TB còn chưa được mạnh lắm, chưa phải là yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư. Ví dụ như, một khách sạn gọi là lớn và đẹp nhất của tỉnh/ thị xã cũng khó có thể giữ một người khách nước ngoài nghỉ qua đêm tại đó, vậy thì làm sao họ có thể gắn bó với TB khi họ phải đi lại giữa HN và TB để làm việc mỗi ngày (Loại trừ những người thật sự gắn bó với cuộc sống của VN).
    Thêm một yếu tố nữa là, cũng như ở nhiều miền quê khác, người dân đôi khi vì miếng cơm manh áo mà họ hướng tới những nơi khác với hi vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, và quên đi những đổi thay, phát triển ở quê mình. Họ đã bỏ lỡ cơ hội đóng góp vào sự phát triển của quê hương, biết đâu đó lại là cơ hội cho một cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Newmem nhận xét rất đúng tâm trạng của mình. Có thể giọng văn hơi buồn nhưng xin đừng hiểu là sự cực đoan nhé vì với Connector, bố mẹ mình vẫn cấy lúa, vẫn trồng rau. Tất cả người thân của mình, cô dì, chú bác, vẫn quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời...
    Và mỗi khi nhớ quê, lại thương đôi gót chân mẹ nứt nẻ, lại nhớ những hôm trời lạnh căm căm, chân tay ngâm dưới ruộng tím bầm. Số tiền mình, các anh mình gửi về hàng tháng vẫn không "lay chuyển" ông bà thôi nghề nông vốn đã ăn sâu vào máu thịt, cũng không thể khiến mẹ thôi dậy sớm hái đầy rổ rau để rồi đi bán chỉ được vài nghìn.
    Mình yêu quê từ những vất vả đó, phấn đấu cho cuộc sống từ những vất vả đó.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 29/03/2004
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Newmem nhận xét rất đúng tâm trạng của mình. Có thể giọng văn hơi buồn nhưng xin đừng hiểu là sự cực đoan nhé vì với Connector, bố mẹ mình vẫn cấy lúa, vẫn trồng rau. Tất cả người thân của mình, cô dì, chú bác, vẫn quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời...
    Và mỗi khi nhớ quê, lại thương đôi gót chân mẹ nứt nẻ, lại nhớ những hôm trời lạnh căm căm, chân tay ngâm dưới ruộng tím bầm. Số tiền mình, các anh mình gửi về hàng tháng vẫn không "lay chuyển" ông bà thôi nghề nông vốn đã ăn sâu vào máu thịt, cũng không thể khiến mẹ thôi dậy sớm hái đầy rổ rau để rồi đi bán chỉ được vài nghìn.
    Mình yêu quê từ những vất vả đó, phấn đấu cho cuộc sống từ những vất vả đó.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 29/03/2004
  4. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0

    Và mỗi khi nhớ quê, lại thương đôi gót chân mẹ nứt nẻ, lại nhớ những hôm trời lạnh căm căm, chân tay ngâm dưới ruộng tím bầm. Số tiền mình, các anh mình gửi về hàng tháng vẫn không "lay chuyển" ông bà thôi nghề nông vốn đã ăn sâu vào máu thịt, cũng không thể khiến mẹ thôi dậy sớm hái đầy rổ rau để rồi đi bán chỉ được vài nghìn.
    Khi đọc đoạn này của bà tôi thấy xấu hổ quá, từ bé đến giờ chưa giúp gì cho ông bà già được, chỉ biết nghịch ngợm phá phách, đến bây giờ vẫn ăn bám ông bà già. Cũng muốn được một nửa như bà nhưng khó quá.
     
  5. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0

    Và mỗi khi nhớ quê, lại thương đôi gót chân mẹ nứt nẻ, lại nhớ những hôm trời lạnh căm căm, chân tay ngâm dưới ruộng tím bầm. Số tiền mình, các anh mình gửi về hàng tháng vẫn không "lay chuyển" ông bà thôi nghề nông vốn đã ăn sâu vào máu thịt, cũng không thể khiến mẹ thôi dậy sớm hái đầy rổ rau để rồi đi bán chỉ được vài nghìn.
    Khi đọc đoạn này của bà tôi thấy xấu hổ quá, từ bé đến giờ chưa giúp gì cho ông bà già được, chỉ biết nghịch ngợm phá phách, đến bây giờ vẫn ăn bám ông bà già. Cũng muốn được một nửa như bà nhưng khó quá.
     
  6. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Lazy ạ, nói về người lao động Thái Bình đi xuất khẩu lao động, còn cả núi vấn đề cần bàn đến. Thằng bạn cũng là đứa cháu họ tôi hiện đang dở khóc dở cười. Nó tên Khu, cùng tuổi với tôi, bị mất gần chục triệu cho cái trung tâm giới thiệu nào đó tận trên Hà Nội này để được sang Libi. Nộp tiền cọc rồi mà có đi được đâu. Hy vọng, hy vọng mãi để rồi cuối cùng biết là không thể đi được thì chẳng đòi nổi tiền. Nhà nghèo, bố mẹ không lo nổi số vốn ấy nên nó vay khắp cả, họ hàng người thân. Tôi về, gặp thấy mặt nó buồn rười rượi: "Cháu lại tốn công tốn sức đi đòi tiền đây. Nhưng bọn nó làm sao mà quỵt được của cháu cơ chứ!", tôi nghe nó nói mà thấy thương. Khổ cái thằng này cũng chậm chạp, ít va chạm xã hội... mà nó cũng chỉ là một trong số rất nhiều người khác gặp vận hạn này.
    To Trung Sĩ: Bác nói vậy làm em ngại với bà con ở đây. Mỗi người quan tâm đến bố mẹ một cách khác nhau, thậm chí có người còn "lực bất tòng tâm" bác ạ! Mà nghe lời bác kể thì hình như bác cũng hay về Thái Bình đó chứ, người già ở quê mà thấy con cháu đi xa về là vui lắm đấy!
  7. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Lazy ạ, nói về người lao động Thái Bình đi xuất khẩu lao động, còn cả núi vấn đề cần bàn đến. Thằng bạn cũng là đứa cháu họ tôi hiện đang dở khóc dở cười. Nó tên Khu, cùng tuổi với tôi, bị mất gần chục triệu cho cái trung tâm giới thiệu nào đó tận trên Hà Nội này để được sang Libi. Nộp tiền cọc rồi mà có đi được đâu. Hy vọng, hy vọng mãi để rồi cuối cùng biết là không thể đi được thì chẳng đòi nổi tiền. Nhà nghèo, bố mẹ không lo nổi số vốn ấy nên nó vay khắp cả, họ hàng người thân. Tôi về, gặp thấy mặt nó buồn rười rượi: "Cháu lại tốn công tốn sức đi đòi tiền đây. Nhưng bọn nó làm sao mà quỵt được của cháu cơ chứ!", tôi nghe nó nói mà thấy thương. Khổ cái thằng này cũng chậm chạp, ít va chạm xã hội... mà nó cũng chỉ là một trong số rất nhiều người khác gặp vận hạn này.
    To Trung Sĩ: Bác nói vậy làm em ngại với bà con ở đây. Mỗi người quan tâm đến bố mẹ một cách khác nhau, thậm chí có người còn "lực bất tòng tâm" bác ạ! Mà nghe lời bác kể thì hình như bác cũng hay về Thái Bình đó chứ, người già ở quê mà thấy con cháu đi xa về là vui lắm đấy!
  8. newmember2003

    newmember2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
  9. newmember2003

    newmember2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
  10. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0

    Vị ngon quả nhãn

    Cuối hạ, những quả nhãn như "con mắt rồng" nằm trên cây lúc lỉu. Cứ năm nào nước sông lên to là năm ấy được mùa nhãn. Nhãn trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Hòa Bình..., đặc biệt là nhãn ***g tiến vua ở Hưng Yên. ở miền nam cũng có nhãn nhưng hương vị không giống nhãn miền bắc.
    Nhãn được sấy khô thành món long nhãn nổi tiếng, cùi nhãn được ***g hạt sen thả vào cốc nước đường thành món giải khát sang trọng, nhưng hơn cả vẫn là quả nhãn ngọt lịm vừa hái từ trên cây xuống, ăn mới thấy hết vị ngon của quý mà trời đất trao tặng.
    Tháng sáu buôn nhãn bán trăm.... (ca dao)
    Tháng Sáu, cuối hạ, nhưng là tháng nóng nhất, nắng nhất trong năm. Chưa đến mùa ngâu, chưa sụt sùi bẻ bai tiếng mưa thương nhớ mà là ngột ngạt oi nồng, nhìn lên bầu trời có mây đen thấp thỏm mưa nguồn phập phồng con nước. Cũng nhìn lên ngọn nhãn, từng chùm quả đọng nắng xem cái ngọt ngào trong từng chiếc "mắt con rồng" ấy đã đến lúc trảy được chưa. Hàng tháng nay, người ta cứ phải canh chừng suốt đêm để xua đàn dơi háu đói về từng đàn ăn trộm nhãn.
    Từ tháng tư tháng năm, người buôn nhãn đã về mua từng gốc nhãn, được ăn thua chịu, may rủi mặc trời. Nhưng từ mùa xuân người trồng nhãn đã phải trông trời, từ lúc nhãn nhú "đầu rồng" tức là làm nụ, những chùm nụ chi chít chụm vào nhau như chiếc đầu sư tử tháng Tám, mong đừng gió mùa đông bắc, mong đừng mua phùn, giông lốc... để nhãn ra hoa, làm quả, chín đều....

    Cành bổng tít trên cao, cứng cáp. Cành la sà thấp la đà, mềm mại trĩu xuống như thèm hơi đất. Hướng đông quả nhỏ. Hướng tây ngọt sắc nước nhãn ***g... Một vườn nhãn có thể làm ra nhà ngói gỗ mít. Vài cây nhãn lẻ góc vườn cũng đủ quần áo cho trẻ thơ. Nhãn đóng sọt, mang lên kinh kỳ, ra đường quan lộ. Nhãn bán trăm, mỗi bó nằm trên nền lá mướt xanh, lá nhãn hay lá xà cừ đều tôn vẻ đẹp của mầu nâu da quả.
    Mua trăm nhãn, gọi thế, nhưng có lẽ chưa hề ai đếm thử xem trăm ấy có chứa bao nhiêu quả, thừa thiếu ra sao. Bóc một quả mà nếm. Ngọt thơm hay cùi mỏng. Nhiều nước hay "trơ". Bó nhãn làm quà, thơm thảo đường xa, quà quê chợ chiều, đi thăm người mệt, biếu bà cô ông cậu.... Hương đất trời nắng gió quê nhà hay tấm lòng người thân thương trìu mến, nghĩ về nhau bằng tấc dạ lòng thành...
    Lạ thế, năm nào được mùa nhãn là y như năm ấy nước lên to. Năm nào nước sông Nhị Hà, Thái Bình lên to, úng ngập lũ lụt tràn bờ, mặt đê hối hả cũng đúng là năm được nhãn. Ngẫu nghiên mà trùng hợp hay quy luật mùa màng? Nắng lắm phải mưa nhiều, mưa nhiều thì nước lên. Mà nắng lắm thế thì nhãn mới sai mới ngọt, mới đầy chợ, mới trăm theo trăm, sọt theo sọt.
    Trẻ thơ ăn nhãn theo cách của mình, nguyên thủy sơ khai. Cầm cả chùm, cắn một quả mà nhằn, ăn xong, vỏ vẫn không cái nào rơi ra. Người lớn không còn hồn nhiên như thế. Bóc rồi ***g hạt sen thay hạt, để trong cốc ngập nước đường, cho thêm nước đá, thành món giải khát của nhà giàu.... Tùy thôi. Nhãn đã ngon từ trong ruột nó, thì cách gì nó vẫn cứ ngon, cứ ngọt, cứ thơm, cứ là của quý của đất trời trao tặng cho con người.
    Ai đã từng một lần leo lên cây nhãn mà ăn quả. Từ quả ổi, quả táo đến quả nhãn, được ngồi trên chạc ba, vít cành xanh, tìm chẽ lã, hái lấy cái quả trong tầm tay... nó ngọt ngào, say đượm làm sao, không một thứ quà nào đựng trong thúng trong rổ có thể so được. Hình như mình còn ăn cả cái công phu tìm kiếm, cũng tựa như vào rừng mơ chùa Hương, chủ nhà cho ra sườn đồi "mót" lấy vài ba quả còn sót lại sau mùa hội... Nó là quả thần tiên quyến rũ, nó là trái cấm vào hồn, là ước ao toại nguyện... Nhãn cũng vậy, nó ở trên cành, đâu chỉ là quả nhãn đơn thuần. Nó tinh khiết, và mang một chút mơ hồ man dại sơ khai, ta nhai cả màu nắng, ta hít hà hương gió, ta thở ngập hồn làng, ta tận hưởng tình người trồng nhãn cho ta trèo cây trảy quả... làm thức dậy câu ca dao:
    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân...

    Vừa vô lý mà vừa hữu tình, vừa mộng ảo mà vừa trần thế...
    Ðã có chuyện vui: Một nhà trồng vườn nhãn. Ngày thu hoạch phải thuê thợ. Trước khi họ trèo cây trảy quả, chủ nhà tốt bụng, nấu một nồi chè bà cốt ngọt sắc, cho thợ ăn no chè rồi mới bắt đầu bẻ nhãn. Không một người thợ nào còn ăn được nhãn trên cây nữa bởi dư vị của chè còn ứ lên tận cổ. Thế là nhãn không mất đi chùm nào. Mà chè bà cốt thì rẻ hơn nhãn nhiều.
    Ta thuở bé, được một lần nào đó thăm quê, được trèo lên cây nhãn có thể say say ngây ngất nếu cứ hái tha hồ. Nhưng không sao, xuống gốc, múc gàu nước giếng thơi vách đá xanh trong vắt mà dội từ đầu đến chân, nước lạnh tỉnh người, cái lạnh tinh khiết của nguồn mạch quê hương... sẽ làm ta nhớ đời, đến lúc tóc bạc phếch thời gian vẫn chẳng thể quên cảm giác ngon lành ấy.
    Cây nhãn tổ phố Hiến đã mấy trăm năm vẫn còn chào khách đời sau đến thăm. Vùng Hưng Yên có thứ nhãn ***g tiến vua nổi tiếng. Không chỉ Hưng Yên, mà Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hòa Bình... đâu đâu cũng có thứ cây cho ta "mắt còn rồng" như thế, dù ngon ít hay ngon nhiều. Nó mọc thành vườn um tùm quanh năm, mọc thành hàng bên bờ con mương dài hun hút, mọc lẻ loi nơi góc vườn cô quạnh... nhưng cứ đến mùa nắng chang chang tháng sáu, cây lại la đà cho quả, không phụ công người chăm bón từ mùa này sang mùa sau, nào đắp bùn ao vào gốc, nào tỉa cành, bón phân, làm cỏ gốc...
    Miền Nam cũng có nhãn, và mùa quả chính có xê xích khác đất quê xứ bắc. Hương nhãn cũng không hoàn toàn giống nhau, và mời nhau ăn nhãn bằng cách đặt lên đĩa những quả đã hái rời khỏi cuống, tròn tròn, hơi giống trái bồ quân, trái táo, trái nho... Khác thế, miền bắc nếu không để nguyên chùm dễ bị mang tiếng là mời nhãn rụng. Còn cốc nhãn ***g sen mới là thịnh tình quý khách.
    Nhãn bóc cùi sấy khô, có mầu nâu huyền, gọi là long nhãn, nấu chè sen nóng ăn vào mùa rét là món ăn đầy mỹ vị và sang trọng.
    Nhưng dù sao, vẫn không bằng khi được ăn một chùm nhãn tươi, vừa hái ngay bên con đường, chỗ chuyến xe dừng lại nghỉ chân, hoặc dưới gốc cây nhãn quê có mái nhà xưa thân thuộc, có góc vườn thân thương ta từng chơi trốn tìm thời thơ nhỏ với người bạn gái tóc chửa chấm vai... Ta ăn nhãn và ăn kỷ niệm, ta sống lúc này và ta trong hồi tưởng êm đềm... Người bạn gái ấy nay ở đâu... Ai mà biết được. Ðã qua bao nhiêu mùa nhãn, qua bao nhiêu nắng mưa bão lũ, ta kinh qua nhọc nhằn, và người ấy có bao giờ đứng dưới gốc nhãn để phảng phất một chút chờ đợi xa xôi?
    Tháng sáu lại về. Cây gạo đầu làng đã buông tơ vào nền trời chói chang, những sợi tơ chẳng biết về đâu... Ta gặp chùm nhãn, ta nhớ về mầu lá nhãn xanh biếc che mát cho mặt nước giếng thơi tròn, che mát một khoang vườn êm lặng... Ðâu phải ta ăn quả nhãn để lấy cái ngọt trên đầu lưỡi là đủ... ta ăn để lấy cái ngọt vào lòng mà thương mà quý đất quê thơm thảo.
    st.
    Mấy ngày nay, đi qua đường Láng thấy người ta bán nhiều hồng xiêm mà thèm hồng xiêm quá trời

Chia sẻ trang này