1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0

    Vị ngon quả nhãn

    Cuối hạ, những quả nhãn như "con mắt rồng" nằm trên cây lúc lỉu. Cứ năm nào nước sông lên to là năm ấy được mùa nhãn. Nhãn trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Hòa Bình..., đặc biệt là nhãn ***g tiến vua ở Hưng Yên. ở miền nam cũng có nhãn nhưng hương vị không giống nhãn miền bắc.
    Nhãn được sấy khô thành món long nhãn nổi tiếng, cùi nhãn được ***g hạt sen thả vào cốc nước đường thành món giải khát sang trọng, nhưng hơn cả vẫn là quả nhãn ngọt lịm vừa hái từ trên cây xuống, ăn mới thấy hết vị ngon của quý mà trời đất trao tặng.
    Tháng sáu buôn nhãn bán trăm.... (ca dao)
    Tháng Sáu, cuối hạ, nhưng là tháng nóng nhất, nắng nhất trong năm. Chưa đến mùa ngâu, chưa sụt sùi bẻ bai tiếng mưa thương nhớ mà là ngột ngạt oi nồng, nhìn lên bầu trời có mây đen thấp thỏm mưa nguồn phập phồng con nước. Cũng nhìn lên ngọn nhãn, từng chùm quả đọng nắng xem cái ngọt ngào trong từng chiếc "mắt con rồng" ấy đã đến lúc trảy được chưa. Hàng tháng nay, người ta cứ phải canh chừng suốt đêm để xua đàn dơi háu đói về từng đàn ăn trộm nhãn.
    Từ tháng tư tháng năm, người buôn nhãn đã về mua từng gốc nhãn, được ăn thua chịu, may rủi mặc trời. Nhưng từ mùa xuân người trồng nhãn đã phải trông trời, từ lúc nhãn nhú "đầu rồng" tức là làm nụ, những chùm nụ chi chít chụm vào nhau như chiếc đầu sư tử tháng Tám, mong đừng gió mùa đông bắc, mong đừng mua phùn, giông lốc... để nhãn ra hoa, làm quả, chín đều....

    Cành bổng tít trên cao, cứng cáp. Cành la sà thấp la đà, mềm mại trĩu xuống như thèm hơi đất. Hướng đông quả nhỏ. Hướng tây ngọt sắc nước nhãn ***g... Một vườn nhãn có thể làm ra nhà ngói gỗ mít. Vài cây nhãn lẻ góc vườn cũng đủ quần áo cho trẻ thơ. Nhãn đóng sọt, mang lên kinh kỳ, ra đường quan lộ. Nhãn bán trăm, mỗi bó nằm trên nền lá mướt xanh, lá nhãn hay lá xà cừ đều tôn vẻ đẹp của mầu nâu da quả.
    Mua trăm nhãn, gọi thế, nhưng có lẽ chưa hề ai đếm thử xem trăm ấy có chứa bao nhiêu quả, thừa thiếu ra sao. Bóc một quả mà nếm. Ngọt thơm hay cùi mỏng. Nhiều nước hay "trơ". Bó nhãn làm quà, thơm thảo đường xa, quà quê chợ chiều, đi thăm người mệt, biếu bà cô ông cậu.... Hương đất trời nắng gió quê nhà hay tấm lòng người thân thương trìu mến, nghĩ về nhau bằng tấc dạ lòng thành...
    Lạ thế, năm nào được mùa nhãn là y như năm ấy nước lên to. Năm nào nước sông Nhị Hà, Thái Bình lên to, úng ngập lũ lụt tràn bờ, mặt đê hối hả cũng đúng là năm được nhãn. Ngẫu nghiên mà trùng hợp hay quy luật mùa màng? Nắng lắm phải mưa nhiều, mưa nhiều thì nước lên. Mà nắng lắm thế thì nhãn mới sai mới ngọt, mới đầy chợ, mới trăm theo trăm, sọt theo sọt.
    Trẻ thơ ăn nhãn theo cách của mình, nguyên thủy sơ khai. Cầm cả chùm, cắn một quả mà nhằn, ăn xong, vỏ vẫn không cái nào rơi ra. Người lớn không còn hồn nhiên như thế. Bóc rồi ***g hạt sen thay hạt, để trong cốc ngập nước đường, cho thêm nước đá, thành món giải khát của nhà giàu.... Tùy thôi. Nhãn đã ngon từ trong ruột nó, thì cách gì nó vẫn cứ ngon, cứ ngọt, cứ thơm, cứ là của quý của đất trời trao tặng cho con người.
    Ai đã từng một lần leo lên cây nhãn mà ăn quả. Từ quả ổi, quả táo đến quả nhãn, được ngồi trên chạc ba, vít cành xanh, tìm chẽ lã, hái lấy cái quả trong tầm tay... nó ngọt ngào, say đượm làm sao, không một thứ quà nào đựng trong thúng trong rổ có thể so được. Hình như mình còn ăn cả cái công phu tìm kiếm, cũng tựa như vào rừng mơ chùa Hương, chủ nhà cho ra sườn đồi "mót" lấy vài ba quả còn sót lại sau mùa hội... Nó là quả thần tiên quyến rũ, nó là trái cấm vào hồn, là ước ao toại nguyện... Nhãn cũng vậy, nó ở trên cành, đâu chỉ là quả nhãn đơn thuần. Nó tinh khiết, và mang một chút mơ hồ man dại sơ khai, ta nhai cả màu nắng, ta hít hà hương gió, ta thở ngập hồn làng, ta tận hưởng tình người trồng nhãn cho ta trèo cây trảy quả... làm thức dậy câu ca dao:
    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân...

    Vừa vô lý mà vừa hữu tình, vừa mộng ảo mà vừa trần thế...
    Ðã có chuyện vui: Một nhà trồng vườn nhãn. Ngày thu hoạch phải thuê thợ. Trước khi họ trèo cây trảy quả, chủ nhà tốt bụng, nấu một nồi chè bà cốt ngọt sắc, cho thợ ăn no chè rồi mới bắt đầu bẻ nhãn. Không một người thợ nào còn ăn được nhãn trên cây nữa bởi dư vị của chè còn ứ lên tận cổ. Thế là nhãn không mất đi chùm nào. Mà chè bà cốt thì rẻ hơn nhãn nhiều.
    Ta thuở bé, được một lần nào đó thăm quê, được trèo lên cây nhãn có thể say say ngây ngất nếu cứ hái tha hồ. Nhưng không sao, xuống gốc, múc gàu nước giếng thơi vách đá xanh trong vắt mà dội từ đầu đến chân, nước lạnh tỉnh người, cái lạnh tinh khiết của nguồn mạch quê hương... sẽ làm ta nhớ đời, đến lúc tóc bạc phếch thời gian vẫn chẳng thể quên cảm giác ngon lành ấy.
    Cây nhãn tổ phố Hiến đã mấy trăm năm vẫn còn chào khách đời sau đến thăm. Vùng Hưng Yên có thứ nhãn ***g tiến vua nổi tiếng. Không chỉ Hưng Yên, mà Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hòa Bình... đâu đâu cũng có thứ cây cho ta "mắt còn rồng" như thế, dù ngon ít hay ngon nhiều. Nó mọc thành vườn um tùm quanh năm, mọc thành hàng bên bờ con mương dài hun hút, mọc lẻ loi nơi góc vườn cô quạnh... nhưng cứ đến mùa nắng chang chang tháng sáu, cây lại la đà cho quả, không phụ công người chăm bón từ mùa này sang mùa sau, nào đắp bùn ao vào gốc, nào tỉa cành, bón phân, làm cỏ gốc...
    Miền Nam cũng có nhãn, và mùa quả chính có xê xích khác đất quê xứ bắc. Hương nhãn cũng không hoàn toàn giống nhau, và mời nhau ăn nhãn bằng cách đặt lên đĩa những quả đã hái rời khỏi cuống, tròn tròn, hơi giống trái bồ quân, trái táo, trái nho... Khác thế, miền bắc nếu không để nguyên chùm dễ bị mang tiếng là mời nhãn rụng. Còn cốc nhãn ***g sen mới là thịnh tình quý khách.
    Nhãn bóc cùi sấy khô, có mầu nâu huyền, gọi là long nhãn, nấu chè sen nóng ăn vào mùa rét là món ăn đầy mỹ vị và sang trọng.
    Nhưng dù sao, vẫn không bằng khi được ăn một chùm nhãn tươi, vừa hái ngay bên con đường, chỗ chuyến xe dừng lại nghỉ chân, hoặc dưới gốc cây nhãn quê có mái nhà xưa thân thuộc, có góc vườn thân thương ta từng chơi trốn tìm thời thơ nhỏ với người bạn gái tóc chửa chấm vai... Ta ăn nhãn và ăn kỷ niệm, ta sống lúc này và ta trong hồi tưởng êm đềm... Người bạn gái ấy nay ở đâu... Ai mà biết được. Ðã qua bao nhiêu mùa nhãn, qua bao nhiêu nắng mưa bão lũ, ta kinh qua nhọc nhằn, và người ấy có bao giờ đứng dưới gốc nhãn để phảng phất một chút chờ đợi xa xôi?
    Tháng sáu lại về. Cây gạo đầu làng đã buông tơ vào nền trời chói chang, những sợi tơ chẳng biết về đâu... Ta gặp chùm nhãn, ta nhớ về mầu lá nhãn xanh biếc che mát cho mặt nước giếng thơi tròn, che mát một khoang vườn êm lặng... Ðâu phải ta ăn quả nhãn để lấy cái ngọt trên đầu lưỡi là đủ... ta ăn để lấy cái ngọt vào lòng mà thương mà quý đất quê thơm thảo.
    st.
    Mấy ngày nay, đi qua đường Láng thấy người ta bán nhiều hồng xiêm mà thèm hồng xiêm quá trời
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng là một người ghiền hồng xiêm đây. Hồi trước nhà tôi có một cây hồng xiêm nhỏ, ra có vài quả mà ngày nào tôi cũng ra nắn nắn, bóp bóp xem chín chưa. Ngày đó hồng xiêm hơi bị hiếm, mà xiêm ở Thái Bình thì không ngon, ăn sàn sạn.
    Ngày tôi học cấp hai, anh trai tôi dẫn bạn gái về, người sau này là chị dâu của tôi. Chị hỏi tôi thích ăn quả gì, tôi nói: Hồng xiêm. Thế là sáng hôm chị phóng chiếc xe đạp cà tàng đi chợ và xách về một bịch hồng xiêm, ăn cả ngày không hết. (Làm em thích thế đấy ). Tôi nhớ cứ tý tý lại chạy vào cót thóc (hồi đó cái gì mẹ cũng để vào cót thóc) để mang rá hồng xiêm ra, ngó một tẹo, đếm một tẹo, rồi lại để vào. Trái hồng xiêm dù hơi cát nhưng ngọt lịm và thơm. Tôi nhớ mãi cái mùi ấy đến bây giờ, bởi cảm nhận đầu tiên bao giờ cũng để lại ấn tượng đậm sâu trong chúng ta. Sau này, ăn trái xiêm Xuân Đỉnh dù có ngon hơn, tôi vẫn nhớ mùi vị những trái xiêm thủa nào.
    Nhưng đó là lần duy nhất chị mua cho tôi, sau này, khi đã lấy anh tôi, hình như bận bịu quá nên chị đã quên ý thích của tôi.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 20/04/2004
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng là một người ghiền hồng xiêm đây. Hồi trước nhà tôi có một cây hồng xiêm nhỏ, ra có vài quả mà ngày nào tôi cũng ra nắn nắn, bóp bóp xem chín chưa. Ngày đó hồng xiêm hơi bị hiếm, mà xiêm ở Thái Bình thì không ngon, ăn sàn sạn.
    Ngày tôi học cấp hai, anh trai tôi dẫn bạn gái về, người sau này là chị dâu của tôi. Chị hỏi tôi thích ăn quả gì, tôi nói: Hồng xiêm. Thế là sáng hôm chị phóng chiếc xe đạp cà tàng đi chợ và xách về một bịch hồng xiêm, ăn cả ngày không hết. (Làm em thích thế đấy ). Tôi nhớ cứ tý tý lại chạy vào cót thóc (hồi đó cái gì mẹ cũng để vào cót thóc) để mang rá hồng xiêm ra, ngó một tẹo, đếm một tẹo, rồi lại để vào. Trái hồng xiêm dù hơi cát nhưng ngọt lịm và thơm. Tôi nhớ mãi cái mùi ấy đến bây giờ, bởi cảm nhận đầu tiên bao giờ cũng để lại ấn tượng đậm sâu trong chúng ta. Sau này, ăn trái xiêm Xuân Đỉnh dù có ngon hơn, tôi vẫn nhớ mùi vị những trái xiêm thủa nào.
    Nhưng đó là lần duy nhất chị mua cho tôi, sau này, khi đã lấy anh tôi, hình như bận bịu quá nên chị đã quên ý thích của tôi.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 20/04/2004
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Hôm nghỉ lễ 30/4 về quê đi Đồng Châu cùng nhóm bạn. Cả bọn men theo lối Thái Hồng sang Tiền Hải qua một con sông. Lần trước phải đi đò, lần này người ta đã xây cầu mới nên cứ thế thẳng tiến vù vù. "Xe ôm" của tôi nhận xét rằng cầu xây đến là xấu, vạch ngăn cách với người đi bộ lại sơn đen trông phát ớn. Thôi thì có cầu đi là tốt lắm rồi, gấp chán vạn lần đi đò.
    Xe nọ chờ xe kia mà cũng mất gần 1 giờ đồng hồ mới sang đến đất Tiền Hải. Tiền Hải bụi và bụi. Tôi mới chỉ qua nơi đây một lần, mấy năm về trước, hồi đó không khí trong lành hơn bây giờ nhiều. Đường sá đang làm lại nên đã bụi càng bụi. Thị trấn Tiền Hải sầm uất nhưng tôi thấy không đẹp bằng Diêm Điền bên Thái Thuỵ. Diêm Điền trong lành hơn, và đường sá cũng rộng rãi và thông thoáng hơn.
    Cả bọn dừng lại ở nhà máy gạch MIKADO, chờ thằng bạn thân vào "báo cáo" có mặt rồi kéo nhau xuống Đồng Châu. Tôi nhắn tin cho cậu bạn công tác bên Tiền Hải, và thế là đầy đủ, cả bọn thong dong xuống Đồng Châu.
  5. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Hôm nghỉ lễ 30/4 về quê đi Đồng Châu cùng nhóm bạn. Cả bọn men theo lối Thái Hồng sang Tiền Hải qua một con sông. Lần trước phải đi đò, lần này người ta đã xây cầu mới nên cứ thế thẳng tiến vù vù. "Xe ôm" của tôi nhận xét rằng cầu xây đến là xấu, vạch ngăn cách với người đi bộ lại sơn đen trông phát ớn. Thôi thì có cầu đi là tốt lắm rồi, gấp chán vạn lần đi đò.
    Xe nọ chờ xe kia mà cũng mất gần 1 giờ đồng hồ mới sang đến đất Tiền Hải. Tiền Hải bụi và bụi. Tôi mới chỉ qua nơi đây một lần, mấy năm về trước, hồi đó không khí trong lành hơn bây giờ nhiều. Đường sá đang làm lại nên đã bụi càng bụi. Thị trấn Tiền Hải sầm uất nhưng tôi thấy không đẹp bằng Diêm Điền bên Thái Thuỵ. Diêm Điền trong lành hơn, và đường sá cũng rộng rãi và thông thoáng hơn.
    Cả bọn dừng lại ở nhà máy gạch MIKADO, chờ thằng bạn thân vào "báo cáo" có mặt rồi kéo nhau xuống Đồng Châu. Tôi nhắn tin cho cậu bạn công tác bên Tiền Hải, và thế là đầy đủ, cả bọn thong dong xuống Đồng Châu.
  6. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Đồng Châu, khác xa với tưởng tưởng của tôi, là một bãi biển không người và cũng không có những cồn cát trải dài ầm ì sóng vỗ. Rất nhiều những cái chòi lênh khênh mọc lên, tôi hỏi thì được biết đấy là lều trông coi hải sản của người dân. Tôi không biết "hải sản" được nuôi ở đó gồm những con gì, loài gì. Cậu bạn dẫn chúng tôi đến "quán quen" sau khi bỏ qua hàng loạt những lời mời chào... y như ở khu "ẩm thực" Kim Liên vậy. Ngồi trên những chiếc ghế nhựa đỏ, chúng tôi trông ra biển phía xa xa. Phía dưới bãi cát bên trái tôi, một toán thanh niên chơi bóng đá. Cách đó vài thước, vài chị em dân biển đi đào vọp. Họ xới tung cả một khoảng cát. Ở phía trước, vài đôi nam nữ quần xắn quá gối, tay trong tay vừa đi vừa đá ngọn nước đục ngầu. Phía phải, 3 chiếc xe máy đang thi nhau phóng trên cát, chiếc xe có nữ cầm lái xệ bánh xuống, không chạy được, tiếng ga nhấn và nó chạy xềnh xềnh trên cát. Tiếng cười của họ vang xa, tôi nhìn cũng bật cười theo.
    Bọn tôi gọi vọp. Cô bán hàng giải thích cẩn thận là mấy hôm nay vọp đắt 12 ngàn/kg, "có ăn được thì để chị luộc". Chúng tôi hỏi các loại khác, chị nói: Cua 3 con/kg giá 60 ngàn/kg. Cua gạch giá 120.000 đồng/kg... Chúng tôi đều lè lưỡi... nhưng rồi cũng gọi 4 cân vọp và 6 chai bia. Bia chưa cạn chai thì vọp đã hết veo rồi "Thêm 2 cân cua nữa, loại 3 con một cân ấy!". Chúng tôi vừa nói chuyện vừa chờ luộc cua. Nhưng cua chưa kịp chín thì bụng tôi... phản đối dữ dội. Và tôi khi cua được mang lên cho chúng tôi, nhìn thèm quá tôi cũng gặm gặm cái càng cứng ngắc. Cậu bạn giải thích rằng cua gạch ăn ngon hơn nhiều, còn cái thứ cua này vừa nhỏ vừa óp. Nó bóc nửa con đưa cho tôi, toàn cát là cát nên tôi tiện cốc bia uống dở rót tí một rửa cho sạch... rồi cũng nhấm nháp một tý. Và kết quả cho cái tính tham ăn của tôi là cái bụng tôi càng ngày càng đau dữ...
  7. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Đồng Châu, khác xa với tưởng tưởng của tôi, là một bãi biển không người và cũng không có những cồn cát trải dài ầm ì sóng vỗ. Rất nhiều những cái chòi lênh khênh mọc lên, tôi hỏi thì được biết đấy là lều trông coi hải sản của người dân. Tôi không biết "hải sản" được nuôi ở đó gồm những con gì, loài gì. Cậu bạn dẫn chúng tôi đến "quán quen" sau khi bỏ qua hàng loạt những lời mời chào... y như ở khu "ẩm thực" Kim Liên vậy. Ngồi trên những chiếc ghế nhựa đỏ, chúng tôi trông ra biển phía xa xa. Phía dưới bãi cát bên trái tôi, một toán thanh niên chơi bóng đá. Cách đó vài thước, vài chị em dân biển đi đào vọp. Họ xới tung cả một khoảng cát. Ở phía trước, vài đôi nam nữ quần xắn quá gối, tay trong tay vừa đi vừa đá ngọn nước đục ngầu. Phía phải, 3 chiếc xe máy đang thi nhau phóng trên cát, chiếc xe có nữ cầm lái xệ bánh xuống, không chạy được, tiếng ga nhấn và nó chạy xềnh xềnh trên cát. Tiếng cười của họ vang xa, tôi nhìn cũng bật cười theo.
    Bọn tôi gọi vọp. Cô bán hàng giải thích cẩn thận là mấy hôm nay vọp đắt 12 ngàn/kg, "có ăn được thì để chị luộc". Chúng tôi hỏi các loại khác, chị nói: Cua 3 con/kg giá 60 ngàn/kg. Cua gạch giá 120.000 đồng/kg... Chúng tôi đều lè lưỡi... nhưng rồi cũng gọi 4 cân vọp và 6 chai bia. Bia chưa cạn chai thì vọp đã hết veo rồi "Thêm 2 cân cua nữa, loại 3 con một cân ấy!". Chúng tôi vừa nói chuyện vừa chờ luộc cua. Nhưng cua chưa kịp chín thì bụng tôi... phản đối dữ dội. Và tôi khi cua được mang lên cho chúng tôi, nhìn thèm quá tôi cũng gặm gặm cái càng cứng ngắc. Cậu bạn giải thích rằng cua gạch ăn ngon hơn nhiều, còn cái thứ cua này vừa nhỏ vừa óp. Nó bóc nửa con đưa cho tôi, toàn cát là cát nên tôi tiện cốc bia uống dở rót tí một rửa cho sạch... rồi cũng nhấm nháp một tý. Và kết quả cho cái tính tham ăn của tôi là cái bụng tôi càng ngày càng đau dữ...
  8. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Đây đã thuộc tài sản của box Thái Bình rồi.Mong 2 Mod còn lại dán nó lên như nó đã từng ở đó.
  9. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Đây đã thuộc tài sản của box Thái Bình rồi.Mong 2 Mod còn lại dán nó lên như nó đã từng ở đó.
  10. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Vụ này chắc chỉ có CNN mới tự nhiên bưng nó xuống thôi. Đả đảo CNN, đả đảo ... (hê hê, lâu lắm không thấy dân tình dùng từ này, hình như nó chỉ có dưới thời trước 75, dân tình ta meeting biểu tình hình như cũng cố gắng né từ này).

Chia sẻ trang này