1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mythaibinh

    mythaibinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Thái bình quê ta nhiều người giỏi!
  2. TheoWalcott

    TheoWalcott Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chào các pác nhé...... em cũng quê lúa heng, em đang học ở HN
  3. manhkymui

    manhkymui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mới đọc bài của bạn, đọc xong mình thấy nhờ Thái Bình quá.
    Cám ơn bạn về bài viết.
  4. hoagaobensong

    hoagaobensong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Nhớ mùa gặt!
    Sáng sớm, khi mặt trời như lòng đỏ trứng gà mới chỉ nhú nhú lên từ sau lớp sương phủ nhẹ trên cánh đồng, người dân quê tôi bắt đầu ra đồng đi gặt. Quang gánh, liềm, xe thồ cũng tất bật cùng con người chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.
    Tôi yêu nhất quê tôi vào những buổi sớm mai. Cánh đồng vàng trải ra như tấm thảm mượt mà, căng đầy. Hít một hơi thật sâu, cảm thấy như thu được vào trong ***g ngực mình cả đồng nội mênh mang. Ấy là gió mát lành, là sương đọng lá súng tròn xoe trên mặt ao? Nghe đâu đó tiếng chim tíu tít, thật lạ rằng chẳng thể phát hiện ra chúng đậu ở đâu.
    Đường làng phơi đầy rơm. Những con đường rơm thơm một thứ mùi mộc mạc. Những rơm còn xanh sẽ được nắng thu nhuộm cho một màu vàng nhạt ong óng. Tôi thích được ngồi trong bếp cùng bà, thổi cơm gạo mới bằng một thứ rơm còn ngai ngái mùi ruộng, mùi nắng. Cơm được vùi trong tro nóng, chín tới thật dẻo, thật thơm. Sẽ không gì ngon bằng cơm được nấu bằng bếp rạ, dù là bạn dùng loại nồi cơm điện với những tính năng hiện đại nhất, tôi đoan chắc như vậy.
    Ngày mùa. Gợi cho tôi cả một bầu không khí kỉ niệm thời thơ ấu. Bước chân trần trên những khoảnh ruộng đã gặt còn trơ gốc rạ, tóc vàng như râu ngô vì cháy nắng... Là tụi trẻ làng tôi đấy, của những ngày đi mót thóc mỗi mùa lúa chín cách đây chưa xa. Tôi đã bị mẹ đánh không biết bao nhiêu lần vì tội đi nắng giữa trưa. Tôi khoái nhất là lúc cả lũ dốc cái bị thóc của mình, xem đứa nào ?omót? được nhiều hơn.
    Ngày mùa. Được ngồi vắt vẻo trên xe thồ, bố đưa ra ngoài ruộng, hân hoan, hân hoan. Được ăn những con muỗm nướng thơm bùi, mẹ bắt khi gặt lúa, ngon thật là ngon. Được nhảy nhót thoả thích trên những đống rơm trông như những cây nấm khổng lồ, vui ơi là vui. Cũng là lũ chúng tôi đấy, nụ cười trong veo như cơn gió đồng nội mỗi sớm mai. Những kỉ niệm ấy sẽ lưu lại trong trái tim tôi với tất cả sự ấm áp và ngây ngô của một thời bé thơ không bao giờ còn trở lại.
    Tôi thấy quê mình đẹp nhất vào mỗi mùa gặt, trù phú và rộn ràng. Lưỡi liềm đưa nhanh thoăn thoắt trên tay mẹ, tay bà? Thân lúa ngả ra thật sắc, thật gọn. Những hạt lúa tẻ thon dài, những hạt lúa nếp mập mạp. Hạt nào cũng vàng ươm, trĩu xuống đầu bông lúa. Cái hạt ngọc bên trong lớp vỏ thóc, ấy là gió, là mưa, là nắng, là mồ hôi, là tần tảo sớm hôm của những người nông dân cần cù chịu thương chịu khó.
    Trên những khoảnh ruộng đã gặt rồi, rạ được dựng lên thành từng đụn nhỏ, trông như những cây ô hơi xoè mở. Lòng tôi thênh thanh khi bước đi trên những bờ cỏ nhỏ. Chú bò đang mải mê gặm cỏ, nghe bước chân tôi giật mình ngoảnh lên ngơ ngác rồi lại cúi xuống nhấm nháp tiếp những ngọn cỏ xanh non. Một cánh cò trắng bay chấp chới trên nền trời xanh thẳm. Mi đang bay về phương nào? Dòng sông với một vài chiếc vó cất cá vắt mình duyên dáng giữa cánh đồng bao la, tạo nên một hình hoạ vô cùng nên thơ.
    Những giọt mồ hôi lấm tấm rơi, những vất vả, cực nhọc như tan biến đâu hết, chỉ có niềm hân hoan khi thấy hình ảnh những chiếc xe thồ chất đầy lúa về nhà trên bờ ruộng mấp mô. Giọng hò khoẻ khoắn vang lên từ một thửa ruộng xa xa. Sự nhộn nhịp còn kéo dài cho tới tối, thậm chí là tới buổi khuya. Ấy thường là thời gian hoạt động của những chiếc máy tuốt lúa. Tiếng máy nổ rền vang cả làng. Khoa học kĩ thuật phát triển giúp cho người dân quê tôi đỡ vất vả hơn mỗi vụ gặt.
    Sau một ngày mùa vất vả, giây phút mong chờ nhất là được ngồi quây quần bên gia đình, ăn cơm gạo mới dẻo thơm. Những câu chuyện lại tiếp tục, giản dị và ấm cúng. Những ngày mùa vui tiếp nối nhau với nhịp sống đầy sinh lực.(NA - VTĐ)
    ________________
  5. pelonton88

    pelonton88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    ố là la.chào các bác đồng hương.em là thành viên mới.lâu lăm rồi ko được về quê cầm cái cày cái cuốc.chao ôi nhớ ơi là nhớ.không biết ở nha dao này co tin tức ji mới ko?cac bác ở nhà có tin ji mới ko?cho em biết với
  6. tavcsp

    tavcsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Quan tâm nhất là tình hình biển số ôtô xe máy quê ta phát triển ra sao rồi, hồi 12-2007 mình về xe máy đến L4, còn ôtô đang 65xx
    2 tuần trước lên sài gòn gặp một bạn thái bình chạy xe biển 17M8 trên đường ĐBP. Bác nào cập nhật hộ em cái !!
  7. thaibinhpro

    thaibinhpro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2008
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Phải nói rằng bạn connector phải là nhà văn hay nhà báo mới viết hay đến như vậy. Tôi đọc bài của bạn mà cứ bồi hồi nhớ lại những ngày xưa. Chắc bạn lớn lên cùng thời với mình đây.
  8. thaibinhpro

    thaibinhpro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2008
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Bạn connector sinh năm bao nhiêu vậy để mình xưng hô cho tiện.
  9. nghong158

    nghong158 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    "Đã đành rằng đời bao giờ cũng có hai mặt tốt và xấu, không bao giờ có toàn một mặt vậy mà sao ta cứ xót xa cay đắng mãi hở ta!"
    Biết rằng cuộc sống bao giờ cũng có lúc buồn lúc vui vậy mà sao ta cứ mãi buồn vậy.
  10. hoagaobensong

    hoagaobensong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0

    Đỗ đại học, con lên Hà Nội miệt mài đèn sách cũng chỉ về nhà vào dịp hè hoặc Tết; ra trường lại lập nghiệp xa quê. Công việc và những mưu sinh thường nhật đã làm cho con bớt hồn nhiên, đã làm cho con không còn khóc vì nhớ nhà? Nhưng mỗi khi nhìn thấy ai đó hồ hởi chuẩn bị về quê thì tự dưng cái cảm giác cô độc lại ập đến rồi lại chóng vánh qua đi khi phải nghĩ đến tiền nhà, đến một mớ việc đang chờ đợi...
    Mỗi lần về con trở về nhà, bố thường đứng sẵn ở đầu làng ngóng bóng con chật vật len xuống từ chiếc xe khách tốc hành. Bố cũng nghỉ việc sớm hơn thường ngày để trở về nhà cùng mẹ vào bếp. Mẹ thì chuẩn bị biết bao nhiêu là đồ ăn, mua nhiều thứ từ mấy ngày trước. Khi con bước chân qua cánh cổng, cất tiếng gọi mẹ, mẹ vẫn còn mải lúi húi trong bếp đun đun, nấu nấu. Có phải vì lửa ấm trong bếp hay vì niềm vui con về mẹ khuôn mặt mẹ hồng hào hẳn lên, xoá đi cái nước da xám ngoét thường ngày của người ốm? Khói bếp làm cay mắt mẹ hay mẹ mừng vì thấy con về?
    Vẫn đều tay cời lửa, mẹ nói vọng lên nhà: ?oMẹ nấu nước gội đầu rồi đấy, nghỉ ngơi rồi tắm gội con à!?. Lâu lắm rồi, mái tóc con mới được quyện mùi hương của bồ kết, hắc hương, lá nếp, hương nhu, lá bưởi, lá chanh, cỏ mần trầu? Mẹ lại chạy đi pha nước, lấy cái lược dầy ?odùng cái này dỗ gầu lắm, con ơi!?, mẹ dội từng gáo nước thật khéo để nó không tràn vào tai, vào mắt con? Mẹ lại chạy đi lấy khăn tắm ?ođể mẹ kỳ lưng cho!?.
    Khi còn sinh viên, phải tắm chung cả phòng ở ký túc xá trong vòng vài phút giờ nước chảy; khi đi làm, con cũng tắm sao thật nhanh vì nhà tắm khu trọ bẩn thỉu và lúc nào cũng có vài người đứng ngoài chờ... Chỉ khi về nhà mới được tắm thoả thích như thế. Mẹ vừa đưa chiếc khăn tắm nhẹ nhàng trên lưng, dội từng gáo nước mát lạnh, vừa xuýt xoa: ?oGầy quá, toàn xương với cục thôi, tay con gái mà chẳng khác nào cái que? Đợt này, mày ở nhà lâu lâu, mẹ cắt vài thang thuốc sắc cho mà uống?. Thấy con giãy nảy: thôi để khi khác, thứ 2 con phải đi rồi vì họp giao ban cơ quan, không thể ở nhà chơi được. Mẹ lặng thinh?
    Biết con thích ăn ngô non luộc bằng ấm đun nước, mẹ đã luộc và ủ trấu nóng dưới bếp. Con chỉ mới sảng khoái chải mái tóc đẫm mùi nước lá thơm, mẹ đã dúi vào tay con bắp ngô luộc. Mẹ gạn nước ngô vào cái bình để sẵn trên bàn. Bố cười cười vừa ?otố cáo? mẹ vừa ?othông báo? với con: ?oSao mẹ mình mua lắm mía tím giấu ở cót thóc thế??. Cả nhà ai cũng biết con thích món ngô luộc cùng mía tím mà.
    Bữa cơm nào đón con về cũng đầy một mâm thức ăn, toàn những món con thích ăn từ nhỏ. Bố đi khắp làng xin hoa chuối non để làm món nộm; mẹ chọn mua những con tôm cờ tươi ngon của những người đơm sông để kho chua ngọt. Đĩa thịt gà đầy cộm nhưng bố chọn hết những miếng ?omàu nâu? gắp cho con vì con vốn khảnh chỉ kén ăn như thế. Mẹ còn nấu thêm một nồi cơm nếp trắng, để bên mâm một khoanh giò lụa? Tất cả những sự vương giả ấy trong mâm cơm chỉ có vào những ngày con về quê.
    Bố mẹ như càng vui hơn khi nhìn con ăn một cách nhiệt tình như người lâu ngày bị bỏ đói. Có lần, thấy mẹ lặn lội đi lấy từng cái bồng khoai nước để nấu món canh bồng con thích nhất, con bảo: ?oThôi, mẹ đừng bày vẽ nữa, như thế vất vả lắm! Con đi nhiều nơi cũng được ăn nhiều món ngon chứ không khổ như bố mẹ nghĩ đâu!?. Mẹ lại lặng thinh buồn?
    Bây giờ, cuộc sống ở quê cũng khá giả hơn, người ta cũng ít ăn món canh bồng nên để có được nồi canh đó là cả một sự ?ođầu tư? mà chắc hẳn không phải vì đó là món canh con thích nhất thì bố mẹ cũng không bao giờ vất vả như thế. Không giống ở thành phố, cái gì cũng chạy ra chợ; bố mẹ chuẩn bị món canh theo từng ?ocông đoạn? được khai thác từ vườn nhà? Mẹ phân công bố đi hái cho đủ mùi tàu, nắm lá ngổ, nắm tía tô, lá lốt; bóc ba củ tỏi, hai củ hành. Mẹ lội xuống bờ ao ?olần? từng cái bồng, chọn cái nào ngon thì tước sạch vì ?ocái giống này ngứa rách tay!?, ngâm trong nước muối, nước dấm, luộc sơ qua? Tất cả sẵn sàng cho công đoạn chính là nấu canh.
    Mẹ tự tay làm vì nếu sơ sẩy là hỏng ngay. Ngay cả khi quấy, mẹ cũng kiêng như tục lệ không dùng đũa mà phải dùng cái muôi khoắng đều? Vậy mà lần nào về nhà, vào mùa bồng khoai, bố mẹ đều tự tay nấu món canh quê nhà khoái khẩu nhất cho con? Không hẳn chỉ vì câu tục ngữ ?ođể môi trôi cổ? khi ăn món canh này mà bởi mỗi lần cầm một thìa canh lên húp, con cảm nhận được hơn bao giờ hết sự yêu thương, sự chăm sóc của bố mẹ dành cho con? Tình yêu thương ấy quyện lại cứ chảy mãi, chảy mãi trong huyết quản của con.
    Bây giờ, con đang ở xa bố mẹ đến hàng ngàn cây số trong chuyến du học của mình. Con đã béo lên chứ không ?otoàn xương với cục? như mẹ vẫn xót xa vì những đồ ăn nhanh bán sẵn ở cửa hàng, siêu thị. Bơ, sữa, phomát, thịt nướng? những món con không thích nhưng lại giúp con tăng cân. Một chút nắng hanh hao trong mùa đông lạnh giá ở xứ hàn đới làm cho con chùng mình xuống khi tự dưng thèm hương vị món canh bồng. Trong mường tượng của con, hương món canh bồng quyện trong khói bếp trắng xoá lại vang lên tiếng mẹ ?ophân công nhiệm vụ?: ?oBố mình đi hái nắm lá, còn tôi đi lần bồng??! Nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê cứ cuộn trào lên trong con và? bật thành tiếng khóc!!!
    ___________________

Chia sẻ trang này