1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của người con quê lúa!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người,
    Cám ơn các bạn đã quan tâm.
    Tôi đang lên kế hoạch viết một topic riêng cho Chèo, không chung với chủ đề Hồi ức này. Tôi có rất ít thời gian rảnh, chỉ tranh thủ viết vào buổi trưa nên để duy trì một topic có ngọn có ngành thì đòi hỏi phải chuẩn bị thật kỹ, có tư liệu, nếu không nó sẽ... "chết yểu". Mong các bạn chờ đợi thêm một thời gian nữa nhé, chắc chắn sẽ có topic về Chèo, nét văn hoá truyền thống của Thái Bình. Rất mong các bạn ủng hộ Connector, đặc biệt là em, Your Friend ạ! Chị hy vọng em sẽ cùng tham gia với chị nhé!
    Thân mến,
    Connector
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 16:26 ngày 28/07/2002
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Hôm 24/7 vừa qua, khi đi Thanh Hoá ăn cưới đứa bạn ở trọ cùng hồi ĐH, tôi lại có dịp đi tàu. Đây là lần thứ ba tôi đi bằng phương tiện này. Cũng bởi tôi ít đi đây đi đó, chỉ thỉnh thoảng về quê mà Thái Bình thì vẫn chưa có đường sắt.
    Chuyến tàu thống nhất S.9 chở mấy đứa tôi về Thanh Hoá xuất phát từ Ga Hà Nội lúc 7:30 tối, vì Ga tàu gần cơ quan nên tôi không về nhà nữa mà từ chỗ làm tôi đi luôn ra đó. Tôi ngồi ngay cửa sổ, nhìn ra bên ngoài qua một tấm lưới sắt của cửa sổ nhà tàu. Hà Nội lung linh ánh đèn, trên đường, các loại phương tiện giao thông chạy như mắc cửi, đa phần là môtô. Em ơi Hà Nội bụi?, em ơi Hà Nội lụt? Đúng như vậy, giao thông ở Hà Nội luôn là vấn đề cực kỳ nan giải, tắc đường thì như cơm bữa và chỉ một trận mưa cũng lụt ngang đầu gối rồi. Đoàn tàu chạy xịch xình, xịch xình? bỏ lại Hà Nội phía sau cùng với sự ồn ào náo nhiệt của một trung tâm đất nước đang thời kỳ đổi mới.
    Tôi mang theo mấy quả ổi Bo, trái cây đặc sản của Thái Bình mà chị đồng hương cùng làm mang từ quê lên cho hồi chiều. Trải tờ giấy lên bàn, tôi bày ổi ra và nhẹ nhàng gọt lớp vỏ xanh. Ổi Bo trái tròn to, trông lớp vỏ xanh thì tưởng là rắn nhưng ăn thì rất mềm. Vị ổi Bo đượm đà hơn các loại ổi khác. Ngày trước, ổi Bo có lẽ ngon hơn vì bây giờ, giống cây này đã được lai tạo nhiều. Mấy đứa chúng tôi vừa ăn ổi, vừa nói chuyện rôm rả, thật vui.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 18:09 ngày 06/08/2002
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Hôm 24/7 vừa qua, khi đi Thanh Hoá ăn cưới đứa bạn ở trọ cùng hồi ĐH, tôi lại có dịp đi tàu. Đây là lần thứ ba tôi đi bằng phương tiện này. Cũng bởi tôi ít đi đây đi đó, chỉ thỉnh thoảng về quê mà Thái Bình thì vẫn chưa có đường sắt.
    Chuyến tàu thống nhất S.9 chở mấy đứa tôi về Thanh Hoá xuất phát từ Ga Hà Nội lúc 7:30 tối, vì Ga tàu gần cơ quan nên tôi không về nhà nữa mà từ chỗ làm tôi đi luôn ra đó. Tôi ngồi ngay cửa sổ, nhìn ra bên ngoài qua một tấm lưới sắt của cửa sổ nhà tàu. Hà Nội lung linh ánh đèn, trên đường, các loại phương tiện giao thông chạy như mắc cửi, đa phần là môtô. Em ơi Hà Nội bụi???, em ơi Hà Nội lụt??? Đúng như vậy, giao thông ở Hà Nội luôn là vấn đề cực kỳ nan giải, tắc đường thì như cơm bữa và chỉ một trận mưa cũng lụt ngang đầu gối rồi. Đoàn tàu chạy xịch xình, xịch xình??? bỏ lại Hà Nội phía sau cùng với sự ồn ào náo nhiệt của một trung tâm đất nước đang thời kỳ đổi mới.
    Tôi mang theo mấy quả ổi Bo, trái cây đặc sản của Thái Bình mà chị đồng hương cùng làm mang từ quê lên cho hồi chiều. Trải tờ giấy lên bàn, tôi bày ổi ra và nhẹ nhàng gọt lớp vỏ xanh. Ổi Bo trái tròn to, trông lớp vỏ xanh thì tưởng là rắn nhưng ăn thì rất mềm. Vị ổi Bo đượm đà hơn các loại ổi khác. Ngày trước, ổi Bo có lẽ ngon hơn vì bây giờ, giống cây này đã được lai tạo nhiều. Mấy đứa chúng tôi vừa ăn ổi, vừa nói chuyện rôm rả, thật vui.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 18:09 ngày 06/08/2002
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Nhóm tôi có 8 người cả trai và gái chơi thân với nhau. 3 người Thái Bình, 2 Nam Định và 3 Thanh Hoá. Đám cưới mà tôi về dự này là phát khai hoả của cả nhóm. Khi nhận được thiếp mời, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì người tưởng là lấy chồng muộn nhất thì lại sang sông sớm nhất. Mấy đứa tôi đùa nhau rằng cầu cho cô bạn mở hàng mát tay để cả bọn được nhờ.
    Cùng đi với tôi có cô bạn hiện học Cao học ngành Hoá, nàng tên Xuân cũng người Thái Bình. Nếu ai từng học Lê Quý Đôn thì chắc cũng biết danh nàng, vì ngày cấp 3 nàng học rất giỏi, làm lớp trưởng 12 năm liền. Đây là lần đầu tiên Xuân đi tàu nên nàng có vẻ thích thú lắm. Ngồi đối diện với tôi, nàng cũng nhìn ra bên ngoài cửa sổ ngắm cảnh vật bên ngoài. Gió thổi ù ù. Bọn tôi tỳ tay lên cửa sổ ngắm cảnh vật bên ngoài. Rồi đột nhiên, nàng hỏi tôi, cố gắng hét thật to để át tiếng tàu chạy ầm ầm:
    - Này, mày ơi, liệu bao giờ Thái Bình có tàu nhỉ?
    - Để tao gọi điện lên Cục Đường sắt Việt Nam hỏi xem họ có kế hoạch chưa đã nhé! Tôi trêu Xuân
    - Chắc là còn lâu, không có đường sắt quả là thiệt thòi mày nhỉ! Nàng nói
    - Ui chao, có cầu là vui lắm rồi bà ơi! Tôi đùa, nhưng trong lòng cũng gợn lên một nỗi buồn man mác.
    Tàu đỗ ở Ga Nam Định, kẻ xuống thì ít, người lên thì nhiều, ba lô túi xách lỉnh kỉnh. Họ chạy ầm ầm lên tàu khiến tôi ngạc nhiên. Rồi thình lình, tấm lưới sắt chỗ cửa sổ tôi ngồi bị nâng lên, và cứ thế, người ta quẳng đồ đạc từ bên ngoài vào, những người vừa mới lên tàu ở trong toa cứ thế đỡ lấy và xếp vào gác đựng hàng trên nóc tàu. Tôi nhìn qua Xuân, nàng ôm khư khư cái túi của mình như một báu vật. Đi tàu ở VN, nếu không mắt trước mắt sau để ý đồ đạc là y như rằng nó không cánh mà bay. Vì thế, bộ dạng của Xuân lúc đó là điều dễ hiểu song nhìn nàng, tôi không khỏi buồn cười.
    Những túi đồ được đưa qua cửa sổ và chỉ trong chốc lát chúng đã được xếp gọn. Bây giờ là cảnh sụt sùi của kẻ tiễn người đưa. Một thanh niên chừng 19, 20 tuổi đứng ngay trước mặt tôi, nước mắt lăn dài trên gò má nhoài người ra nắm bàn tay rắn chắc của người đàn ông trạc ngoài 50. Người mà anh ta gọi là bố nước mắt rưng rưng dặn dò con:
    - Vào trong đó nhớ giữ gìn sức khoẻ và chịu khó làm. Đến nơi thì gọi điện hoặc viết thư về!
    - Bố yên tâm, không phải lo cho con. Bố nói mẹ gắng giữ gìn sức khoẻ nhé.
    Tiếng còi tàu kéo vang, đoàn tàu lại xình xịch chuyển bánh, những cánh tay xiết chặt từ từ buông ra.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 01/08/2002
  5. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Nhóm tôi có 8 người cả trai và gái chơi thân với nhau. 3 người Thái Bình, 2 Nam Định và 3 Thanh Hoá. Đám cưới mà tôi về dự này là phát khai hoả của cả nhóm. Khi nhận được thiếp mời, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì người tưởng là lấy chồng muộn nhất thì lại sang sông sớm nhất. Mấy đứa tôi đùa nhau rằng cầu cho cô bạn mở hàng mát tay để cả bọn được nhờ.
    Cùng đi với tôi có cô bạn hiện học Cao học ngành Hoá, nàng tên Xuân cũng người Thái Bình. Nếu ai từng học Lê Quý Đôn thì chắc cũng biết danh nàng, vì ngày cấp 3 nàng học rất giỏi, làm lớp trưởng 12 năm liền. Đây là lần đầu tiên Xuân đi tàu nên nàng có vẻ thích thú lắm. Ngồi đối diện với tôi, nàng cũng nhìn ra bên ngoài cửa sổ ngắm cảnh vật bên ngoài. Gió thổi ù ù. Bọn tôi tỳ tay lên cửa sổ ngắm cảnh vật bên ngoài. Rồi đột nhiên, nàng hỏi tôi, cố gắng hét thật to để át tiếng tàu chạy ầm ầm:
    - Này, mày ơi, liệu bao giờ Thái Bình có tàu nhỉ?
    - Để tao gọi điện lên Cục Đường sắt Việt Nam hỏi xem họ có kế hoạch chưa đã nhé! Tôi trêu Xuân
    - Chắc là còn lâu, không có đường sắt quả là thiệt thòi mày nhỉ! Nàng nói
    - Ui chao, có cầu là vui lắm rồi bà ơi! Tôi đùa, nhưng trong lòng cũng gợn lên một nỗi buồn man mác.
    Tàu đỗ ở Ga Nam Định, kẻ xuống thì ít, người lên thì nhiều, ba lô túi xách lỉnh kỉnh. Họ chạy ầm ầm lên tàu khiến tôi ngạc nhiên. Rồi thình lình, tấm lưới sắt chỗ cửa sổ tôi ngồi bị nâng lên, và cứ thế, người ta quẳng đồ đạc từ bên ngoài vào, những người vừa mới lên tàu ở trong toa cứ thế đỡ lấy và xếp vào gác đựng hàng trên nóc tàu. Tôi nhìn qua Xuân, nàng ôm khư khư cái túi của mình như một báu vật. Đi tàu ở VN, nếu không mắt trước mắt sau để ý đồ đạc là y như rằng nó không cánh mà bay. Vì thế, bộ dạng của Xuân lúc đó là điều dễ hiểu song nhìn nàng, tôi không khỏi buồn cười.
    Những túi đồ được đưa qua cửa sổ và chỉ trong chốc lát chúng đã được xếp gọn. Bây giờ là cảnh sụt sùi của kẻ tiễn người đưa. Một thanh niên chừng 19, 20 tuổi đứng ngay trước mặt tôi, nước mắt lăn dài trên gò má nhoài người ra nắm bàn tay rắn chắc của người đàn ông trạc ngoài 50. Người mà anh ta gọi là bố nước mắt rưng rưng dặn dò con:
    - Vào trong đó nhớ giữ gìn sức khoẻ và chịu khó làm. Đến nơi thì gọi điện hoặc viết thư về!
    - Bố yên tâm, không phải lo cho con. Bố nói mẹ gắng giữ gìn sức khoẻ nhé.
    Tiếng còi tàu kéo vang, đoàn tàu lại xình xịch chuyển bánh, những cánh tay xiết chặt từ từ buông ra.
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 01/08/2002
  6. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Cảnh tượng trên khiến tôi liên tưởng đến những lần cha mẹ tôi chia tay các con đi lập nghiệp nơi xa. Lần nào tiễn các anh tôi, mẹ cũng khóc. Tôi chẳng bao giờ thấy bố tôi khóc cả, ông chỉ dặn chúng tôi khi đi xa phải giữ gìn bản thân và đừng đánh mất cái gốc gác của mình. Người ở quê tôi đi làm ăn nơi khác nhiều lắm, hầu như gia đình nào cũng có người thân xa nhà. Âu cũng vì cuộc sống khó khăn cả chứ chẳng ai muốn thế.
    Các anh tôi lập nghiệp nơi xa, họ có gia đình riêng rồi cũng ít về quê hơn. Vì vậy mà chẳng mấy dịp Tết nhà tôi họp mặt đông đủ. Đã mấy Tết rồi chỉ mình tôi về. Ngày còn học ĐH thì thời gian nghỉ Tết rất lâu, còn bây giờ chỉ được về khoảng 5 ngày. Bố mẹ tôi đã già nên hầu như việc chuẩn bị cho ngày đầu năm đều do tôi lo cả. Trang hoàng lại nhà của, sắm sửa, bày mâm quả?.
    Năm nào cũng vậy, tôi đều gói bánh chưng. Nhà tôi có vườn rộng, trồng được cây dong gói bánh. Mẹ tôi lựa những chiếc lá vừa gói, rửa sạch để cho ráo nước rồi cắt lá sao cho vừa khuôn. Bố tôi chọn một đoạn tre bánh tẻ rồi chẻ thành những chiếc lạt mềm dẻo. Gạo nếp ngon được ngâm trước 12 giờ đồng hồ, cho thêm ít muối cho vị bánh đậm đà. Đậu xanh ngâm, đãi sạch vỏ vàng ươm. Thịt thái miếng to bản và ướp hạt tiêu, nếu thích thì cho thêm thảo quả. Tôi thường gói bánh vào sáng 27 hoặc 28 Tết. Nếu muốn chiếc bánh xanh thì phải gói mặt lá vào trong, nêm chặt. Một lớp gạo đến một lớp đậu xanh rồi đến thịt và lại phủ một lớp đậu và cuối cùng là một lượt gạo nữa. Khi gói xong, bánh được đặt vào một chiếc nồi quân dụng to và được đun bằng củi trong vòng khoảng 12 giờ là có thể vớt ra. Sau khi đun khoảng 5-6 tiếng, người ta thường trở bánh cho bánh chín đều. Bao giờ tôi cũng cố gắng chừa lại một ít gạo nếp để gói một chiếc bánh nhỏ, gọi là chiếc út ít cho riêng mình. Khi bánh vớt ra, mẹ tôi ép bánh để có thể để được lâu vì gạo nếp khi nấu lâu sẽ rất mềm. Bánh chưng là một thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết. Tôi nhớ câu thơ nói về ngày Tết rằng:
    Nêu cao, pháo nổ, bánh chưng xanh
    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Tôi không bao giờ có thể quên những giây phút ngồi coi ánh lửa đun bánh bập bùng. Thường là cả bố mẹ và tôi đều ngồi trông bánh, ôn lại chuyện vui buồn đã qua của cả gia đình. Bố mẹ hay kể cho tôi nghe về ông bà nội ngoại, những người đã qua đời khi tôi chưa chào đời, về những cái Tết đáng ghi nhớ của bố mẹ hồi còn trẻ. Ngoài trời thường mưa lâm thâm, gió mùa đông bắc lạnh buốt. Căn bếp nhỏ trở nên ấm áp lạ thường. Những lúc đó mẹ tôi hay khóc khi kể chuyện các con ngày còn nhỏ. Thời gian trôi quá nhanh, bây giờ tóc mẹ tôi đã bạc.
    (Viết tặng Tùng, một người bạn của Connector)
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 16:26 ngày 05/08/2002
  7. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Cảnh tượng trên khiến tôi liên tưởng đến những lần cha mẹ tôi chia tay các con đi lập nghiệp nơi xa. Lần nào tiễn các anh tôi, mẹ cũng khóc. Tôi chẳng bao giờ thấy bố tôi khóc cả, ông chỉ dặn chúng tôi khi đi xa phải giữ gìn bản thân và đừng đánh mất cái gốc gác của mình. Người ở quê tôi đi làm ăn nơi khác nhiều lắm, hầu như gia đình nào cũng có người thân xa nhà. Âu cũng vì cuộc sống khó khăn cả chứ chẳng ai muốn thế.
    Các anh tôi lập nghiệp nơi xa, họ có gia đình riêng rồi cũng ít về quê hơn. Vì vậy mà chẳng mấy dịp Tết nhà tôi họp mặt đông đủ. Đã mấy Tết rồi chỉ mình tôi về. Ngày còn học ĐH thì thời gian nghỉ Tết rất lâu, còn bây giờ chỉ được về khoảng 5 ngày. Bố mẹ tôi đã già nên hầu như việc chuẩn bị cho ngày đầu năm đều do tôi lo cả. Trang hoàng lại nhà của, sắm sửa, bày mâm quả???.
    Năm nào cũng vậy, tôi đều gói bánh chưng. Nhà tôi có vườn rộng, trồng được cây dong gói bánh. Mẹ tôi lựa những chiếc lá vừa gói, rửa sạch để cho ráo nước rồi cắt lá sao cho vừa khuôn. Bố tôi chọn một đoạn tre bánh tẻ rồi chẻ thành những chiếc lạt mềm dẻo. Gạo nếp ngon được ngâm trước 12 giờ đồng hồ, cho thêm ít muối cho vị bánh đậm đà. Đậu xanh ngâm, đãi sạch vỏ vàng ươm. Thịt thái miếng to bản và ướp hạt tiêu, nếu thích thì cho thêm thảo quả. Tôi thường gói bánh vào sáng 27 hoặc 28 Tết. Nếu muốn chiếc bánh xanh thì phải gói mặt lá vào trong, nêm chặt. Một lớp gạo đến một lớp đậu xanh rồi đến thịt và lại phủ một lớp đậu và cuối cùng là một lượt gạo nữa. Khi gói xong, bánh được đặt vào một chiếc nồi quân dụng to và được đun bằng củi trong vòng khoảng 12 giờ là có thể vớt ra. Sau khi đun khoảng 5-6 tiếng, người ta thường trở bánh cho bánh chín đều. Bao giờ tôi cũng cố gắng chừa lại một ít gạo nếp để gói một chiếc bánh nhỏ, gọi là chiếc út ít cho riêng mình. Khi bánh vớt ra, mẹ tôi ép bánh để có thể để được lâu vì gạo nếp khi nấu lâu sẽ rất mềm. Bánh chưng là một thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết. Tôi nhớ câu thơ nói về ngày Tết rằng:
    Nêu cao, pháo nổ, bánh chưng xanh
    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Tôi không bao giờ có thể quên những giây phút ngồi coi ánh lửa đun bánh bập bùng. Thường là cả bố mẹ và tôi đều ngồi trông bánh, ôn lại chuyện vui buồn đã qua của cả gia đình. Bố mẹ hay kể cho tôi nghe về ông bà nội ngoại, những người đã qua đời khi tôi chưa chào đời, về những cái Tết đáng ghi nhớ của bố mẹ hồi còn trẻ. Ngoài trời thường mưa lâm thâm, gió mùa đông bắc lạnh buốt. Căn bếp nhỏ trở nên ấm áp lạ thường. Những lúc đó mẹ tôi hay khóc khi kể chuyện các con ngày còn nhỏ. Thời gian trôi quá nhanh, bây giờ tóc mẹ tôi đã bạc.
    (Viết tặng Tùng, một người bạn của Connector)
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 16:26 ngày 05/08/2002
  8. Thang_Nguyen

    Thang_Nguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    cam on chi van khong quen duoc Thai Binh than yeu cua chung ta, mot vung dat phai noi la rat ngheo, ngheo den noi ma khong mot ai hoc tren HN muon ve ca. dieu do that dang buon song cung phai noi them rang khong the trach bat cu ai trong so chung ta day. ve thai binh lieu chung ta co the song mot cuoc song yen on noi do khong, xin viec thi da kho, vao lam viec con kho hon boi su canh tranh dien ra rat cang thang ngay trong noi bo moi co quan.
    em khong co y kien gi ve bai viet cua chi ca, boi do chinh la nhung hoi uc cua chi ve Thai Binh. em viet ra day chi muon noi len nhung suy nghi cua minh ve que huong chung Thai Binh cua chung ta, noi ma chi hai nam nua thoi se len Thanh pho hang ba, nhung lieu khi len Thanh pho roi thi se co nhung tien bo gi khong, khi ma sinh vien ra truong van khong co viec lam noi que nha. em con la sinh vien nen em rat lo lang trong viec ra truong, du do la viec cua tuong lai .
    chi hay cho em mot loi khuyen voi nhe, du sao thi co nguoi tam su em cung cam thay vui hon rat nhieu
  9. Thang_Nguyen

    Thang_Nguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    cam on chi van khong quen duoc Thai Binh than yeu cua chung ta, mot vung dat phai noi la rat ngheo, ngheo den noi ma khong mot ai hoc tren HN muon ve ca. dieu do that dang buon song cung phai noi them rang khong the trach bat cu ai trong so chung ta day. ve thai binh lieu chung ta co the song mot cuoc song yen on noi do khong, xin viec thi da kho, vao lam viec con kho hon boi su canh tranh dien ra rat cang thang ngay trong noi bo moi co quan.
    em khong co y kien gi ve bai viet cua chi ca, boi do chinh la nhung hoi uc cua chi ve Thai Binh. em viet ra day chi muon noi len nhung suy nghi cua minh ve que huong chung Thai Binh cua chung ta, noi ma chi hai nam nua thoi se len Thanh pho hang ba, nhung lieu khi len Thanh pho roi thi se co nhung tien bo gi khong, khi ma sinh vien ra truong van khong co viec lam noi que nha. em con la sinh vien nen em rat lo lang trong viec ra truong, du do la viec cua tuong lai .
    chi hay cho em mot loi khuyen voi nhe, du sao thi co nguoi tam su em cung cam thay vui hon rat nhieu
  10. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Chào Thang_Nguyen,
    Chị yêu Thái Bình lắm, không chỉ vì chị còn cha mẹ già ở đó để hàng tháng đi về thăm nom. Cho dù có tự lập cuộc sống ở đất đô thành ồn ã suốt ngày này thì chị vẫn luôn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi chị đã sinh ra lớn lên và có cả một tuổi thơ nghèo nhưng đẹp vô cùng.
    Sau khi tốt nghiệp ĐH, chị cũng định về quê, vì các anh chị đều đi xa, không còn ai ở cùng cha mẹ. Tuy nhiên, như em nói, xin việc ở Thái Bình quả chẳng phải là điều dễ dàng. Và trường hợp của chị cũng không ngoại lệ. Ngày chị còn là sinh viên, nỗi lo lắng theo chị từng ngày từng giờ là ăn học song rồi có thể kiếm được việc làm không? Nhưng chị luôn tâm niệm một điều là khi còn được cắp sách tới trường thì hãy học hết khả năng của mình.
    Nếu có gì, cứ liên hệ với chị theo hoangdiep00@yahoo.com, em nhé. Trước khi dừng lời, chị thân tặng em một bài thơ chị rất thích.
    Tự sự (Nguyễn Quang Vũ)
    Dù đục dù trong con sông vẫn chảy
    Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh
    Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
    Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ
    Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
    Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
    Nhưng chồi tự vươn lên tìm ánh sáng
    Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
    Chắc gì ta đã nhận được ra ta!
    Ai trên đời cũng có thể tiến xa
    Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
    Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
    Không chỉ để dành cho một riêng ai.
    Thân mến,
    Connector
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 08:33 ngày 06/08/2002

Chia sẻ trang này