1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của ông ngoại em

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Oshin, 02/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Từ đó, tôi muốn ra đi với ý nguyện thay đổi cuộc đời (cái này cũng do chịu ảnh hưởng văn chương Tự Lực văn đoàn, còn thay đổi thế nào, mình chưa hiểu cách làm).
    Muốn ra thiên hạ phải có nghề kiếm sống. Sau khi suy nghĩ rất lâu, tôi thấy một nghề dễ học, không cần nhiều vốn liếng gì : nghề hớt tóc. Nếu như ba chục năm trước đó làm nghề này khó sống vì hồi đầu thế kỷ 20 nam giới nước ta còn để búi tó củ hành. Theo Nho giáo phong kiến thì mỗi bộ phận cơ thể Trời phú, cha mẹ sinh thành đều phải trân trọng gìn giữ. Nhưng khi phong trào chống thuế nổ ra năm 1908, dân Trung kì đi tiên phong đồng lòng bảo nhau hớt tóc ngắn thì cái búi tó của đàn ông mất dần.
    Tôi học hớt tóc ở anh Lịch, một thợ vùng quê có tay nghề lão luyện dưới con mắt tôi ! Lúc đó, ít kiểu tóc, thanh niên chưa biết ăn chơi mốt này kiểu nọ. Đại khái có kiểu hớt trọc như các nhà sư, kiểu trái đào cho con nít, kiểu carê móng lừa còn gọi vui là kiểu tiền văn minh hậu sư cụ : phía trước chải được vì tóc hơi dài, phía sau hớt bốc rất cao (bây giờ thanh niên gọi là đầu đinh)...Mấy kiểu này dễ học, dễ làm, chỉ cần hớt ra hớt, cạo ra cạo là được. Bọn con nít mình không lấy tiền, tha hồ thực tập. Chỉ mấy tháng việc học nghề đã xong, từ đây có thể từ biệt sư phụ xuống núi , mặc sức tung tẩy hành nghề.
    Tôi còn học thêm nghề may với ông hương Nhì là thợ may giỏi trong làng. Học may khó hơn : học cắt rồi học đạp máy may. Được cái tôi sáng dạ nên nắm kĩ thuật khá nhanh. khi hớt tóc tương đối thành thạo thì tôi cũng nắm được cơ bản cách may áo cánh đàn ông, quần ta, quần xà lỏn...(may quần áo phụ nữ, nhất là áo dài còn phải học nhiều).
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Chim ra ràng bắt đầu rời tổ...
    Tôi và Phan Thơm-em con chú họ- cùng đi kiếm cơm thiên hạ. Mỗi người sắm một bộ đồ nghêf gồm : tông đơ, dao cạo, kéo...đút gọn trong chiếc cặp nhỏ. Chúng tôi tới mấy làng dệt tussor nổi tiếng ở Duy Xuyên như : Mã Châu, Phi Lai, Hà Mặc...hành nghề. Thanh niên ở đây sẵn tiền, cũng thích làm đẹp cho đầu tóc gọn gàng cao ráo, râu ria sạch sẽ nên ngày nào cũng có việc. Đúng là "tay làm, hàm nhai".
    Một lần có hai thanh niên trạc tuổi bọn tôi, lúc hớt tóc thở ra những lời có vẻ khinh thị nghề này. Sau khi nhận tiền công, tôi nói thẳng :
    -Người Pháp có câu : "Không có nghề hèn, chỉ có người hèn hạ..."
    Hai chàng kia nín thít. Đi hớt tóc dạo, tôi tự hào vì không phải ăn bám cha mẹ, sống bằng lao động bản thân, vả lại mình đã lớn, ăn bám mãi sao được ?.
    Hơn một năm trôi đi như thế, tôi hiểu được khá cặn kẽ thung thổ vùng quê mình ra đời và lớn lên, quen biết thêm một số bạn mới. Khi rảnh rỗi, tôi mượn sách báo đọc để mở mang thêm trí óc.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 06/10/2002
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Tuổi trẻ ưa bay nhảy, luôn thích cái mới. Nghe đồn môn phái võ Bình Định nổi tiếng, tôi quyết định chu du một chuyến.
    Với số tiền nhỏ nhoi gom từ trước dằn túi, tôi vào Qui Nhơn. Tìm đến một chủ tiệm hớt tóc, tôi xin làm cho ông ta. Tất nhiên người ta thử tay nghề, thấy anh thợ trẻ măng đạt chuẩn mới nhận. Hớt tóc ở một tiệm tỉnh lị không như làm ở quê mình. Kiểu cách nhiều hơn, khách khó tính hơn, đòi hỏi làm kĩ hơn, đẹp hơn. Tôi học thêm nghề ở ngay ông chủ, chỉ một thời gian ngắn, tay nghề nâng cao rõ rệt. Đắt khách, người chủ trả công phải đạo (nghĩa là không trả rẻ mạt như lúc mới đầu); tôi đủ tiền ăn tiêu và tiền học võ. Ở tỉnh nhỏ hồi đó, dân thường ngủ sớm, dạy sớm; người ta đi hớt tóc ban ngày, chiều ít khách tới, tối đóng cửa sớm. Tôi nói với người chủ chỉ làm ban ngày, chừng 4 giờ chiều, tôi sẽ đi Tuy Phước học võ. Lò võ ở khá xa. Tôi có sức khỏe, nhanh nhẹn, sáng dạ nên nắm các thế võ rất nhanh. Thầy dạy tận tình, một số bạn cùng lò đã truyền thêm cho một số ngón đánh xáp lá cà, đánh tự vệ...để thủ thân, hạ đối phương dễ dàng. Hơn một năm học võ giúp tôi tự tin hơn, có sức khỏe hơn. Sau này lúc tiền khởi nghĩa ở Biên Hòa, tôi tập hợp được hơn một chục anh em ở sở quít trưởng tòa Nghiêm cũng bằng cách dạy võ.
    Năm 1940, quân Nhật vào Lạng Sơn thì tôi nghỉ hớt tóc ở Qui Nhơn, về lại quê hương. Một món tiền kha khá dành dụm được đưa cả cho mẹ tôi làm ăn.
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 do ông đốc phủ Lê Văn Trung và một số công chức vai vế sáng lập ở Nam kì. Đạo này trương danh xưng rất kêu : Đại đạo Tam kì phổ độ (giải thích kiểu nào cũng được, nhưng cách lý giải thông thường : đây là đạo lớn phát triển ở cả ba kì Bắc, Trung, Nam để cứu vớt đồng bào khỏi mọi đau khổ trầm luân ! ). Đạo này thờ các đại diện tôn giáo lớn trên thế giới : Đức Phật, Chúa Jesus; thần-thánh-tiên như : Ngọc hoàng thượng đế, Thái Thượng lão quân...; các thi hào : Victor Hugo, Lí Bạch...
    Xem cách bố trí các pho tượng ở bất kì thánh thất nào, người ta thấy rõ tính đẳng cấp nơi trần thế. Số chóp bu sáng lập có tham vọng muốn biến đạo Cao Đài thành quốc đạo, thay thế các đạo Phật và Thiên Chúa. Sau này, họ âm mưu biến tôn giáo này thành tổ chức chính trị - vũ trang chống phá cách mạng (nhất là ở miền Đông Nam Bộ). Kinh đạo Cao Đài vay mượn khá nhiều của kinh Phật; tín đồ và các chức sắc ăn chay học theo đạo Phật đại thừa. Việc cầu cơ xin thần thánh giáng cơ bút là của bộ phận Hiệp Thiên đài (tương tự ban tuyên huấn của đạo) thực hiện.
    (Giáo sư Trần Văn Giàu phân tích nguyên nhân ra đời của đạo Cao Đài : các phong trào dấu tranh của nông dân Nam Bộ thất bại liên tục gây tâm trạng bi quan trong đông đảo quần chúng khi chưa có Đảng lãnh đạo, tình trạng dân trí thấp kém, ước ao có sự cứu rỗi màu nhiệm...Thực dân Pháp thấy đạo này "vô hại" đối với nhà cầm quyền, ngược lại nó còn ru ngủ quảng đại quần chúng bằng những kinh kệ mơ hồ, rối mù...nên cho phép phát triển).
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Từ đầu những năm 30, đạo Cao Đài lan ra Đà Nẵng, một thánh thất (hay chùa) được xây cất lên. Tôi từ Qui NHơn về, được gặp ba người : thầy thuốc Lương Tam Sách (biệt hiệu Thanh Long), Trần Luyện (nghe nói là con cháu Trần Cao Vân), người bạn cùng học Trần Quang Châu (biệt hiệu Bạch Hổ). Anh Thanh Long là một thâm nho giỏi y lí, làm thơ nôm hoặc chữ Hán đều hay, chuyên ngồi đồng cầu cơ. Một bữa, ông Trần Quí Cáp nhập về, giáng bút như sau :
    TRẦN QUÍ CÁP NGẪU ĐỀ
    Ngộ cảnh đêm nay khó thả ra
    Hỡi ai thấy nước biết thương nhà
    Một là lạo thủy lên cuồn cuộn
    Bảy tỉnh đầy than tiếng chả cha
    Đất Bắc khôn phương ngừa Nhật Bản
    Trời Nam khó nổi ngự Xiêm La
    Non sông thế xu thời vận thế
    Dù trí dù ngu một chữ thà !

    Bài cơ bút này nói chuyện nước lụt bảy tỉnh miền Trung năm ấy dân rất khổ; Nhật vào Tây không ngăn được; Xiêm La xâm lấn phía Nam (lấy của Campuchia và Lào mấy tỉnh); ta bình tĩnh xem thời thế mà hoạt động, không được manh động.
    Anh Thanh Long ngồi cầu cơ, tôi làm điển kí lời phán bảo của thánh thần hoặc danh nhân đất nước.
    Tôi tham gia đạo Cao Đài khoảng giữa năm 1940 xuất phát từ lòng yêu nước và chịu ảnh hưởng tư tưởng bất khuất truyền thống của địa phương. Đọc cơ bút, do hiểu thế nào cũng được, tôi cho đạo này là đúng đắn, có thể cứu nước. Tôi và các anh trong Hiệp Thiên đài, Cửu Trùng đài không phải lo làm lụng kiếm ăn vì được tín đồ góp tiền nuôi dù mức sống đạm bạc.
    Một lần, Đức Trần Hưng Đạo giáng cơ bút chỉ đường cho chúng tôi lập một nông viện, mọi người sẽ làm chung, ăn chung (như kiểu nông trang tập thể của Nga Xô-Viết) ở vùng núi xa xôi hẻo lánh Tí, Sé, Dùi, Chiêng. Ở đó, đất rộng người thưa. Cơ bút Đức Thánh Trần mở đầu bằng hai câu hỏi :
    Sao vạn quốc, liệt cường phú túc ?
    Sao ngũ châu sắp cuộc chiến tranh ?
    Biết lo kinh tế thực hành
    Kém phần đạo đức mà thành thế ư ?
    Đem kỉ sử đọc từ thượng cổ
    Mở địa đầu xem chỗ vạn bang
    Đã sinh ra miếng đất vàng
    Cái mầm tan hiệp, hiệp tan âu đành
    Tạo nên nước, nước thành nước bại
    Đúc ra người, người dại người khôn
    Trách sao lò tạo không công
    Đã sinh giống trắng thì không giống vàng
    Hỡi than ôi ! Nam bang một thẻo
    Bốn nghìn năm kẻ kéo người lôi
    Non sông bồi đắp đắp bồi
    Lập rồi lại xóa, xóa rồi lập lên
    Liếc mắt trông lên nền quốc giới
    Cả tiếng kêu này hỡi đồng bào
    Cớ sao mà tại vì sao
    Dân ta hèn yếu phong trào kéo sai
    Cũng tai mắt mặt mày như kẻ
    Cũng món ăn sinh đẻ như người
    Việt Nam cũng một quãng trời
    Khi người Âu Mĩ, khi người Tây Âu
    ...
    Cũng sống chung trên quả địa cầu
    Người sao dân mạnh nước giàu
    Có tàu xuống bể, có tàu lên mây
    Chế máy móc dựng gầy công nghệ
    Lập thương nông cứu tế quốc phòng
    Nào là điển khí phi công
    Nghe xa muôn dặm đi không đầy giờ
    Dân tộc ta sao khờ sao dại ?
    Nước nhà ta sao bại sao hư ?
    Không nghề nghiệp, không thiên tư
    Văn minh công nghiệp ai chừ khuếch trương ?

    ..................
    Văn thơ cầu cơ có thể kéo dài vô tận tùy hứng, không đi vào trọng tâm, nếu đủ thời giờ kiên nhẫn ghi, tha hồ lí giải dài dòng vòng vo mù mờ. Nhưng hồi đó lớp tuổi chúng tôi thấy nó có vẻ sâu sắc vì trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, mọi viẹc diễn ra chậm chạp, con trâu thủng thẳng đi trước, cái cày theo sau; chúng tôi dư thời giờ, tha hồ ngâm ngợi, tán rộng như Mao Tôn Cương bình tán sau mỗi chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa, đắc ý khi tưởng khám phá ra những chân lý mới mẻ. Nay nghĩ lại mới thấy mấy anh trong Hiệp Thiên đài chịu ảnh hưởng cộng sản kết hợp thời sự chừng mực nào đó nên mới dụ được nhiều người theo đạo.
    Gần đến Cách mạng tháng Tám, những người cầm đầu đạo tôn ông Cường Để làm minh chủ, đi theo Nhật, muốn dựa vào Nhật, tin Nhật cùng giống da vàng thành thật giúp ta lấy lại nền độc lập. Tôi thấy rõ ràng mình mong lấy đạo Cao Đài làm bình phong để góp phần cứu nước là ảo tưởng tai hại; chưa được ánh sáng chân lí của Đảng chiếu rọi nên chẳng khỏi có lúc chệch đường mà vẫn tưởng mình đi đúng hướng kim la bàn, đi đúng hành trình đến bến bờ giải phóng dân tộc.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 15:55 ngày 07/10/2002
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Không biết vì sao mà bài viết vừa rồi của Oshin lại bị xoá? Ai xoá đấy nhỉ?

    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  7. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Hì, đọc thì bài không có gì... Nhưng mà cũng hơi dính đến chính trị tí nhỉ. Hệ thống kiểm duyệt tự động của TTVNOnline đã làm việc. Khi mọi người quen sẽ thấy nó khá lý thú đấy.
    Mai sẽ có bài hướng dẫn các bác ạ
    Chúc các bác vui
    em Oshin ơi, bài của em lại online rồi nhé. Do các bác Mod chưa quen tính năng mới thôi.
    TTVNOnline, Tiến lên!
  8. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Hic, đang chưa biết làm sao thì gặp các bác em mừng quá ! Cám ơn các bác nhé ! Hic, lâu quá mới thấy bác Despi !
    Dưng mà các bác ơi, không hiểu sao cái bài em mới post bên GDĐT nó lại không hiện lên được nhỉ ?

    Một lần vào năm 1942 đến quận Quế Sơn tuyên truyền cho việc lập nông viện (theo cơ bút Đức Trần Hưng Đạo), mấy anh cầm đầu đạo Cao Đài (trong Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài) bị lính bắt. Hôm đó may tôi ngẫu nhiên thoát chết sau khi thuyết trình cho cử tọa nghe.
    Nếu ở lại, chắc không thoát vòng lao lí ! Tôi rủ Trần Luyện-một bạn thân- cùng trốn ra Bắc. Tại sao tôi tìm ra Bắc ? Theo suy nghĩ của tôi khi ấy, đất Bắc là đất học hành, có nhiều phong trào cách mạng, nhiều nhân tài lừng lẫy. Muốn hiểu biết rộng, cần ra Bắc học hỏi một chuyến, kết hợp lánh nạn.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 15:33 ngày 08/10/2002
  9. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Tôi xin mẹ tôi một ít tiền, Luyện cũng dằn lưng một mớ. Tấm thẻ thuế thân nằm trong túi, chúng tôi lên xe lửa ngược hướng Bắc. Chặng dừng chân đầu tiên, hai người xuống ga Huế, tìm đến nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Cụ đã qua đời năm 1940, vì ngưỡng mộ tên tuổi nhà chí sĩ yêu nước, chúng tôi vẫn ghé thăm để mong biết thêm về cụ. Một thanh niên trạc tuổi chúng tôi ra đón tiếp. Anh kể sơ một số chuyện đời hoạt động của cụ. Tôi không thể nào quên một giai thoại đã nghe cách nay hơn nửa thế kỉ :
    Có một anh ăn mày cụt chân đến tìm gặp cụ Phan Bội Châu và nói :
    -Con nghe danh cụ là người yêu nước, con không xin cụ tiền hoặc cơm gạo mà chỉ xin cụ đôi câu đối...
    Cụ viết ngay ra giấy :
    "Chẳng cần nhà, chẳng cần vợ, chẳng cần con, dọc đất ngang trời bảy thước,
    Còn hai tay, còn hai tai, còn hai mắt, tung hoành Nam Bắc một chân
    ".
    Anh thanh niên tặng chúng tôi cuốn Khổng Học Đăng. Ngồi chơi vài giờ, bọn tôi cáo lui. Hôm sau, xe lửa chở hai chàng trai xứ Quảng ra Hà Nội.
  10. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Vừa rồi lúc lật đáy cái tui vải lên, khi lấy trà "Già Lư" uống mới thấy chữ "P" thêu của các bạn gửi cho, cùng với chữ ký của mọi người. Có cả lời nhắn của Ghen nữa "Đừng có bỏ Box LS-VH", Cảm động quá. Tôi không có bỏ, nhưng dạo này thấy các bác tham gia thưa thớt quá. Không biết có chuyện gì đây ?
    Mấy lời vào đầu như thế trước khi bàn loạn một tý. Phải nói là chủ đề này của Oshin công phu . Bái phục. Lúc đầu định không viết vào sợ xấu mất chuỗi bài, nhưng vì đã có mấy bác tham gia trước, nên góp thêm mấy lời.
    Điều tôi muốn nói là đạo cao đài, sự đánh giá về đạo cao đài. Theo tôi sự đánh giá duy nhất theo kiểu xã hội học Mác xít, chỉ là một kiểu đánh giá. Mà nếu chỉ đánh giá nó đơn thuần theo CT/XH thì không đủ, không toàn diện. Con người bình thường có nhiều phần: phần xã hội, phần gia đình, phần tâm linh, ... Nên có đánh giá nó cũng phải từ nhiều phía. Nếu chỉ nói như Bác Trần Văn Giầu thì có lẽ đơn giản quá. Lấy một ví dụ. Tại sao đạo Cao đài thờ "hổ lốn" , cả Tây lẫn ta. Từ Jeane D'Arc đến Victor Hugo, rồi Tôn Trung sơn, không các vị Anh hùng dân tộc VN như hai bà Trưng. Theo tôi thực ra là có ẩn ý. Hãy để ý cái tranh thờ của họ. Tôn trung Sơn (TQ) và Victo Hugo(Pháp) dâng giấy, mài mực cho Nguyễn Bỉnh Khiêm (VN) viết chữ humanité tức là nhân văn. Có lẽ không ai định nghĩa được chữ văn hoá VN rõ ràng, mà lại sắc bén như vậy. Vâng văn hoá VN là một loại văn hoá tổng hợp, nó lấy những yếu tố bên ngoài để làm giầu thêm cho nó, nhưng phải do người VN tự tổng hợp lại mới được. Nếu nhìn như thế thì về Văn hoá, đạo cao đài cũng thú vị đấy chứ

Chia sẻ trang này