1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của ông ngoại em

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Oshin, 02/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Xe chạy tới sông Cầu, tỉnh Phú Yên thì nghỉ lại ban đêm. Anh Hà Huy Giáp biết tôi quen mottj số chức sắc Cao Đài các tỉnh Trung kì, chỉ đạo tôi nhân dịp này gặp, thuyết phục một anh đứng đầu đạo Cao Đài tại đây không nên tranh giành ảnh hưởng với ********* địa phương. Tôi và anh Hà Huy Giáp, Ung Văn Khiêm tìm anh kia. Sau cuộc trò chuyện ngắn, anh ta đồng ý. Lúc ra về, ngang qua cây cầu nhỏ, chúng tôi dừng lại hóng mát. Rất ít người qua lại, dân tỉnh lẻ thường đi ngủ sớm. Anh Hà Huy Giáp nói :
    -Tôi nghe một số đồng chí báo cáo, được biết cậu là thanh niên yêu nước, có trình độ lí luận Mác-Lênin. Vậy cậu có muốn vào Đảng Cộng Sản Đông Dương không ?
    -Tôi rất mong muốn được vào Đảng.

    Tôi thực hoàn toàn bất ngờ về điều anh hỏi nên chỉ phát biểu có thế. Anh nói tiếp :
    -Thay mặt Đảng, tôi công nhận cậu là đảng viên dự bị đảng Cộng Sản Đông Dương...
    Sau đó, anh căn dặn thêm một số điều. Việc tôi được vào Đảng đơn giản như vậy, chẳng có nghi thức qui định như sau này. Lúc đó, tôi chưa hiểu bao nhiêu về lí tưởng cộng sản, chỉ có tấm lòng tràn đầy tinh thần yêu nước. Đây là bước ngoặt lớn của đời tôi.
    Chúng tôi về tới Bảo An thì đã chiều tà. Các anh nóng lòng gặp một số đồng chí Quảng Nam như Lưu Quí Kì, Lê Thị Xuyến, Lê Văn Hiến, Trần Đình Tri...song mẹ tôi bảo các anh cơm nước, nghỉ ngơi thoải mái, có gì để đến ngày mai. Sáng hôm sau, tôi dẫn các anh đi gặp các anh Phan Nhụy-anh ruột Phan Thanh, Phan Thao-con anh Phan Khôi, và mấy anh chị kia. Anh Phan Nhụy nói với mấy anh chị về tôi :
    -Thằng cha này đi bôn ba, là người đáng tin cậy của tụi tôi...
    Tôi được dự nghe mấy anh thảo luận về cuộc cách mạng dân chủ mới Đông Dương, tuy không hiểu bao nhiêu. Các anh họp bàn hai ba ngày rồi bắt xe đò đi tiếp ra Bắc. Tôi quay vào Biên Hòa, tiếp tục công việc đang làm. Chuyến tháp tùng ngắn ngủi bốn năm ngày này rất quan trọng suốt cả đời tôi. Những điều học hỏi được làm tan biến mọi tín điều Cao Đài (trước đây tôi khâm phục là sâu sắc, thâm thúy). Nói theo chữ nghĩa đạo Phật, tôi đốn ngộ. Lúc này ông trưởng tòa Nghiêm hiểu rõ tôi là thanh niên yêu nước, càng giúp đỡ tích cực hơn...
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Vào gần giữa tháng 8-1945, tôi về Điện Bàn vì thấy sắp tổng khởi nghĩa, sắp có sự đổi đời mới mẻ. Tôi muốn tham gia đóng góp chút công sức cho quê hương thân yêu.
    Tôi gặp anh Phan Nhụy và một số anh khác ở địa phương. Các anh cho biết cuộc Tổng khởi nghĩa sắp nổ ra. Anh Phan Nhụy nói :
    -Chú Bảy có võ lại biết tiếng Nhật, chúng tôi phân công chú làm ủy viên quân sự lo giao dịch đối phó với chúng...
    Bữa nhân dân Điện Bàn cướp chính quyền ở phủ, thanh niên hăng hái đi đầu. Theo tôi ước lượng, số người đi biểu tình khoảng hơn ngàn người nam, nữ, già, trẻ. Khí thế quần chúng rất sôi nổi, mọi người qua sông rồi ra đường quốc lộ 1.Bọn Nhật súng ống đầy mình, di trên mấy chiếc xe nhà binh ngăn cản mọi người vào công đường phủ lị. Tôi chưa có dịp trực tiếp đối mặt để vận động lính Nhật không can thiệp vào cuộc biểu tình thì xe nhà binh Nhật đã chạy qua. Cách một quãng không xa, chúng nổ súng thị uy giải tán đoàn biểu tình. Một anh thợ rèn ở Bình Nhai trúng đạn chết ngay tại chỗ. Đoàn người dạt ra. Tôi và một nhóm thanh niên ở lại bàn việc làm lễ truy điệu, mai táng cho anh này. Anh là người đầu tiên hy sinh trong cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở phủ Điện Bàn. Tôi không nhớ rõ ngay hôm đó hay hôm sau, ********* Điện Bàn giành được chính quyền về tay nhân dân . Bộ máy thống trị của phong kiến tay sai và thực dân phát xít bị xóa bỏ. Nhân dân hân hoan chào đón chế độ mới dân chủ cộng hòa.
    Tôi không được phân công tác gì ở địa phương, có lẽ do các anh lãnh đạo chưa tin tưởng ở một người đã đi làm cho Nhật (tuy chỉ là gác điện thoại và thông ngôn), lại từng sốt sắng hoạt động cho đạo Cao Đài. Một số anh em còn hiểu lầm tôi từng đi lính "hay hô" Nhật nữa ! Tôi buồn, quay trở vào Biên Hòa-quê hương mới, sau này gắn bó phần lớn cuộc đời tôi-đúng đầu tháng 9-1945.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 16/10/2002
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    5.
    Tôi lại vào sở quít của trưởng tòa Nghiêm đúng ngày đầu tháng 9-1945. Chính quyền cách mạng Biên Hòa vừa thành lập trước đó mấy ngày. Do anh em giới thiệu, tôi gặp anh Huỳnh Văn Nghệ lần đầu ở một nhà vùng Phú Nhuận. Hai bên chuyện trò tâm đắc, anh đọc một số bài thơ cho tôi nghe. Ngay từ lần đầu tiên này, anh đã chinh phục tôi hoàn toàn vì lí luận chặt chẽ sắc bén, tầm hiểu biết thời thế rất uyên bác, thái độ lịch lãm chân tình...
    Tôi bận túi bụi vì những cuộc gặp gỡ, trao đổi với nhiều nhóm khác nhau. Số anh em ở trại Tráng sĩ sở quít vẫn giữ nề nếp hoạt động cũ nhưng khí thế hăng hái hơn nhiều.
    Quân Anh-Ấn dưới danh nghĩa Đồng minh đi tước khí giới quân Nhật thua trận đã tạo điều kiện cho quân Pháp núp bóng trở lại Sài Gòn. Tù binh Pháp được thả, thường dân Pháp được trang bị súng ống...tuyên bố của các chính khách Pháp từ mẫu quốc dần dần làm lộ rõ âm mưu thực dân định xâm lược nước ta lần nữa. Sài Gòn trở thành điểm nóng nhất họa Tây xâm. Chúng ngày càng khiêu khích, lấn tới in hệt chuyện ngụ ngôn "con sói và cừu non" (chúng đánh giá quá thấp nhân dân ta, coi chúng ta yếu như con cừu non còn ngậm vú mẹ !) . Đất nước ta trong thế lưỡng đầu thọ địch : miền Bắc thì quân Tưởng muốn diệt cộng cầm Hồ, miền Nam thì thực dân Pháp lăm le chiêm lại trong vòng vài ba tháng.
    Tháng 9-1945 ngắn ngủi nhưng các đồng chí đồng bào ở Biên Hòa đã làm được nhiều việc : lập chính quyền nhân dân từ tỉnh xuống quận, xã; ổn định đời sống nhân dân; giữ gìn trật tự trị an chung; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Các làng xã đều tổ chức dân quân tự vệ trang bị thô sơ, nơi nào có vài ba khẩu súng mút hoặc calíp đã là trang bị tốt lắm.Quận Châu Thành lập đơn vị Quân giải phóng gồm 5 tiểu đội với khoảng 30 súng (lấy của lính bảo an) do đội (trung sĩ) Nghiệp, sau đó là anh Lê Văn Ngọc chỉ huy (hai anh là lính cũ). Lần lượt các quận Long Thành, Xuân Lộc, Tân Uyên đều tổ chức lực lượng vũ trang., mạnh nhất ở Tân Uyên có bộ đội Tám Nghệ (khoảng ba chục) từ Ủy ban kháng chiến miền Đông về nhập với tiểu đội Chín Quì ra đời, tồn tại từ cuộc khởi nghĩa Nam kì (11-1940).
    Ngày 23-9-1945, cuộc Nam bộ kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Sài Gòn. Cũng đúng ngày này, các đồng chí Hà Huy Giáp, Dương Bạch Mai thay mặt Xứ ủy triệu tập hội nghị cán bộ Đảng gồm khoảng bốn mươi người tại nhà hội Bình Trước. Tôi cũng được mời tham dự. Cuộc họp kéo dài suốt ngày đến tận khuya mới kết thúc. Đó là một ngày làm việc căng thẳng vì tiếng súng xâm lược ở Sài Gòn đã chính thức nổ.Rất nhiều nội dung được đem ra thảo luận, phân tích : củng cố UBND tỉnh, xây dựng Mặt trận ********* tỉnh và các đoàn thể cứu quốc, tổ chức trường huấn luyện quân sự chính trị...Cũng trong hội nghị này, tôi được bầu vào tỉnh ủy Biên Hòa lâm thời gồm 11 đồng chí. Anh Trần Công Khanh (thường gọi Sáu Khanh, còn có tên là Nguyễn Thọ Chân, dân Bắc vào Nam hoạt động dưới vỏ bọc là thợ) được cử làm bí thư, anh Hoàng Minh Châu là phó bí thư kiêm chủ tịch UBND tỉnh, tôi là ủy viên thường vụ phụ trách công tác quân sự.
    Ngày 26-9-1945, theo nghị quyết của Hội nghị Bình Trước, trại du kích (nhiều người gọi cho oai là trường quân chính Bình Đa) được mở ở thôn Vĩnh Cửu, xã Tam Hiệp, cách trung tâm tỉnh lị khoảng 6km về phía Đông, từ quốc lộ 15 đi ngang vào vài trăm mét, khá kín đáo.
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Trại đặt ở sở đất nhà ông giáo Hồ Văn Thể-một nhân sĩ yêu nước. Đó là một vườn sầu riêng và cây ăn quả khá rộng, có một căn nhà ngói to. Bãi tập là khu đất trống kề rừng chồi, rừng già, suối Linh chảy ven. Việc nấu nướng có chị em phụ nữ cứu quốc Tam Hiệp giúp. Việc nuôi quân khá tốt. Chúng tôi ăn uống như nhau không phân biệt giữa cán bộ chỉ huy với chiến sĩ (gọi là ăn đại táo : bếp lớn). Truyền thống dân chủ này tồn tại và phát triển, đến nay trong mọi cuộc liên hoan của cơ quan, đơn vị vẫn giữ được sự bình đẳng trong ăn uống; khác xa xưa kia dân đen ở chốn đình trung ngồi mâm dưới kém hơn, chẳng thế các cụ đã có thành ngữ "Bầu dục đâu đến bàn thứ chín".
    Khoảng 70 học viên khóa đầu tiên ở phân tán nhà dân quanh đó. Nguồn gốc anh em học viên đa dạng : một tiểu đội lính Nhật-gọi là Việt Nam mới (?em cũng không hiểu, hổng lẽ mấy người Nhật này về phe mình?)-trong đó có một quan hai thường gọi bằng tên Việt là Hóa Xang và cậu Phúc bắn đại liên rất giỏi ; một số công nhân và tự vệ chiến đấu ở Sài Gòn; thanh niên và công nhân cao su ở Biên Hòa (trong đo có nhóm thanh niên trại Tráng sĩ). 78 súng các loại đủ trang bị, chỉ đạn dược và lựu đạn hơi ít. Phải kể đến công lớn của anh Nguyễn Đình Ưu vận động một viên quan năm Nhật cho 40 khẩu súng tốt cùng một số đạn
    Lúc này bộ đội Nam tiến (do anh Nam Long và Đàm Minh Viễn chỉ huy) đi xe lửa vào Biên Hòa. Chúng tôi có nhiệm vụ tiếp tế cho các đơn vị Nam tiến. Khóa học kéo dài chỉ nửa tháng, kết thúc bằng cuộc đi thực tập trinh sát chiến đấu hai ba ngày ở đầu cầu Bình Lợi bên cạnh chi đội Nam tiến. Sau đó, anh em được phân đi làm nòng cốt cho việc xây dựng lực lượg vũ trang nhiều nơi trong tỉnh và cả Bà Rịa, sẵn sàng bủa lưới chiến tranh nhân dân khi giặc kéo tới, theo dự đoán trước sau gì chúng cũng nống ra Biên Hòa và các tỉnh khác.
    Giữa tháng 10-1945, trại du kích Vĩnh Cửu mở khóa 2 ở Bình Đa với khoảng 40 học viên từ nhiều nơi gửi về. Chúng tôi có thêm một số giảng viên vừa tôt nghiệp trường quân chính Việt Bắc vào bổ sung. Ở Sài Gòn, địch có viện binh từ chính quốc, lần lượt phá vòng vây, đưa quân đánh chiếm các tỉnh miền Đông, tiến ra Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quân Anh-Ấn dưới danh nghĩa Đồng minh tước khí giới và thu gom lính Nhật đã đi đầu mở đường cho quân Pháp chiếm tỉnh lị Biên Hòa ngày 25-10-1945. Theo lệnh cấp trên, chúng ta không lập mặt trận đánh địch như trước.
    Trại du kích vào Bình Đa-An Hảo. Ban lãnh đạo ở nhà ông giáo Tòng, học viên ở phân tán trong nhà dân. Chắc địch được bọn gián điệp báo, đã cho một toán lính Nhật mò vào sở đất nhà thầy giáo Thể, nhưng chúng tôi đã rời khỏi đó mấy bữa rồi. Anh em học xong khóa, tiếp tục được phân đi nhận nhiệm vụ.
    Bộ phận lãnh đạo chúng tôi được tỉnh chỉ đạo, bàn việc chuyển hướng. Cơ sở huấn luyện chính ít lâu sau dời lên sở Tiêu ở Đất Cuốc. Một lớp mở ở Long Thành, một lớp khác mở ở Đồng Lách...Sau khoảng hai tháng, trại du kích Vĩnh Cửu -Bình Đa đào tạo được hơn một trăm cán bộ. Trại là tiền thân của trường quân chính quân khu 7 sau này.
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Quân Pháp chiếm Biên Hòa, tiếp tục thực hiện chiến thuật "vết dầu loang", chia làm ba mũi đánh lên Tân Uyên, ra Xuân Lộc, xuống Long Thành. Nhân dân tỉnh lị tản cư về nông thôn; cuộc tiêu thổ kháng chiến do công nhân, dân quân tự vệ thực hiên ở nhà máy cưa BIF, ga xe lửa, đề pô Dĩ An, các sở cao su...Chúng nống ra đã bị các lực lượng vũ trang ta chặn lại, gây một số tổn thất khiến chúng chùn bước. Song nhìn chung, thế giặc buổi đầu mạnh áp đảo vì chúng có vũ khí tối tân :máy bay, đại bác, xe tăng và binh lính nhà nghề được huấn luyện tốt, chỉ huy chặt chẽ.
    Tỉnh Biên Hòa hồi 1945 rộng lắm, khoảng 11000 kilomet vuông, bao gồm tỉnh Đồng Nai, Bình Phước ngày nay. Trung đoàn bộ binh Pháp thứ 22 (22ème RIC) đóng sở chỉ huy tiểu khu Biên Hòa tại thành kèn. Tiểu khu gồm các chi khu :xuân Lộc, Long Thành, Tân Mai; mỗi chi khu do một tiểu đoàn phụ trách. Có thêm quân tăng viện, địch đóng nhiều đồn bót ở tỉnh lị, các thị trấn, quạn lị, các sở cao su và dọc các trục đường giao thông quan trọng :QL 1, QL 15, QL 20, các tỉnh lộ... Chúng chiếm đất, gom dân, lập lại các ban hội tề xã, tổ chức lính pạctidăng (thân binh)...nhằm ý định lập lại nền cai trị cũ. Chiến khu Đ nằm giữa các chi khu Tân Mai, Phước Hòa, Xuân Lộc, song địa bàn chiến khu rất rộng nên địch nhiều phen muốn tiêu diệt đầu não kháng chiến Biên Hòa đóng ở đây song không tài nào thực hiện nổi.
    Việc Đảng tuyên bố tự giải tán (thực chất là rút lui vào bí mật) tháng 11-1945 gây hoang mang cho một số cán bộ đảng viên ở Biên Hòa lúc đó : anh Trần Công Khanh đi đâu tôi không rõ, một số anh rút ra Bình Thuận hoặc về miền Tây Nam Bộ. Sự kiện này, theo trí nhớ của tôi, bị chìm lỉm trong tình hình nước sôi lửa bỏng hồi đó. Riêng với bản thân tôi, sự kiện này không có tác động gì; là cán bộ phụ trách quân sự của tỉnh, tôi hiểu rõ mình có trách nhiệm cùng các đồng chí lo việc tổ chức đánh địch là chính.
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Trại du kích di chuyển lên Tân Uyên. Chúng tôi đi tới Cây Đào thì gặp tàu của anh Đào Văn Quang, lên tàu về Tân Tịch. Tôi ở nhà má anh Tám Nghệ, từ đó hàng ngày có dịp trao đổi trò hcuyện với người chỉ huy bộ đội Vệ quốc đoàn Biên Hòa mà tôi hằng khâm phục .
    Có lẽ cần dành ít dòng để nói về anh Tám Nghệ. Anh chinh phục được nhiều người do vốn hiểu biết sâu sắc, rộng rãi về nhiều lĩnh vực, lí luận chặt chẽ khó bắt bẻ, lại hết sức tình cảm, đối xử tế nhị với mọi người. Về lĩnh vực quân sự, anh hơn hẳn tôi, song làm việc gì anh đều trao đổi cặn kẽ, tỉ mỉ. Anh có phong thái ung dung bình tĩnh dù địch ở kề bên.Có lần địch càn lên quê anh, chúng đi phía trước không xa, anh và tôi cùng vài chiến sĩ nữa bám sau lưng bọn chúng. Tôi không thể nào quên nhiều buổi, nhà chỉ huy quân sự, cũng là nhà thơ ung dung thanh gươm yên ngựa rong ruổi trên đường công tác với tấm áo choàng bay phấp phới. Anh được nhiều người công nhận là trí dũng song toàn, một nhân vật huyền thoại. Dưới con mắt lãng mạn của lớp thanh niên hồi ấy, anh Tám Nghệ là mẫu điển hình của chàng trai phong độ hào hoa thời li loạn, hiên ngang chống giặc như Chinh phụ ngâm viết...
    Hồi đầu cách mạng, các lực lượng vũ trang Biên Hòa tập hợp đông đảo thanh niên nhưng tổ chức manh mún : bộ đội Lê Văn Ngọc, bộ đội Tám Nghệ và tiểu đội Nguyễn Văn Quì, bộ đội Đinh Quang Ân, bộ đội giải phóng quân Long Thành, bộ đội Hồ Văn Giàu, bộ đội Nguyễn Chức Sắc, trung đội du kích Hồ Hòa, đội thiếu niên xung phong cảm tử của các anh Nguyễn Văn Kí và Hồ Văn Đại...mỗi lực lượng hùng cứ một khu vực, rừng nào cọp ấy. Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa chưa nắm được lực lượng quân sự. Anh Tám Nghệ chân tình trao đổi với tôi :
    -Không đoàn kết được anh em lại thì giống chuyện bó đũa dân gian, bẻ quá dễ, làm gì có sức mạnh đánh địch...
    Tôi hoàn toàn nhất trí quan điểm với anh. Tôi chưa có dịp trao đổi với từng đồng chí chỉ huy các lực lượng nói trên, song tôi doán các anh đó phải phục đến cỡ nào thì mấy tháng sau công cuộc tập hợp lực lượng vũ trang tỉnh Biên Hòa dưới ngọn cờ Tám Nghệ mới diễn ra tốt đẹp.
    Sau này, anh một mình xuống Rừng Sác mời Lê Văn Viễn về Đồng Tháp Mười nhận chức khu trưởng khu 7, bọn ********* Bình Xuyên không dám đụng đến anh. Người ta ví anh vào tận hang cọp mà ra về an toàn, đó là hành động đởm lược phi thường !
  7. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    To Oshin, đúng là có một chuyện nhỏ, những cũng thú vị đó là chuyện những "Người Việt Nam mới". Gọi thế là để phân biệt với người VN thứ thiệt như ta. Họ đến từ nhiều phía.
    1- Một số người lính, sĩ quan Nhật, sau khi Nhật bại trận không muốn trở về quê hương, ở lại tham gia kháng chiến VN. Không chỉ riêng ở Nam bộ đâu. Ở ngoài Bắc cũng có. Họ cùng với những người VN học ở trường quân sự Hoàng Phố (TQ) là những giảng viên đầu tiên của trường lục quân VN. (Ở đâu cũng vậy, phải có kỹ thuật, không chỉ có vấn đề tinh thần).
    2- Những người Pháp tiến bộ (nhiều người là đảng viên đảng cộng sản Pháp), đi lính trong quân đội viễn chinh Pháp ở Vn, rồi đào ngũ sang kháng chiến. Họ thường được sử dụng trong tuyên truyền "định vận".
    3- Những người đi lính Lê dương cho Pháp, gốc nước ngoài như người Đức, Nam tư, do có cảm tình với VN mà theo ta, huặc bị bắt làm tù binh, nhưng tình nguyện ở lại.Họ thường được dùng làm chuyên gia vũ khí.
    Tất cả những người này đều có tên Việt Nam. Ở ngoài Bắc họ còn ở đến tận những năm 1965,1966. Sau đó phần lớn xin hồi cư về quê hương.
    Hồi trước tôi có quen một một cô gái lai ở Pháp là con một công dân VN mới này. Tên cô ta là Tuyết (Sneze tiếng Nam tư), Bố là người Croatia, mẹ người VN. Cô ta kể bố cô ta hồi hương năm 1965, đó là lúc Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc.
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Khi quân Đồng minh đến tước khí giới quân Nhật, có khá nhiều lính Nhật đã chạy sang hàng ngũ *********. Thời ký kháng chiến chống Pháp vẫn còn nhiều người Nhật chiến đấu trong hàng ngũ *********

    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  9. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn bác Phó và anh đã giải thích nhé !
    Cuối tháng 11-1945, anh Tám Nghệ và tôi đi dự hội nghị quân sự Nam Bộ ở An Phú xã (quân Hóc Môn, Gia Định). Anh Nguyễn Bình được Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào phụ trách quân sự Nam Bộ. Hội nghị thảo luận kế hoạch thống nhất quân đội, thống nhất chỉ huy, phân chia khu vực hoạt động vũ trang từng tỉnh.
    Tháng 12-1945, theo chỉ đạo của Trung ương, Nam Bộ chia làm ba khu, tỉnh Biên Hòa nằm trong khu 7. Đồng chí Nguyễn Bình được cử làm khu bộ trưởng, đồng chí Trần Xuân Độ làm chính ủy khu (nhưng anh chỉ đảm nhận thời gian rất ngắn thì xin về Bà Rịa). Lần lượt các chi đội Vệ quốc đoàn miền Đông Nam Bộ thành lập :
    Chi đội 1 : Thủ Dầu Một
    Liên chi 2 và 3 : Bình Xuyên (Dương Văn Dương)
    Chi đội 4 (Huỳnh Văn Trí)
    Chi đội 6 : Gia Định
    Chi đội 7 : Bình Xuyên (Mai Văn Vĩnh)
    Chi đội 9 : Bình Xuyên (Lê Văn Viễn)
    Chi đội 11 : Tây Ninh
    Chi đội 12 : Gia Định
    Chi đội 13 : Công nhân Sài Gòn
    Chi đội 14 : Tân An
    Chi đội 15 : Chợ Lớn
    Chi đội 16 : Bà Rịa
    Chi đội 21 : Bình Xuyên (Nguyễn Văn Tị)
    Chi đội 25 : Bình Xuyên (Nguyễn Văn Hoạnh)...
    Anh Nguyễn Bình chỉ thị một số đơn vị Vệ quốc đoàn : VQĐ Biên Hòa (của Tám Nghệ), VQĐ Châu Thành (của Sáu Ngọc), liên quân Giải phóng quân Hóc Môn-Đức Hòa, liên chi đội 2 và 3 (tôi là phái viên mang thư anh Nguyễn Bình xuống Rừng Sác Long Thành gặp các anh Dương Văn Dương, Dương Văn Hà bàn kế hoạch phối hợp) chuẩn bị tập kích tỉnh lị Biên Hòa .
    Trước đó, bộ phận trinh sát của VQĐ Biên Hòa-trong đó có mấy lính Nhật- tổ quân báo (của Bùi Trọng Nghĩa), một số bộ đội Nguyễn Chức Sắc và bộ đội Lê Thoa đã nhiều lần vào nội ô điều nghiên tình hình địch bố phòng. Sơ đồ các vị trí địch được vẽ tỉ mỉ. Tôi và anh Tám Nghệ quá quen thuộc mọi nẻo đường trong cái tỉnh lị nhỏ xinh này. Anh em trinh sát báo cáo tới đâu, chúng tôi hình dung được ngay thực địa tới đó. Cuối tháng 12-1945, công tác chuẩn bị đã xong xuôi.. Các lực lượng tham gia về đóng ở các nơi áp sát tỉnh lị, theo các hướng : Tân Phong, Hóa An, Bình Đa đúng thời gian qui định.
  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Ngày 1-1-1946 là Tết dương lịch, quân Pháp nghỉ ngơi chè chén thỏa thuê. Việc canh gác của chúng có phần lơi lỏng. Đúng nửa đêm mùng 1 rạng ngày 2-1-1946, dân quân du kích các xã ven : Tân Phong, Tam Hiệp, Bửu Hòa đưa đường, các lực lượng bộ đội ta nổ súng vào các vị trí : thành xăng đá, bót gác cầu Gành, sở hiến binh, nhà ga, nhà máy cưa BIF...Sở chỉ huy đặt ở Dốc Sỏi, anh Tám Nghệ và một só anh khác, trong đó có tôi, ra tận đây.
    Cả tỉnh lị ran tiếng súng lớn nhỏ. Lửa đốt nhà ***g chợ bốc cao soi tỏ mặt người. Địch trong các công sự chống trả quyết liệt. Sau mấy tiếng đồng hồ mặc sức tung hoành ngang dọc như vào chốn không người, bộ đội ta rút lui để bảo toàn lực lượng. Ý nghĩa lớn nhất của trận tập kích này : chúng ta đập tan luận điệu huênh hoang của địch "bình định Nam kì trong vài ba tháng", cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân Biên Hòa nói riêng và cả Nam Bộ nói chung.
    Ta cũng thương vong một số. Không có phương tiện cáng tải thương, các thương binh được đồng đội dìu hoặc cõng về quân y hậu cứ. Tôi còn nhớ, chiến sĩ Bùi Xuân Tảo bị thương gãy tay cố gắng tự chạy bộ về trạm quân y đặt ở đình Tân Nhuận (Tân Uyên). Quân y ta lúc đó thiếu thốn đủ thứ : dụng cụ giải phẫu, thuốc men, bông băng...do đó không thể giữ lại cánh tay của anh. Trạm quân y phải dùng cưa thợ mộc để cưa chỗ xương gãy. Không có thuốc mê, thuốc tê, anh đã hát đi hát lại bài Quốc ca và bài Chiến sĩ Việt Nam trong khi các nhân viên quân y làm phẫu thuật. Không người nào hôm đó chứng kiến không chảy nước mắt vì xúc động. Anh là điển hình đầu tiên của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Biên Hòa đã đi vào sách báo, thơ ca. Tinh thần chịu đựng với nghị lực phi thường của người chiến sĩ Vệ quốc đoàn Biên Hòa đã có tác dụng động viên anh em rất lớn, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ lúc ấy.

Chia sẻ trang này