1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức của ông ngoại em

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Oshin, 02/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Đầu năm 1946, gần Tết Nguyên Đán Bính Tuất, địch tung lực lượng mạnh đủ thủy lực không quân tới bốn ngàn tên càn quét chiến khu Đ nhằm ý đồ tiêu diệt đầu não kháng chiến, xóa sổ "thủ đô kháng chiến miền Đông", bẻ gãy xương sống lực lượng vũ trang chủ lực Biên Hòa đóng tại đây. Dựa địa thế núi rừng hiểm yếu, bộ đội và dân quân du kích vùng căn cứ mưu trí đánh địch ở nhiều hướng, nhiều tầng. Ta thắng lớn. Nhân dân Tân Uyên bị tổn thất không nhỏ về người và của vì đây là lần đầu tiên địch càn, chúng ta chưa có kinh nghiệm đối phó phòng tránh.
    Bộ tư lệnh khu 7 tổ chức hội nghị bàn việc xây dựng căn cứ sau trận càn này vì địch lập chi khu Tân Uyên và chi khu Cây Đào ở hai bờ sông Đồng Nai. Vùng căn cứ của ta chia thành nhiều khu : A, B, C, Đ... Chiến khu Đ lúc đầu nằm ở khu vực xã Lạc An, nơi đặt tổng hành dinh khu 7. Sau này chiến khu Đ được hiểu là cả vùng căn cứ núi rừng Tân Uyên rồi lại mở rộng thêm nữa (tùy giai đoạn lịch sử) cả bờ phải sông Đồng Nai lên giáp đường 13. Một số người bây giờ giải thích : chữ Đ Đỏ, là Đói, là Đau.. đó là tán rộng lúc nhàn đàm, nội dung đều đúng, chứ thoạt đầu đó chỉ là mật danh cho một căn cứ nhỏ thôi.
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Quân Pháp liên tục mở nhiều cuộc càn quét quy mô lớn vào chiến khu Đ và ven sông Đồng Nai. Sau cuộc hội nghị Miễu Bà Cô (16-4-1946) không có kết quả-chúng đưa ra những điều kiện láo xược khó chấp nhận, gần như bắt chúng ta giải giới đầu hàng. Leclerc trực tiếp chỉ huy trận càn chớp nhoáng vào chiến khu Đ ngày 19-4-1946 và trận càn tiếp theo đầu tháng 5. Chiến khu bị tàn phá nặng nề. Địch đóng thêm một loạt đồn bót mới. Nhà Nai, Tân Lợi, Tân Hòa, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An, Rạch Đông, dốc Bà Nghĩa, Cỏng nhà thiếc, Bình Cơ, Bình Mĩ, Cổng nhà xanh...hình thành vòng đai bao vây bóp nghẹt căn cứ địa chiên khu Đ. Cơ quan khu 7 khéo lách, vượt vòng vây chuyển về căn cứ Vườn Thơm (Chợ Lớn) rồi về Đông Thành (Đồng Tháp Mười). Bộ chỉ huy quân sự khu 7 mang bí danh : quân khu Đông Thành.Nhờ thông thạo địa hình, bộ đội Vệ quốc đoàn Biên Hòa cùng mạng lưới dân quân du kích Tân Uyên chặn đánh địch từng bước, gây cho chúng nhiều tổn thất, cuối cùng địch kết thúc cuộc càn mà không đạt được mục tiêu : "diệt bộ máy cơ quan lãnh đạo kháng chiến Biên Hòa, đập tan lực lượng quân sự ********* đóng ở đây".
    Tôi được tham dự hội nghị cù lao Vịt (Bình Hòa) do anh Nguyễn Đức Thuận -bí thư liên tỉnh ủy miền Đông- chủ trì cuối tháng 4-1946. Tỉnh ủy Biên Hòa lâm thời giải thể., tỉnh ủy chính thức được thành lập.. Anh Tám Nghệ được cử làm chủ tịch UBHC kiêm ủy viên quân sự tỉnh.
    Tháng 5-1946, tỉnh ủy Biên Hòa tổ chức hội nghị xóm Đèn (xã Tân Hòa, Tân Uyên) bàn hai việc lớn : thống nhất các lực lượng bộ đội toàn tỉnh và xây dựng chiến khu Đ thành căn cứ địa kháng chiến của tỉnh. Trong thời gian này, các đơn vị vũ trang các nơi liên tục đánh chống càn ở chiên khu Đ và Long Thành.
    Có một sự kiện nhỏ, chính sử coi là chuyện nhỏ, ít nhắc tới. Tháng 5-1946, địch càn chiến khu Đ.Một máy bay khu trục Spitfire (Khạc lửa) trúng đạn súng 12,7 li của Vệ quốc đoàn Biên Hòa ở Lạc An, cố lết về tới cách thị trấn Long Thành 4 km thì rơi. Quan tư tàu bay (thiếu tá) Barbier chết. Du kích Long Thành thu một súng ngắn Côn đui (Colt 12) nộp cho anh Lương Văn Nho (khẩu súng này sau chuyển tặng Viện Bảo tàng quân đội ở Hà Nội). Biên Hòa là địa phương đầu tiên trong cả nước bắn rơi máy bay địch bằng súng bộ binh.
    Tháng 6-1946, chi đội 10 chính thức ra đời do sáp nhập Vệ quốc đoàn Biên Hòa (bộ đội Tám Nghệ và bộ đội Sáu Ngọc) với Vệ quốc đoàn Long Thành. Ban chỉ huy chi đội 10 gồm : Huỳnh Văn Nghệ (chi đội trưởng), Huỳnh Văn Đạo rồi Nguyễn Văn Lung (chi đội phó) và tôi -Phan Đình Công (chính trị viên). Quyết định thành lập chi đội và bổ nhiệm ban chỉ huy do khu ủy và khu bộ khu 7 kí. Chi đội 10 lúc mới thành lập có số quân chừng 800 người với khoảng 180 súng các loại, tương đương một trung đoàn. Chi đội gồm ba đại đội (quân số đại đội tương đương một tiểu đoàn).
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 05:16 ngày 25/10/2002
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Sau khi hội nghị Fontainebleau không đạt kết quả gì, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946 (Modus vivendi) trước ngày Bác xuống tàu về nước. Báo chí thống nhất (tiến bộ) ở Sài Gòn có đăng nội dung bản tạm ước này với cái tên Thỏa hiệp án. Lúc đó địch tạm ngưng hành quân càn quét đánh phá thời gian ngắn, làm như chúng nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết đã kí. Tôi suýt phải trả giá cho sự chủ quan, ngây thơ mất cảnh giác bằng chính mạng sống của mình.
    Nhận được thư anh Nguyễn Bình triệu tập, tôi định đi Đồng Tháp Mười bằng đường công khai hợp pháp. Anh em ta cài trong bộ máy hội tề nội thành đã lấy cho tôi giấy thông hành (létxê pátxê : laissez-passer) với cái tên Đoàn Trần Nghiệp. Bọn gián điệp chui vào nội bộ ta, nắm được tin chuyến đi này của tôi.
    Hôm đó, tôi và một câu liên lạc tên Cửu lên xe đò từ Biên Hòa, bị một toán lính và cảnh sát chừng một trung đội chặn lại ở gần sở chỉ huy chi khu (PC quartier) Thủ Đức. Hành khách xuống xe, trình giấy, chúng túm luôn tôi, chở về bót Catinat.
    Chúng đánh mấy trận, xoáy vào hỏi :
    -Có phải mày là Phan Đình Công, sếp đêta magio (chef d'état-major : tham mưu trưởng) của Nguyễn Bình không ?
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 05:15 ngày 25/10/2002
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    Tôi trả lời :
    -Tôi không phải là Phan Đình Công, tên tôi là Đoàn Trần Nghiệp ghi rõ trên giấy. Nếu các anh không tin giấy tờ do các anh cấp thì tôi không có tên nào khác...
    Chúng giam tôi ở bót Catinat vài hôm, sau đó chuyển về trại Thủ Đức. Một bữa, một xe có mấy tên lính lê dương Pháp và Đức chở tôi đi thủ tiêu. Xe chạy ngang nơi đông người, tôi la lớn :
    -Bọn Tây dã man, nó qua đây bắt người ta công khai ban ngày...
    Tới chỗ vắng, thừa lúc chúng không để ý, tôi nhảy xuống chạy trốn-thực ra cũng chẳng mong thoát. Chúng bắn theo, không trúng, nhưng bắt được tôi. Đem về, chúng nhốt riêng tôi vào một xà lim nhỏ, tiếp tục tra khảo. Nhắm khó thoát mà cũng không muốn tiếp tục chịu đòn đau đớn, tôi xé áo bện thành sợi dài treo lên chiếc thang đặt trong xà lim rồi tròng vào cổ tự tử. Ngộp thở, tôi giãy giụa mạnh theo bản năng sinh tồn, chiếc thang đổ xuống cái rầm. Ba, bốn tên tới gỡ ra, nói:
    -Cứ ở yên đó, mấy bữa nữa coi lại hồ sơ rồi sẽ tha...
    Chúng bảo tôi viết thư cho Nguyễn Bình và Huỳnh Văn Nghệ, đánh đổi tôi bằng một đại đội đủ súng ống : tôi không làm và bảo chúng :
    -Các anh muốn giam tôi thì giam, muốn khai thác cứ khai thác...
    Chiếc xà lim nhốt tôi nhìn thẳng xuống nhà bếp. Mấy anh bồi nói chuyện với nhau tôi nghe được, họ có cảm tình với kháng chiến, thương tô. Tôi biết thêm phía sau bếp có con đường nhỏ dẫn ra bờ sông Sài Gòn. Bữa sáng hôm đó, chúng cho tôi ra sân đi dạo, tắm nắng. không hiểu hôm đó là ngày lễ gì mà bọn lính được ăn nhậu từ sớm. Hai tên lính lê dương Pháp và Đức canh tôi, được hồi lâu đã bỏ lên nhà trên tìm rượu và thức ăn. Chớp thời cơ, tôi chạy ngang mấy anh bồi bếp , nói :
    -Các anh đừng nói gì hết, tôi chạy ngả sau...
    Vượt khỏi trại giam một quãng xa, tôi nghe tiếng súng nổ, rồi tiếng la í ới truy tìm tù trốn. Chúng mang cả chó berger theo. Chạy tới bờ sông, tôi tính bơi qua, nhưng suy tính chắc khó thoát, do đó, tôi chui vào một lùm dừa nước, khe khẽ khoát nước lên mình, rửa cho hết mùi mồ hôi. Bọn lính sục sạo rất dữ, chúng nổ súng vào những nơi ddáng nghi, kêu gọi đầu hàng; chó đánh hơi hừng hực. Tôi nằm im như chết từ trưa đến tối. Sợ chúng gài quân nằm phục, tôi vo viên đất, ném ra một phía, không thấy động tĩnh gì, lại vo viên ném ra phía ngược lại. Rồi tôi đánh liều dời chỗ, nhắm hướng cầu Gò Dưa tiến tới.
    Tôi tìm đường về An Phú xã, đi suốt đêm thì tới. Lúc mờ sáng, có hai anh công an đi ra, tôi kể sơ cho họ nghe, đề nghị giúp đưa về trạm quân y ở đó.Tôi được sơ cứu vì chân đạp phải nhiều gai và gạch đá nên có nhiều vết đứt tứa máu. Rồi tôi gặp nhiều đồng chí quen biết đang ở tại đó sau nửa tháng sa vào tay địch. Anh Nguyễn Bình, anh Tám Nghệ phê bình, nhắc nhở tôi vừa chân tình, vừa sâu sắc làm tôi suốt đời không quên kỉ niệm buồn này.
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Tuy lực lượng vũ trang toàn khu 7 đã có các chi đội bộ đội chủ lực đứng chân ở từng địa bàn quan trọng, song một số chi đội chưa có tổ chức Đảng, hoặc hoạt động chưa thống nhất.- nhất là trong các chi đội Bình Xuyên. Bộ tư lệnh khu 7 giao đồng chí Trần Xuân Độ-lúc này đang ở Bà Rịa-và tôi phối hợp nghiên cứu, thảo đề cương hoạt động của tổ chức Đảng trong bộ đội toàn khu. Chúng tôi viết khá nhanh, thông qua bộ Tư lệnh rồi cùng xuống từng chi đội bàn bạc triển khai.Công việc khá thuận lợi, chỉ mấy tháng chúng tôi đi một vệt từ Tây Ninh qua Thủ Dầu Một, Biên Hòa xuống Bà Rịa, gặp gỡ các ban chỉ huy chi đội. Chi đội 7 do Lê Văn Viễn chỉ huy bị bọn tay chân là gián điệp Pháp cài vào nên đảng viên không thể hoạt động và phát triển tổ chức, chúng thủ tiêu ngay nếu biết ai là cộng sản.
    Tối 19-12-1946 tiếng súng toàn quốc kháng chiến nổ ra ở Hà Nội. Tại tỉnh Biên Hòa, địch bỏ bớt một số đồn bót lẻ ở các vùng không quan trọng, củng cố vững chắc hệ thống công sự cố thủ, tập trung lực lượng ứng chiếm vào tỉnh lị, các thị trấn, sở cao su, các trục đường giao thông huyết mạch...
    Vào dịp giáp Tết Đinh Hợi (1947), ban chỉ huy chi đội 10 mở hội nghị quân sự tới cấp trung đội trưởng. Sau khi so sánh tình hình địch - ta trong phạm vi toàn tỉnh Biên Hòa, hội nghị quyết định chọn quận Xuân Lộc-địch tương đối yếu, nhiều sơ hở-làm địa bàn hoạt động. Tại đây, các đường bộ (QL1, QL20, LTL2), đường sắt đều nằm lọt giữa rừng già. Bộ đội ta có thể tổ chức đánh giao thông, hạn chế việc tiếp tế, chuyển quân của địch từ Sài Gòn ra miền Trung, mặt khác góp phần phối hợp với chiến trường Bắc Bộ.
    Để nghi binh, đánh lạc hướng địch, vào tháng 3 và 4-1947, chi đội phái một bộ phận lực lượng diệt đồn Đất Cuốc, bót Thái Hòa, bót Vĩnh Cửu...Trong khi đó, công tác chuẩn bị chiến trường được tiến hành bí mật, khẩn trương : trinh sát theo dõi chặt chẽ giờ giấc, qui luật xe lửa chạy, cất giấu lương thực thực phẩm, bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy chiến đấu, mở đường hành quân, bố trí trận địa...
    Ngày 19-5-1947, đại đội B (quân số tương đương tiểu đoàn sau này) đánh trân Bảo Chánh. Mìn làm bằng đầu ban 75 li (lắp kíp mới) vừa nổ, đầu máy trật đường ray, đoàn xe ngừng lại, toàn đại đội đồng loạt xung phong diệt bọn lính hộ tống, thu hết vũ khi rồi rút lui an toàn về căn cứ núi Chứa Chan. Anh em rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho trận đánh tiếp
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Đúng lúc này, đồng chí Lê Duẩn trên đường từ miền Bắc về Đồng Tháp Mười, đi ngang đây. Sau khi nghe anh Tám Nghệ báo cáo tình hình, anh Ba đã ở lại để tìm hiểu thêm trình độ chiến đấu của chi đội.
    Đầu tháng 6, chi đội 10 đánh trận Trảng Táo. Quân giới chưa kịp chế tạo mìn, hai đại đội phục kích đã có sáng kiến bí mật tháo các bù loong vài khúc đường ray, cột thừng vào. Xe lửa chạy tới gần, chiến sĩ ta kéo dây cho đường ray bung ra, tàu đang đà lao tới, đầu tàu và khúc toa xe phía trước còn tiếp tục chạy trên tà vẹt thêm một đoạn dài 2km, tới ga Gia Huynh mới dừng lại. Khúc phía sau bị đứt nằm lại có một toa bọc thép. Bộ đội ta vận động theo bìa rừng diệt số lính etcooc (hộ tống)trong toa này, thu nhiều vũ khí đạn dược.
    Trong hội nghị rút kinh nghiệm trận đánh, đồng chí Lê Duẩn biểu dương tinh thần khắc phục khó khăn, mưu trí dũng cảm chiến đấu. Anh cũng nhắc nhở cán bộ các cấp của chi đội quan tâm đầy đủ vấn đề chiến thuật, kĩ thuật, xây dựng lực lượng dân quân du kích, duy trì và phát huy tốt mối quan hệ giữa chi đội với dân quân du kích tại địa bàn đơn vị đứng chân. Anh Lê Thoa tặng đồng chí một khẩu súng ngắn chiến lợi phẩm (do anh Sáu Tân lượm được của sĩ quan địch trên một toa xe). Tối hôm đó, một buổi liên hoan văn nghệ được tổ chức để tiễn anh Ba Duẩn lên đường.
    Tôi được phân công dẫn một trung đội bảo vệ anh đi đường. Có một chuyện đáng nhớ tuy nhỏ : tôi gặp một anh chủ tịch xã người dân tộc gần núi Chứa Chan. Anh này chèo kéo mời đoàn ghé nhà, đánh chén thịt cầy. Rất nể anh ta và cũng muốn làm công tác dân vận nên tôi đồng ý. Sau hơn một tiếng đồng hồ, bưa ăn kết thúc, chúng tôi tiếp tục lên đường. Tôi bị anh Ba phê bình :
    -Cậu là người tự do cá nhân, quá mạo hiểm !
    Trong vài lần gặp sau này, anh còn nhắc lại câu này có ý để tôi không bao giờ mắc khuyết điểm cũ.
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    6.
    Tháng 4-1947, hội nghị cán bộ tỉnh Bà Rịa họp, bầu tỉnh ủy lâm thời Bà Rịa do anh Nguyễn Kế Hoa (cán bộ xứ ủy Nam Bộ cử về) làm bí thư. Một số đồng chí đảng viên cũ được kết nạp lại, trong đó có anh Trần Xuân Độ là cán bộ Đảng từng bị tù Côn Đảo. Anh là người có lập trường kiên định, có trình độ phân tích, tổng hợp giỏi, đề ra cách giải quyết gọn. Anh là người có đạo đức trong sáng mẫu mực, giản dị, đi sâu đi sát nhân dân, không ham chức quyền. Hồi đầu kháng chiến, anh không nhận đứng đầu lãnh đạo kháng chiến tỉnh Bà RỊa mà chỉ làm tư vấn...Từ đó, công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên tỉnh ủy chưa nắm được lực lượng công an và Quốc vệ đội của tỉnh (nên sau này xảy ra một số vụ việc đáng tiếc, trưởng ti công an Huỳnh Công Vinh và chỉ huy trưởng quốc vệ đội Đoàn Hồng Tâm bị bắt oan và bị xử lí về tội cấu kết với Lê Văn Huê và bọn ********* Bình Xuyên lập "chiến khu quốc gia", thực hiện "chiến tranh gián điệp".
    Khoảng đầu tháng 7-1947, bộ Tư lệnh khu 7 quyết định cử tôi đi Bà Rịa làm chính trị viên chi đội 16. Anh Huỳnh Văn Đạo - chi đội trưởng -được điều về khu, nên trong thời gian rất ngắn, tôi kiêm chi đội trưởng. Anh Hứa Văn Yến xuống thay cho anh Đạo thì tôi trở lại cương vị cũ.
    Tháng 5-1948, bộ Tư lệnh khu 7 quyết định sát nhập chi đội 16 và chi đội 7 (Mai Văn Vĩnh chỉ huy) thành trung đoàn 307. Ban chỉ huy gồm : Mai Văn Vĩnh làm trung đoàn trưởng, Hưa Văn Yến là trung đoàn phó, tôi là chính trị viên. Quân số trung đoàn 307 lúc mới thành lập khoảng 700 người, trang bị mạnhtổ chức thành 2 tiểu đoàn 919 và 921 (gồm 4 đại đội 3565, 3566, 3567, 3568).
    Ngay sau đó, tôi được giao chỉ huy đánh đồn Xà Bang nhắm hai mục đích : diệt sinh lực địch và đưa công nhân cùng gia đình họ về vùng độc lập Xuyên-Phước-Cơ. Trong quá trình chuẩn bị, cô nhân viên văn phòng hình như tên Lan (lâu ngày quá, có thể tôi nhớ không chính xác) là người gan dạ, tôi giao nhiệm vụ học bắn súng máy. Cô bắn giỏi, khi bộ đội nổ súng đã ôm súng tiến vào định diệt bộ phận điện đài vô tuyến (TSF) của bót. Song tên quan hai Pháp ngăn được, kịp thời gọi về Xuân Lộc và Sài Gòn. Xe tăng địch nhanh chóng từ Xuân Lộc tới, máy bay cũng đến ném bom trận địa ta. Trận đánh không diễn ra như dự kiến. Bộ đội yểm trợ cho công nhân cao su dùng xe bò, xe ngựa đưa 500 gia đình công nhân về căn cứ Xuyên-Phước-Cơ sinh sống, đồng thời tháo gỡ mang đi nhiều máy móc, nguyên liệu cho binh công xưởng.
    Sau một số trận đánh, vì phấn hứng khi tận mắt chứng kiến nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tỏ ra thật sự dũng cảm, tôi cho tiến hành một đợt kết nạp rộng rãi. Có một trung đội được kết nạp hết. Sau này, quân khu ủy khu 7 phê bình tôi làm ồ ạt, không chọn lựa, thẩm tra kĩ từng trường hợp theo điều lệ Đảng. Đây là sai sót lớn thứ ba của đời tôi ! (Cái sai lớn thứ nhất : truớc Cách mạng 8-1945 ngộ nhận đạo Cao Đài có thể cứu nước; cái sai thứ hai : tin vào thiện chí của Pháp đối với Tạm ước 14-9, đi đường công khai dẫn đến việc bị bắt nửa tháng, may mà chạy thoát).
  8. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Khoảng đầu năm 1949, anh Phạm Hùng dẫn đầu đoàn đại biểu quân dân chính Đảng Nam bộ ra Việt Bắc họp. Tôi nhận được điện của cán bộ Tư lệnh khu 7 cử đích danh (với 5 trung đoàn trưởng) đi cùng đoàn anh Phạm Hùng. Lúc ấy, do anh Trần Xuân Độ làm mai, tôi vừa cưới vợ được ba ngày rồi lên đường ngay.
    Việc lập gia đình những năm tháng ấy vừa dễ vừa khó. Bây giờ nam nữ thanh niên yêu nhau có thể cưới hỏi không chút khó khăn, luật pháp còn bảo vệ và khuyến khích tự do hôn nhân. Hồi ấy, nếu là đảng viên muốn lấy ai , phải được tổ chức đồng ý. May bà xã tôi (tên thật Đặng Thị Lợi, tên hoạt động Đinh Thị Liên) cũng là đảng viên, con liệt sĩ (cha bà là thầy giáo trường làng, yêu nước, ông bị Tây bắn chết); như vậy là hai bên quá môn đăng hộ đối; ông mai lại là người có uy tín lớn.
    Anh Lâm Thái Hòa-tham mưu trưởng đơn vị-làm bài thơ dài tặng chúng tôi, nay chép lại vài khúc làm kỉ niệm :
    Một đêm nay và một đêm mai nữa
    Muốn cùng nàng tận hưởng hết say mơ
    Anh chỉ muốn trong thời gian xa vắng
    Thuyền tình hằng cột chặt bến đò xưa
    Cười lên em ! Cho tiếng cười nức nở
    Vui lên em ! Đừng vui gượng kẻo là
    Chí làm trai dù nặng tình thê tử
    Để mờ bao sự nghiệp của thời qua
    ...
    Uống đi em ! Em hỡi chén quan hà
    Rồi khi ấy chàng ra đi ngạo nghễ
    Nàng tiễn chân nét mặt nở như hoa...

    Tỉnh ủy Bà Rịa chiếu cố tôi đã trên ba mươi mấy tuổi mới lập gia đình nên đặc cách cho phép đem vợ đi cùng. Bả có thể kết hợp ra Bắc học thêm vấn đề gì đó. Đám cưới thật vui, chúng tôi xin ra bãi biển Hồ Tràm (Xuyên Mộc) hưởng tuần trăng mật ba ngày rồi nhập đoàn lên đường luôn.
    Đoạn từ Bà Rịa ra tới Phú Yên, cả đoàn đi bộ. Vừa đi soi đường vừa tránh địch nên không thể đi nhanh. Từ Bắc Phú Yên tới Nam Quảng Nam là vùng tụ do của ta, chúng tôi đi ôtôray có cả toa nằm. Khi ra tới Quảng Nam, tôi đề nghị anh Phạm Hùng cho phép ghé thăm gia đình tản cư vào vùng tự do miền núi Nam Quảng Nam. Tôi gặp lại mẹ, mấy anh chị em gái, cháu..., cho nàng dâu biét họ hàng bên chồng, hai ngày sau lại tiếp tục đuổi theo đoàn. Bà xã tôi có bầu, không thể tiếp tục hành trình ra Việt Bắc, tôi quyết định đẻ bả ở lại, tham gia công tác ở đây (và sau này bả sinh con trai đầu lòng ở viện Dục Anh khu 5).
  9. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Từ Bà Rịa tới Việt Bắc chúng tôi đi mất khoảng ba tháng, nhiều đoạn đường hiểm trở, như các đèo, dốc Ba Rền, U Bò...ở miền Tây Quảng Bình. Đoàn tới căn cứ địa Việt Bắc, được tiếp đón nồng hậu.
    Anh Phạm Hùng-trưởng đoàn-báo cáo với Trung ương và các thành viên Chính phủ về mọi mặt của Nam Bộ một số buổi. Trong buổi làm việc chung đầu tiên, tôi được gặp Bác Hồ. Anh Phạm Hùng giới thiệu từng người với Bác. Bác hỏi tôi :
    -Chú tên gì ?
    -Dạ, cháu là Phan Đình Công.
    -Bây giờ cách mạng thành công rồi, sao chú còn đình công ?
    -Bác hỏi vui.
    -Dạ, chỉ mới cách mạng Việt Nam thành công, cách mạng thế giới còn nặng nề lắm !
    Bác rất vui, thoải mái, dân chủ, quan tâm nhiều đến các đại biểu miền Nam. Mỗi sáng khoảng 5 giờ, Bác đã tập thể dục. Vài lần Bác gọi :
    -Mấy chú quân sự Nam Bộ đâu, ra đánh vôlây với Bác !
    Tôi còn giữ được một số ảnh quý lúc đó, nay đều ố vàng, có tấm đã tặng lại nhà Bảo tàng để trưng bày.
    Tôi tranh thủ theo học một lớp lí luận ngắn hạn ở trường Đảng trung ương (bây giờ là trường Nguyễn Ái Quốc) trong khi anh Phạm Hùng làm việc với Trung ương Đảng và Chính phủ. Đáng lẽ anh báo cáo tình hình quân sự Nam bộ, nhưng anh phân công tôi báo cáo thay, yêu cầu nói kĩ về chiến trường miền Đông. Tôi được dự hội nghị cán bộ quân sự toàn quốc có đủ mặt đại biểu Bắc, Trung, Nam, Lào, Campuchia bàn việc chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Anh Phạm Hùng giao tôi nhiệm vụ ghi chép tỉ mỉ hội nghị này. Trước kia, tôi từng là điển kí (ghi nhanh như điện) của Hiệp Thiên đài đạo Cao Đài ở Quảng Nam nên làm việc này chẳng khó khăn gì. Một cuốn sổ tay dày ghi chép kín, rất tỉ mỉ ý kiến từng người phát biểu tại hội nghị và cả ngoài lề.
    Đoàn đại biểu Nam bộ xong việc về trước, tôi ở lại dự hội nghị Chuyển mạnh sang tổng phản công, chịu trách nhiệm mang bản nghị quyết quân sự về. Có hai cậu bảo vệ đi cùng. Bản nghị quyết này hồi đó phải giữ bí mật kĩ lắm, nay ai cũng có thể tìm đọc ở thư viện (trong cuốn Văn kiện của Đảng về quân sự). Anh Trần Văn Trà gặp tôi, nói :
    -Thôi, cậu cứ giao tài liệu cho mình, không cần phải đi gặp Xứ ủy...
    Anh Trà lấy cuốn sổ tay tôi ghi chép rất tỉ mỉ mọi ý kiến của các chỉ huy chiến trường Bắc bộ, Trung bộ để nghiên cứu.
    Tôi được bộ Tư lệnh quân khu điều lên công tác ở đây khoảng giữa năm 1950. Trong lần ra Việt Bắc họp năm trước, anh Trà học tập cách tổ chức làm việc của đại tướng Võ Nguyên Giáp, lập ban bí thư giúp việc Tư lệnh. Anh phân công tôi phụ trách phó phòng Chính trị bộ Tư lệnh miền Đông, từ đó tôi làm việc ở căn cứ Dương Minh Châu, thỉnh thoảng đi các tỉnh.
  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Tháng 5-1951, Trung ương Cục chia Nam bộ thành hai phân liên khu miền Đông và miền Tây, ranh giới là song Tiền. Các tỉnh đều sát nhập : Biên Hòa và Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Biên; Bà Rịa và Chợ Lớn (? chợ nào nhỉ, chắc không phải Chợ Lớn ở quận 6 bây giờ ?) thành tỉnh Bà Chợ; Gia Định và Tây Ninh thành tỉnh Gia Định Ninh...Cán bộ cấp trên tăng cường cho cấp dưới. Anh Huỳnh Văn Nghệ trước là phó Tư lệnh khu 7 xuống làm tỉnh đội trưởng Thủ Biên. Anh Nguyễn Quang Việt về làm bí thư tỉnh ủy Thủ Biên kiêm chính trị viên tỉnh đội. Tôi được cử làm chính trị viên phó tỉnh đội Thủ Biên rồi có lúc làm bí thư chi bộ chỉ đạo đòan võ trang tuyên truyền hoạt động vùng cao su và vùng đồng bào dân tộc Đông Nam bộ.
    Công tác được hơn một năm, do bệnh viêm xoang trán, đầu luôn luôn đau nhức không làm việc được, lãnh đạo cho tôi xuống miền Tây chữa trị hồi tháng 9-1952. Bác sĩ Thân ở một bệnh viện đóng tại kinh Rau Dừa (U Minh) chữa trị bệnh này rất giỏi. Lúc tôi đi thì miền Đông Nam bộ bị trận bão lụt lịch sử năm Thìn nổi tiếng. Mấy tháng sau lành bệnh tôi về, Thủ Biên đang gặp khó khăn do thiên tai, lại thêm địch đánh mạnh.
    Lại nói về bà xã tôi. Sinh xong cháu Dũng năm 1949, vì con còn quá bé mà đường lại xa, bả không thể về Nam. Hai năm sau, nhân đoàn công tác của anh Trần Xuân Độ từ Việt Bắc về ngang Quảng Nam, bả gửi lại cháu nhờ Viện Dục Anh khu 5 nuôi giùm. Bả tháp tùng đoàn về Nam bộ, đi tìm tôi. Đôi vợ chồng trẻ xa nhau nay gặp lại rất mừng, nhưng bả nhớ con da diết. Bả được bố trí công tác ở hội Phụ nữ phân liên khu miền Đông rồi về tỉnh Bà Chợ.
    Tháng7-1954, hiệp định Genève kí kết, tôi gặp bả, hai người bùi ngùi chia tay. Cuộc sống gia đình riêng của tôi hình như có cái số xa cách, không biết chừng nào mới đoàn tụ đây ! Tuy hai ngón tay giơ lên lúc xuống tàu nhưng tôi hiểu ngày gặp lại chắc còn rất lâu. Ngay Bác Hồ lúc đó cũng khẳng định cuộc đấu tranh thống nhất đất nước sẽ rất lâu dài và gian khổ...
    Em xin kết thúc topic tại đây. Xin cám ơn các bác đã đọc ạ.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 04/11/2002

Chia sẻ trang này