1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[HỒI ỨC] Lang thang đất Lào

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi tottochan81, 05/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xttran23

    xttran23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Ở gần Chaleunxay Hotel cúng có 1 quán cháo (giống cháo bên mình), .. Do vậy, em không nghĩ cái này là cháo.. Chắc chủ quán nghe nhầm mang bác bát bánh canh..
  2. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Ồi, có mỗi cái bát chẳng biết gọi là cháo hay bánh canh mà nhiều bác có ý kiến thế.
    Em thì kệ, muốn gọi là cháo cũng được mà bánh canh cũng được. Quan trọng gì cái tên.
  3. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Mình có topic này dành cho những ai sắp sang Lào và có sở thích tìm hiểu qua về tiếng Lào để giao tiếp những câu đơn giản. Đây là các bài học trong sách Hội thoại Lào Việt - Việt Lào mà mình đọc đến đâu viết ra đến đấy để ghi nhớ. Bạn nào thích thì tham gia đọc sách cùng mình cho vui nhé:

    http://ttvnol.com/forum/f_484/1228535/trang-1.ttvn
  4. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Rời khỏi Patuxay đã 10h sáng. Thôi chết, muộn quá rồi. Mình còn phải trở về trả phòng trước 12h, phải đi 3, 4 nơi trong thành phố nữa và buổi chiều phải đi cả Vườn Phật. Tất tật phải kết thúc trước khi trời tối để còn đi nơi khác. Tôi bắt đầu cuống.
    Kiểu này không thể đi bộ như này mãi được. Từ sáng tôi đã bị mất thời gian vào vụ đợi mưa tạnh, ăn sáng rồi cafe... Gần hết buổi sáng rồi mới đi được mỗi chợ và Patuxay. Tôi nghĩ nhanh 1 phương án: Thuê tuk tuk cho họ chở mình đi 1 vòng xung quanh là nhanh nhất vì họ biết đường rồi.
    Thế là trên đường trở về nhà, tới 1 góc phố có mấy anh tuk tuk đang đứng vêu ế khách, tôi vào nói những nơi muốn đi và hỏi giá. Cuối cùng thoả thuận được một giá khá rẻ: 50.000K cho tất cả: Bắt đầu là đưa tôi quay trở về trả phòng cho yên tâm đã rồi đi Pha Thạt Luông, Sisaket, Wat Xi Mương, Hoprakeo bao gồm cả thời gian đợi.
  5. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Anh lái xe nghe nhầm thế nào, lại đưa tôi đến Pha Thạt Luông trước mà ko đưa tôi về trả phòng. Đang đi giữa đường thấy ngờ ngợ, hỏi lại tôi mới biết nên bảo anh sau khi rời khỏi đây phải đưa ngay tôi về trả phòng rồi mới đi mấy chỗ kia.
    Anh lái xe của tôi trông đô con cứ như vệ sỹ vậy:
    [​IMG]
    Con đường tới Thạt Luông (Tháp Vàng):
    [​IMG]
    10h 30: Đã có mặt ở cổng Thạt Luông. Tôi bảo anh vệ sỹ đợi mình ở đây:
    [​IMG]
  6. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Cổng chào trước mặt:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một hàng bán vải may váy Lào bên trong:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Có lẽ, đến thăm Thạt Luông, chúng ta hãy dành ít phút đọc bài báo này để hiểu qua về nó:
    Chùa Thạt Luông niềm kiêu hãnh của nhân dân Lào
    Chùa Thạt Luông còn gọi là chùa Vàng. Thạt có thể hiểu là hạt hay là ngôi mộ, Thạt dịch ra tiếng Việt còn có nghĩa là Tháp. Luông là lớn, có thể hiểu Thạt Luông là ngôi mộ lớn hay tòa tháp lớn.
    Dù trải qua nhiều biến động trong lịch sử nhưng ở Lào, Phật giáo luôn giữ vị trí quốc giáo và phát triển rực rỡ với hai hình thức phổ biến: Kiến trúc Phật giáo và Lễ hội tôn giáo.
    Để chứng tỏ tấm lòng thành kính với vị vua anh minh người ra đã tạc tượng ông tư thế ngồi thiền ở ngay khu vực trang nghiêm đầu quảng trường có chùa Thạt Luông. Chùa được xây làm hai giai đoạn:
    - Giai đoạn thứ nhất từ thế kỷ thứ 3 do một ông vua Lào là Chăn Thạt Bu Ly lãnh đạo nhân dân Lào xây nên. Thạt Luông là một trong số hiếm những chùa chiền đạo Phật trên thế giới còn giữ được một phần di cốt Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi người nhập Niết Bàn. Các thư tịch cổ của ngôi chùa ghi lại rằng, tại khu vực này, vào năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên, người ta đã xây dựng một ngôi chùa. Lúc đó cái tháp nho nhỏ thôi, không to như bây giờ nhưng tháp làm bằng đá do năm vị sư của Lào đi học đạo ở Ấn Độ khi trở về Lào mang theo một đốt xương sống của Đức Phật, người ta xây tháp nhỏ dựng đốt xương ấy.
    - Giai đoạn hai, vào thế kỷ 16 Thạt Luông là ngôi chùa Tháp nổi tiếng và lớn nhất nước Lào được xây dựng năm 1566. Lúc nàu xây thành Tháp to bây giờ úp lên Tháp nhỏ do ông vua của Lào là Xệt-thả-thi-lạt (1550-1574) là ông tượng đang ngồi thiền ở trước cửa sân chùa. Cùng lúc ấy Thủ đô Viên Chăn cũng được xây dựng mới vì trước đây kinh đô của Lào ở Luăng Pra Băng thế kỷ 16 sau khi đất nước được thống nhất vua của Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) quyết định dời đô từ Luông Pra Băng về Viêng Chăn. Nên hiện nay Thủ đô Viên Chăn có tuổi là 450 còn tháp Thạt Luông có tới hơn hai nghìn năm tuổi rồi.
    - Thạt Luông cũng trải qua nhiều thăng trầm biến cố của lịch sử.
    Thời xưa phong kiến Miến Điện (Mi An Ma), phong kiến Xiêm (Thái Lan), nhất là phong kiến Xiêm đã nhiều lần xâm chiếm Lào đã nhiều lần phá phách nhưng chùa Thạt Luông vẫn đứng đó sừng sững cho đến tận bây giờ. Như một minh chứng cho ý chí quật cường và lòng kiêu hãnh của nhân dân Lào.
    Tọa trên một khu đất cao rộng và bằng phẳng nằm về phía Đông Viên Chăn, tháp được kiến trúc mô phỏng hình bóng đài sen vàng. Khi đạo Phật trở thành quốc đạo và Viên Chăn thành kinh đô mới, cùng với việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, chùa chiền, nhà Vua còn cho tu bổ lại Thạt Luông bằng cách đắp thêm vào ngôi chùa Nam, dài 91 mét, rộng 75 mét, ngọn tháp chính tình từ mặt đất lên đến đỉnh cao 45 mét, chung quanh tháp chính có 30 tháp nhỏ ghi mười lời răn của đức Phật từ bi.
    Mỗi lời răn ấy lại chia thành 3 bậc thứ nhất, thứ nhì, thứ ba. Ví dụ như lời răn nói về con người: con người phải có đạo đức. Nhưng đạo đức ấy phải là người thật trung thành, kiên trì nhẫn nại trong công việc, phải hy sinh vì lợi ích của tập thể? Tất cả các lời răn ấy quy lại thì đúng với lời răn của đức Phật và một phần lớn điều răn cũng rất khớp với giáo dục đạo đức ngày nay.
    Ở Lào có khá nhiều lễ hội. Trong năm, suốt từ tháng 1 đến tháng 12, tháng nào cũng có lễ hội. Trong các lễ hội đó, Bun Thạt Luông (lễ hội Thạt Luông) được nhân dân các bộ tộc Lào và cả nhân dân cùng vùng Đông Bắc của Thái Lan hào hứng chờ đón và tham gia.
    Ngày hội Thạt Luông thường tổ chức vào tháng Chạp Phật lịch, tức là vào khoảng tháng 11 Âm lịch. Ngày lễ chính của hội năm nay vào ngày 24/11 Đinh Hợi tức ngày 2/1/2008. Ngày này không cố định tùy theo lịch hàng năm, giống như Tết Nguyên đán Việt Nam vậy. 3 năm một lần cho lễ hội nhỏ. Dân cũng bày bán hàng hòa bình thường thế thôi còn Lễ hội lớn được tiến hành 5 năm một lần. Lễ hội kéo dài đến 5 ngày. Hội chủ yếu tổ chức vào buổi tối. Ban ngày mọi người vẫn đi làm bình thường nhưng từ chiều tối đêm hội rất đông vui, người đi như nước chảy đến tận 12 giờ đêm hội mới tan.
    Vào mùa hội, hàng nghìn người từ khắp các vùng của đất nước Lào, dân vùng Đông Bắc Thái Lan và khách du lịch hối hat hành hương về Viên Chăn bằng xe đò, xe riêng, bằng thuyền xuôi ngược dòng Mê Công và cả đi bộ để kịp ngày lễ hội, lễ Phật, xem rước, xem múa hát và tham gia các trò vui. Vào những đêm hội này, Quảng trường Thạt Luông trải rộng trong ánh điện lung linh huyền ảo dăng đèn kết hoa trên đài tháp và cả nhiều đường phố Viên Chăn, cảnh náo nức trong đêm trời se lạnh giữa buổi đầu đông. Người đông như nêm, trên tay nhiều người cầm nến, đèn nhỏ tạo nên một thứ ánh sáng tuyệt vời. Trong dịp hội này, chính quyền thường cho mở hội chợ giới thiệu hàng hóa đặc sản của các vùng rừng núi nước Lào. Hội chợ thường được các công ty của các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc tham gia trưng bày và bán những hàng hóa của họ. Ngày cuối cùng của lễ hội được tổ chức long trọng:
    Bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa tất cả các vị sư sãi, các tăng ni phật tử kể cả lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Lào, các đảng phái tôn giáo đến tập trung ở quảng trường Thạp Luông để vớt cơm Phật và dâng vật phẩm, chièu có thi đấu thể thao dân tộc. Đặc biệt buổi tối có lễ rước nến hoa đi quanh chùa 3 vòng cuối cùng đặt ở chân chùa để vái cầu cho Quốc thái dân an, cầu cho mùa màng bội thu. Tháp nến hoa để rước được làm rất cầu kỳ, các ngọn nến được với nhau bằng mật ong thành bông hoa rất đẹp và rất bắt mắt. Không phải ai cũng làm được đài hoa ấy, phải có nguời chuyên làm.
    Đêm cuối lễ hội là hội thi pháo bông tung mầu sặc sỡ chia tay mùa lễ hội Thạt Luông.
    Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử chùa cũng bị thay đổi ít nhiều. Đó là cuộc xâm lăng của nước Thái từ năm 1778 đến năm 1827, kết quả là Viên Chăn bị san bằng, và thái độ hung bạo ?oĐại Thái? của họ đè nặng lên nước Lào từ 1827 đến 1885. Tình thế đó buộc vua Lào ở Viên Chăn phải mấy lần lánh nạn qua Việt Nam tìm sự hỗ trợ giúp của triều đình Huế. Vua Minh Mạng đã cho quân hộ tống Ngài về chiếm lại Viên Chăn, nhưng sau khi quân Việt rút, quân Thái đã tái chiếm Viên Chăn, bắt vua Lào đem về Băng Cốc. Tấm bi kịch đó dẫn tới một hậu quả vô cùng tai hại đối với Phật giáo: Hệ thống chùa chiền đền dài Phật giáo tráng lệ huy hoàng được xây dựng suốt bao thế kỷ, là niềm tự hào của nghệ thuật kiến trúc Lào đã hoàn toàn sụp đổ. Toàn bộ kinh thành Viên Chăn chỉ còn là một đống tro tàn Ngôi chùa bị phá nặng nền nhất vào năm 1828. Năm 1936 ngôi chùa được phục chế như vóc dáng hiện nay. Chùa Thạt Luông cũng kinh qua nhiều kỳ tu bổ sửa chữa. Nhất là sau khi giải phóng 1975, Nhà nước đã chú ý đầu tư tôn tạo nên mới được như bây giờ.
    Theo lịch sử để lại và các cụ cao niên kể rằng: Ngày xưa người ra gắn trên đỉnh tháp cao nhất một viên ngọc bích có ánh sáng muôn mầu tỏa đi bốn phương rất đẹp, nhưng phong kiến Xiêm sang xâm lược, chúng đập phá và lấy đi viên ngọc. Nghĩ là có vàng bạc trong đó chúng còn đục cả vào cái tháp. Trước đây trong tháp có chỗ rộng đủ cho mỗi bên 8 người ngồi được, sau khi phong kiến Xiêm vào phá phách quá, người ra đóng hẳn lại không vào được nữa.
    Viên Chăn ngày nay yên tĩnh và xanh tươi nhưng chùa Thạt Luông luôn là nét đẹp là điểm nhấn tâm linh của nhân dân Lào giữa Thủ đô yêu dấu. Đứng ở bất cứ đâu trên đường phố của Viên Chăn ta vẫn nhìn thấy rõ ngọn tháp vàng rực rỡ vươn lên như lòng tự hào của người dân xứ sở hoa Chăm-pa.
    Lòng của người dân Viên Chăn đối với Thạt Luông luôn luôn tôn lính chốn thiêng liêng này, không chỉ riêng người dân Viên Chăn mà nhân dân cả nước luôn coi đây là trung tâm của Đạo Phật, niềm tâm linh cao cả, niềm kiêu hãnh của người dân các bộ tộc Lào.

    (Sưu tầm)
    Được tottochan81 sửa chữa / chuyển vào 03:06 ngày 21/01/2010
  8. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Vài hình ảnh khác về Thạt Luông:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhà vua Xệt - thả - thi - lạt:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. KeDuDang8x

    KeDuDang8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    1
    Tốt tả hay thiệt mà cũng tìm hiểu văn hoá dân tộc Lào công phu ghê. Tớ ở đó suốt mà chả để ý đến mấy đến điểm này.
    Tớ xác nhận ở Lào đều gọi cháo và bánh canh như Tốt nói đều là khậu piệc, muốn ăn cháo làm như ở HN phải gọi rõ là khậu chạo piệc
  10. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Rời That Luang, điểm đến tiếp theo của tôi là Wat Si Muang (Chùa mẹ).
    Con đường tới Wat Si Muang:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này