1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi và đáp về công nghệ xử lý nước thải và nước cấp

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi steppy, 04/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wetox

    wetox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác, vì là thành viên mới keng nên tớ không biết cách post bài lên box như thế nào. Tớ thì không biết trạm xử lý nước rỉ rác (tớ k biết rích rác có phải là từ khác của rỉ rác - leached hay không) ở Nam Sơn vừa khánh thành là do đơn vị nào thực hiện, nhưng tớ có công nghệ của trạm xử lý nước thải của trung tâm môi trường nước (chổ cô Khánh đó mà) đã làm cách đây 4-5 năm rùi. Nhưng công trình này chỉ chạy được 2 năm thì chết queo do hàm lượng Ca trong nước rác quá cao, làm chết hết toàn bộ vi sinh vật và tắc hết toàn bộ hệ thống đường ống phân phối. Nước thải xử lý có lúc đạt, có lúc không nói chung là 30 ngày vận hành thì có khoảng 6 - 10 ngày là kết quả ra tương đương C.
    Tớ chỉ có một ít ý kiến bổ sung thế thui, nếu có gì không đúng mong các bác giúp cho nhá!
  2. con_ma_kem

    con_ma_kem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Mình đang cần một số tài liệu về xử lý nước thải ( tiếng Anh hay Việt gì cũng được ) , ai có post or send cho mình với , cám ơn rất nhiều !
    email : coi.giang@gmail.com
  3. netfaraday

    netfaraday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử cái link nay xem , hy vọng có cái bạn cần:
    http://web.deu.edu.tr/atiksu/ana52/summary.html
  4. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài bạn LeKhongHuPhat
    Chào các bạn
    Mình đã đọc sơ qua các bài viết của các bậc tiền bối. Các bài viết đều rất hay và chi tiết. Tuy nhiên mình có một góp ý nhỏ. ttvnol ra đời là để giúp đỡ những người mới chập chững bước vào nganh môi trương nói riêng đặc biệt ở VN( theo minh hiểu là như vậy). Vậy tại sao các bâc tiền bối có hiểu biết xâu xa ve nganh không đưa ra một cái khuôn chung nhất, để từ đó hương dẫn những người mới vào (như em chẳng hạn) đưa ra những câu hỏi và trả lời. Em đang rất muốn hiểu thêm về sơ đồ công nghệ xử lý nước sinh hoạt. Mong các tiền bối chỉ cho em công dụng và vị trí, chức năng của tưng bộ phận trong sơ đồ.
    Cuối cùng em xin cảm ơn mọi người vì đã đọc bài của em
  5. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Tớ lập ra topic này để những ai có câu hỏi hoặc những vấn đề gì thắc mắc thì post lên, còn bạn nào biết thì trả lời giúp.
    Nếu chưa có ai trả lời tớ sẽ quay lại với câu hỏi của bạn sau. Để tránh phải viết nhiều quá thành ra bài giảng, bạn có thể hỏi cụ thể hơn một chút đi. VD như cụ thể về từng khôi scông trình một: lắng cát, lắng 1, 2 bể aeroten, bể lọc sinh học, khử trùng vv,..v. Như bạn Ma_kem ấy. Chứ như thể này thì phải trả lời cả quyển sách. Tớ sẽ trả lời bạn Ma_kem sau nêu chưa có ai trả lời. Dạo này bận quá. Mỗi người biết một chút cùng góp vào thảo luận thì rất hay. Chả ai biết hết được mọi thứ.

  6. Need_a_Place

    Need_a_Place Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Chưa ai trả lời.
    Pác Steppy lên tiếng đi.
    Mình đã rửa tai rồi, đang chờ nghe đây.
  7. Colourgirl

    Colourgirl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=131236&ChannelID=3
    Giá mà được thế này thật thì hay biết mấy:
    Sông Tô Lịch sẽ hết hôi?

    Nước sông Tô Lịch bẩn và bốc mùi - Ảnh: N.Hà
    TT - Các tác giả của hoạt chất xử lý nước nhiễm bẩn nói sau mười ngày vừa xử lý hóa chất, vừa thu gom đổ chất cặn lắng thừa ở đáy, dòng Tô Lịch, Hà Nội, sẽ trong hơn; mùi hôi hàng chục năm nay sẽ không còn hơi hướm.
    Chia nhỏ để xử lý
    Thao tác tiến hành ?othau? kênh rạch, làm sạch dòng chảy bị ô nhiễm khá đơn giản. Khi hòa tan chất C1 vào nước, độ pH tăng cao lên 10-14 làm cho các kim loại nặng đang hòa tan sẽ chuyển sang kết tủa. Sau đó, chất C2 hòa vào sẽ chuyển nhanh thành chất keo tụ, làm các chất kết tủa đang lơ lửng lắng xuống, đồng thời sẽ khử lượng C1 còn dư cùng kết lắng.
    Theo kỹ sư Lê Ngọc Khánh (trong nhóm tác giả của sản phẩm hóa chất làm sạch nước kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm), điểm hấp dẫn của đề án này là giá thành rẻ, xử lý hiện trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch ngay lần đầu chỉ mất 8 tỉ đồng.
    GS.TS Trần Duy Quý, viện phó Viện Di truyền nông nghiệp, khẳng định cần có chiến lược đầu tư bài bản, xử lý nước ngay từ đường dẫn ống cống trước khi đổ ra dòng Tô Lịch. Theo đó, từ hàng nghìn cống nhỏ đổ ra Tô Lịch hiện nay sẽ qui hoạch lại khoảng 100 cống lớn, phân bổ theo khu vực dân cư. Trên các cống sẽ lắp hệ thống hòa tan hóa chất, cuối đường cống trước khi chảy ra sông sẽ có hố ga thu gom các chất kết tủa.
    Chị Vũ Diệu Linh, ngõ 325 Nguyễn Khang, Cầu Giấy cho rằng nếu sông Tô Lịch trở nên trong và hết mùi thì người dân quanh khu vực sông không ngại gì việc chung tay chia sẻ với thành phố.

    Ao đục thành trong
    Ngày 4-4, các kỹ sư đã trình diễn khả năng của hóa chất xử lý nước trên một ao trước cổng Viện Khoa học nông nghiệp VN (xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội). Ao dài 100m, rộng 10m, sâu 0,5m ban đầu được xây dựng làm ao cảnh cho viện. Nhưng sáu năm trở lại đây, ao bắt đầu trở thành ?obãi đáp? của toàn bộ lượng chất thải của khu dân cư 810, xã Vĩnh Quỳnh và cả chất thải công nghiệp của một nhà máy liên doanh sản xuất hóa chất bình bọt chống cháy gần kề.
    Anh Trần Dương Đảm, cán bộ của viện, cho hay hai chiếc ao trước cổng viện có đường ống dẫn chảy thẳng ra sông Tô Lịch, lại trở thành nguồn nước tưới cho... rau xanh quanh vùng. Trong ao, nước sánh lại đen quánh và bốc mùi kinh khủng. Phòng thường trực cách ao gần chục mét nhưng sáng ra cứ phải ... đuổi muỗi đến 9-10 giờ mới vãn. Chưa kể mùa nắng nóng, sau những trận mưa rào, mùi hôi bốc lên không thể chịu nổi, cánh bảo vệ cũng phải chạy dạt vào trong để thường trực... từ xa! Ngay sau khi hòa tan C1, C2 vào ao khoảng hai giờ, mùi hôi khó ngửi của ao không còn và nước ao bắt đầu trong dần.

    Nước ao của Viện Khoa học nông nghiệp VN trước và sau khi xử lý - Ảnh: N.Hà
    Có thể ứng dụng tốt
    Theo GS. TS Đặng Đình Kim, phó viện trưởng Viện Công nghệ môi trường, sản phẩm này đã được thử nghiệm trên thị trường chín năm để các hộ gia đình làm sạch nước sinh hoạt phần nào chứng minh được tác dụng đặc biệt của nó. Đây có thể là ứng dụng tốt cho những giải pháp tình thế như vụ ô nhiễm sông Nhuệ (Hà Nam) từ nguồn sông Tô Lịch chảy về.
    Tuy nhiên, về lâu dài, cần có sự kết hợp của phương pháp hóa học và công nghệ sinh học. Với lượng nước thải đổ ra sông Tô Lịch của Hà Nội mỗi ngày 300.000- 400.000m3 thì liệu pháp xử lý phải được cân nhắc thử nghiệm ở những qui mô nhỏ trước để chứng minh được hiệu quả kinh tế và tính bền vững cho môi trường.
    Ông Đặng Văn Lợi, phó trưởng phòng công nghệ Cục Bảo vệ môi trường, cho rằng đây là giải pháp tốt. Tuy nhiên, thử nghiệm này mới dừng ở qui mô nhỏ. Nếu muốn xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm ở sông Tô Lịch, cần phải có hội đồng đánh giá kỹ lưỡng để tính toán hiệu quả.
  8. Need_a_Place

    Need_a_Place Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đính chính 1 tí, là GS.TS Đặng Kim Chi - Viện phó viện MT chứ ko fải Đặng Đình Kim đâu.
    Bổ sung thêm 1 chút nữa:
    Một nhà khoa học về hưu ở TPHCM vừa thử nghiệm thành công làm sạch nước sông Tô Lịch bằng hóa chất rẻ và thân thiện với môi trường.
    Với nồng độ cặn, chỉ tiêu sinh hoá lý cao hơn mức cho phép hàng chục lần, nước cống và nước sông Tô Lịch qua lọc bằng C1, C2 đủ tiêu chuẩn là nước loại B có thể dùng xả ra sông ngòi, tưới rau, và hoàn toàn có thể xử lý tiếp thành nước ăn.
    KS Lê Ngọc Khánh là tác giả của C1, C2 - hai loại hóa chất do ông đặt tên (C: clean - chất làm sạch). Cả hai đều được điều chế từ những nguyên liệu rẻ tiền sẵn có trong nước như đất sét, đá vôi, phèn, quặng nhôm.
    Chỉ từ những nguyên liệu thông thường, ông điều chế thành hai hoá chất xử lý được ba loại chất bẩn chủ yếu ở mọi cống, ao hồ, kênh rạch ô nhiễm hàng trăm năm nay. Đó là ion kim loại nặng (sắt, crôm, niken...), các chất hữu cơ mạch vòng như thuốc trừ sâu, Fenon, Naton, và khí độc (metan, amoniac...).
    Chất lượng nước qua lọc bằng C1, C1 đã được Viện Kỹ thuật Nhiệt đới & Bảo vệ Môi trường, Viện Pasteur TPHCM cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
    ***************
    Quan trọng là sau khi xử lý phải xử lý bùn thải vì nếu pH xuống <5, các kim loại nặng lại tan ra và gây ô nhiễm.

    Mà chắc là chỉ dừng lại ở mức độ trong thôi, đạt đến tiêu chuẩn VN thì hơi khó đấy nhỉ???
  9. trantanenviroment

    trantanenviroment Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    xin chào các bác!!!!!!!!
    ơ đây chắc hẳn bác nào củng đọc báo và củng biết được chất làm sạch nước của Ks lê ngọc khánh nhưng có bác nào thử chưa? tôi đã mua về và làm thí nghiệm với nước thải CN rồi kết quả không khả quan lắm. đúng là chất c1,c2 có thể làm trong được nước thải nhưng tốn với liều lượng khá lớn gấn 3-4 lần lượng báo chí đã đăng. lượng bùn sau khi lắng xuống không hề đông cứng lại được mà chỉ cần tác động nhẹ là các bông bùn lại bay ngược trở lên. thử hỏi các bác có ai dám dùng nước đó làm nước sinh hoạt không.
    nhưng đó là thí nghiệm của tôi, mong các bác thử lại xem biết đâu kết quả lại khác nhớ cho tôi biết để tham khảo với !!!!!!!
    Nhân tiện cho tôi hỏi có bác nào biết được cách tính phí nước thải theo nồng độ ô nhiễm của nước thải không help tôi với ?
    thank you very much!!!!

  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bài viết của bạn @javiolet
    Ghi chú: các bạn gặp khó khăn khi gửi bài viết lên diễn đàn có thể truy nhập bằng cách vào đây : http://www1.ttvnol.com/ttx.ttvn hoặc http://www5.ttvnol.com/ttx.ttvn
    Chào các thành viên của box Môi trường!
    Mình hiện đang làm việc cho một văn phòng đại diện về ngành xử lý nước và nước thải, mình không có chút chuyên ngành nào về ngành môi trường và nước. Hiện mình phải tìm một số tài liệu liên quan đến xử lý nước thải, mình post bài lên đây với hy vọng nhận được sự giúp đỡ của các bạn:
    1. Có quy định nào về việc xử lý chlo dư và đặc biệt là chlo thất thoát không? Nếu có, trong tiêu chuẩn hoặc quy định nào? Mình có hỏi qua một số người bạn làm thiết kế trong ngành xử lý nước, nhưng câu trả lời mình nhận được là rất chung chung, ví dụ như: đối với chlo dư, quy định không cho phép có chlo dư, nhưng nếu có thì điều chỉnh lượng chlo ở chlorator bằng cách định lượng ít đi hoặc xả bớt ra. Đối với chlo thất thoát (rò rỉ ngay tại bình chlo) thì thông thường có 1 bộ báo rò rỉ báo chuông khi xảy ra hiện tượng này, lúc đó sẽ dùng giàn mưa trên bình chlo để xả nước xuống hoặc đẩy bình chlo rò rỉ xuống hố vôi ở bên dưới theo thiết kế từ trước. Có người lại cho là khi có hiện tượng thất thoát chlo xảy ra, phải có thiết bị thu hồi chlo để trung hoà chlo thất thoát đó. Mình muốn hỏi là: những điều này quy định thực tế ở đâu, trong tiêu chuẩn nào để mình tra cứu. Mình đã mua 1 bộ đĩa "Tuyển tập các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam", mình chỉ cần biết những quy định đó nằm ở đâu (tên chính xác của tiêu chuẩn), mình sẽ mở đĩa ra để xem thông tin chính xác.
    2. Mình mới mua Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 33:2006 về "cấp nước mạng lưới đường ống và công trình: Tiêu chuẩn thiết kế" trong đó có 1 phần về Khử trùng nước có nói nhiều đến chlo, và tại đó có quy định "Kho chứa chlo cần phải thiết kế theo tiêu chuẩn đối với kho chứa các chất độc hại mạnh". Mình thấy câu này khá chung chung và muốn hỏi các tiêu chuẩn đối với kho chứa các chất độc hại mạnh này nằm ở đâu? trong tiêu chuẩn xây dựng nào?
    Thực sự mình đang rất cần các tài liệu này, nếu các bạn biết những thông tin mình hỏi nằm trong tài liệu nào thì cho mình biết với, nếu có luôn bằng tiếng Anh thì càng tốt. Địa chỉ email của mình là doanthanhthuy@vsl-vn.com
    Cám ơn các bạn nhiều lắm.

Chia sẻ trang này