1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi và đáp về kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi passport0501, 11/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. passport0501

    passport0501 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Hỏi và đáp về kiến trúc truyền thống Việt Nam.

    Chào các bạn, tôi là kiến trúc sư có quan tâm đến kiến trúc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng và nhà ở dân gian cả ba miền. Chúng mình cùng trao đổi về kiến trúc truyền thống nhé. Tôi nghĩ là tôi cũng biết tương đối và có thể sao chép hoặc xin ý kiến một số vị nghiên cứu lão thành ở đâu đó để trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn. Dù đúng hay sai, thì có thể kiến thức của chúng ta về vốn kiến trúc truyền thống có thể khá lên đấy các bạn nhỉ.
  2. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của bạn rất hay.
    Mình có một số vấn dề muốn dược trao đổi với bạn.
    Theo bạn thì kiến trúc hiện đại Việt Nam là gì, có những đặc trưng nào, tính truyền thống trong kiến trúc Việt Nam có còn hay không ? Hướng đi nào cho kiến trúc Việt Nam thế kỷ 21?
    Rất mong nhận được ý kiến của bạn.
    New Architecture
  3. passport0501

    passport0501 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    ối giời ơi, ngay câu đầu tiên bạn hỏi đã là câu lạc đề rồi, tôi mới ra trường, mới tập toẹ nghiên cứu kiến trúc cổ truyền, tôi chỉ biết tí ti về kiến trúc hiện đại thôi. Nhưng tôi có đọc ở báo và sưu tầm một số tài liệu khác để có thể trao đổi cùng bạn được.
    1- Theo sách, thì "kiến trúc hiện đại ra đời vào thế kỷ XIX -XX - kỷ nguyên của phát triển khoa học kỹ thuật . Phong cách kiến trúc này lập tức thịnh hành trên khắp thế giới, đó là kiến trúc bằng thép, bê tông cốt thép, rồi đến kính và kim loại. Kiến trúc hiện đại không sử dụng những chi tiết cổ điển với các thức tỷ lệ cổ điển, thay vào đó là phát huy những thế mạnh của kỹ thuật và vật liệu xây dựng mới, tạo lập nên thẩm mỹ kiến trúc hiện đại."
    Kiến trúc hiện đại Việt Nam theo ý bạn nói, theo tôi, chỉ nên hiểu là kiến trúc hiện nay hoặc kiến trúc đương đại Việt Nam thôi.
    2 - Ðặc trưng hiện nay của kiến trúc Việt Nam là gì ư? Nhiều quá đếm không xuể vì thực ra là chưa có tìm đuợc đặc trưng, nhìn vào hiện trạng lộn xộn của quy hoạch đô thị, cũng như hình thức các tuyến phố là thấy ngay đặc trưng là đa phong cách. Nhưng túm lại thì có mấy dạng kiến trúc theo các xu hướng sau:
    +Chịu ảnh hưởng của kiến trúc cổ
    + Chịu ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại
    + Cuối cùng là kiến trúc kết hợp.
    Ði sâu vào mấy chú này, thì tôi chia ra như sau:
    a. Xu hướng kiến trúc cổ điển:
    Có thể coi đây là ảnh hưởng của Chủ nghĩa hậu hiện đại: kiến trúc thường có xu hướng quay về với các hình thức kiến trúc cổ điển, để tìm sự khác biệt của mỗi dân tộc, quay về với chủ nghĩa chiết trung, quay về với kiến trúc dân gian. Thể hiện rõ nhất là việc sử dụng thành phần kiến trúc cổ điển thế giới như thức cột, vòm cuốn, gờ chỉ" hoặc khai thác một số hình thức trong kiến trúc truyền thống Việt như mái dốc, hàng cột hiên" nhằm biểu hiện hình thức kiến trúc. Công trình thường áp dụng lối bố cục cổ điển Châu Âu hoặc Châu á theo kiểu đối xứng, hoặc áp dụng các thức tỷ lệ và chi tiết cổ trong kiến trúc Châu Âu dưới biểu hiện là các nhà nhại kiểu French colony lung tung xoèng... hoặc chi tiết đầu đao, mái tranh cổ truyền, đấu củng Trung Hoa... Các công trình theo khuynh hướng này thực sự chưa tìm tòi được tinh hoa dân tộc cũng như tính hiện đại trong kiến trúc công trình - Ðơn giản chỉ là thu nhặt và bắt chước.
    b. Xu hướng kiến trúc hiện đại:
    Thế giới có kiểu kiến trúc hiện đại gì, trào lưu gì ta cũng có thể bắt gặp đâu đó trong các công trình Việt Nam. Chủ yếu là có các dạng sau:
    - Dạng kiến trúc theo xu hướng công năng thực dụng (gọi là thô thiển thì đúng hơn): Chủ yếu ở Việt Nam ảnh hưởng ở chủ nghĩa cấu tạo Liên Xô. Có thể thấy rõ dạng kiến trúc này ở các mô hình ở kiểu tiểu khu như Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Trung Tự, Bẵc Thành Công... hình thức đơn điệu, xấu xí, tuân theo một dây chuyền người ta cho là hợp lý nhất. Tuy nhiên các khối nhà này đã đáp ứng được nhu cầu ở cho người dân thời kỳ đó, nhưng rồi cũng đã đến lúc con người ăn ngon mặc đẹp và nhà ở tiện nghi, thích dụng và thẩm mỹ rồi, thì chú này cũng hết đường sinh sôi.
    - Chủ nghĩa kết cấu (giải toả, phô trương hay gì gì đó không biết): kiến trúc được thể hiện nặng về phô trương hình thức, nhấn mạnh vai trò của kết cấu và vật liệu xây dựng, lấy kết cấu làm xuất phát điểm cho sự tìm tòi hình thức và hình khối không gian kiến trúc. Ðây có thể coi là xu hướng của chủ nghĩa bộc lộ kết cấu, có thể thấy qua các công trình như cung văn hoá hữu nghị Việt Xô, bệnh viện Việt Pháp... dầm diếc lòi ra chằng chịt.
    - Chủ nghĩa thô mộc: Công trình xây dựng để lộ nguyên chất liệu của kết cấu bê tông hay các vật liệu chịu lực khác mà không cần hoàn thiện trang trí hay bao che ốp lát, đó là xu thế biểu hiện của chủ nghĩa thô mộc. Dạng này ít gặp ở nước ta trong các công trình hiện đại, do chưa mang tính thẩm mỹ và sức chống thấm và chống nóng của các vật liệu chưa đủ. Thường gặp trong nội thất hay kiến trúc nhà dân là nhiều. ít thấy anh em dám ứng dụng chủ nghĩa thô mộc quốc tế kiểu bê tông trần, nếu ai thấy chỉ giúp em với, toàn là nhà dân ko đủ tiền thì để trần thôi. Thế mà trong kiến trúc truyền thống thì toàn là vật liệu mộc nhưng không thô thôi đấy mà lại đẹp và thích ứng với khí hậu.
    - Chủ nghĩa biểu hiện: Công trình được sáng tạo với mục đích lấy hình thức biểu tượng là chính. Hình khối công trình thường mang tính điêu khắc nhằm gây xúc cảm mạnh mẽ cho con người. Chủ nghĩa biểu hiện cũng dễ dẫn tới chủ nghĩa hình thức, xu hướng này chỉ phù hợp với một số loại công trình mang tính đặc biệt như bảo tàng, đài tưởng niệm...
    c. Xu hướng kiến trúc kết hợp:
    - Dạng kiến trúc theo chủ nghĩa Chiết trung: công trình hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều loại hình thức kiến trúc khác nhau, ngôn ngữ thường thiếu nhất quán. (cái loại này gặp ở nhà dân nhiều, kiến trúc nhố nhăng, râu ông nọ cắnm cằm bà kia).
    - Kiến trúc dân tộc và hiện đại: Khuynh hướng này được hình thành từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX khi mà kiến trúc Châu Âu đã lan tràn sang nước ta. kiến trúc thường thấy ở các dạng sau: khai thác bố cục tổng thể (sân vườn, nhà theo kiểu bố cục truyền thống...), khai thác nội, ngoại thất, sử dụng chi tiết trang trí...khai thác theo khía cạnh tìm tòi để khắc phục những bất lợi về khí hậu. Có công trình bên ngoài đã nhận ra là kiến trúc truyền thống, nhưng có công trình bề ngoài hiện đại song bên trong lại thể hiện sự gần gũi đặc trưng với con người Việt Nam. (kiến trúc phong cách Ðông Dương là thuộc dạng này)
  4. ivan_toi

    ivan_toi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    To bạn Passpost0501 : ý kiến của bạn rất hay, và chắc chắn có tôi hào hứng ủng hộ và chờ mong đóng góp của bạn, tôi nghĩ thế này, dù gì chúng ta là những người xây dựng diện mạo kiến trúc nước nhà trong hiện tại và tương lai, vì thế cho nên hiểu và biết căn bản về kiến trúc dân gian truyền thống là một nhu cầu tự thân quan trọng của từng người hướng tới hoàn thiện tri thức của mình về nghề, về giới. Chỉ có điều khó, đó là hiểu biết của một người là nông cạn, mong sao sẽ có nhiều anh em kiến trúc khác quan tâm và tham gia, tất nhiên chỉ khi vượt qua được tính ích kỷ tồn tại, thói trì trệ trong tư duy, không chịu đóng góp cho cộng đồng, cho lợi ích chung.
    To bạn Hot-heart : nhiệt tình của bạn là rất tốt, rất đáng được hoan nghênh, nhưng lại thái quá, bởi vì ở đoạn quote trên bạn đã đặt ra nhiều vấn đề quá sức, hoàn toàn không phù hợp, với chúng ta ít ra là trong thời điểm này. Tôi nghĩ rằng ở đây, chúng ta chỉ cần góp nhặt từ những bài học nhỏ nhưng căn bản, bởi vì những vấn đề bạn xướng lên, nếu có thể bàn luận, chúng ta chỉ nên coi như tán láo mà thôi.
    Hay nhân đây ta tổng hợp lại các tri thức về kt dân gian, tôi lấy tạm mấy link mà tôi cũng chưa đọc được hết, may chăng tìm được cái gì giá trị:
    - Kt nhà ở bắc bộ : http://www.ttvnol.com/forum/t_228011/?0.7231777
    - Phố cổ hà nội : http://www.ttvnol.com/forum/t_181834/1a?0.7244049
    - Có hay không một nền kiến trúc việt nam : http://www.ttvnol.com/forum/t_198407/1a?0.387284
    No things to eat !
  5. passport0501

    passport0501 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    trả lời tiếp hot tim.
    3. Tính truyền thống trong kiến trúc Việt Nam còn không?
    Kiến trúc Việt Nam thời Nguyễn về trước đã mang trong mình những giá trị mà không ai có thể phủ nhận được, nhưng trong các công trình kiến trúc hiện nay, thì tính truyền thống trong kiến trúc còn không thì khó đấy. Theo tôi, đương nhiên là còn rồi nhưng thoi thóp lắm, và bây giờ dường như mới là thời kỳ phát triển tính truyền thống của kiến trúc Việt Nam vào kiến trúc hiện nay. Bây giờ chúng ta mới nhìn nhận ra các giá trị của chúng, và bao nhiêu khẩu hiệu ra đời, cả những luật lệ bảo vệ Di sản kiến trúc truyền thống nữa vì thực ra hiện nay các công trình kiến trúc quý báu đó mới được quan tâm đúng mức. Ðã lâu rồi, các nhà khảo cổ, mỹ thuật, nghiên cứu kiến trúc đi trước đã để lại cho chúng ta tư liệu quý giá về kiến trúc truyền thống, để rồi mới đây cứ miệt mài đi tìm kiếm cái bản sắc kiến trúc. Rồi rút ra, kết luận cứ lặp đi lặp lại và thành chân lý, nào là nhà hoà hợp với thiên nhiên, biết cách hoà nhập mà không hoà tan, biết lợi dụng khí hậu, địa hình, phong thuỷ tùm lum, rồi kiến trúc giản đơn, thích ứng thay đổi phù hợp với con người... Tất cả ai cũng biết, nhưng vận dụng vào thiết kế các công trình mới dường như còn nhiều sai sót. Tôi chả dám lạm bàn hay chê trách một số công trình gây tranh cãi gần đây, bởi vì nếu có thiết kế, chắc chắn tôi còn mắc những lỗi lầm to tát hơn nhiều.
    4. Hướng đi cho kiến trúc Việt Nam trong thế kỷ tới, mời bạn đọc định hướng phát triển kiến trúc của chính phủ, tôi chả biết đâu mà nói. Nhưng trước mắt tôi thấy phát triển có vẻ cục bộ quá, một vài ngôi nhà gọi là cổ được bảo vệ và trùng tu trong khu 36 phố phường không thể đem lại cho khu phố này diện mạo xa xưa được, cũng như một số khu đô thị mới đẹp thì cũng đẹp, công viên cây xanh, hạ tầng... cũng được chú trọng lắm, nhưng mà mấy bạn Nhật Bản thì bảo tôi là nó chẳng khác gì các đô thị mới của họ khoảng những năm 30, 40. Có thể các công trình đứng một mình thì đẹp, nhưng nhiều công trình đẹp nhiều kiểu đặt cạnh nhau thì lại ra chất bách hoá ngay.Tôi nghĩ muốn kiến trúc đuợc đẹp thì phải đồng bộ về mọi mặt về quy hoạch đô thị, về hạ tầng, về quản lý... rồi cuối cùng mới đến bản thân hình thức công trình. Tuy nhiên khi nghiên cứu thì phải đi từ cái nhỏ đến cái lớn, nên đương nhiên chúng mình cứ nghiên cứu mà làm nhà dân đi đã nhỉ, góp phần làm đa dạng thêm nền kiến trúc vốn đã đa dạng của mình.
    Thôi, vừa ăn đã đói quá rồi, chẳng muốn nghiên cứu tìm hiểu gì nữa đâu, bye nhé. Càng trả lời thì lại càng tịt mít. Lúc nào hỏi được ý hay thì sẽ trả lời thêm. Mấy câu này khó quá, bạn biết câu trả lời rồi thì trả lời giùm đi.
    TB. Cám ơn bạn Ivan-toi nhiệt tình ủng hộ. Nhiều khi tôi thấy mình cứ viết vì mình còn trẻ mà, cứ nói hết những suy nghĩ mình nghĩ thì hay nhất. Các bậc lão thành có tên có tuổi mà viết ra thì phải chắt chiu, nghiên cứu lắm mới được có một chút, vì mọi người coi lời các cụ viết là chân lý rồi mà, sai thì ngượng là một chuyện, mất tên tuổi thì chết. Nhưng con người ai chả có sai sót, tôi cứ viết bừa những gì tôi cho là đúng, song rồi mọi người sửa cho thì mới nên người được bạn nhỉ, mình cũng nhớ hơn và không sai được nữa.
  6. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Gởi bạn Ivan_toi.
    Hi hi, đúng là tôi đã hơi "dao to búa lớn" rồi. Chăng qua là topic này gãi đúng chỗ ngứa của tôi thôi. Đúng như bạn nói, có lẽ chúng ta nên bàn về những nội dung cụ thể hơn trong một phạm vi vừa tầm hơn.
    Gởi bạn Passport0501.
    Công nhận bạn chịu khó nghiên cứu quá, tôi đọc mỏi cả mắt. Đúng như những gì bạn nhận xét, kiến trúc đương đại Việt Nam đang rất xô bồ, hỗn độn, ngay cả bài viết của bạn cũng thể hiện điều đó rồi, nào là Chủ Nghĩa Thô Mộc, Chủ Nghĩa Biểu Hiện, Chủ Nghĩa Kết Cấu, Chủ Nghĩa Chiết Trung, Chủ Nghĩa Công Năng, Chủ Nghĩa Cổ Điển, vân vân và vân vân ... Theo tôi, bộ mặt kiến trúc Việt Nam hiện nay chỉ có thể tóm gọn trong một thứ Chủ Nghĩa duy nhất , Chủ Nghĩa Đa Hình Thức, hay còn gọi là Multistylism. ( từ này tôi mượn của người khác, xin thứ lỗi ).
    Gởi tất cả các bạn quan tâm đến chủ đề này.
    Đây là một vấn đề rất đáng được bàn luận, các bạn hãy mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình, quan điểm của mình về tính hiện đại và truyền thống trong kiến trúc Việt Nam, nếu có thể được thì post lên vài hình ảnh minh họa vì nói chuyện kiến trúc mà toàn là chữ thì buồn ngủ lắm.
    New Architecture
  7. tin-tac

    tin-tac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.714
    Đã được thích:
    0
    chòi oi đang định hỏi về kiến trúc cổ đây..nói chính xác là...hoa văn cổ...
    văn miếu Quốc Tử Giám hình tượng "khuê văn các" cách điệu có ai có ảnh...chi tiết 1 tí về mí cái hoa văn này thi..cho tui xin..thankss...

    khi nhan gian da co them mot vi sao o tren troi cao
    khong ai nghe ai thay o trong long toi them ngoi sao bang lanh gia vi ai........
  8. passport0501

    passport0501 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    HELố
    Hot Heart thân!
    Tôi chả nghiên cứu đúng nghĩa bao giờ cả, vì thực sự chưa nghĩ ra cái gì mới mẻ hay ho, mới lại bây giờ không được nghiên cứu nữa rồi thì đâm buồn nên viết lung tung tí. Tôi đang bước đầu tìm hiểu thôi và thu thập những tài liệu mình quan tâm là một trong những sở thích của tôi. Tôi nghĩ đôi khi có nhiều câu hỏi mình hỏi thầy thì thầy cũng phải về xem lại mà trả lời vì thế nên tự mình tìm còn hơn. Do đó, mình muốn các bạn hỏi càng nhiều càng tốt, để một là mình nỗ lực hơn nữa trong việc tìm tòi học hỏi, hai là để chúng mình biết nhiều câu hỏi hơn để lỡ có bảo vệ đồ án hay luận văn gì gì về kiến trúc cổ thì còn biết mà hiểu và trả lời. Không có ảnh để đỡ buồn ngủ thì cho mấy biểu tượng nhảy nhót vậy.
    - Gửi tt, đi nhầm địa chỉ à? vào thư viện kiến trúc mà xin có khi có người gửi cho đấy. Ảnh Khuê Văn Các tôi có mỗi một cái mờ tịt, chỉ có hình vẽ thôi, trong quyển TCKT số 1 năm 1990 ấy, lấy không thì tôi quét vào cho? Định chế biến chi tiết cổ vào nhà dân à?
  9. ivan_toi

    ivan_toi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    VanMieu.wmf
    Tớ có mỗi một cái này.
    No things to eat !

Chia sẻ trang này