1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về ánh sáng và lý thuyết tồn tại?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi lienthanhquyet, 24/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lienthanhquyet

    lienthanhquyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về ánh sáng và lý thuyết tồn tại?

    Em có một vấn đề này khi còn học vật lý thời sinh viên, khi nói về ánh sáng và quang học, chúng ta biết gương phẳng sẽ phản xạ toàn phần ánh sáng.
    Vậy em đưa ra một mô hình như thế này, giả sử chúng ta làm một cái hộp, các mặt trong toàn phần là gương phẳng, cái hộp này có một cái lỗ chút xíu, giả sửa ta cho một luồng ánh sáng đi vào và lập tức đóng cái cửa lỗ đó lại. Ở đây giả thuyết là chúng ta đóng kín lỗ đó sau khi chiếu ánh sáng vào (đừng ai tranh luận là làm sao làm kịp với tốc độ ánh sáng nha, tui giả thiết mà) vậy với môi trường bên trong hộp đó toàn phần các vách là gương phẳng, thì về lý thuyết ánh sáng nó tồn tại trong đó hoài hay sao? Vì ánh sáng đâu có bị cái nào hấp thu triệt tiêu đi đâu, nghĩa là bên trong cái hộp đó sáng hoài phải không?

    Mọi sự cố gắng đều có thưởng!
    lienthanhquyet@yahoo.com
  2. mandi

    mandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Nếu gương phản xạ toàn phần thì đúng là như vậy nhưng thực tế thì không có cái gương nào như vậy đâu .
  3. jimmytran_chitinh

    jimmytran_chitinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì nghĩ trước tiên cái giả thuyết của bạn rất hay nhưng 1 điều là ánh sáng phản xạ toàn phần tức là nó phản xạ tất cả những chùm sáng khi chiếu vào một gương phẳng hay gương cầu giả thuyết của bạn không đúng vì khi ta bịt cái lỗ lại thì ánh sách đâu có vào được bên trong hộp.
    Có trường hợp khác nếu tất cả các mặt của cái mộp đều là gương phẳng hết thì chỉ cần một tia nhỏ thôi thì cũng làm cho cái hộp sáng lên rồi
    Ý kiến tôi là vậy không biết giải thích gì thêm mong được ý kiến của mọi người
  4. lienthanhquyet

    lienthanhquyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Thì ý của tui là sau khi chiếu một tia sáng vào rồi thì chúng ta ngay lập tức bịt cái lỗ đó lại, mô hình này bắt buộc phải dúng giả thiết là chúng ta kịp đóng lỗ đó lại trước khi anh sáng kịp thoát ra ngoài, với lại chả có thiết bị nào biết được cái hộp này lúc đó sáng hoài hay tắt ngủm từ lúc nào do đó cần các bác giải thích bằng lý thuyết tồn tại của ánh sáng.
    Mọi sự cố gắng đều có thưởng!
    lienthanhquyet@yahoo.com
  5. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Đây là vấn đề rất hay để bàn luận.
    Trước tiên là ánh sáng không bao giờ có chùm song song hoàn toàn, tức là nó luôn luôn có xu hướng loe ra. Điều này em có học nhưng không nhớ chứng minh thế nào nữa.
    Vì lý do này nên chùm sáng vào rồi sẽ loe dần ra. Ngoài ra, chùm sáng loe ra sau mỗi lần phản xạ trên gương lại càng loe ra thêm. Vậy thì sao một thời gian đủ lớn, trong cái hộp chắc sáng choang như đèn nê-ông
    Phân tích hiện tượng vậy có đúng không các bác ?
    Nếu không mất năng lượng đi đâu thì chắc bên trong cái hộp sẽ cứ sáng mãi như vậy thôi.
    Nhưng em lại hơi nghi nghi, thử xét sâu hơn về quá trình phản xạ ánh sáng của gương nhé. Ở đây giả thiết là trong hộp của bác là chân không cho đơn giản. Ánh sáng xem là một chùm photon đập vào các bề mặt phản xạ. Đến đây là chỗ em nghi : như vậy thì nó phải mất năng lượng vào việc va đập như vậy chứ nhỉ ? Mỗi lần đập sẽ phải mất một ít. Tóm lại vẫn quay về ý kiến của bác mandi, gương trong thực tế không bao giờ phản xạ toàn phần --> sẽ tắt thôi
    it's over
  6. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Ý kiến của tôi cũng giống với đa số các bạn. Nếu các photon đó cứ giữ khư khư năng lượng của nó thì bạn cho vào bao nhiêu sẽ tồn tại bấy nhiêu ánh sáng trong chiếc hộp đó. Đấy cũng chỉ là một giả thuyết, còn trong thực tế thì mọi thứ luôn biến đổi, chuyển hoá lẫn nhau do vậy năng lượng của các photon sẽ không còn như lúc ta đưa vào nữa, cụ thể ở đây là nó sẽ truyền dần cho các phần tử khác và ngày càng yếu ớt. Đừng thắc mắc vì sao bởi tự nhiên mà chúng ta đang sống là như vậy. Nếu có một "tự nhiên" khác có những đặc trưng khác thì ở đó có thể các photon sẽ lấy năng lượng từ các nguyên tử, phân tử của chiếc hộp để ngày một sáng hơn.
    OK !
  7. spinzero

    spinzero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên pha?i la?m rof một số điê?u kiện cho mô hi?nh cu?a bác lienthanhquyet đaf.
    Thứ nhất la? theo như mô hi?nh cu?a bác thi? hệ đang ơ? trạng thái cô lập. Thứ hai la? bê? mặt cu?a cái hộp gia?i thiết la? pha?n xạ hoa?n hoa?n(điê?u na?y đô?ng nghifa với việc vo? hộp không tăng nội năng)
    Nếu với 2 điê?u kiện bô? xung trên thi? câu tra? lơ?i cho câu ho?i trên la? có. Sóng diện tư?(ánh sáng) bên trong hộp khi đó la? một hệ sóng dư?ng trong không gian 3 chiê?u với các điê?u kiện biên tuâ?n ho?an.
    Trong thực tế thi? không có mặt pha?n xạ hoa?n toa?n. Nên cái hộp sef hấp thụ 1 phâ?n năng lượng cu?a sóng điện tư? ban đâ?u la?m nội năng nội năng cu?a nó tăng -> cái hộp sef bức xạ ra ngoa?i -> hệ trên mất dâ?n năng lượng -> "ánh sáng" sef "tắt" :D
    Ba?i toán cu?a bạn gâ?n giống với mô hi?nh ba?i toán ma? cách đây hơn 100 năm Rayleigh va? Jean(công thức nô?i tiếng Rayleugh-Jean) đaf la?m khi đi gia?i quyết vấn đê? vật đen tuyệt đối nhưng không tha?nh công. Sau đó với trực giác thiên ta?i cu?a mi?nh, M.Planck, với một chút thay đô?i(sự thiên ta?i la? ơ? chôf na?y :D) trong các tính toán trên, đaf gia?i quyết tha?nh công được vấn đê? na?y va? bắt đâ?u tư? đây la? cột mốc đánh dấu cho sự ra đơ?i cu?a Cơ học lượng tư?.
    PhysicsVN.org
  8. Polime

    Polime Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Cái dzụ này nghe hay đấy, thế thì phải giả sử luôn cả cái gương phải phản xạ toàn phần thì mới mong như vậy. Nhưng không có được cái gương đó, sự mât mát năng lượng dẫn đến ánh sáng tắt là điều tất yếu.
    Thứ hai, nếu hai tia phản xạ ngược nhau khử lẫn nhau thì ánh sáng hết đời, nếu giúp đỡ nhau thì nó giàu lên, liên tưởng đến hệ thống khuyếch đại ánh sáng của Laser.
  9. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    lý luận 2 tia sáng có thể khử nhau này nghe lạ lạ. Bạn Polime có thể nói rõ hơn được không.
    it's over
  10. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ với trình độ của chúng ta hiện nay chỉ dừng lại ở mức chấp nhận các lý thuyết đã được kiểm chứng chứ chẳng thể giải thích đến tận gốc rễ đâu. Người ta vẫn dùng từ "hiện tượng" để chỉ sự giao thoa của sóng mà, hiện tượng giao thoa sẽ tạo ra các vân sáng và vân tối chứ làm gì có sóng bị triệt tiêu đâu, chắc Polime nhầm đấy.

Chia sẻ trang này