1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về ánh sáng và lý thuyết tồn tại?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi lienthanhquyet, 24/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Voi_con_o_ban_don

    Voi_con_o_ban_don Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là ở chỗ ánh sáng không có khối lượng. Thế nên theo động lượng và động năng của nó bằng không.=> nó không mất năng lượng do va chạm. Vì năng lượng tiêu hao do va chạm là cơ năng. Năng lượng của ánh sáng là gì thì xin lỗi là nhớ không rõ nên không giám viết bừa.
    Còn thực ra thì với thuỷ tinh tốt thì cũng có thể tạo ra hiện tượng phản xạ toàn phần được. Sử dụng hiện tương phản xạ của lăng kính. Cái này em thấy tài liệu của Đức nó quảng cáo thế. Chắc là cũng tin được vì em thấy trong trường em cũng dùng dụng cụ thí nghiệm của hãng này. Nói chung là hiện tượng bác nêu ra hơi bị nhiều lí tưởng hoá nên sẽ co được kết quả lí tưởng là ánh sáng chạy mãi(hoặc bay mãi) trong cái box đó. Ngoài ra nếu bác có e ngại hiện tượng quang điện thì em thấy là không thể bởi vì hiên tượng chỉ ở một số bước sóng nhất định. Mà ánh sáng chiếu vào là ánh sáng trắng nên không thể bị quang điện toàn bộ được.
    Tạm thế đã ai có ý kiến gì thì cãi nhau tiếp
    Tình yêu rất giống những cái răng. Khi sinh ra nó làm người ta đau đớn . Trrong thời gian tồn tại nó bắt người ta tốn nhiều công sức. Khi mất đi nó lại làm người ta đau đớn. Thế nhưng không ai không cần răng cả. 
  2. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, câu trước của bác chửi câu sau.
    Bác có biết khái niệm "gió mặt trời" không ? Chính là gió các photon đấy và nó cũng có sức đẩy như gió thật, bởi vì nó có động lượng và năng lượng (hay động năng).
    /uploaded/Larra/LarraTrans.gif​
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Hic, ánh sáng có khối lượng, có động lượng, có năng lượng đàng hoàng, và khi tương tác nó cũng mất năng lượng trong những điều kiện nhất định. Chỉ có điều ánh sáng không có khối lượng tĩnh mà thôi. Không có khối lượng tĩnh với không có khối lượng khác nhau nhiều lắm
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Em mạn phép các bác nhá.
    Đầu tiên em thấy ý của bác KTY ở trang trước là đúng đấy chứ.
    Thử nhìn lại câu hỏi nhé:
    "Cứ coi như là phản xạ toàn phần và không mất chút gì năng lượng cả thì nó tồn tại mãi phải không?"
    - Trước mắt là em thấy một bài viết của bạn nào đó ở trang đầu có nói về thí nghiệm "hạt" (tính lượng tử) của Plank. Như vậy ánh sáng được "bẫy" (như bạn KTY đã đưa ra) được một "lượng" ánh sáng vào trong hộp, thì khi mới ban đầu vào nó có một lượng cố định, không thể nào mà ..tự nhiên lớn lên được. - Giả sử năng lượng đầu vào là W nào đó.
    - Có một lý thuyết khá thú vị về truyền sóng trong một môi trường bất kì như sau. Ánh sáng vào trong một môi trường, gặp phải một lớp electron nào đó, và giả sử như là khả năng tạo lazer (môi trường đặc biệt) là không có, thì ngay sau khi ánh sáng được hấp thụ, electron "nhảy" sang một mứa ăng lượng mới, thì chậm đi một phase nhất định nào đó, tiếp tực bức xạ ra một sóng điện từ với bước sóng tương đồng với sóng tới. Chính bởi vậy nên vận tốc của ánh sáng trong vật chất thường nhỏ hơn khi truyền trong chân không.
    Trên đây là một trong những giả thuyết, trong một vài lĩnh vực nào đó, nó đem đến những kết quả cũng như lời giải thích tốt. Nhưng ngược lại không phải với mọi trường hợp đều đúng. (Theo em nghĩ, đây chính là cái đạo của Vật lý như ai đã từng hỏi).
    Vậy bạn nên giả thiết thêm là bên trong hộp là hoàn toàn chân không. Như vậy sẽ khoá ngay được câu hỏi hấp thụ ánh sáng của vật chât trong hộp.
    -Ý thứ ba chính là sự phản xạ. Cứ coi như phản xạ toàn phần. Hộp được giữ chặt, không chuyển động để tránh hiệu ứng Dopler, hay chính xác hơn là hiệu ứng Mössbauer.
    Với ba ý trên theo em nghĩ thì "lượng" ánh sáng đi vào sẽ không thay đổi. Nhưng hướng của nó sẽ thay đổi, tất nhiên, do hiện tượng phản xạ.
    -Sau cuối là ý tưởng của bạn KTY. Em chỉ nhấn mạnh thêm bằng một thí nghiệm Sinh Lý của bên Vật Lý Sinh học chúng em.
    Mắt người cũng như mắt thú vật có một đặc điểm thú vị khi nhận biết ánh sáng. Nếu trong bóng tối, đột ngột chỉ một "lượng" ánh sáng cỡ 10 đến 15 photon, mắt người cũng nhận ra. Đó chính là hiện tượng làm "cháy" võng mạc như chúng ta đã biết.
    Tuy nhiên nếu như tia sáng kéo dài và cường độ tăng lên thì khả năng phân biệt cường độ ánh sáng giảm xuống. Đến một điểm critical nào đó.(Bác nào biết dịch giùm em- từ này em quên) thì nó lại tăng lên như một cực đại rồi lại giảm. Nhìn tổng quan, nếu ta vẽ một đồ thị, mà trục hoành là cường độ ánh sáng tăng dần, và trục tung là khả năng phân biệt cường độ ánh sáng thì ta sẽ nhận được hai local maximum.
    Như vậy, nếu như ta nhìn vào hộp đó từ trong bóng tối, thì mặc dù W có thể nhỏ, nhưng ta vẫn thấy được nó không thay đổi mấy, tất nhiên cùng với ba điều kiện bên trên. Ngược lại thì có thể suy ra từ đồ thị, là nó không hề sáng choang lên, mà chẳng phân biệt được gì nếu như W đủ nhỏ.
    Hê hê hê. Hơi dài và có đôi chỗ còn lung tung. Nhưng em nghĩ, cái lung tung đó cũng chính là cái lung tung của Quang học mà em đã được học bên này. Còn thế giới hiện nay đi đến đâu thì do không phải ngành của em nên em cũng xin ...hàng.
    Ngoclong80
  5. Voi_con_o_ban_don

    Voi_con_o_ban_don Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    em cũng biết về gió mặt trời.
    Nhưng mà hiện ta đang nói về một cái hộp bé tí. Trong trường hợp này những tính chất về khối lượng của ánh sáng hầu như không thể hiện. Việc này giống như với chuyển động của một cái ôtô thì không cần đến thuyết tương đối cơ học Newton là đủ rồi.
    Nhưng cũng nhận lỗi với các bác là em víêt hơi bị thiếu chính xác chỗ đó.
    Rất xin lỗi
    Tình yêu rất giống những cái răng. Khi sinh ra nó làm người ta đau đớn . Trrong thời gian tồn tại nó bắt người ta tốn nhiều công sức. Khi mất đi nó lại làm người ta đau đớn. Thế nhưng không ai không cần răng cả. 
  6. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Còn vài phút trước khi go home đi ngủ, tranh thủ bàn luận với các bạn chút nhỉ
    - Bạn khẳng định là không bao giờ có chùm sáng song song hoàn toàn. Tôi không hiểu thế nào là song song hoàn toàn, còn nếu với khái niệm là chùm sáng song song thì vẫn có, ví dụ như tia nắng mặt trời.
    Bạn nêu lý do là vì năng lượng thì theo tôi là không có cơ sở. Năng lượng của tia sáng không ảnh hưởng đến đường truyền của nó, dù năng lượng là lớn hay nhỏ thì nếu chùm sáng là song song vẫn luôn là song song, nếu chùm sáng là hình quạt thì luôn là hình quạt.
    Bạn còn nhắc đến lý do giao thoa. Đó lại là vấn đề khác. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến nguyên tắc là việc có hay không chùm sáng song song, chứ không xét chùm sáng song song trong môi trường tương tác.
    - Nếu bạn đã học triết học thì bạn sẽ biết một quy luật cơ bán của vật chất: vật chất không tự sinh ra và cũng không tự mất đi ? Trong hộp kín chỉ cho 1 tia sáng vào thì làm sao mà sau 1 khoảng thời gian, hộp lại có thể sáng choang như đèn neon được? Nếu vậy thì chúng ta không cần mất nhiều điện cho thắp sáng đâu nhỉ ? Để mắt người có thể nhìn thấy được thì cần có độ sáng nhất định, đo bằng lux (nếu tôi không nhầm). Cái đó chính là mật độ sáng vậy.
    Tôi đồng ý với bạn là sau khoảng thời gian đủ lớn, xác suất gặp hạt photon trong quả cầu là như nhau, nhưng tại 1 thời điểm thì chỉ có 1 điểm bên trong quả cầu là có hạt photon mà thôi, tại các điểm khác thì không có. Do vậy không thể cả quả cầu sáng choang lên được.
    Bạn có thể không tin, và không tin cũng là đúng. Nhưng bạn đừng gán ghép đổ oan cho các nhà khoa học như vậy.
    Theo tôi biết thì có vài cơ chế phát ra ánh sáng, ngoài cơ chế nhảy mức năng lượng của electron trong vỏ nguyên tử như bạn đã nêu. Ví dụ như: cơ chế phát ánh sáng nóng trong bóng đèn tròn dùng dây tóc wonfram (tungsten), cơ chế phát ánh sáng lạnh trong đèn cao áp huỳnh quang, phát sáng của tia nắng mặt trời do quá trình nhiệt hạch, tia sáng Trerenkov (bức xạ Trerenkov) do các hạt mang điện bị hãm trong môi trường ?
    Nếu bạn nào có dịp vào thăm lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử thì sẽ được tận mắt nhìn thấy các tia sáng nhiều màu rất đẹp, đó chính là bức xạ Trerenkov.
  7. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    oops, vấn đề là chữ "sáng choang" dễ gây hiểu lầm, nhưng đã hiểu ý bác hanman, thiết nghĩ không cần nói nhiều nữa làm gì hehe.
    it's over

Chia sẻ trang này