1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về bồi thường nhân mạng trong vùng bị tạm chiếm

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi xn3, 19/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Hỏi về bồi thường nhân mạng trong vùng bị tạm chiếm

    Các bác cho em hỏi:
    http://213.251.176.152:8080/diendan/the-gioi/khong-ai-co-bao-hiem/

    Ở đây có ghi lại những vụ bồi thường bị từ chối của quân Mỹ ở 1 rắc. Em muốn hỏi là những trường hợp đòi bồi thường này thì thông thường căn cứ vào pháp luật sở tại hay luật quốc tế, hay luật của Mỹ (nước chiếm đóng) ạ!!!
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không biết là tại Iraq thì quân đội Mỹ đóng ở các vùng đó gọi là vùng tạm chiếm hay là vẫn thuộc chủ quyền của Iraq .
    Trong cuộc chiến VN, chỉ có chính quyền HN dùng từ " tạm chiếm " để chỉ những vùng nằm trong lãnh thổ miền Nam vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của đối phương còn đối với chính quyền miền Nam và quân đội Mỹ cũng như đồng minh thì họ không coi như vùng tạm chiếm, do đó mà tôi suy ra là tại Iraq, những vùng quân đội Mỹ trú đóng hoặc hành quân không được coi như vùng tạm chiếm như những vùng đất đang tranh chấp tại Israel .
    Và nếu trong tình trạng quân đội Mỹ đang hành quân thì rõ ràng là nằm trong tình trạng chiến tranh, việc bồi thường do đó phải được giải quyết bởi quân đội Mỹ cùng với chính quyền và luật pháp sở tại nếu nước này thực sự có chủ quyền .
    Cứ theo sự hiẻu biết của tôi thì việc bồi thường này không có những quy định pháp lý rõ ràng đâu , thường thì chỉ các quốc gia thua trận thì sẽ có những hiệp ước, hiệp định quy định rõ ràng về bồi thường tập thể còn thì những vụ tranh chấp đòi bồi thường cá nhân thì tôi chưa thấy, điển hình là vụ Mỹ Lai tại VN, thảm sát rõ ràng như thế nhưng toà án Mỹ cũng không đặt ra vấn đề bồi thường cho những thường dân bị giết mà cũng chả thấy ai đi kiện dòi bồi thường thì phải .
    Trở lại vấn đề bồi thường của quân đội chiếm đóng tại 1 quốc gia khác ; khi còn trẻ tôi có đứng ra dịch hai vụ và thấy là quân đội Mỹ họ cũng bồi thường theo suy nghĩ của họ hơn là pháp lý hoặc phát xuất từ luật pháp miền Nam .
    Xin kể cho anh em biết mà nghiên cứu .
    Lúc ấy tôi cũng mới hơn 20 và lõm bõm được hơn 3 năm luật nhé ( 1970 )
    1/ Tại căn cứ An Khê ( Camp Radcliff ) 1 thường dân léng phép đi vào vùng hàng rào quân đội Mỹ đóng ( Sư đoàn 4 BB Hoa Kỳ ) và bị trúng mìn ! Nạn nhân được đưa vào bệnh xá An Túc và sau đó chuyển đến bệnh viện Quy Nhơn .
    Gia dình họ khiếu kiện với bộ tư lệnh sư đoàn, trước những hình ảnh ghi nhận rõ ràng về chỗ mìn nổ, khiếu nại không được chấp nhận, mà có đi kiện với chính quyền VN thì chắc cũng chả ai giải quyết khi đã có hàng rào có luôn cả bảng cấm vượt rào .
    Nhưng người giải quyết lại là 1 thiếu tá rất trẻ ( 24 tuổi ) và ông này tuy không chính thức bồi thường qua văn bản nhưng lại đích thân lên tận nơi thăm nạn nhân, giúp đỡ tiền bạc và phía thân nhân không còn ấm ức gì nữa ( Ông này nghe nói là con của GD Cty Jonhson & Jonhson chuyên sản xuất bông băng, phấn trẻ con thì phải ) .
    2/ 1 vụ khác gây án mạng vì ... đua xe jeep vào ban đêm ( 1969 )
    Quốc lô từ Pleiku đi Quy Nhơn thời đó tới tối là chả còn ai đi lại và giới nghiêm chính thức là vào nửa đêm đến 6 giờ sáng .
    Mấy GI trẻ thuộc ban 5 tiểu đoàn chuyên về dân sự vụ nên thường được ra khỏi doanh trai mà không cần pass ( Quân đội Mỹ luôn đặt khu vực quận An Túc trong tình trạng " off limit " nghĩa là cấm quân nhân léng phéng đến vùng dân cư hay phố xá trừ có đúng mấy toán này ( Cho thuốc, chiếu phim cho dân xem ) .
    Trong khoảng quốc lộ này, 2 xe jeep của toán dân sự vụ đua nhau, bất ngờ 1 cô gái mãi dâm nhảy ra và bị cán chết !!!
    Vụ này không xử lý trước toà, mà cũng chả có ai đứng ra kiện tụng, cũng chả tìm được ai để mà bồi thường, thủ phạm cuối cùng bị thuyên chuyển về hậu cứ và hết hạn quân dịch thì về nước ...
    Giả sử có thân nhân đứng ra kiện chắc chắn cũng sẽ thua bởi vì lệnh giới nghiêm cấm dân ra đường trừ trường hợp khản cấp ( Nghĩa là có mang theo đèn chiếu sáng, sẵn sàng ngừng lại khi có lệnh ) .
    À, còn 1 vụ nữa xảy ra ngay tại Ngã tư Phú Nhuận vào năm 66 hihi ... vụ này dính dáng tới nhà tớ vì quá phẫn uất nên ông anh tớ ( Thiếu tá QLVNCH ) bắn bế bánh xe bus khi tài xế xe mỹ cán chết 1 anh xích lô rồi cứ thế chạy tiếp , sau đó 1 anh bạn là trung tá không quân đi ngang nhảy lên úynh cho tên tài xế 1 trận tơi bời cho đến khi 1 đại úy Mẽo cũng rút súng ra can thiệp ... hai bên cùng có séng nên chả anh nào dám bắn anh nào ... cho đến khi Quân cảnh và MP Mẽo đến , rồi cũng hoà cả làng thì phải, còn đền $ thì mẽo nó giàu lắm, mạng người ở đất nước nhược tiểu lại còn phụ thuộc vào họ thì làm gì hơn được ! Iraq thì chắc cũng thế mà thôi !
    Hồi đó tớ cũng lần mò hay nghe đài HN, thấy mô tả vụ này là dân chúng vùng Phú Nhuận nổi lên ... hihi, làm gì có ! Chỉ có vụ lái xe cán chết người thôi .
    Viết ra để các cô các cậu cố mà vươn lên, đừng để đất nước bị xếp vào hàng nhược tiểu và mất thể thống quốc gia như thời tớ nhé . Máy cái vụ tương tự như thế này mà xảy ra ở Korea tớ đố mà chìm xuồng bởi vì thanh niên của họ không hiền ... Còn cứ lắc la lắc lư với thuốc lắc thì không khá nổi đâu !
    Hic, lại nhớ vụ " Hậu Lộc " với ngư phủ . Đây là độc lập tự chủ thực sự mà cũng chả dám kiện đấy !
  3. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác Minh Trinh trả lời.
    Nhưng em thắc mắc ở điểm sau:
    Khi sự việc xảy đến, không có cơ quan chính quyền của Iraq thụ lý mà do QĐ Mỹ trực tiếp thụ lý, như vậy QĐ Mỹ có phải đã bỏ qua sự hiện diện của chính quyền Iraq, và như thế em nghĩ giống như đạo quân chiếm đóng, kiểu chính quyền quân quản của Mỹ.
    Thứ 2, các ví dụ cho thấy thường dân bị quân Mỹ đánh giá rằng đã vi phạm, chứ họ không vi phạm cụ thể vùng cấm hay lệnh cấm nào đó như trong các ví dụ của bác. Như vậy họ có quyền đòi bồi thường chứ ạ?
    Thứ 3, nếu có tranh chấp, bất đồng giữa nguyên đơn và quân đội Mỹ, khi chính quyền Iraq không được(hay không thể) làm trọng tài thì phía nguyên đơn sẽ phải trưng cầu người phân xử ở cấp nào: Chính phủ Mỹ hay các tổ chức của LHQ, hay các tòa án quốc tế mà Iraq có tham gia???
  4. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác Minh Trinh trả lời.
    Nhưng em thắc mắc ở điểm sau:
    Khi sự việc xảy đến, không có cơ quan chính quyền của Iraq thụ lý mà do QĐ Mỹ trực tiếp thụ lý, như vậy QĐ Mỹ có phải đã bỏ qua sự hiện diện của chính quyền Iraq, và như thế em nghĩ giống như đạo quân chiếm đóng, kiểu chính quyền quân quản của Mỹ.
    Thứ 2, các ví dụ cho thấy thường dân bị quân Mỹ đánh giá rằng đã vi phạm, chứ họ không vi phạm cụ thể vùng cấm hay lệnh cấm nào đó như trong các ví dụ của bác. Như vậy họ có quyền đòi bồi thường chứ ạ?
    Thứ 3, nếu có tranh chấp, bất đồng giữa nguyên đơn và quân đội Mỹ, khi chính quyền Iraq không được(hay không thể) làm trọng tài thì phía nguyên đơn sẽ phải trưng cầu người phân xử ở cấp nào: Chính phủ Mỹ hay các tổ chức của LHQ, hay các tòa án quốc tế mà Iraq có tham gia???
  5. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    1- Chính quyền Nam Hàn hiện nay cũng y hệt như chính quyền VNCH ngày trước và quân Mỹ hiện vẫn tạm chiếm Nam Hàn, vậy mà nước ta hiện nay giao du mật thiết với bọn NGỤY HÀN này, thật là xấu hổ . Đó là chưa nói đến vấn đề PHÁP LÝ của vùng tạm chiếm Nam Hàn này !!!!!
    2- Ông Minh Trinh nghĩ là thanh niên Hàn không hiền còn Tui nghĩ đàn ông Nam Hàn nhát như con gà nuốt dây thung !!!!
    Tui ngồi bàn kế 1 bàn có 2 ông Nam Hàn và 2 cô gái Việt .....etc ...... làm quen xã giao ....etc... Họ hỏi tui thích gái Việt không ? Tui nói tui thích gái Hàn hơn vì tui là người Nhật, bố tui là sĩ quan thời WWII bảo là gái Hàn phục vụ lính Nhật tuyệt vời ...... Hai bàn tay tui siết mạnh và cặp mắt sáng ngời trong tư thế sẵn sàng ... hai ông Hàn cúi gầm mặt xuống và im lặng ..... Lửa nguội dần ... tính tiền và ra đi
  6. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    1- Chính quyền Nam Hàn hiện nay cũng y hệt như chính quyền VNCH ngày trước và quân Mỹ hiện vẫn tạm chiếm Nam Hàn, vậy mà nước ta hiện nay giao du mật thiết với bọn NGỤY HÀN này, thật là xấu hổ . Đó là chưa nói đến vấn đề PHÁP LÝ của vùng tạm chiếm Nam Hàn này !!!!!
    2- Ông Minh Trinh nghĩ là thanh niên Hàn không hiền còn Tui nghĩ đàn ông Nam Hàn nhát như con gà nuốt dây thung !!!!
    Tui ngồi bàn kế 1 bàn có 2 ông Nam Hàn và 2 cô gái Việt .....etc ...... làm quen xã giao ....etc... Họ hỏi tui thích gái Việt không ? Tui nói tui thích gái Hàn hơn vì tui là người Nhật, bố tui là sĩ quan thời WWII bảo là gái Hàn phục vụ lính Nhật tuyệt vời ...... Hai bàn tay tui siết mạnh và cặp mắt sáng ngời trong tư thế sẵn sàng ... hai ông Hàn cúi gầm mặt xuống và im lặng ..... Lửa nguội dần ... tính tiền và ra đi
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nghe anh Bảy nói, giựt mình. Nhào vô wikipedia coi thử. Nó nói dzầy: Sau đó Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở lập luận "một Triều Tiên", không công nhận chính phủ ở miền nam và chọn con đường thống nhất đất nước bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa còn Hàn Quốc coi chính phủ của mình là thực thể hợp tác trên bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất là sự mở rộng chủ quyền quốc gia. Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng này khiến cho quá trình hòa giải giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến tận thập niên 1960. Đến thập niên 1970 quan hệ hai bên dần được cải thiện. Hai bên Triều Tiên công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991 cả hai nước được cả hai phe công nhận để chính thức gia nhập Liên hiệp quốc cùng một lúc. Thằng Triều Tiên (Bắc Hàn) công nhận thằng Nam Hàn rồi mà "mình" không công nhận mới là kỳ cục há anh Bảy ha. Hồi nhỏ có nghe lén đài của Trung. Trung gì ha? À Trung Cờ!! Nó nói gì loạn xà ngầu "quân n..g..u..ỵ Campuchia". Tức thiệt!! Gà của mình mà nó dám nói là "ngụy". Mấy thằng Khựa.
    Chời chời!! Mấy thằng Hàn đó nó có hỏi anh là "Are you Cambodian??" không?? He he! tại vì Nhật cà chớn thì thấy nhiều rồi. Nhưng không thấy thằng nào có cái kiểu động chạm dân tộc như dzậy hết. Mặc dù đúng là Hàn với Nhật không ưa nhau.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:15 ngày 01/06/2007
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nghe anh Bảy nói, giựt mình. Nhào vô wikipedia coi thử. Nó nói dzầy: Sau đó Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở lập luận "một Triều Tiên", không công nhận chính phủ ở miền nam và chọn con đường thống nhất đất nước bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa còn Hàn Quốc coi chính phủ của mình là thực thể hợp tác trên bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất là sự mở rộng chủ quyền quốc gia. Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng này khiến cho quá trình hòa giải giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến tận thập niên 1960. Đến thập niên 1970 quan hệ hai bên dần được cải thiện. Hai bên Triều Tiên công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991 cả hai nước được cả hai phe công nhận để chính thức gia nhập Liên hiệp quốc cùng một lúc. Thằng Triều Tiên (Bắc Hàn) công nhận thằng Nam Hàn rồi mà "mình" không công nhận mới là kỳ cục há anh Bảy ha. Hồi nhỏ có nghe lén đài của Trung. Trung gì ha? À Trung Cờ!! Nó nói gì loạn xà ngầu "quân n..g..u..ỵ Campuchia". Tức thiệt!! Gà của mình mà nó dám nói là "ngụy". Mấy thằng Khựa.
    Chời chời!! Mấy thằng Hàn đó nó có hỏi anh là "Are you Cambodian??" không?? He he! tại vì Nhật cà chớn thì thấy nhiều rồi. Nhưng không thấy thằng nào có cái kiểu động chạm dân tộc như dzậy hết. Mặc dù đúng là Hàn với Nhật không ưa nhau.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:15 ngày 01/06/2007

Chia sẻ trang này