1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về buổi biểu diễn của Hilary Hann

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ariatee, 11/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    rất là tuyệt vời.Tối qua box mình có tổng cộng 21 người.Post tạm vài tấm ảnh.
    [​IMG] 
    [​IMG]
     
     
  2. Adagio_fr

    Adagio_fr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0

    Cả nhà vào đây load chương trình của Hilary về mà xem, chất lượng không được ok cho lắm. Nhưng có còn hơn không.
    http://vnntelevision.net/
    Hoà nhạc Henessy
  3. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Các thành viên có mặt trong buổi biểu diễn tối qua phát biểu cảm tưởng đi chứ! Còn mình thì xin khất muộn nhất là đến thứ 2 sẽ có bài. Lý do tế nhị mà!
  4. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Chào các cô các chú,
    cháu nà cháu nhà quê nắm, ấy thế mà có nần cũng được nghe cô Han kéo vi-ô-nông cho nghe đấy. Cái đàn ki cóp của cô ấy còn nâu mới bằng được cái đàn "công-lông" của anh giai Pa-ga-lì-lì nhà cháu. Đàn anh cháu kêu ầm ầm, chưa chạm vào ló đã kêu ré nên, tiếng trầm trầm sâu như tiếng cá voi kêu vang dội cả nòng đại dương ấy chứ. Cái ông Gui-nôm ấy ki cóp chả giỏi gì cả, còn thua xa mấy anh giai người Anh, người Áo, người Đức hồi anh giai Pa-ga-lì-lì nhà cháu sang biểu diễn ở mấy lước đó. Cái đàn "công-lông" ấy nó kêu ầm ầm, ngồi xa vài chục mét vẫn inh tai, át hết cả tiếng giàn nhạc ấy chứ ai nại chỉ kêu tè tè như cái đàn của cô Han.
    Hồi đi nghe cô Han, cháu ngồi cách cô ấy chừng 10 mét. Hết buổi cháu cứ tiếc nà tại sao cô ấy không đi tìm một cái Đen-Dê-Sù xịn xịn vào mà kéo. Cứ cho nà cô ấy không đủ xèng để mua một cái "có mỗi" 4 triệu Ù-oét-đê đi, thì cũng khối tổ chức hiệp hội sẵn sàng cho mượn "nai-tham", đến chết mới cần chả nại. Dẫu biết rằng đàn tốt cũng chỉ quyết định 20% tiếng đàn của một nghệ-xĩ, nhưng 20% cũng nhiều phết các cô các chú nhỉ? Nhất là khi nghe công-xéc-tô- khi mà một người phải chống nại cả giàn nhạc, thì đàn không tốt nghe tức tai nắm. Dù cô Han phải lói là kỹ thuật cao, trình diễn hay, rất khác so với hội học trò của Đô-rô-thi Đờ-lây gồm bọn Xa-da Chang, Beo, Xa-hâm, Mi-đô-di kéo khá dập khuôn giống nhau v.v.
    Cứ như cô A-S Mút-thờ ấy- cháu nghe bao nhiêu người rồi đến khi nghe cô ấy kéo trực tiếp (cũng cự ly tầm 8-10 mét) cháu choáng váng. Sao mà tiếng đàn lại mượt như nhung, sáng lấp lánh như ánh bạc thế được cơ chứ. Cả đời cháu chưa được nghe một noại âm thanh lào hay đến mức ấy . Lếu mà cô ấy dùng cái đàn tầm tầm như đàn của cô Han, thì chắc hẳn nà độ hay sẽ giảm đi khá nhiều. May thay, cô ấy dùng một cái đàn của Sờ-cha-đi-va-ri (Lót Đun-ra-ven 1710, còn cái E-mi-li-a-ni 1703 thì cô Mutter ít dùng nữa rồi) trong giai đoạn Gôn-đừn-pê-di-ốt của ông lày, lên tiếng hay kinh hoàng.
    Chú Apomethe copy cái thông tin ấy ở trong mạng của bác Sờ-cốt Cao nên bị sai chút ít đấy. Ví dụ cái Xoi của Péc-man là 1714, E-mi-li-a-ni của Mút-thờ là 1703. Chứ đến 1743 thì cụ Sờ-cha-đi-va-ri (1644-1737) tạch được 7 lăm rồi, có khi giun ló nàm tổ cả mạng sườn rồi ý chứ. Với nị cái đàn của cô Han được Gui-nôm nàm lăm 1864, khác với cái bản ki cóp "Công-lông máy lổ" nàm năm 1850 mà Kờ-rai-sờ-lờ cho anh Hát-xít mượn, có thể nghe trong cái đĩa duy nhất của anh ấy. Cái đàn của cô Han có nẽ chỉ nà một bản mô-đen Đen-Dê-Sù thôi chứ không chắc đã nà một bản ki cóp cái "công-lông".
    -------------
    PS:
    Các cô chú có ít nhiều hứng thú với đàn violin và số phận của chúng thì có thể vào đây tìm hiểu:
    http://www.jose-sanchez-penzo.net/strad.html
    Trong thời gian tới chúng cháu sẽ nàm một website về vi-ô-nông và họ đàn dây. Khi đó xin mời các cô chú sang chơi cho vui.
    Được noongdaan sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 07/05/2005
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Dù sao tiếng đàn vẫn phụ thuộc vào tay người chơi là chính. VD như Oistrakh cha và Accardo là người thừa hưởng cây đàn này của Paganini nhưng âm thanh kéo ra không thể gọi là "ầm ầm" được. Trước giờ chỉ thấy Hassid kéo cây đàn copy Cannon này là tiếng đàn khủng khiếp thôi, chứ chưa bao giờ được nghe ai kéo khỏe hơn, kể cả Paganin. Cũng tại hình như thời ông ấy thì chưa có thu âm thì phải nên không biết tiếng đàn to đến như thế nào, không hiểu làm sao anh noongdaan lại biết tiếng đàn ông ấy lại khủng khiếp nhỉ, hay là anh lại đang giữ một bản thu âm unpublished nào của ông ấy .
    Về độ mượt mà thì có lẽ tiếng đàn của Vengerov còn có phần thanh thoát nhẹ nhàng hơn cả Mutter ấy chứ. Mutter sau thời kì biểu diễn cùng Karajan thì phong cách chơi có phần mạnh mẽ và "bốc" hơn trước.
  6. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Hì, chú đọc nại xem cháu có bảo cháu nghe anh giai Pa-ga-lì-lì nhà cháu chơi bao giờ đâu. Cháu chỉ bảo là tiếng cái đàn "công lông máy ủi" ấy ló kêu ầm ầm, vì cháu đã được nghe trực tiếp người ta kéo ló rồi. Còn nghe đĩa thì không tính. Tiếng đàn của Hát-xít tuy cực khoẻ, nhưng chưa phải nà khoẻ nhất đâu. Còn một nhân vật lữa mà chắc nà chú cũng không biết được đâu.
    Còn anh giai Vên-gề-rốp oánh cũng được, nhưng phờ-di quá, cho lên nhiều khi ló mất đi chiều sâu của tác phẩm. Tiếng đàn anh ấy cũng còn nâu mới mượt và nấp nánh được như cô Mút-thờ. Đời cháu đã nghe cỡ hơn chục xô-nô-ít lổi tiếng rồi nhưng chưa gặp ai tiếng đàn kỳ nạ thế. Cháu chỉ tiếc là không kịp được nghe bác Hei-phét, bác Mê-lu-hin và bác Kờ-rai-sờ-lờ nữa để so sánh thôi.
  7. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Anh Cobeo ơi,
    Không hiểu anh có "gà" cho cô bé Hà Thu không mà thấy bài của cô này giống giọng văn anh thế
    Xin phép tác giả Hà Thu để đăng lại bài này.
    Hilary Hahn lôi cuốn bằng sự biểu cảm
    Nhà hát Lớn Hà Nội tối qua ngây ngất trong hoa hồng và tiếng đàn đầy cảm xúc của nghệ sĩ violon Hilary Hahn và nghệ sĩ piano Natalie Zhu.
    Với chủ ý là giới thiệu về sự phát triển của thể loại sonata cho violin nên Hilary Hahn chọn biểu diễn 4 bản sonata nổi tiếng của Mozart, Bach và Faure. Với đặc trưng của thể loại là các nét giai điệu đẹp luôn được nhắc lại và phát triển trong cao trào tác phẩm nên đây là một chương trình tương đối "dễ nghe".
    Hilary Hahn không chọn cho mình một đêm diễn để phô diễn kỹ thuật mà chủ yếu là một đêm nhạc của sự chia sẻ, đồng cảm, lôi cuốn người nghe vào các giai điệu đẹp của nhạc cổ điển. Hilary và Natalie Zhu đã mở đầu chương trình đầy bản lĩnh với bản sonata đầy hứng khởi dành cho violon và piano cung Fa trưởng, K.376.
    Nhưng điểm nhấn của phần 1 chương trình lại là bản sonata số 3 cung Đô trưởng, của J.S.Bach mà Hilary độc tấu. Cô khiến người nghe xúc động không phải bởi cách xử lý các phức điệu của Bach một cách bản lĩnh mà trên hết đó là cách cô dẫn dắt các giai điệu đầy say mê. Điều này cũng không ngạc nhiên vì album đầu tiên của Hilary độc tấu bản Sonata và Partitas của Bach đã đoạt giải Diapason ''97 và liên tục nhiều tuần đứng ở vị trí đĩa nhạc cổ điển bán chạy nhất trong bảng xếp hạng Billboard. Hilary là một nghệ sĩ violon thừa thông minh và kỹ thuật, nhưng trên hết cô đã dẫn dắt người nghe vượt qua những bè phức điệu dày đặc của Bach, chắt lọc lại những giai điệu tuyệt diệu.
    Chương trình biểu diễn của Hilary không thể thành công đến vậy, nếu thiếu người đệm piano Natalie Zhu. Đêm nhạc dường như không còn là của riêng Hilary khi Natalie mở đầu với những giai điệu tuyệt vời của sonata dành cho violin và piano cung Mi thứ, K. 304 của Mozart. Một bản Sonata nổi tiếng với các giai điệu quá đẹp được Natalie xử lý đầy biểu cảm. Bản K.304 nằm trong số 7 sonata Mozart viết tại Paris và ông đặt tựa đề "Những bản Sonata dành cho piano có phần đệm bằng violon", với ngụ ý rằng, violin là phần đệm ngẫu hứng cho piano. K.304 là bản duy nhất viết bằng cung thứ nên chất chứa nhiều nét sâu lắng và suy tư của tác giả trong giai đoạn đó như cái chết của người mẹ ông, tình yêu đơn phương trong các chuyến lưu diễn và những khó khăn trong tài chính... Và Natalie gần như đã dẫn dắt toàn bộ bản sonata có nhiều dấu ấn riêng tư của Mozart này.
    Chương trình kết thúc bằng sonata số 1, cung La trưởng dành cho violon và piano, Op.13 gồm 4 chương với sự sôi nổi, duyên dáng và những bất ngờ về tiết tấu. Khi những âm thanh cuối cùng của bản sonata này kết thúc, Hilary và Natalie đã tràn ngập trong hoa và những tràng pháo tay không dứt của khán giả Hà Nội.
    Hà Thu
  8. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Bài này chắc của em gái anh Cobeo [​IMG]
    Hilary Hahn - lời tâm tình của thiên sứTrịnh Cẩm NhiCùng với nghệ sĩ piano Natalie Zhu, Milaray Hahn, Hilary Hahn (ảnh) một thần đồng âm nhạc đến từ Hoa Kỳ đã chinh phục khán giả VN trong buổi diễn duy nhất tối 6.5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong chương trình hoà nhạc ******** lần thứ IX.


    [​IMG]


    Nghệ sĩ Hilary Hahn (trái).
    Với khuôn mặt thánh thiện như trẻ thơ, ở tuổi 25, Hilary Hahn đã gặt hái cho mình rất nhiều giải thưởng âm nhạc quốc tế mà đáng kể hơn cả là giải Grammy năm 2001. Làm bạn với cây đàn violon từ năm lên 4, đến nay chị là một tên tuổi đáng kính trọng trong làng nhạc hoà tấu quốc tế, là một trong số ít nghệ sĩ xuất hiện với hầu hết các dàn nhạc nổi tiếng thế giới của Mỹ, Anh, Đức, Bỉ, Pháp, Nhật v.v... Cũng năm 2001 chị được tạp chí Times bình chọn là nghệ sĩ nhạc cổ điển trẻ ưu tú nhất của Châu Mỹ.Cả khán phòng của Nhà hát Lớn Hà Nội tối 6.5 chật cứng không còn một chỗ trống, tưởng chừng như mọi người nín thở để đón nhận tiếng đàn quá ư tinh tế và ngập tràn cảm xúc của Hilary. Trong chương trình này, chị đã trình tấu những tác phẩm của các bậc thầy mẫu mực trong trường phái âm nhạc cổ điển thế giới, đó là Mozart, là J.S.Bach và Gabriel Fauré. Với ba "trái núi âm nhạc" của nhân loại, chị đều chọn những bản sonata đòi hỏi những kỹ thuật điêu luyện tuyệt đối. Nó giống như đỉnh của những ngọn núi. Hai sonata của Mozart được chị ứng xử một cách thân thuộc đến nỗi có những khoảng ngắt giữa hai hợp âm chủ đạo, người nghe tưởng như dòng âm thanh đang tuôn trào bỗng thở nhẹ đi theo hơi thở của chị. Tiếng đàn không còn từ cây violon cất lên nữa mà tựa hồ toát ra từ toàn bộ con người chị. Cũng giống như "cụ tổ" Mozart được tiếp xúc với âm nhạc từ năm lên 3 (Hilary chậm hơn 1 năm) nên hình như giữa họ có sự gặp gỡ hài hoà như thể chẳng còn ranh giới thời gian nữa. Và, chỉ có điều đó mới lý giải được tiếng đàn "rất Mozart" ở người nghệ sĩ trong sáng như thiên sứ kia.Có lẽ cũng để cống hiến cho khán giả VN một trình độ kỹ thuật mẫu mực của người chơi violon, Hilary đã độc tấu bản Sonata số 3 cung đô trưởng của J.S.Bach một tác phẩm "hắc búa" buộc người chơi phải làm chủ được giai điệu và tiết tấu chính rồi từ đó phát triển ra vô vàn biến tấu. Đó chính là cái vĩ đại của nhà soạn nhạc vĩ đại J.S.Bach. Âm nhạc của ông luôn hướng nhân loại đến gần với những quan niệm thánh thiện hơn, gần với thượng đế hơn. Người ta thường nói đơn giản rằng nhạc Bach chính là nhạc nhà thờ. Nói thế chưa hẳn đúng, phải nói rằng âm nhạc của Bach đã thay thế cho nhà thờ có lẽ đúng hơn. Trong bản Sonata 4 chương này Hilary đã mang đến cho người nghe từ âm thanh thầm kín của mầm cây đến tiếng sấm rền bão dông của đất trời. Khán giả thực sự choáng váng trước sức mạnh âm thanh từ người nghệ sĩ mảnh mai với đôi chút khiêm nhường xuất thần trong dòng suy tưởng thật thánh thiện.Để kết thúc chương trình chị đã để người nghe gặp gỡ với một nhà soạn nhạc lãng mạn người Pháp thế kỷ 19: Gabriel Fauré. Ông là người muốn bước ra khỏi khuôn mẫu nghiệt ngã của trường phái cổ điển để tìm đến những hoà âm nhiều màu sắc. Tinh thần lãng mạn của ông cùng với sự cách tân mạnh bạo trong cấu trúc đã mở ra một quan niệm mới mẻ về nhạc hoà tấu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mở rộng thêm công chúng âm nhạc ở Châu Âu cuối thế kỷ 19. Hilary đã trình diễn với một phong cách khác, một niềm đắm say khác, đã thuyết phục thính giả bằng sự thả trôi tiếng đàn của mình như nỗi bối rối ngơ ngác trước một hạnh phúc chợt đến. Trong chương trình này, nghệ sĩ piano gốc Hoa Natalie Zhu quả là người tâm đắc với Hilary. Chị cũng là một nghệ sĩ có nhiều thành công, cũng được học đàn từ bé như Hilary, và trong sự giao hoà giữa hai cây đàn này, sự tế nhị và duyên dáng của người nghệ sĩ piano đã thành một điểm tựa yên ả cho cây violon, đôi khi lại đóng vai trò của người dẫn chuyện dịu dàng. Họ đã cùng nhau kể cho khán giả VN nhiều câu chuyện, nhiều lời tâm tình, lời tâm tình của thiên sứ. Và, để đáp lại, khán giả VN đã dành cho hai chị sự chào đón cuồng nhiệt nhất với những tràng pháo tay không dứt như vỡ toang nhà hát, với tràn ngập hoa tươi như chính khuôn mặt hai nghệ sĩ.
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Ca hai bai deu gay that vong!
  10. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này