1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về buổi biểu diễn của Hilary Hann

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ariatee, 11/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    BÀi này là của một người nghe qua TV . Không biết có làm hài lòng chị Meongoan không
    Nghe, thấy, nghĩ, qua một buổi hòa nhạc cổ điển ​
    15:40'' 07/05/2005 (GMT+7)


    20h00 ngày 6/5/2005 tại Nhà hát Lớn Hà Nội có chương trình hòa nhạc cổ điển của nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ - Hilary Hahn - do ******** tài trợ. Là người chỉ có điều kiện theo dõi qua truyền hình trực tiếp của VTV1, xin có một vài ý kiến như sau:
    Nghe...
    Trước khi sân khấu mở màn, đã có quá nhiều bài báo ca ngợi thành tích của Hilary Hahn, cô nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ trẻ tuổi xinh đẹp và duyên dáng, đã từng nhận giải Grammy và danh hiệu Nghệ sĩ nhạc cổ điển trẻ tuổi nhất nước Mỹ năm mới 21 tuổi (2001).
    Và đúng là "danh bất hư truyền", những gì cô thể hiện trong đêm 6/5/2005 tại Nhà hát lớn Hà Nội thật là tuyệt vời. Điều đáng nói đầu tiên đó là việc chọn bài biểu diễn của H.Hahn. Mở màn là Sonate cho violon và piano tác phẩm K.376. Đây không phải là một trong những sonate nổi tiếng của Mozart, nó rất ít được biểu diễn, có lẽ bởi vì không "đậm" chất Mozart lắm. Nhưng khuynh hướng của các nghệ sĩ trẻ ngày nay là biểu diễn để khám phá những cái mới với những tác phẩm mà trong quá khứ chưa được khai thác nhiều, để làm được điều này, người nghệ sĩ cần một bản lĩnh nghệ thuật và sự am tường về phong cách âm nhạc của từng tác giả cụ thể. Đó cũng là điều mà chúng ta thấy một số chương trình hòa nhạc thính phòng giao hưởng ở Việt Nam chưa thực hiện.
    Còn Sonate số 3 cung Do trưởng, đây là một tác phẩm khó biểu diễn nhất và dài nhất trong số 6 sonate cho violon solo của J.S.Bach. Cả 4 chương của sonate này dài gần 30 phút mà chỉ độc diễn không có phần đệm, rất dễ đưa người nghe vào mê cung... nhàm chán. Thế nhưng Hilary Hahn đã làm được điều ngược lại, cô đã biểu diễn với sự hoàn hảo không còn chỗ nào để phàn nàn. Với những người "dễ tính" có lẽ sẽ thích chương IV - Allegro assai, với những giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, còn 3 chương kia thì sẽ có cảm giác hơi nặng nề. Nhưng thật ra trong đêm diễn, H.Hahn đã thể hiện rất tốt cả 4 chương, đặc biệt là chương II - Fuga với sự đối đáp mạch lạc giữa các bè, sự thể hiện tinh tế từng nốt nhạc, từng ý nhạc, và đây cũng là chương thể hiện bản chất âm nhạc của J.S.Bach.
    Âm nhạc của J.S.Bach không có những cao trào kịch tính dữ dội như của Handel, Beethoven hoặc một số nhạc sĩ khác, âm nhạc của ông đi vào sự tinh tế của tâm hồn và chiều sâu của tư duy con người. Vì thế để diễn tả tốt những tác phẩm của Bach, người nghệ sĩ cần có cảm xúc tinh tế và quá trình trải nghiệm của cuộc sống. Nhưng với H.Hahn, một cô gái mới 25 tuổi biểu diễn tác phẩm Bach hoàn hảo như thế là điều thật tuyệt vời.
    Hết Sonate số 3 của Bach cũng là lúc VTV1 cắt "rụp" không truyền trực tiếp nữa, vì vậy phần nghe cũng xin dừng tại đây...
    Thấy...

    Với tôi, đây là lần đầu tiên thấy một chương trình có tài trợ mà sân khấu đã dành hết cho nghệ thuật, một sân khấu "sạch sẽ", không có những trang trí thừa (có đôi lúc nhố nhăng) biểu dương thương hiệu của nhà tài trợ như thường thấy trong những chương trình có tài trợ trên sóng truyền hình. Đó là biểu hiện một cách thiết thực nhất sự văn minh của môi trường văn hóa. Trước khi bắt đầu chương trình, trên màn hình TV có hiện lên quang cảnh sân khấu với chiếc đàn violon và một dòng chữ mà trong đó có từ "********". Rồi từ khi Hilary Hahn bước ra sân khấu cũng là lúc mà phông sân khấu không còn gì nữa ngoài một màu trắng tinh tuyền.
    Cũng có thể do áp lực từ việc không được quảng bá những thương hiệu của rượu và thuốc lá, nhưng cũng qua đó để thấy rằng tuy không được đưa những hình ảnh hoặc tên thương hiệu nhưng vẫn có người sẵn sàng tài trợ - mà là tài trợ cao cấp. Đó là điều mà những người thực hiện những chương trình nghệ thuật có nhận tài trợ cần mạnh dạn, cương quyết hơn nữa, để cải thiện quang cảnh sân khấu nhằm đem đến cho người thưởng ngoạn một không gian nghệ thuật đúng nghĩa.
    ******** đã rất quan tâm đến âm nhạc. Dòng họ Hennesy danh tiếng thế giới với hương rượu cognac, họ có cả một Hội âm nhạc Cognac hằng năm tài trợ đến 6 chương trình có qui mô lớn. Lần này là lần thứ 9 ******** tài trợ chương trình âm nhạc cổ điển biểu diễn tại Việt Nam (mà lần nào cũng với những solist tầm cỡ quốc tế). Đó là một đóng góp đáng ghi nhận của ******** trong việc phát triển loại hình âm nhạc bác học này ở Việt Nam.

    Nghĩ...

    Không riêng gì tôi mà rất nhiều người cũng có cảm nghĩ rằng, VTV1 chỉ truyền hình trực tiếp "nửa trận" là quá tiếc cho những người yêu nhạc cổ điển trên cả nước. Sau hai tác phẩm thì không truyền hình trực tiếp nữa, tôi được biết rằng sau phần giải lao còn có thêm Sonate cho violon và piano của Mozart (tác phẩm K.304) và Sonate số 1 (op.13) của Fauré.
    Để có được một nghệ sĩ tầm cỡ quốc tế như Hilary Hahn đến biểu diễn không phải là dễ, và đó là cơ hội bằng vàng cho những người yêu nhạc cổ điển và những người đang làm công tác trong lĩnh vực âm nhạc cổ điển trên toàn quốc. Nhưng, việc truyền hình "nửa trận" như thế không khác gì chỉ cho dân ghiền bóng đá xem hiệp một của trận chung kết bóng đá thế giới...
    Riêng trong việc này, chúng ta thấy rằng ngay cả Đài Truyền hình TW cũng không thiết tha gì lắm với âm nhạc cổ điển nói riêng và "nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc" nói chung... khi mà nền âm nhạc chúng ta đang có một sự mất cân bằng trầm trọng giữa thanh nhạc và khí nhạc, giữa nhạc đại chúng và nhạc bác học.
    Hữu Trịnh

  2. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài của em, các bác đọc xong cho nhận xét nhé!
    Sự trẻ trung tuơi mát xen lẫn với nét u buồn dịu dàng, đó chính là những cung bậc cảm xúc mà có lẽ Hilary Hahn muốn gửi tới những ngời yêu nhạc cổ điển trong chơng trình hoà nhạc ******** lần thứ IX tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 6/5 vừa qua.
     Mở đầu chơng trình là bản Sonata số 24 cho Violin và Piano cung Fa truởng, K.376 của nhà soạn nhạc thiên tài nguời Áo Wolfgang Amadeus Mozart. Đây là tác phẩm  đuợc ông viết tại Vienna vào năm 1781. Toàn bộ tác phẩm là sự sôi nổi, duyên dáng và hứng khởi của tuổi trẻ. Và Hilary Hahn đã thể hiện tác phẩm này trên tinh thần đó một cách khá xuất sắc. Chuơng 1 - mở đầu bằng 3 hợp âm mạnh mẽ tràn đầy sự hăng hái, sau một nét luớt lấp lánh, chủ đề 2 xuất hiện trong sự hối hả để rồi nhanh chóng chuyển sang chủ đề 3 ở phần cuối chu­ơng với đôi chút hài hớc nhẹ nhàng. Chuơng 2 - nhumột bài hát thanh tao tuơng phản với chuơng 1. Chuơng 3 - một khúc Rondo rộn ràng, sôi nổi. Tác phẩm này cũng đã đuợc Hahn đa vào trong album mới sắp đuợc Deutsche Gramaphonne phát hành. Đây cũng chính là tác phẩm mà Hahn đã trình diễn tại Nhạc viện HN trong buổi chiều hôm truớc. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng Hahn đã xử lý bản Sonata này với một cái đầu lạnh trong khi đó một số khán giả khó tính muốn đòi hỏi thêm một chút duyên dáng và chân thành hơn nữa. Nói đi cũng phải nói lại, Violin Sonata nói riêng và các tác phẩm khác của Mozart nói chung rất dễ mà cũng rất khó, dễ để chơi ở mức chấp nhận đuợc, trơn tru, sạch sẽ nhng sẽ rất khó để vuợt trội hơn các nghệ sỹ khác, tạo đuợc những dấu ấn riêng biệt và để lại ấn tuợng sâu đậm trong lòng khán giả. Nghe Hahn chơi xong về nghe lại đĩa Kagan và Richter cũng đánh Violin Sonata của Mozart thì mới thấy Kagan đánh thật tuyệt vời, thật xứng đáng với danh hiệu: ?oNguời chơi Mozart hay nhất trong giới vĩ cầm Nga?. Một lần nữa xin cảm ơn bác Baolink về chiếc đĩa nhạc tuyệt vời mà bác đã tặng cho em.Ân tuợng mạnh nhất của mình và có lẽ là của nhiều nguời khác nữa chính là ở tác phẩm kế tiếp. Sự tỉnh táo và thông minh trong nghệ thuật trình diễn Violin của Hahn đã đuợc thể hiện cực kỳ tuyệt vời trong tác phẩm kinh điển của Johann Sebastian Bach bản Sonata số 3 cho Violin độc tấu cung Đô truởng, BWV 1005. Đây là một tác phẩm vô cùng khó cho các nghệ sỹ Violin và cũng không hề dễ nghe với đối với đa số khán giả nhng Hahn đã thực sự hút hồn ngời nghe bằng tài nghệ xuất chúng của mình. Đây chính là những giây phút tuyệt diệu nhất trong chơng trình, đặc biệt là khi Hahn ?ophiêu? trong chuơng 2 Fugue. Trong chuơng này đỉnh cao của nghệ thuật phức điệu đã đuợc Bach thâu tóm rất tài tình chỉ trên một chiếc đàn Violin. Đây là Fugue 4 bè với mỗi một dây đàn đảm nhiệm một bè, quả thật là một thử thách thật sự đối với bất kỳ nghệ sỹ Violin nào. Tuy nhiên Hahn đã thể hiện tác phẩm một cách hoàn hảo đáng kinh ngạc bằng một sự già dặn hiếm có. Có thể nói trên thế giới hiện nay, số ngời đạt đến trình độ này trong Sonata của Bach chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Đây cũng chính là tác phẩm có mặt trong album đầu tay của cô. TuminhTran đã dùng từ ?osiêu đẳng? để nói về phần trình diễn này của Hahn.
     Nếu như trong phần 1 của chuơng trình là sự cô đọng và khúc chiết thì những tác phẩm trong phần 2 lại mang đến cho nguời nghe những sac thai tinh cam moi mang nhiều nét uu tusâu sắc. Bản Sonata số 21 cho Violin và Piano cung Mi thứ, K.304 đuợc Mozart viết tại Paris vào năm 1778 là một tác phẩm mang nhiều nỗi buồn u uất. Vừa trải qua nỗi đau khôn nguôi khi ngời mẹ yêu dấu qua đời, ở tác phẩm này Mozart đã mang đến đến cho nguời nghe những cảm xúc đầy sâu lắng. Với kết cấu 2 chuơng và đuợc viết ở giọng thứ (đây có lẽ là Violin Sonata duy nhất đuợc Mozart viết ở giọng thứ) bản Sonata là tiền đề cho sự xuất hiện của những Piano Sonata 2 chơng của Beethoven sau này. Hơi tiếc khi Hahn đã sử dụng khối óc nhiều hơn con tim trong tác phẩm, sự da diết trong bản Sonata đã không đuợc truyền tải đến khán giả nhumong đợi, giá nhuHahn thể hiện bản nhạc ?omềm? hơn một chút nữa thì mới đúng với cảm xúc mà mình trông mong. Vẫn là cái cảm giác trơn tru, sạch sẽ, trung thành tuyệt đối với tổng phổ nhuở tác phẩm đầu tiên, hơn nữa bài này còn đòi hỏi nhiều sắc thái tình cảm hơn ở bài trên cho nên cảm giác thiếu hụt của mình cũng nhiều hơn. Tác phẩm cuối cùng trong chuơng trình là bản Sonata số 1 cho Violin và Piano cung La truởng, Op.13 của nhà soạn nhạc ngời Pháp cuối thế kỷ 19 Gabriel Faure. Đây là một thử nghiệm mới của Hahn, cô chua bao giờ ghi âm tác phẩm này. Mình mới chỉ nghe Mutter chơi bài này trớc đây hơn nữa cũng chưa nghe nhiều nên sự so sánh chua chắc đã chính xác, tuy nhiên mình cảm thấy rằng vẫn với một phong cách tôn sùng sự chính xác, đôi khi tỏ ra hơi ?ocứng? như vậy nên mình cũng không ấn tuợng lắm với cách mà Hahn biểu diễn tác phẩm này. Bản Violin Sonata của Faure có cái gì đó khá gần gũi với bản ?oRequiem?  của ông nên không khí chủ đạo chính là sự buồn bã, thê luơng và có màu sắc tuơng phản với các tác phẩm truớc đó. Nhìn tổng thể chuơng 3 là tốt còn các chuơng khác thì mình không khoái lắm. Tất nhiên là mình không thất vọng nhng thật sự thì mình đã kỳ vọng nhiều hơn ở chuơng trình này.
     Nhận xét một cách toàn diện thì Hilary Hahn là một nghệ sỹ rất tài năng, có những mặt rất mạnh nhng cũng có những mặt cần phải khắc phục. Nhìn vào các CD mà Hahn đã ghi âm thì thấy đuợc ngay chỉ có duy nhất 1 đĩa là các Sonata và Partita của Bach (đĩa các Sonata của Mozart cha phát hành) còn lại là các Concerto (khoảng 6,7 đĩa), có thể dễ dàng nhận ra rằng chơi các Sonata hoặc các tác phẩm thính phòng thì mới bộc lộ hết sự tinh xảo và các cung bậc tình cảm trong tiếng đàn còn Concerto thì phần dàn nhạc có thể lấp liếm cho các Soloist.  Trong chương trình này những khiếm khuyết của Hahn đã đuợc lộ rõ. Những đoạn nhạc mang âm hưởng buồn da diết chua đạt đến sự tinh tế cần thiết. Hiện nay trên thế giới Hahn chua đạt đuợc đến đẳng cấp của Kremer, Mutter hay Vengerov, so với Repin và Markov thì Hahn cũng không có đuợc ngón trổ kỹ thuật khủng khiếp khiến khán giả ?olác mắt?, ngay cả so với ngời đồng hương, đồng niên với mình là Sarah Chang, Hahn cũng chưa có đuợc sự hấp dẫn và lôi cuốn. Tuy nhiên Hahn còn rất trẻ nên mình hy vọng rằng trong các CD tiếp theo sẽ đuợc tiếp xúc với một Hilary Hahn khác đằm thắm hơn, gần gũi hơn.
     Trong chương trình lần này cần dành cho nguời đệm Piano nữ nghệ sỹ NataliaZhu những lời ngợi khen. Trong cả qúa trình quảng cáo NataliaZhu bị chìm hơn Hahn rất nhiều nhưng trong buổi biểu diễn NataliaZhu cho thấy mình là một nguời đệm hoàn hảo, không dễ mà kiếm tìm đuợc một nghệ sỹ đệm tuyệt nhuvậy. Tôi cho rằng trong sự thành công của chuơng trình, vai trò của Hahn và NataliaZhu là gần nhu ngang nhau.
     Dù nói gì đi chăng nữa thì đây cũng là chơng trình hoà nhạc có chất luợng tuyệt vời nhất kể từ sau buổi biểu diễn của Lang Lang tháng 1 năm ngoái.
     
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 14:39 ngày 11/05/2005
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Đúng như là lời nhận xét của cobeo Hahn là một violinist tài năng nhưng chưa thực sự đạt đến tầm như một virtuoso. Nếu so với Mutter, Vengerov, Repin hay Markov thì có hơi khập khiếng vì so với tuổi đời và tuổi nghề thì Hahn còn thua kém nhiều. Còn Sarah Chang thì là một thần đồng rồi, cô ra đĩa debut đầu tiên năm 9 tuổi thu âm gồm Sarasate, Paganini, Prokofiev,... đều là những nhà soạn nhạc đòi hỏi kĩ thuật cao. Nhưng xét trên thế giới hiện nay thì Sarah Chang và Hilary Hahn có lẽ là hai nữ cầm thủ trẻ xuất sắc nhất. Đạt thành công như hiện nay ở độ tuổi của Hahn từ xưa đến nay ngoài Chang, Mutter có lẽ cũng chỉ còn có Ida Haendel và Ginette Neveu.
    Vì chưa nhận được file VCD ghi hình buổi diễn của Hahn nên chưa nhận xét được mà tạm thời chỉ dám nhận xét qua những gì Hahn thu âm lại. Rõ ràng là ngoài album đầu tiên chơi partita và sonata của Bach thì Hahn chưa đủ độ tinh tế khi chơi concerto, mình cho rằng album thu âm concerto của Bach là một trong những album thất bại của cô. Nhưng cô đã tạo cho mình một phong cách riêng ở những bản concerto như của Beethoven, Barber,... và đây là điều chỉ có ở những nghệ sĩ lớn. Và mình tin rằng chỉ trong vài năm nữa khi Hahn có những kinh nghiệm và chín chắn trong nghề thì ta sẽ được nghe những album của một nghệ sĩ lớn thực sự.
  4. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Chú Apo lại sửa chữa lung tung rồi.Chịu chết không đọc được bài trên.
  5. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Bác Apomethe ơi, bác làm bài của em thành kiểu gì đấy? Hic! Em không chịu đâu.
    Mình tưởng bài viết của mình là chậm nhất rồi chứ ai ngờ lại là bài viết đầu tiên. Các bác khác đâu rồi? Lười viết thế? Các bác phát biểu cảm tưởng đi chứ? Em xin chỉ đích danh chị meongoan, ninjainmask và nhân vật lần tiên đi chơi cả box: ariatee. Cho anh em biết cảm tưởng của mình đi chứ????
  6. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Basten ơi, cậu lấy bài của tác giả Hữu Trịnh ở đâu đấy? Mình có mấy lời nhận xét về bài này như sau: Phần Nghe thì mình hoàn toàn không đồng ý trong phần nói về Sonata của Mozart. Đây chính là một Sonata mang đậm chất Mozart nhất, và cũng khá nhiều nghệ sỹ đã biểu diễn bản nhạc này chứ không hề "nó rất ít được biểu diễn" như tác giả bài viết đã nêu. Bản thân là người nghe Mozart nhiều hẳn Basten cũng đồng ý với mình chứ? Còn trong phần Thấy thì cũng không hẳn chương trình ******** mới có sự trang trọng trong phần trang trí sân khấu mà trong phần lớn chương trình hoà nhạc cổ điển nói chung, các logo quảng cáo hầu như không xuất hiện trên sân khấu, có thể đó là đặc thù của NCĐ. Còn trong phần Nghĩ thì những gì Hữu Trịnh viết là còn hơi nhẹ, cái bọn Đài THVN thật chả có gì để nói cả.
  7. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Giống như lần trước cobeo gõ bài này trước ở trong Word rồi copy vào đây với font TCVN, mình không đọc được liền convert sang font UNICODE. Máy nhà hiển thị tốt, máy người thì chịu không biết tại sao không đọc được . Thôi các bác convert lại sao đó để cho đọc được vậy:
    http://www.avys.de/js/src/vietuni.html
    http://www.tcvn.gov.vn/webconvert/vietconvert.html
  8. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Tớ xem ở nhà, mà cũng chỉ nghe được mỗi bài Bach, thấy Hilary Hahn chơi Bach chỉn chu, đầy đặn mà ngọt ngào, có thể vì chỉ nghe cô này chơi Bach nên tớ thấy cô ta có xu hướng musician player hơn là virtuoso, tớ nghĩ trổ ngón kỹ thuật với cả chơi mấy bài firework với cô ta là không cần thiết. Nhìn qua mấy cái đĩa thu rồi thì cũng thấy thế.
    Cái sonata của Faure thì tớ nghe rồi và nghĩ bản này hơi sentimental sẽ thích hợp với một tay vĩ lả lướt ưa sự duyên dáng hơn là một cô gái có vẻ quá thông minh mạnh mẽ so với tuổi như Hahn.
    Cũng chả biết viết cái gì tiếp nữa vì viết về âm nhạc chán vật ạ, cứ ba câu là lại quay về một đống tính từ hoa mỹ
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Hi, cobeo viet hay qua. Toi chi xin dua them tit cua bai cobeo la "Hilary Hanh - hoi tho nhe trong khan phong co dien". neu cai da tung doc truyen ngan "Hoi tho nhe" cua nha van Nga Bunhin thi chac cung dong y voi de xuat nay cua toi.
  10. themack

    themack Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    1
    Cò bàc nà?o cò bà?n concerto K.376 cù?a Mozart khĂng, em khoài bà?i nà?y quà mà? ko tì?m thẮy ơ? 'Ău cò cà?, cù?a ngươ?i khàc ỳ, em nghe càc bàc quà?ng cào mà? muẮn nghe thứ quà
    LĂ?n 'ò em cùfng 'i nghe Hahn biĂ?u diĂfn, phà?i nòi là? rẮt hay nhưung 'ùng là? thiẮu mẶt cài gì? 'ò 'Ă? cò cà?m giàc thò?a màfn thực sự, nhưng cùfng là? quì 'Ắi với như Vn mì?nh, 'Ău phà?i ai và? lùc nà?o cùfng cò thĂ? nghe cĂ? 'iĂ?n 'ược 'Ău
    HĂm 'ò cò?n 'Ắn cà? Sofitel gf̣p chì Hahn, xinh lf́m , 'ược chiĂu 'àfi ******** phải nĂi lĂ tuy?t vời

Chia sẻ trang này