1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về các chức danh trong quân đội

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nmt83, 25/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về các chức danh trong quân đội

    các bác cho em hỏi các chức danh trong quân đội

    Tổng tư lệnh
    Tham mưu trưởng
    Bộ trưởng bộ quốc phòng
    Nguyên soái
    tướng

    Tướng thì dễ biết, vậy 4 chức danh còn lại nghĩa là gì ạ, trong 4 cái ấy thì cái nào cao nhất
    Em mù tịt về quân sự, mong các bác giúp
  2. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Đọc mấy cái này trước nhé:
    SẮC LỆNH
    CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
    NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    SỐ 33 QP NGÀY 22 THÁNG 3 NĂM 1946

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
    VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

    Chiểu lời đề nghị của Bộ Quốc phòng,
    Xét rằng việc minh định các cấp bậc, quân phục, phù hiệu, cấp hiệu là điều kiện tối cần để tổ chức quân đội,
    RA SẮC LỆNH:
    Điều thứ 1: Bắt đầu từ ngày ký Sắc lệnh này, các cấp bậc, quân phục, phù hiệu, cấp hiệu cho lục quân của toàn quốc ấn định như sau này:
    CHƯƠNG THỨ NHẤT: CẤP BẬC
    Điều thứ 2: Các đơn vị tổ chức lục quân gồm có:
    Tiểu đội có Tiểu đội trưởng chỉ huy I - Hàng đội Trung đội có Trung đội trưởng chỉ huy.
    Đại đội có Đại đội trưởng chỉ huy
    Tiểu đoàn có Tiểu đoàn trưởng chỉ huy
    Trung đoàn có Trung đoàn trưởng chỉ huy II- Hàng đoàn Đại đoàn có Đại đoàn trưởng chỉ huy
    Sư đoàn có Sư đoàn trưởng chỉ huy
    Liên đoàn có Liên đoàn trưởng chỉ huy
    Tập đoàn có Tập đoàn trưởng chỉ huy
    Chi tiết tổ chức sẽ do một sắc lệnh định rõ sau.
    Điều thứ 3: Các cấp bậc trong lục quân gồm có:
    Bậc Cấp
    I- Binh (2 cấp) Binh nhì
    Binh nhất
    II- Sĩ (3 cấp) Hạ sĩ
    Trung sĩ
    Thượng sĩ
    Người sắp được bậc Uý gọi là Chuẩn uý
    III- Uý (3 cấp) Thiếu uý
    Trung uý
    Đại uý
    IV- Tá (3 cấp) Thiếu tá
    Trung tá
    Đại tá
    V- Tướng (3 cấp) T Thiếu tướng
    Trung tướng
    Đại tướng
    Điều thứ 4: Việc ban các cấp bậc thì bậc binh sẽ do quyết nghị của Trung đoàn trưởng; bác sĩ sẽ do quyết nghị của Đại đoàn trưởng; bậc uý sẽ do nghị định của Tổng tư lệnh; bậc tá sẽ do nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; và bậc tướng sẽ do sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ.
    Điều thứ 5: Nhiệm vụ chỉ huỷ sẽ cắt đặt theo nguyên tắc sau này:
    I- Tiểu đội Tiểu đội trưởng: Trung sĩ
    Tiểu đội phó: Hạ sĩ
    II- Trung đội Trung đội trưởng: Thiếu uý hoặc chuẩn uý
    Trung đội phó: Thượng sĩ hoặc chuẩn uý
    III- Đại đội Đại đội trưởng: Đại uý
    Đại đội phó: Trung uý
    IV- Tiểu đoàn Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá
    Tiểu đoàn phó: Đại uý
    V- Trung đoàn Trung đoàn trưởng: Trung tá
    Trung đoàn phó: Thiếu tá
    VI- Đại đoàn Đại đoàn trưởng: Đại tá
    Đại đoàn phó: Trung tá
    VII- Sư đoàn Sư đoàn trưởng: Thiếu tướng
    Sư đoàn phó: Đại tá
    VIII- Liên đoàn Liên đoàn trưởng: Trung tướng
    Liên đoàn phó: Thiếu tướng
    IX- Tập đoàn Tập đoàn trưởng: Đại tướng
    Tập đoàn phó: Trung tướng
    Những khi thiếu người cấp trên thì có thể dùng người cấp dưới có năng lực thay vào được.
    CHƯƠNG THỨ NHÌ: QUÂN PHỤC
    Điều thứ 6: Quân phục thì tất cả các cấp bậc như nhau chỉ có phù hiệu (đeo ở mũ) và cấp hiệu (đeo ở vai hoặc ở cánh tay áo) khác nhau.
    Điều thứ 7: Quân phục định như sau này:
    Mũ: bằng kaki mầu vàng kiểu chào mào. Trời nắng sẽ đội hẳn mũ bọc kaki vàng.
    Áo: kaki màu vàng, dài tay, hai túi ngực, có hai cầu vai.
    Quần: kaki màu vàng, dài chân, hai túi hai bên, hai túi sau, thắt lưng nhỏ trong, dải da ngoài.
    Nịt chân: bằng vải ba nút.
    Giày: có cổ hoặc không.
    Điều thứ 8: Những quần áo cũ hiện nay được tạm dùng.
    CHƯƠNG THỨ BA: PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU, DẤU HIỆU
    Điều thứ 9: Phù hiệu định trên mũ hình tròn
    Bậc binh: mầu quốc kỳ
    Bậc sĩ: thêm vành bạc
    Bậc uý (kể cả chuẩn uý) và tá: thêm vành vàng tròn
    Bậc tướng: vành vàng thay bằng hai cành tùng vàng buộc vào nhau ở phía dưới.
    Điều thứ 10: Cấp hiệu thì bậc binh, sĩ và chuẩn uý đeo ở cánh tay áo bên trái, bậc uý, tá, tướng đeo ở hai cầu vai. Cấp hiệu khác nhau như sau này:
    Bậc Cấp Cấp hiệu
    I- Binh: Binh nhì không có
    Binh nhất (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
    Hạ sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
    II- Sĩ Trung sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
    Thượng sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
    Chuẩn uý (biểu tượng) vàng trên nền đỏ
    Thiếu uý 1 lon vàng trên nền đỏ
    III- Uý Trung uý 2 lon vàng trên nền đỏ
    Đại uý 3 lon vàng trên nền đỏ
    Thiếu tá 1 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
    IV- Tá Trung tá 2 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
    Đại tá 3 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
    Thiếu tướng 1 sao vàng trên nền đỏ
    V- Tướng Trung tướng 2 sao vàng trên nền đỏ
    Đại tướng 3 sao vàng trên nền đỏ
    Điều thứ 11: Các dấu hiệu to là công binh, pháo binh, hay y tế v.v... sẽ đeo trên túi áo ngực, bên phải. Một đạo nghị định của ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ định rõ về các dấu hiệu đó.
    CHƯƠNG THỨ TƯ: CHÍNH TRỊ VIÊN
    Điều thứ 12: Các chính trị viên cũng theo cấp bậc, quân phục, phù hiệu như trên. Cấp hiệu cũng như trên, chỉ khác nền đen.
    THI HÀNH
    Điều thứ 13: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến chiểu Sắc lệnh thi hành.
  3. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Luật về SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
    Để góp phần xây dựng Quân độI nhân dân chính quy và hiện đại, tăng cường quốc phòng, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
    Để xác định trách nhiệm, nâng cao ý chí chiến đấu, tính tổ chức và tính kỷ luật của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
    Căn cứ vào Điều 51 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    Luật này quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐịNH CHUNG

    Điều 1
    Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp Tướng, cấp Tá, cấp Uý.
    Điều 2
    Sĩ quan Quân đội nhân dân gồm có:
    1. Sĩ quan chỉ huy, tham mưu,
    2. Sĩ quan chính trị,
    3. Sĩ quan hậu cần và tài chính,
    4. Sĩ quan kỹ thuật,
    5. Sĩ quan quân y và thú y,
    6. Sĩ quan quân pháp,
    7. Sĩ quan hành chính.
    Điều 3
    Sĩ quan Quân đội nhân dân chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
    Điều 4
    Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, văn hoá, sức khoẻ, tuổi và có khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được đào tạo thành sĩ quan.
    Điều 5
    Những người sau đây được chọn để bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
    Quân nhân tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan,
    Hạ sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chiến đấu,
    Quân nhân làm công tác chuyên môn, kỹ thuật tốt nghiệp đại học,
    Cán bộ các ngành ngoài quân đội và phục vụ trong quân đội được bổ nhiệm giữ chức vụ sĩ quan, Sĩ quan dự bị.
    Điều 6
    Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ của công dân quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    CHƯƠNG II
    QUÂN HÀM Và CHỨC VỤ CỦA SĨ QUAN

    Điều 7
    Hệ thống quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:
    1. Cấp Tướng có 4 bậc:
    Đại tướng,
    Thượng tướng, Đô đốc hải quân,
    Trung tướng, Phó đô đốc hải quân,
    Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải quân.
    2. Cấp Tá có 3 bậc:
    Đại tá,
    Trung tá,
    Thiếu tá.
    3. Cấp Uý có 4 bậc:
    Đại uý,
    Thượng uý,
    Trung uý,
    Thiếu uý.
    Điều 8
    Việc xét phong, thăng cấp bậc quân hàm cho sĩ quan phải căn cứ vào cấp bậc quân hàm được quy định cho từng chức vụ, phẩm chất cách mạng, năng lực công tác và thời hạn ở cấp bậc hiện tại.
    Sĩ quan ở mỗi chức vụ hay cấp bậc đều phải học xong chương trình huấn luyện do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.
    Điều 9
    Thời hạn để xét thăng quân hàm quy định như sau:
    Thiếu uý lên trung uý: 2 năm;
    Trung uý lên thượng uý: 2 năm;
    Thượng uý lên đại uý: 3 năm;
    Đại uý lên thiếu tá: 4 năm;
    Thiếu tá lên trung tá: 4 năm;
    Trung tá lên đại tá: 5 năm;
    Việc xét thăng quân hàm cấp Tướng không quy định thời hạn.
    Thời gian học tập tại trường được tính vào thời hạn để xét thăng quân hàm.
    Trong thời chiến, thời hạn xét thăng quân hàm được rút ngắn hơn, do Hội đồng bộ trưởng quy định.
    Điều 10
    Sĩ quan có thành tích trong chiến đấu, công tác và sĩ quan công tác ở những nơi khó khăn, gian khổ hoặc làm những nhiệm vụ đặc biệt mà hoàn thành tốt chức trách được giao thì được xét thăng quân hàm trước khi đủ thời hạn.
    Điều 11
    Sĩ quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện thì thời hạn xét được kéo dài nhiều nhất là một niên hạn nữa; nếu vẫn không đủ điều kiện để xét thì được chuyển sang ngạch dự bị.
    Điều 12
    Hệ thống chức vụ trong quân đội do Hội đồng bộ trưởng quy định căn cứ vào tổ chức quân đội trong từng giai đoạn và trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn. Mỗi chức vụ được quy định hai bậc quân hàm.
    Điều 13
    Việc bổ nhiệm sĩ quan giữ các chức vụ phải căn cứ vào nhu cầu biên chế, phẩm chất cách mạng, năng lực công tác, sức khoẻ và ngành đào tạo.
    Điều 14
    Quyền bổ nhiệm chức vụ, phong và thăng quân hàm quy định như sau:
    Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm các chức vụ Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị; phong và thăng quân hàm cấp bậc Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc hải quân.
    Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm các chức vụ Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Tổng cục khác, Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra quân đội, Tư lệnh và Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và các chức vụ tương đương; phong và thăng cấp bậc Trung tướng, Phó đô đốc hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải quân.
    Bộ trưởng Bộ quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ Sư đoàn trưởng, Cục trưởng và các chức vụ tương đương trở xuống; phong và thăng cấp bậc từ Thiếu uý đến Đại tá. Cấp có quyền bổ nhiệm chức vụ và phong hoặc thăng cấp bậc nào thì được quyền giáng chức, giáng cấp, cách chức và tước quân hàm sĩ quan cấp bậc ấy.
    Điều 15
    Cấp có quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì được quyền điều động sĩ quan giữ chức vụ ấy, Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền điều động Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và các chức vụ tương đương.
    Điều 16
    Trong trường hợp khẩn cấp, sĩ quan giữ chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan dưới quyền, và tạm thời chỉ định người khác thay thế, nhưng phải báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền xét duyệt.
    Điều 17
    Việc thăng hoặc giáng cấp bậc sĩ quan, mỗi lần chỉ được một bậc; trong trường hợp đặc biệt mới được thăng hoặc giáng nhiều bậc.
    Điều 18
    Sĩ quan có thể được giao chức vụ cao hơn hoặc thấp hơn cấp bậc quân hàm đã được quy định. Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn trong những trường hợp sau đây:
    1. Để tăng cường chỉ huy đối với những đơn vị cần thiết;
    2. Đơn vị giảm biên chế hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức;
    3. Năng lực hoặc sức khoẻ của sĩ quan không đảm đương được chức vụ hiện tại.
    Điều 19
    Đối với sĩ quan đã bị giáng cấp bậc thì niên hạn để xét thăng quân hàm tính từ ngày bị giáng. Sĩ quan bị giáng cấp bậc quân hàm, nếu tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, công tác thì thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm có thể được rút ngắn hơn so với thời hạn quy định ở Điều 9.
    Điều 20
    Sĩ quan tại ngũ được Bộ quốc phòng cử đến công tác ở những ngành ngoài quân đội gọi là sĩ quan biệt phái.
    Sĩ quan biệt phái có nghĩa vụ và quyền lợi như sĩ quan ở đơn vị. Chế độ đối với sĩ quan biệt phái do Hội đồng bộ trưởng quy định.
    Điều 21
    Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp hơn. Trong trường hợp một sĩ quan giữ chức vụ phụ thuộc vào một sĩ quan khác có cấp bậc quân hàm ngang hoặc thấp hơn thì người giữ chức vụ phụ thuộc là cấp dưới.
    Điều 22
    Sĩ quan cấp trên phải thực hiện chế độ định kỳ nhận xét sĩ quan thuộc quyền, theo nội dung và thể thức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
    CHƯƠNG III
    Sĩ QUAN DỰ Bị

    Điều 23
    Sĩ quan dự bị gồm có sĩ quan dự bị hạng một và sĩ quan dự bị hạng hai, theo hạn tuổi quy định ở Điều 32.
    Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ theo quy định ở Điều 32 hoặc không đủ điều kiện để xét thăng cấp bậc theo quy định ở Điều 11 thì được chuyển sang ngạch dự bị.
    Sĩ quan hết tuổi dự bị hạng hai hoặc không đủ sức khoẻ thì được giải ngạch dự bị.
    Điều 24
    Việc chuyển sĩ quan tại ngũ sang ngạch dự bị hoặc gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ và giải ngạch dự bị đối với sĩ quan, tuỳ theo cấp bậc sĩ quan, do các cấp có thẩm quyền nói ở Điều 14 quyết định.
    Điều 25
    Những người sau đây đã học hết chương trình đào tạo sĩ quan dự bị thì được xét phong quân hàm và đăng ký vào ngạch dự bị:
    1. Hạ sĩ quan xuất ngũ,
    2. Học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng,
    3. Cán bộ các ngành ngoài quân đội có chuyên cần thiết cho công tác quân sự.
    Điều 26
    Quyền phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan dự bị được áp dụng như đối với sĩ quan tại ngũ, theo quy định ở Điều 14.
    Điều 27
    Căn cứ vào kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị có thể được xét thăng cấp bậc quân hàm.
    Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn quy định cho mỗi cấp bậc của sĩ quan tại ngũ.
    Sĩ quan dự bị được điều động vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong quân đội để xét thăng cấp bậc quân hàm tương ứng.
    Điều 28
    Sĩ quan dự bị, khi đến công tác hoặc cư trú ở địa phương nào, phải đăng ký tại cơ quan quân sự địa phương đó và chịu sự quản lý của cơ quan quân sự địa phương.
    Điều 29
    Trong thời bình, sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ có thể được gọi ra phục vụ ở đơn vị quân đội trong một thời gian có hạn định.
    Trong thời chiến, sĩ quan dự bị được gọi ra phục vụ trong quân đội theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.
    Điều 30
    Sĩ quan dự bị có nhiệm vụ dự những lớp huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Chế độ đãi ngộ trong thời gian tập trung huấn luyện do Hội đồng bộ trưởng quy định.
    CHƯƠNG IV
    NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN

    Điều 31
    Sĩ quan có nghĩa vụ:
    1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
    2. Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội, nâng cao tính kỷ luật của quân nhân trong đơn vị;
    3. Tôn trọng quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động; kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; phát huy dân chủ và giữ vững kỷ luật trong quân đội; chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của quân nhân trong đơn vị;
    4. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, năng lực tổ chức chỉ huy và quản lý bộ đội, trau dồi phẩm chất cách mạng, rèn luyện thể lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
    Điều 32
    Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị có trách nhiệm phục vụ trong quân đội theo hạn tuổi quy định như sau:

    ³ Cấp bậc ³ Tuổi tại Tuổi dự bị Tuổi dự bị
    ³ ³ ³ ngũ ³ hạng một ³ hạng hai

    Cấp uý ³ 38 ³ 45 ³ 50 ³
    ³ Thiếu tá ³ 43 ³ 50 ³ 55
    ³ Trung tá ³ 48 ³ 55 ³ 58
    ³ Đại tá ³ 55 ³ 58 ³ 60 ³
    ³ Thiếu tướng và chuẩn ³
    ³ đô đốc hải quân ³ 60 ³ 63 ³ 65 ³
    Đối với Trung tướng và Phó đô đốc hải quân trở lên, không quy định hạn tuổi phục vụ, nhưng khi sức khoẻ và năng lực không cho phép đảm đương được nhiệm vụ thì cũng thực hiện chế độ nghỉ hưu.
    Điều 33
    Căn cứ vào nhu cầu của quân đội và phẩm chất cách mạng, năng lực, sức khoẻ của sĩ quan, Bộ trưởng Bộ quốc phòng có quyền kéo dài hạn tuổi phục vụ tại ngũ của từng sĩ quan từ cấp Đại tá trở xuống. Mỗi lần có thể kéo dài từ một đến ba năm, nhưng không quá hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị hạng một; đối với sĩ quan làm công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật thì không quá hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị hạng hai.
    Việc kéo dài hạn tuổi phục vụ tại ngũ của Thiếu tướng và Chuẩn đô đốc hải quân do Hội đồng bộ trưởng quyết định.
    Điều 34
    Sĩ quan có thành tích trong chiến đấu, công tác được xét tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc các hình thức khen thưởng khác.
    Điều 35
    Sĩ quan không chấp hành mệnh lệnh, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc phạm sai lầm, khuyết điểm khác thì bị thi hành kỷ luật của quân đội; nếu phạm tội thì bị truy tố trước pháp luật.
    Điều 36
    Sĩ quan bị tước quân hàm, nếu tiến bộ thì có thể được xét phong cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ được giao.
    Điều 37
    Sĩ quan dự bị vi phạm kỷ luật của quân đội, pháp luật của Nhà nước, không xứng đáng với cấp bậc hiện có hoặc không xứng đáng là sĩ quan thì bị giáng cấp hoặc tước quân hàm sĩ quan.
    Việc xét thăng cấp bậc cho sĩ quan dự bị bị giáng cấp thực hiện theo quy định ở Điều 19.
    Điều 38
    Sĩ quan được nghỉ phép năm theo chế độ quy định. Trong chiến tranh hoặc khi có tình hình khẩn trương, Bộ trưởng Bộ quốc phòng có thể ra lệnh đình chỉ việc nghỉ phép; mọi sĩ quan đang nghỉ phép phải trở về ngay đơn vị.
    Điều 39
    Sĩ quan được hưởng chế độ lương và phụ cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định.
    Điều 40
    Sĩ quan được khuyến khích và giúp đỡ phát triển tài năng trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kỹ thuật và được phong học hàm, cấp học vị theo chế độ chung của Nhà nước. Các công trình nghiên cứu có giá trị về khoa học, nghệ thuật quân sự và khoa học, kỹ thuật quân sự hoặc về khoa học kỹ thuật nói chung, được khen thưởng thích đáng.
    Điều 41
    Sĩ quan được chính quyền địa phương chăm sóc về tinh thần, vật chất đối với gia đình, tạo điều kiện cho sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ.
    Điều 42
    Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ mà chưa đến tuổi nghỉ hưu thì được ưu tiên tuyển chọn vào học tập tại các trường hoặc được bố trí việc làm trong các cơ quan Nhà nước và trong các tổ chức xã hội; trong trường hợp không sắp xếp được, nếu có đủ 20 năm công tác liên tục thì được hưởng chế độ nghỉ hưu.
    Điều 43
    Sĩ quan về nghỉ hưu hoặc nghỉ vì mất sức lao động thì được báo trước 3 tháng để chuẩn bị và được chăm sóc về đời sống tinh thần và vật chất theo đúng các chế độ của Nhà nước.
    CHƯƠNG V
    ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

    Điều 44
    Luật này thay thế Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 29 tháng 4 năm 1958.
    Điều 45
    Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.
    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ hai, thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981.
    Được nguyenthien2003 sửa chữa / chuyển vào 21:53 ngày 25/01/2004
  4. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    LUẬT
    SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT VỀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

    Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981.
    Điều 1.
    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
    1- Khoản 2 Điều 7 về hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "2. Cấp tá có 4 bậc:
    Đại tá;
    Thượng tá;
    Trung tá;
    Thiếu tá."
    2- Điều 9 về thời hạn xét thăng quân hàm, được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều 9.
    Thời hạn xét thăng quân hàm được quy định như sau:
    Thiếu uý lên trung uý: 2 năm;
    Trung uý lên thượng uý: 3 năm;
    Thượng uý lên đại uý: 3 năm;
    Đại uý lên thiếu tá: 4 năm;
    Thiếu tá lên trung tá: 4 năm;
    Trung tá lên thượng tá: 4 năm;
    Thượng tá lên đại tá: 4 năm.
    Việc xét thăng quân hàm cấp tướng không quy định thời hạn.
    Thời gian học tập tại trường được tính vào thời hạn để xét thăng quân hàm.
    Trong thời chiến, thời hạn xét thăng quân hàm có thể được rút ngắn theo quy định của Hội đồng bộ trưởng."
    3- Đoạn 2 Điều 12 về hệ thống chức vụ trong quân đội, được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Mỗi chức vụ được bố trí nhiều nhất ba bậc quân hàm kế tiếp. Trong trường hợp sĩ quan có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm, đủ tiêu chuẩn và đã đến thời hạn xét thăng quân hàm, nhưng không có nhu cầu bổ nhiệm chức vụ cao hơn, thì không thăng quân hàm mà được xét nâng mức lương theo quy định về chế độ tiền lương của sĩ quan."
    4- Điều 32 về hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều 32.
    Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị được quy định như sau:
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Cấp bậc ³ Tuổi ³ Tuổi dự bị ³ Tuổi dự bị³ ³ ³
    tại ngũ hạng một ³ hạng hai
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Cấp uý ³ 38 ³ 43 ³ 48 ³ ³
    Thiếu tá ³ 43 ³ 48 ³ 52 ³ ³
    Trung tá ³ 48 ³ 52 ³ 55 ³ ³
    Thượng tá ³ 52 ³ 55 ³ 58 ³ ³
    Đại tá ³ 55 ³ 58 ³ 60 ³ ³
    Thiếu tướng và chuẩn³ ³ ³ ³ ³
    đô đốc hải quân ³ 60 ³ 63 ³ 65 ³
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Đối với sĩ quan có bậc quân hàm từ trung tướng và phó đô đốc hải quân trở lên thì không quy định hạn tuổi phục vụ; trong trường hợp vì điều kiện sức khoẻ hoặc do năng lực mà không đảm đương được nhiệm vụ, thì thực hiện chế độ nghỉ hưu."
    5- Điều 33 về việc kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều 33.
    Căn cứ vào nhu cầu của Quân đội và phẩm chất, năng lực, sức khoẻ của từng sĩ quan, hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan có thể kéo dài đến hết hạn tuổi dự bị hạng một; đối với sĩ quan làm công tác nghiên cứu khoa học và giáo viên các trường trong quân đội, thì có thể kéo dài đến hết hạn tuổi dự bị hạng hai; trong trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài trên hạn tuổi dự bị hạng hai.
    Người có thẩm quyền thăng quân hàm đối với sĩ quan ở cấp bậc nào, thì có quyền kéo dài hạn tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan ở cấp bậc đó."
    6- Điều 39 về chế độ tiền lương và phụ cấp của sĩ quan, được sửa đổi, bổ sung như sau:
    "Điều 39.
    Sĩ quan tại ngũ được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp do Hội đồng bộ trưởng quy đinh.
    Bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội.
    Phụ cấp thâm niên được tính theo thời gian sĩ quan phục vụ tại ngũ; sĩ quan làm nhiệm vụ có tính chất đặc thù còn được hưởng các khoản phụ cấp khác."
    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990.
  5. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    - Bộ trưởng quốc phòng là người theo nguyên tắc có quyền lực nhất trong quân đội. Tuy nhiên trên thế giới bộ trưởng quốc phòng có thể không là quân nhân. Ở VN ta thì đến giờ bộ trưởng quốc phòng nào cũng đều là quân nhân.
    - Nguyên soái VN không có.
    - Tổng tư lệnh thường là một chức trách giao cho một quân nhân chứ không phải cấp bậc. Chức trách này thường gắn liền với bộ trưởng quốc phòng.
    - Tham mưu trưởng cũng là một chức trách giao cho một quân nhân chứ không phải cấp bậc. Ví dụ tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, tham mưu trưởng lực lượng phòng không, tham mưu trưởng mặt trận, ...
    - Tướng thì tham khảo luật sĩ quan quân đội đã post ở trên.
    Nếu có gì sai đề nghị các bác khác sửa chữa và bổ sung.
  6. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Tham Mưu Trưởng là một chức danh trong các cấp chỉ huy của quân đội ...Từ cấp d trở lên là có chức danh này , trong ban chỉ huy d thì có Chỉ huy trưởng , chỉ huy phó chính trị, chỉ huy phó tham mưu trưởng ......
  7. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Vậy nhà trí thức Tạ Quang Bửu bộ trưởng Quốc phòng chính phủ ***** năm 1946 có phải là quân nhân không?
  8. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Quả thật thông tin này tôi không biết. Cám ơn bác đã đính chính giúp.
  9. jsf

    jsf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    tui thường lẩn lộn giữa chính trị viên và chính ủy. cho hỏi 2 chức vụ đó khác nhau ở chỗ nào?
  10. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Tôi cố gắng giải thích giúp bạn phần nào, bác nào rõ hơn xin bổ sung:
    Chính trị viên và chính uỷ đều là người (lính) làm công tác Đảng trong quân đội.
    - Chính trị viên là đảng viên đảm nhiệm nhiệm vụ phổ biến đường lối chủ trương, làm công tác tuyên truyền, phát triển Đảng. Thường có ở cấp A, B, C.
    - Chính uỷ là chính trị viên làm công tác lãnh đạo Đảng (gọi là cấp uỷ). Chính trị viên + cấp uỷ = Chính uỷ. Thường có từ cấp E trở lên.
    - Theo điều lệ Đảng (hiện nay chứ hồi những năm 50 và trong thời chiến thì tôi không rõ về số lượng) thì phải có ít nhất 3 Đảng viên mới thành lập được Chi bộ. Phải có một số lượng chi bộ nhất định và số lượng Đảng viên đủ đông thì mới thành lập cấp uỷ. Lúc này vị chính trị viên đồng thời làm công tác lãnh đạo về mặt Đảng sẽ được gọi là chính uỷ và cũng có ít nhất là 1 phó chính uỷ.
    - Như vậy thường chính uỷ sẽ xuất hiện từ cấp trung đoàn (đạt số lượng chi bộ và Đảng viên đủ đông theo qui định). Một số trường hợp có thể có ở cấp tiểu đoàn.
    - Chính uỷ thường được cơ cấu vào cấp chỉ huy của trung đoàn. Chính uỷ có thể kiêm luôn chức tư lệnh.
    Hệ thống chính trị viên, chính uỷ ta được tư vấn từ Trung Của từ đầu những năm 1950. Sau này chúng ta bỏ hệ thống này (tôi không nhớ rõ năm nào). Hiện nay theo luật sĩ quan đội chúng ta có Sĩ quan chính trị (--> tổng cục Chính Trị), trong chừng mực nào đó cũng giông giống hệ thống chính trị viên.

Chia sẻ trang này