1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về các chức danh trong quân đội

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nmt83, 25/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Uh, kì lạ nhỉ ,cơ quan lãnh đạo tối cao là quân ủy Trung Ương à,Theo em cơ quan lãnh đạo cao nhất của quân đội là Hội Đồng Quốc Phòng, Hồi Đồng Quốc Phòng do ************* đề nghị, quốc hội phê chuẩn, ************* đồng thời là chủ nhiệm Hội Đồng Quốc Phòng
    Trong thời bình không mấy ai biết đến hội đồng này, nhưng trong thời chiến hội đồng này được quốc hội trao những quyền hạn đặc biệt và được phép sử dụng các biện pháp tập trung quyết đoán để ổn định tình hình
    Theo em quân ủy Trung Ương chỉ là cơ quan tư vấn mà thôi
  2. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    Chỉ dám nói mấy nước như Tàu ghẻ và Nam cực. Nhìn chung người đứng đầu Đảng CS là bí thư Quân uỷ TW. Nhìn chung tiếp, người đứng đầu đảng CS dĩ nhiên là Tổng bí thư. Hiện giờ ở Nam cực, TBT là bí thư quân uỷ TW. Còn ở Trung Quốc, Giang lão lão là bí thư quân uỷ chứ ko phải Hồ huynh đệ. Điều này là do quyền hành vẫn nằm nhiều trong tay họ Giang. Ngày xưa (từ sau 1978 trở đi) Đặng Tiểu Bình luôn được coi là người lãnh đạo cao nhất ở TQ nhưng ông ko nắm chức vụ nào, chỉ làm Bí thư quân uỷ TW - nắm chắc lực lượng vũ trang thôi. Trong kháng chiến chống Mỹ của ta, Đại tướng VNG là bí thư Đảng uỷ QS TW, điều này cho thấy uy tín và tầm vóc của ông khi đó.
    Tây âu thế nào thì ko biết, còn với Mỹ thì tổng tư lệnh dĩ nhiên là tổng thống. Quân đội được chia làm các "lực lượng" (force), gồm hải, lục, ko quân, lính thuỷ đánh bộ, tên lửa chiến lược (??). Người đứng đầu mỗi force tham gia Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, là cơ quan cao nhất của quân đội. Hội đồng này do 1 tướng 4 sao (ko biết bọn nó có tướng 5 sao ko nhỉ) - đây là sĩ quan cao cấp nhất của lực lượng quân sự hùng mạnh nhất. Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell hiện nay nguyên là Chủ tịch Hội đồng hồi Gulf War 1. Còn Bộ trưởng quốc phòng là 1 chính khách, chỉ lo những vấn đề vĩ mô thôi, chuyện technique đánh đấm dành cho quân nhân.
    Hội đồng quốc phòng, theo tôi hiểu ko mang tính quân sự nhiều lắm mà chỉ được lập ra để tạo điều kiện thuận lợi huy động sức người sức của cho chiến tranh - tức là mang tính kinh tế, hậu cần nhiều hơn. Chẳng hạn thời chống Mỹ ở ta, thủ tướng Phạm Văn Đồng là chủ tịch Hội đồng quốc phòng chứ ko phải Đại tướng Giáp hay Bí thư thứ 1 Lê Duẩn.
  3. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Hình như hàm này là hàm Phó soái
    Hàm Trung Quốc giống hàm ta nhỉ . Cái hàm bị khuyết giống cái hàm Học viên của ta í
    Hàm cao nhất của Mẽo là Thống tướng 5 sao (General of Army), dưới là hàm Đại tướng 4 sao (General)
    Trong QDND VN thì ngoài Tư lệnh thì có 3 ông quan trọng giữ cấp phó: Quân sự (hoặc Tác chiến), Chính trị và Tham mưu trưởng. Quy trình hoạt động như sau: Phó Tham mưu lập kế hoạch chung và từng kế hoạch cụ thể, kể luôn hậu cần; trình cho Tư lệnh để chấm. Sau khi chấm xong, đưa qua phó Quân sự triển khai điều động, phó Chính trị đả thông tư tưởng cho cấp dưới. Cuối cùng, Tư lệnh phát quyết định. Trong khi thực hiện, trừ Tư lệnh có quyền thay đổi công đoạn, còn lại theo quy trình trên.
    Tuy theo cấp mà có thay đổi các chức danh này chút ít. Các chức danh bí thư QU, HĐQP chỉ làm lãnh đạo, còn trực tiếp chỉ huy cao nhất vẫn là Tổng tư lệnh (thời chiến) hoặc BT QP (thời bình). Còn mức độ quan trọng của TMT như thế nào thì bạn cần biết là ở VN thì TMT là 1 thành viên bắt buộc trong cơ cấu của BCT.
  4. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Tham mưu trưởng chính là phó quân sự , còn lại là phó chung , lo công tác hậu cần bảo đảm, .........dưới Tham mưu trưởng là tham mưu phó thường là trưởng ban tác chiến..thôi nói nhiều lộ mẹ nó hết
  5. xetangquansu

    xetangquansu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0

    Trích từ bài của spirou viết lúc 09:00 ngày 29/01/2004:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cộn hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
    <P><STRONG></STRONG> </P>
    --------------------------------------------------------------------------------
    Hàng trên cùng : 3 hàm soái ( đại nguyên soái, nguyên soái, ? soái ) + 4 hàm tướng
    Hàng thứ hai : 4 hàm tá, 4 hàm uý
    Hàng cuối : 4 hàm sỹ, 4 hàm binh.
    4 hàm binh : binh nhất, binh nhì, binh ba, binh bét?
  6. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    các bác cho hỏi về quân số, hay thế nào là:
    _ tiểu đội:...
    _ trung đội...
    _đại đội....
    _tiểu đoàn..
    _trung đoàn...
    _đại đoàn....
    P/S: của Vietnam đấy nhớ.
  7. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Hỏi đến đâu trả lời đến đấy. Nếu thấy đạt yêu cầu đừng quên Vote bình chọn nhé. Không thể nói nhiều vì sợ lộ .... hee
    SẮC LỆNH
    CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    SỐ 71 NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 1946


    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

    - Chiểu Sắc lệnh số 33 ngày 22-3-1946 tổ chức quân đội Quốc gia Việt Nam;
    - Chiểu lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
    - Xét cần phải chỉnh đốn quân đội Quốc gia và định rõ qui tắc tổ chức,
    - Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
    RA SẮC LỆNH:

    Điều thứ 1: Quân đội của nước Việt Nam là một Quân đội Quốc gia.
    Điều thứ 2: Quân đội Quốc gia, về ngành Lục quân chỉnh đốn theo bản qui tắc định sau Sắc lệnh này.
    Điều thứ 3: Ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chiểu Sắc lệnh thi hành.
    QUI TẮC
    QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM
    (Sắc lệnh số 71 ngày 22 tháng 5 năm 1946)

    TIẾT THỨ NHẤT - TỔ CHỨC
    CHƯƠNG THỨ NHẤT - BIÊN CHẾ
    Điều thứ 1: Nguyên tắc
    Sự biên chế bộ đội căn cứ vào nhiều điều kiện, cách điều động các đơn vị, số võ khí và cách điều khiển các võ khí, những dụng cụ và cách giao thông vận tải ở mỗi địa phương, v.v...
    Biên chế quân đội sẽ dần dần tuỳ theo những điều kiện kể trên mà tổ chức theo những đơn vị sau đây:
    Điều thứ 2: Tiểu đội: 12 người
    - Tiểu đội trưởng 1
    - Tiểu đội phó 1
    - Bắn súng máy 1
    - Nạp đạn 1
    - Tiếp đạn 3
    - Xung phong 4
    - Phòng lưu đạn 1
    -------
    12
    Nếu thiếu súng máy thì dùng súng trường.

    Điều thứ 3: Trung đội: 42 người
    - 3 tiểu đội chiến đấu: 12 x 3 = 36
    - Trung đội trưởng 1
    - Trung đội phó 1
    - Chính trị viên 1
    - Quan sát 1
    - Thông tin 1
    - Phòng lưu trương 1
    ---------
    42

    Điều thứ 4: - Đại đội: 178 người cộng với các đơn vị trợ chiến
    1/- 3 trung đội chiến đấu: 42 x 3 = 126
    2/- Một đại đội bộ (52 người) gồm có:
    a) Ban chỉ huy
    Đại đội trưởng 1
    Đại đội phó 1
    Chính trị viên 1
    Trưởng ban quản trị 1
    b) Ban quản trị
    1/- Tiểu ban thông tin
    Bí thư 1
    Thư ký 3
    Thông tin 2
    Thông hiệu (kèn) 3
    2/ Tiểu ban quản lý
    Quản lý quân lương 1
    Quản lý quân trang quân giới 1
    Giữ kho 6
    Thợ cắt tóc 1
    Thợ giày 2
    Thợ máy 1
    Nấu bếp 8
    Giữ ngựa (10 ngựa, 8 xe) 10
    Giám mã 1
    c) Ban quân y
    Y tá 1
    Cứu thương 5
    Tải thương (lao công) 2
    -------
    52
    ---------
    178

    Điều thứ 5: - Tiểu đoàn: 676 người cộng với các đơn vị trợ chiến
    1/- 3 đại đội: 178 x 3 534
    2/- Một tiểu đoàn bộ (100 người) gồm có:
    a) Ban chỉ huy:
    Tiểu đoàn trưởng 1
    Tiểu đoàn phó 1
    Chính trị viên 1
    b) Ban quản trị
    Trưởng ban quản trị 1
    1/ Tiểu ban thông tin quan sát:
    Trưởng ban 1
    Đội điện thoại 7
    Đội vô tuyến điện 4
    Đội thông hiệu:
    kèn 3
    phóng hoả pháo 2
    phất cờ 8
    Quan sát hoạ đồ 4
    Tiểu đội trinh sát 12
    2/ Văn phòng
    Bí thư 1
    Thư ký 2
    Thông tin 2
    3/ Tiểu ban quản lý
    Quản lý quân lương 1
    Quản lý quân trang quân giới 1
    Giữ kho 6
    Nấu bếp 6
    Thợ giấy và thợ da 2
    Thợ rèn và đóng móng ngựa 3
    Giữa ngựa (12 ngựa, 8 xe) 12
    Giám mã trưởng 1
    Tài xế (3 xe) 6
    Giám xa 1
    c) Ban quân y
    Y sĩ 1
    Y tá 2
    Cứu thương 4
    Tải thương (lao công) 4
    ----------
    100
    3/ Một trung đội công binh 42
    ------
    676

    Điều thứ 6:
    Trung đoàn: 2.289 người cộng với các đơn vị trợ chiến
    1/ 3 tiểu đoàn: 676 x 3 = 2.028
    2/ Một trung đoàn bộ (219 người) gồm có:
    a) Ban chỉ huy:
    Trung đoàn trưởng 1
    Trung đoàn phó 1
    Chính trị viên 1
    b) Ban quản trị:
    Trưởng ban quản trị 1
    1/ Tiểu ban thông tin và tình báo
    Trưởng ban tình báo 1
    Phó ban 1
    Điện thoại 22
    Vô tuyến điện 19
    Thông tin (1 mô tô) 4
    Quan sát hoạ đồ 4
    2/ Văn phòng
    Bí thư 1
    Thư ký 6
    Thông tin 3
    Ấn loát 3
    3/ Tiểu ban quản lý
    Quân lương 20
    Quân trang (có 1 xưởng nhỏ) 20
    Quân giới (có 1 xưởng nhỏ) 10
    4/ Tiểu ban vận tải
    Giữ ngựa (12 ngựa, 10 xe) 12
    Giám mã 1
    Tài xế (8 xe) 16
    Giám xa 1
    Thợ chữa xe 6
    5/ Tiểu ban âm nhạc
    1 trung đội 42
    (lúc ra trận thì làm tải thương)
    c) Ban quân y
    Y sĩ 1
    Thư ký 1
    Thông tin 2
    Y tá 2
    Dược tá 1
    Cứu thương và hồng thập tự 10
    Tải thương lao công 4
    Thú y sĩ 1
    Thú y tá 1
    ----------
    219
    3/- Một trung đội công binh 42
    --------
    2.289

    Điều thứ 7:
    Đại đoàn: 7.115 người cộng với các đơn vị trợ chiến
    1/ Ba trung đoàn: 2.289 x 3 = 6.867
    2/ Một đại đoàn bộ 70
    3/ Một đại đội cận vệ 178
    ------
    7.115
    Đại đoàn bộ gồm có:
    1. Phòng chỉ huy
    Đại đoàn trưởng 1
    Đại đoàn phó 1
    Chính trị viên 1
    Bí thư kiêm thông ngôn 1
    Thư ký 1
    Thông tin 1
    2. Văn phòng
    Thư ký trưởng 1
    Thư ký 3
    Thông tin 1
    3. Phòng tham mưu
    Tham mưu trưởng 1
    Thư ký 1
    Thông tin 1
    Tổ tác chiến (hoạ đồ kế hoạch) 4
    Tổ tình báo 5
    Tổ thông tin 3
    Tổ quân huấn 3
    Tổ nhân sự 3
    Tổ quân pháp 2
    4. Phòng chính trị
    Phòng trưởng 1
    Thư ký và người giúp việc 6
    5. Phòng quân nhu
    Phòng trưởng 1
    Quân lương 2
    Quân trang 2
    Quân giới 2
    6. Phòng giao thông vận tải
    Phòng trưởng 1
    Phòng phó 1
    Thư ký 1
    Thông tin 1
    Giao thông vận tải
    (tài xế và thợ máy) 10
    7. Phòng công binh
    Phòng trưởng 1
    Thư ký 1
    Thông tin 1
    Người giúp việc (lao công) 2
    8. Phòng quân y
    Phòng trưởng (Y sĩ) 1
    Thư ký 1
    Thông tin 1
    ------
    70
    Điều thứ 8: Sư đoàn, liên đoàn, tập đoàn
    Tuỳ theo địa thế và kế hoạch binh bị, mỗi sư đoàn gồm có hai hoặc ba đại đoàn và các lực lượng khác như pháo binh, chiến xa, không quân v.v... Mỗi liên đoàn gồm có hai hoặc ba sư đoàn và mỗi tập đoàn gồm có hai hoặc ba liên đoàn.
    - Để đảm bảo bí mật nói về cái cũ thui, cái mới tự suy ra.
    - To Mods: nguồn thông tin công khai, các Mods yên chí nhé.
  8. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Không bao giờ có biên chế đầy đủ được nhưng thường là
    a là 9 chú
    b là 3 a
    c là 3,4b
    d là 3,4 thậm chí 5
    ........................................tuỳ theo nhiệm vụ và địa bàn đứng chân của đơn vị thì được biên chế thêm các loại hoả khí khác , vi dụ như ở gần biên giới với sino thì quân phải đông rồi......chắc vậy quá...Mấy chú mà hỏi nửa vài bửa tui nói hết mẹ nó bí mật ...
    Xin đừng dụ em, tui mà là con gái chắc bây giờ ........
  9. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Quà tặng nè. Tìm hiểu về quân phục, ve áo và kê-pi nè.
    NGHỊ ĐỊNH
    CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 74-HĐBT NGÀY 26-4-1982 QUY ĐỊNH QUÂN HIỆU, CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU VÀ LỄ PHỤC
    CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
    HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

    Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
    Căn cứ Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 30 tháng 12 năm 1981;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
    NGHỊ ĐỊNH​
    Điều 1.- Quân hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ các quân chủng, binh chủng, bộ đội biên phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn, giữa có sao vàng đặt trên nền đỏ tươi, xung quanh có 2 bông lúa, phía dưới bông lúa có nửa bánh xe màu vàng, vành ngoài quân hiệu màu vàng.
    Quân hiệu có hai loại đường kính 36 ly và 26 ly.
    Điều 2.- Màu của nền phù hiệu và màu của đường viền cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ các quân chủng, bộ đội biên phòng và quân nhân chuyên nghiệp được quy định như sau:
    - Lục quân màu đỏ tươi.
    - Không quân, phòng không màu xanh da trời.
    - Hải quân màu tím than.
    - Bội đội biên phòng màu xanh lá cây.
    - Quân nhân chuyên nghiệp màu ghi sáng.
    Điều 3.- Cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam:
    1. Cấp hiệu của các sĩ quan và chuẩn uý:
    Cấp hiệu của sĩ quan đeo ở vai áo, nền cấp hiệu màu vàng tươi có viền theo màu quân chủng và bộ đội biên phòng như quy định ở Điều 2, trên cấp hiệu có sao và cúc:
    Thiếu uý, thiếu tá, thiếu tướng, chuẩn đô đốc hải quân 1 sao.
    Trung uý, trung tá, trung tướng, phó đô đốc hải quân 2 sao.
    Thượng uý, đại tá, thượng tướng, đô đốc hải quân 3 sao.
    Đại uý, đại tướng 4 sao.
    Sao của các cấp tướng màu vàng, cúc có hình Quốc huy, màu vàng.
    Sao của cấp tá và cấp uý màu bạc, cúc có hình sao giữa 2 bông lúa, màu bạc.
    Cấp hiệu của cấp tá có 2 vạch ngang màu bạc; cấp uý 1 vạch.
    Cấp hiệu chuẩn uý như cấp hiệu cấp uý, nhưng không có sao.
    2. Cấp hiệu của hạ sĩ quan, binh sĩ:
    a) Cấp hiệu của hạ sĩ quan, binh sĩ lục quân, không quân, phòng không, hải quân đánh bộ và bộ đội biên phòng đeo ở vai áo, nền cấp hiệu màu xám nhạt có viền theo màu của từng quân chủng và bộ đội biên phòng như quy định ở điều 2, trên cấp hiệu có cúc màu bạc, có hình sao giữa 2 bông lúa màu bạc, có vạch ngang hoặc chữ V màu đỏ để phân biệt cấp bậc:
    - Binh nhì 1chữ V.
    - Binh nhất 2 chữ V.
    - Hạ sĩ 1 vạch ngang.
    - Trung sĩ 2 vạch ngang.
    - Thượng sĩ 3 vạch ngang.
    b) Cấp hiệu của hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân khi mặc quân phục kiểu áo có yếm, đeo ở bả vai, nền cấp hiệu màu tím than, có vạch màu vàng để phân biệt cấp bậc:
    - Binh nhì 1vạch ngang ở một đầu cấp hiệu, giữa có hình phù hiệu hải quân.
    - Binh nhất 2 vạch ngang ở hai đầu cấp hiệu, giữa có hình phù hiệu hải quân.
    - Hạ sĩ 1 vạch ngang ở giữa cấp hiệu.
    - Trung sĩ 2 vạch ngang cân đối ở giữa cấp hiệu.
    - Thượng sĩ 3 vạch ngang cân đối ở giữa cấp hiệu.
    3. Cấp hiệu của học viên:
    a) Cấp hiệu của học viên đã là sĩ quan và chuẩn uý như cấp hiệu của sĩ quan và chuẩn uý đã quy định ở điểm 1, Điều 3.
    b) Cấp hiệu của học viên chưa phải là sĩ quan, nền cấp hiệu theo màu của từng quân chủng và bộ đội biên phòng, có cúc màu bạc, có hình sao giữa 2 bông lúa màu bạc.
    - Học viên các trường đào tạo sĩ quan sơ cấp màu vàng.
    - Học viên các trường đào tạo hạ sĩ quan không có viền.
    Điều 4.- Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    1. Khi đeo cấp hiệu ở vai áo, có phù hiệu đeo ở ve cổ áo, trên nền phù hiệu có hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn. Nền phù hiệu theo màu của từng quân chủng, bộ đội biên phòng và quân nhân chuyên nghiệp như quy định ở điều 2. Phù hiệu cấp tướng có viền vàng ở 3 cạnh.
    2. Hình phù hiệu của quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn có:
    - Binh chủng hợp thành, bộ binh: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
    - Bộ binh cơ giới: hình xe bọc thép trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
    - Đặc công: hình dao găm đặt trên một khối bộc phá dưới có mũi tên vòng;
    - Xe tăng, xe bọc thép: hình xe tăng;
    - Pháo binh: hình 2 khẩu pháo đặt chéo;
    - Hoá học: hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen.
    - Công binh: hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe;
    - Thông tin: hình sóng điện;
    - Bộ đội biên phòng: hình móng ngựa trên thanh kiếm và khấu súng đặt chéo;
    - Quân chủng không quân: hình sao trên đôi cánh chim;
    - Bộ đội nhảy dù: hình máy bay trên dù đang mở;
    - Quân chủng phòng không: hình 2 khẩu pháo đặt chéo;
    - Tên lửa: hình tên lửa trên nền mây;
    - Cao xạ: hình khẩu pháo cao xạ;
    - Ra đa: hình ra đa trên bệ;
    - Quân chủng hải quân: hình mỏ neo;
    - Hải quân đánh bộ: hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
    - Ngành hậu cần, tài vụ: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa;
    - Quân y, thú y: hình chữ thập đỏ trên hình tròn;
    - Ngành kỹ thuật: hình com-pa đặt trên chiếc búa.
    - Lái xe: hình tay lái trên díp xe;
    - Quân pháp, kiểm soát quân sự: hình mộc trên 2 thanh kiếm đặt chéo;
    - Quân nhạc: hình chiếc kèn và sáo đặt chéo;
    - Thể công: hình cung tên;
    - Văn công: hình ký hiệu âm nhạc và đàn nguyệt.
    Điều 5.- Cấp hiệu kết hợp phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam:
    a) Cấp hiệu kết hợp phù hiệu đeo ở ve cổ áo (khi không đeo cấp hiệu ở vai), có hình quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn, có sao, vạch để phân biệt cấp bậc:
    - Cấp tướng viền vàng ở 3 cạnh.
    - Cấp tá và cấp uý không có viền, chỉ có vạch bạc: cấp tá 2 vạch, cấp uý một vạch.
    - Hạ sĩ quan có vạch chỉ vàng.
    - Binh sĩ không có vạch.
    b) Cấp hiệu kết hợp phù hiệu của học viên các trường đào tạo sĩ quan sơ cấp có một vạch dọc màu vàng rộng 6 ly, ở giữa có hình quân chủng binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn, không có sao.
    c) Cấp hiệu kết hợp phù hiệu của học viên các trường đào tạo hạ sĩ quan có 1 vạch dọc màu vàng 3 ly, ở giữa có hình quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn, không có sao.
    Điều 6.- Lễ phục của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:
    1. Khi dự các ngày lễ 1-5, 2-9, 22-12. Đại hội đảng toàn quốc hoặc đi dự lễ ngoại giao, ngày Quốc tang, sĩ quan cấp tướng và cấp tá mặc lễ phục mùa hè màu xám nhạt, mùa đông màu cỏ úa thẫm, theo kiểu thông nhất:
    a) Cấp tướng:
    - Mũ kê-pi có viền đỏ, có quai tết màu vàng, có hai cành tùng bao quanh quân hiệu.
    - Áo ngoài cổ mở, một hàng cúc màu vàng có hình sao giữa hai bông lúa, hai túi dưới chìm, cổ áo viền theo màu của từng quân chủng và và bộ đội biên phòng, trên ve cổ áo có cành tùng và một ngôi sao vàng.
    - Quần như quân phục thường.
    - Áo sơ-mi màu trắng, dài tay, cổ đứng.
    - Cra-vát đen, tất tay trắng.
    - Giầy đen có tất.
    b) Cấp tá: Lễ phục của cấp tá như của cấp tướng, chỉ khác:
    - Mũ kê-pi không có cành tùng bao quanh quân hiệu;
    - Ve cổ áo không có ngôi sao vàng, nhưng có hình quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn (đeo trực tiếp vào ve áo phía trong cành tùng).
    2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quy định lễ phục của cấp uý, việc mặc lễ phục trong các ngày lễ khác và các trang phục thường dùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Điều 7.- Các quy định về quân hiệu.
    Cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục trong nghị định này áp dụng cho cả sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, dự bị và những sĩ quan đã chuyển ra ngoài quân đội được phép mặc quân phục theo quy định của Bộ Quốc phòng.
    Điều 8.- Bãi bỏ Điều lệ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo nghị định số 307-TTg ngày 20-6-1958 và những quy định trước đây trái với Nghị định này.
    Điều 9.- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
    Được nguyenthien2003 sửa chữa / chuyển vào 13:38 ngày 31/01/2004
  10. Peace_do

    Peace_do Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    1.899
    Đã được thích:
    0
    Các bố ơi là các bố, thấy các bố post lên mà tôi cảm thấy tức cười quá đi thôi. Các bố cứ lôi các văn bản, quyết định từ xa lắc xa lơ lên rồi bàn nhau ì xèo, loạn xà ngầu cả lên. Nói chung bàn luận một hồi thành ra trật lất không có cái gì trúng vào cái gì cả. Đang bàn về quân đội Việt Nam lại chuyển qua Tàu, Mẽo, xài những văn bản từ năm 81 trở về trước. Hiện giờ người ta xài "điều lệnh quản lý bộ đội" mới áp dụng cho năm 2002, luật sĩ quan quân đội và "công an nhân dân" áp dụng vào năm 2002. Thế mà chẳng ai chịu post lên cả rồi lại cãi loạn xạ cả lên. Chán mấy bố quá đi thôi.


    Thương vợ nhớ con thèm thịt chó
    Vợ thì chưa có, chó chưa nuôi

Chia sẻ trang này