1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về công chứng, chứng thực

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 28/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Nhưng nó xác nhận cái gì ạ. Công chứng thì nó xác nhận hợp đồng, giao dịch tức là trong lĩnh vực dân sự, kinh tế. Ngay chữ "hợp đồng" hay "giao dịch" là đã đề cập đến quan hệ dân sự kinh tế rồi.
    Chứng thực cũng vậy, nó có thêm cái là chứng thực chữ ký để thực hiện hợp đồng hay giao dịch.
    Giấy xác nhận tình trạng nhà đất, giấy xác nhận vị trí nhà đất để giao dịch, giấy xác nhận động thân...tuy cũng là chữ xác nhận, nhưng nó lại thuộc lĩnh vực hành chính. Tức là không có hai bên giao dịch mà là một người yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện cho họ một công việc nào đó. Nó cũng không phải là xác nhận chữ ký bởi vì tuy trong giấy xác nhận có chữ ký của người yêu cầu nhưng mục đích xác nhận không phải là xác nhận chữ ký có đúng của họ không mà là xác một tình trạng nào đó như là tình trạng độc thân....
    Lĩnh vực hành chính hoàn toàn khác với lĩnh vực kinh tế dân sự. Quan hệ giữa nhà nước và công dân trong trường hợp này cũng không thể coi là giao dịch của các bên.
  2. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Thôi bác ạ, em xin thua cái tài khéo liếm láp và cù nhầy của bác. Xin chỉ xin phép được giải thích thêm một chút ngữ nghĩa để bác đỡ khốt nhẩy. Hành vi của công chức Xác thực trên giấy tờ giao dịch được gọi là "chứng thực". NĐ 75 đề cập đến vấn đề này. Cá nhân, khi giao dịch nhà đất, lên UBP xin "chứng thực" tính chất pháp lý của căn nhà là "không tranh chấp".
    Cái việc Xác nhận kia, NĐ 75 aaâ theo lời nẽ của bác gọi nà "khoa học pháp ní nước CHXHCN VN hiện hành" gọi là "công chứng, chứng thực"; không gọi là "xác nhận".
    Em thật sự kính phục bác bởi tính cù nhầy và lên gân với thiên hạ ...
  3. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng có một suy nghĩ như bác. Tôi đã viết và nêu thắc mắc nhưng lại xoá đi vì e rằng lại có người cho là tôi thích phê bình, chê bai luật VN hiện hành.
    Đúng vậy, làm sao người ta có thể "chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết "? Trong khi hợp đồng là một văn bản có tính cam kết hay ước hẹn (tức là lời hứa) những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, chứ không phải đã xảy ra hoặc đang xảy ra để mà xác nhận. Khi làm công chứng thì người ta làm trong khoảng thời gian nào? Mới bắt đầu giao dịch hay đã và đang thi hành hợp đổng? Đã và đang thi hành hợp đồng thì việc "chứng nhận tính xác thực của hợp đồng" còn có thể hiểu được, chứ mới giao dịch thì đã có cái gì thành hình đâu ngoại trừ những lời hứa và chữ ký của mỗi bên.
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cần lưu ý :
    1. Giao dịch dân sự theo pháp luật VN bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
    2. Hiện nay, công chứng đã triển khai đúng yêu cầu của Nghị định 75 về vấn đề công chứng việc khai nhận di sản thừa kế trước khi đăng ký nộp lệ phí trước bạ việc thừa kế (trước kia là Cơ quan Thuế cứ theo giấy tờ xác nhận quan hệ nhân thân mà chơi lun, chả cần quan tâm có công chứng khai nhận di sản thừa kế hay không ).
    3. Về cuộc tranh cãi trong cách hiểu một sự việc cụ thể :
    Xác nhận vào cái đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà không tranh chấp, không bị quy hoạch có phải là công việc thụôc họat động chứng thực của UBND xã, phường hay không ???
    Có 2 quan điểm chính :
    a. Bạn khốt : kô, và chứng minh bằng việc giải thích điều 2 nghị định 75 theo hướng .... của bạn khốt.
    b. Bạn Thuao : có và chứng minh cũng bằng cách giải thích điều 2 nghị định 75 theo hướng .... của bạn thuao.
    Bi chừ tớ bít tin ai ...
    4. Mời bác Phăng Nờ xem một ví dụ sau đây :
    ....(trích Thông tư 04)....
    1.1. Thông tư này hướng dẫn việc công chứng của Phòng Công chứng và chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với các hợp đồng, văn bản sau đây:
    ....
    c) Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đó gắn liền với đất;
    ....
    đ) Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đó gắn liền với đất.
    ....
    Mời bác suy nghĩ, ta tính típ.

  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ==================
    Không có cách giải thích nào theo hướng... của tôi cả Phở Sái ạ. Chỉ có cách giải thích đúng, hoặc không đúng mà thôi. Tuy nhiên cũng cám ơn cái VD của bác Phở nhé. Nó làm sáng ra vấn đề lắm đấy!
    Mà làm gì có cái việc cù nhầy như có kẻ đã nói nhỉ? Chỉ cần khi nào đi công chứng, chứng thực các ông chỉ khều nhỏ Công chứng viên hoặc Cán bộ tư pháp xã-phường ra hỏi thì rõ được trình độ mình "liếm láp" đến mức nào thôi mà!

Chia sẻ trang này