1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về công suất vô công nhà máy nhiệt điện!

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi sunrisevl, 21/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sunrisevl

    sunrisevl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về công suất vô công nhà máy nhiệt điện!

    Các anh chị cho em hỏi:
    Tại sao ở nhà máy nhiệt điện thì sáng cho đến chiều tối thì nhà máy phát công suất vô công. Cụ thể công suất vô công mang giá trị dương. Còn khoảng 22h đêm trở về đến gần sáng thì lại nhận công suất vô công (công suất vô công mang giá trị âm). Các bác có thể giải thích cho tiểu đệ hiểu vấn đề đó được không? Nếu có công thức chứng minh càng tốt. Thanks
  2. cricket23

    cricket23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    Nếu công suất vô công bạn đang nói là reactive power, Q trong công thức S=P+jQ thì mình có một vài ý kiến:
    Mình không rõ là cụ thể ở nhà máy Nhiệt điện như thế nào nhưng về nguyên tắc chung: khi máy phát có khả năng điều áp thì nó có thể phát hoặc tiêu thụ công suất Q: cụ thể nếu điện áp đầu cực giảm thấp thì nó sẽ phát Q để tăng điện áp lên và ngược lại. Về thời gian như bạn nói là "nhà máy nhiệt điện phát Q từ sáng cho đến chiều tối" thì theo mình có thể giải thích một cách đơn giản là do đó là thời điểm cao điểm (tải lớn), Khi tải lớn thì dòng sẽ lớn, dòng lớn dẫn đến tổn thất điện áp trên đường dây lớn, do vậy để có được 1 mức điện áp đạt yêu cầu ở điểm tải thì đầu nguồn phải tăng áp lến... Giải thích này hết sức đơn giản, trong thực tế thì ngoài máy phát còn có sự tham gia điều áp của các thiết bị khác như MBA, tụ/kháng điện, SVC... Ko bít có đúng ý bạn hỏi ko :D
  3. sunrisevl

    sunrisevl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên cảm ơn bạn đã có một số lời giải thích về câu hỏi của mình
    Đúng là Q mình muôn hỏi la "reactive power".
    Nhưng mình vẫn không hiểu tại sao Q lại mang giá trị âm, giá trị dương?
    Bạn có thể dùng công thức kết hợp với các lập luận của bạn để chứng minh Q mang giá trị dương vào ban ngày, giá trị âm vào ban đêm được không?
    Thanks
  4. docat

    docat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Ko rõ bạn đang đề cập đến loại nhà máy nào (nhiệt điện, thủy điện....). Đáp án có vẻ hợp lý nhất là các nhà máy thủy điện tích năng. Ban ngày, các nhà máy này làm nhiệm vụ phát điện (P & Q dương). Vào ban đêm (do nhu cầu phụ tại hệ thống giảm thấp), các nha fmáy này sẽ lấy điện từ lưới điện để chậy hệ thống máy bơm đưa nước lên hồ chưa (P & Q có giá trị âm).
  5. docat

    docat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Ko rõ bạn đang đề cập đến loại nhà máy nào (nhiệt điện, thủy điện....). Đáp án có vẻ hợp lý nhất là các nhà máy thủy điện tích năng. Ban ngày, các nhà máy này làm nhiệm vụ phát điện (P & Q dương). Vào ban đêm (do nhu cầu phụ tại hệ thống giảm thấp), các nha fmáy này sẽ lấy điện từ lưới điện để chạy hệ thống máy bơm nước đưa nước lên hồ chưa (P & Q có giá trị âm).
  6. epower

    epower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Công suất hữu công P được sản suất ra nhiều hay ít bởi tăng hay giảm năng lượng của tua bin, thí dụ như mở gas valve để cho thêm nhiên liệu và tăng vận tốc tua bin. Máy phát điện chỉ sản suất P chứ không nhận P, vì nếu nhận P, nó sẽ hoạt đông như mô tơ.
    Máy phát điện có thể nhận hoặc cho ra công suất vô công P (leading power factor hoặc lagging power factor) bằng cách dùng voltage regulator để tăng hay giảm excitation current (Ix).
    Khi máy phát điện hoạt động độc lập, nghiã là nối thẳng vào tải, thì máy sẽ cung cấp P & Q tùy theo số lượng tải đòi hỏi, trong trường hợp này, nếu bạn tăng excitation, voltage sẽ thay đổi.
    Tuy nhiên nếu nối vào mạng, khi tăng hoặc giảm excitation, bạn sẽ không thể thay đổi voltage của mạng được vì mạng quá lớn, vì thế thay vì thay đổi voltage, bạn chỉ có thể tăng hay giảm Q.
    Tại sao lại có vấn đề này xẩy ra?
    Khi ta tăng excitation, voltage ngay ở trong máy tăng lên, trong khi đó voltage ở mạng không thể thay đổi, vì thế có 1 sự khác biệt voltage giữa 2 điểm tức là có điện áp đi qua cuộn cảm kháng của máy phát điện và tạo ra dòng.
    Khi dòng đi qua cuộn cảm kháng (điện trở rất nhỏ), nó sẽ dẫn trước điện áp 90 độ, và vì thế sẽ hoạt đông trong vùng lagging power factor tức là cung cấp Q cho mạng. Nếu giảm excitation, hoạt động sẽ ngược trở lại.
    Nên nhớ mạng là hệ thống rất lớn gồm rất nhiều máy phát điện hợp lại, vì thế bạn không thể thay đổ tần số và điện áp của nó.
  7. sunrisevl

    sunrisevl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác đã giải thích cho em hiểu rõ hơn về vấn đề công suất vô công của nhà máy. Nhà máy em là nhà máy nhiệt điện chu trình hỗn hợp với nhiên liệu gas hoặc dầu. (Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau)
  8. tqninh

    tqninh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Việc phát hay tiêu thụ công suất Q là phụ thuộc vào dòng kích từ đưa vào Rotor và chế độ hoạt động của HTĐ. Hiện tượng bạn nêu ở đây : ""sáng cho đến chiều tối thì nhà máy phát công suất vô công. Cụ thể công suất vô công mang giá trị dương. Còn khoảng 22h đêm trở về đến gần sáng thì lại nhận công suất vô công (công suất vô công mang giá trị âm)"" mình tạm có thể giải thích như sau.
    Tại mọi thời điểm trong HTĐ phải luôn có quá trình cân bằng giữa công suất phat và công suất tiêu thụ (cả P&Q).
    Vào các giờ cao điểm, phụ tải sẽ tiêu thụ nhiều công suất P&Q, các đường dây sẽ phải mang tải cao, do vậy tổn thất công suất (cả P&Q) tăng, các MF sẽ phải phát nhiều Q hơn.
    Cũng cần nói thêm là các đường dây cao áp cũng là một nguồn cung cấp CSPK cho hệ thống
    Vào các giờ thấp điểm (22h-6h hôm sau), phụ tải của hệ thống nhỏ, các đường dây mang tải nhẹ, tônt thất ít. Lượng CSPK sinh ra trên các đường dây cao áp lúc này là rất lớn, do đó có hiện tượng CSPK sẽ đi từ các ĐD vào các tổ máy. Không chỉ các nhà máy nhiệt điện mới có hiện tượng này mà cả các nhà máy thủy điện cũng vậy.
    Mình giải thik còn nhiều chỗ chưa được thông suốt, hi vọng giúp đc bạn phần nào giải đáp thắc mắc.

Chia sẻ trang này