1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về dãy hội tụ và giới hạn !

Chủ đề trong 'Toán học' bởi caphechieuthubay, 08/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về dãy hội tụ và giới hạn !

    Em có hai bài toán nhưng kô chắc chắn về cách giải lắm , nên mong anh chị giúp đỡ .

    1. Với giá trị nào của s , R thì dãy sau hội tụ, tìm giới hạn :
    xn = n^s + n / (n^2 - 1) ^ 1/2

    2. Tìm giới hạn của dãy :
    ( 7^n + 3n ) ^ (1/n )
  2. msubmk

    msubmk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    1. Dễ thấy n/(n^2-1)^1/2->1 khi n-> vô cùng.
    Do đó xn hội tụ khi và chỉ khi n^s hội tụ. <=> s<0
    2. Đặt xn=( 7^n + 3n ) ^ (1/n )
    rõ ràng xn>7
    và (7+1/n)^n=7^n+n*7^(n-1)*1/n+....>7^n+3*n với n>1=>xn<7+1/n
    vậy lim xn =7
  3. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Em cám ơn ! Bi giờ mới hiểu ra vấn đề
  4. nhtdhbk

    nhtdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    Nói linh tinh tí:
    Bài 1 s=0 cũng được.
    Bài 2 thì đặt 7 ra ngoài dấu ngoặc thấy ngay nó tiến tới 7. Đỡ phải suy nghĩ và dùng cái bất đẳng thức kia làm gì (nhỡ nó hỏi với hàm x thì die)
  5. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
  6. msubmk

    msubmk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ bạn diễn giải đề bài không hoàn chỉnh lắm.
    x_n chỉ nhận 1 trong m giá trị cho trước a_1,a_2,...,a_m thuộc R
    Theo đinh nghĩa giới hạn x_n hội tụ tới x_0 nếu với mọi epsilon>0 tồn tại số tự nhiên N sao |xn-x0|<epsilon với mọi n>N
    Nếu chọn epsiolon là số thực nhỏ hơn hiệu 2 số khác nhau bất ky trong m số thực cho trước a_i(số lượng các a_i hữu hạn nên có thể chọn được) thì bất đẳng thức trên xảy ra khi bắt đầu từ N mọi phần tử của dãy x_n trùng nhau.
  7. nhtdhbk

    nhtdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    'ỏãt 7 ra ngoài tặc là viỏt
    (7^n + 3n)^(1/n)=7*[1+ 3n/(7^n)]^(1/n)
    ThỏƠy ngay thỏng 1+3n/(7^n) -->1, nên ^(1/n) hiỏằfn nhiên tiỏn tỏằ>i 1 rỏằ"i.
  8. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước em kô để ý kết quả bài 1 của anh msubmk , nhưng
    s=1 thì dãy cũng hội tụ và giới hạn limxn = 2
    Liệu kết quả có phải là s<=1 kô ạ
  9. SonOfWolf

    SonOfWolf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0

    Trước hết, cám ơn bác msubmk đã trả lời câu hỏi của tôi ở chủ đề chặn trên nghiệm phức.
    Nhân tiện có chủ để về giới hạn của dãy số, tôi đang gặp khó khăn ở bài tòan sau:
    Tìm lim(C(n,2n)/n^2) khi n -> vô cùng. C(n,2n) là tổ hợp n của 2n.
    Với dãy số C(n,2n)/n^2 ta thấy là khi n>1 thì dãy số sẽ tăng. bởi vì :
    a(k+1) = a(k) * (4k^3+2k^2)/(k^3+3k^2+3k+1)
    (với a(k) = C(k,2k)/k^2).
    Do đó có thể tiên đóan là lim sẽ tiến đến vô cùng. Vấn đề là ở chỗ chứng minh như thế nào.
    Mong nhận được ý kiến mọi người.
    SOW
  10. msubmk

    msubmk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    tiếp theo hướng của bạn nhé
    a(k+1)/a(k) = (4k^3+2k^2)/(k+1)^3->4 do đó tồn tại N0 để
    a(k+1)/a(k)>3 với mọi k>N0-1
    viết BDT này với N0,N0+1, v.v....rồi nhân chúng lại
    => a(k+m)>a(N0)3^m (m>0) suy ra điều bạn cần.
    Theo cách khác.
    Bằng cách khai triển (1+x)^2n và ((1+x)^n)^2 rồi cân bằng hệ số bậc n nhân được
    C(n,2n) = C(0,n)^2+C(1,n)^2+..+C(n,n)^2
    do đó C(n,2n)>C(2,n)^2 (với n>2)
    => C(n,2n)/n^2 > (n-1)^2/4-> vô cùng
    Theo cách này với một chút thay đổi nhỏ bạn có thể chứng minh kết quả mạnh hơn nhiều
    C(n,2n)/n^k -> vô cùng với k là một số thực cho trước tuỳ ý.
    To caphechieuthu7: tại sao khi s=1 lim xn=2 nhỉ
    Được msubmk sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 15/05/2005

Chia sẻ trang này