1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về đơn xin việc và CV

Chủ đề trong '1980 Family Hà nội' bởi windows120, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. windows120

    windows120 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về đơn xin việc và CV

    Chào mọi người..em đang định viết cái đơn xin việc để chuyển cơ quan nhưng em không biết viết thế nào? Mọi người có thể post cho em xem một số mẫu đơn mà mọi người viết được không ah?
    Em cảm ơn nhiều nha

  2. shrek_8x

    shrek_8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    1.004
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu em xin chiuyển cơ quan nhà nước hay tư nhân hay cty nước ngoài? Mẫu đơn thì na ná giống nhau nhưng nói chung có 1 số cái cần lưu ý:
    - Đơn xin việc nên viết bằng tay, rõ ràng trên 1 mặt giấy A4, trường hợp chữ xấu thì gõ word in ra cũng được. Trình bày mạch lạc rõ ràng.
    - Nội dung ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, ko ai có thời gian đọc những đơn xin việc dài đâu. Đầu tiên là giới thiệu về mình, thứ 2 là đề đạt nguyện vọng, thứ 3 là hi vọng, thứ 4 là chào và kí tên.cố gắng bố cục trong khoảng nửa tớ giấy là được
    - CV thì cũng nên đơn giản, giới thiệu ngắn gọn về bản thân, gia đình ( cty nước ngoài thì chỉ cần bản thân) quá trình làm việc công tác, ... Mỗi cái vài dòng.
    - Tự giới thiệu năng lực: Cái này quan trọng. Giới thiệu những cái ít người làm được. Mấy cái bằng tiếng anh vi tính ai cũng có, giới thiệu trong 1 dòng thôi. VIết về những công việc đã tham gia ở công ty cũ, càng nhiều càng tốt. Nói chung nói về phần này phải khách quan, ko nên có ý khoe. Cái nào là cộng tác làm thì nói là cộng tác làm, ko nên nói là làm chủ nhiệm hay điều hành .Nói chung là nói đúng năng lực của mình. Nếu có xác nhận của công ty cũ thì càng tốt.
    Đại khái thế. Anh thì dốt tiếng Anh nên chẳng có cái đơn nào = tiếng anh.Hồi trước nộp đơn vào 1 cty nước ngoài, tiếng anh sai be bét nhưng cuối cùng vẫn được nhận. Cái chính người ta cần là năng lực thực sự, mà cái công việc của anh ko liên quan mấy đến tiwếng anh nên vẫn okie.
    Trong này có mấy cao thủ làm dự án. Giúp em ấy làm cái đơn xin việc cái nào.

  3. MrX

    MrX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Anh sherk nói đúng đó em à, năng lực làm việc là thứ mà những nhà tuyển dụng quan tâm hơn cả. Anh có một trích một số tài liệu về tuyển dụng đưa lên đây, nếu em muốn nghiên cứu nhiều hơn có thể liên hệ với anh theo email: phuongnn@fpt.vn
    ----------------------------------------------------------------------------------------------
    Những điều cần biết khi đi xin việc​
    Làm sao có việc ngay sau khi ra trường luôn là mối bận tâm của mỗi sinh viên. Những điều dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn được phần nào.
    Bước 1: Xác định được cơ hội việc làm.
    Bạn có thể tìm địa chỉ tuyển trên báo chí, đài truyền hình, các trung tâm giới thiệu việc làm. Ngày hội việc làm hay trong quan hệ cá nhân, cơ quan bạn thực tập.
    Bước 2: Phân tích công việc xem có phù hợp với mình không.
    Đọc kỹ mọi chi tiết về vị trí công việc hoặc hỏi người có kinh nghiệm. Cần phải tìm hiểu về cơ quan tuyển dụng trên niên giám điện thoại hoặc tổng đài 1080, nhưng tốt nhất là catalô của chính họ.
    Bước 3: Phân tích bản thân mình xem có phù hợp với công việc không.
    Tìm hiểu xem kiến thức, sở thích, tính cách, các điểm mạnh yếu, có đáp ứng được công việc không. Phải hết sức khách quan ở khâu này.
    Bước 4: Làm hồ sơ xin việc.
    Luôn phải dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần xin việc tại các cơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ.
    Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh, (nếu có yêu cầu).
    Đơn xin việc phải đánh máy (Ms. word), dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc; tình trạng hiện tại của bản thân; sự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ.
    Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ.
    Bước 5: Gửi hồ sơ xin việc
    Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm.
    Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội.
    Bước 6: Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau:
    - Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận.
    - Phải biết mình gặp ai (tên chức vụ của họ).
    - Tốt nhất, từ hôm trước nên ghé qua địa chỉ tuyển dụng để hôm sau khỏi phải tìm.
    - Quan tâm đến tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở).
    - Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước với các bạn.
    - Để đối phó với những tình huống không dự kiến, phải bình tĩnh, nhanh nhẹn. Ví dụ: nếu người phỏng vấn hỏi về nhược điểm của bạn, bạn nên trả lời những nhược điểm nhỏ, ít ảnh hưởng đến công việc. Nếu được hỏi về mức lương thì bạn nên đưa ra một khoảng nào đó phù hợp.
    Bước 7: Tham dự phỏng vấn
    Đến sớm 20 phút để đề phòng những tình huống bắt trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi dễ nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động.
    Để tạo ấn tượng ban đầu, bạn nên bắt tay, lễ độ... Chỉ ngồi khi được mời. Ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn đồng hồ hoặc nhìn láo liên. Bình tĩnh; không trả lời hấp tấp hoặc làm ra vẻ hài hước; không tỏ ra tự kiêu và dùng tiếng lóng. Có thể hỏi lại những câu hỏi không hiểu, luôn kiểm soát để tránh trả lời mâu thuẫn. Khi có cả nhóm người phỏng vấn, nói để mọi người đủ nghe, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi.
    Nên nhớ rằng, hình ảnh luôn được coi trọng là có trình độ, trung thực, tự tin, có trách nhiệm, năng động, yêu công việc.
    Bước 8: Sau phỏng vấn:
    Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hiện nhiệt tình và nhắc lại tên mình.
    Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn.
    Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội lần sau.
    Điều bạn luôn ghi nhớ là hãy luôn tự khẳng định "tôi có thể làm được".
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Cách để viết lý lịch xin việc​
    1. Sử dụng công thức ?ohành động? = kết qủa
    Lẽ dĩ nhiên, nội dung một bản lý lịch là vô cùng quan trọng. Cho nên những thông tin cụ thể về năng lực , thành tích và kinh nghiệm đã qua sẽ làm sẽ làm nhà tuyển dụng lưu ý đến bạn. Một bản lý lịch đẹp đẽ nhưng không có thông tin cụ thể sẽ không giúp bạn được mời phỏng vấn.
    Hãy phân tích kỹ năng nền tảng cơ sở của mình để minh hoạ những thông tin phù hợp với công việc mình muốn xin. Nhấn mạnh vào hành động và sau đó phải nêu kết qủa, ví dụ như : ?ođã tham gia quản lí qui trình tái cơ cấu bộ phận tài chính cho hai chi nhánh, góp phần giảm số nhân công làm việc, tiết kiệm cho công ty 150 triệu đồng mỗi năm.
    2. Trình bày rõ ràng
    Cách trình bày cũng có tầm quan trọng không kém. Nên trình bày như thế nào cho bắt mắt người đọc. Hãy cẩn thận khi canh lề và cách dòng, chừa nhiều chổ trống và nhấn mạnh những ưu điểm của mình bằng cách in nghiêng, gạch dưới hoặc in đậm. Khi cần thiết, hãy đánh số các đề mục rõ ràng. Cũng nên dùng máy tính và máy in laser để có bản in đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn đồng thời cũng nên dùng loại giấy dày, tốt.
    3. Ngắn gọn, cô đọng
    Nhà tuyển dụng sẽ đọc lướt qua lý lịch của bạn và trong 30 giây sẽ quyết định xem bạn có phải là người thích hợp hay không. Do đó cần phải viết ngắn gọn. Những người đã đi làm nhiều nơi thưòng có bản lý lịch rất dài, nhưng chỉ nên tập trung vào thời gian gần nhất hoặc những kinh nghiệm, kỹ năng nào có liên quan trực tiếp đến công việc mình đang muốn xin. Tập trung vào những chi tiết quan trọng, tránh cho nhà tuyển dụng phải đọc những thông tin không cần thiết.
    4. Nhằm đúng mục tiêu xin việc
    Nhà tuyển dụng muốn biết cụ thể bạn sẽ làm được gì cho công ty của họ. Những bản lý lịch mơ hồ, chung chung, cố gắng bao gồm nhiều khả năng làm việc sẽ ít được lưu ý. Hãy nhắm đúng mục tiêu khi viết lý lịch xin việc. Mặc dù bạn có khả năng làm nhiều việc khác nhau, nhưng đối với mỗi loại công việc nên viết một lý lịch khác nhau, trong đó chỉ nêu những thông tin cần thiết cho loại công việc này. Như vậy sẽ tránh được xu hướng nhồi nhét qua nhiều thông tin không liên quan vào trong bản lý lịch. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những điều cụ thể có liên quan đến công việc họ đang cần tuyển người.
    5. Tóm tắt các khả năng.
    Đây là phần quan trọng nhất của bản lý lịch. Phần này minh hoạ một cách rõ ràng và thuyết phục những ưu điểm của bạn trong vòng 5 đến 6 câu. Rất ít người xin việc có phần viết này, nhưng theo lời nhà tuyển dụng thì đây là cách hay nhất để được chú ý nhanh nhất.
    6. Tường trình các thành tích.
    Nhà tuyển dụng muốn có những bằng chứng cho thấy bạn có thể làm được những công việc họ cần. Hãy dẫn chứng kết quả công việc của bạn trước đây cho thấy bạn đã làm lợi cho người chủ cũ của bạn như thế nào. Hãy đưa vào lý lịch những bằng chứng về năng suất công việc của bạn bằng cách nêu lên những sự tiết kiệm chi phí hay thời gian và nêu rõ các sáng kiến, các thay đổi cho thấy chính bạn đã tạo ra những kết quả mong muốn.
    7. Chính xác
    Nêu rõ các kỹ năng, phẩm chất và kinh nghiệm nhưng không phóng đại và nói sai sự thật. Khi nêu chức vụ cũ phải làm nổi bật các trách nhiệm được giao, và nói đúng sự thật về khả năng của mình. Đồng thời nêu rõ tên công ty cũ và thời gian làm việc.
    8. Dùng những động từ mạnh.
    Những động từ mang ý nghĩa mạnh: astablished, analyzed, implement, created, streamlined, organize - góp phần gây ấn tượng cho người đọc. Hãy mở đầu câu bằng một động từ mạnh.
    9. Kiểm tra lỗi chính tả.
    Những người làm công tác tuyển dụng phải đọc rất nhiều hồ sơ xin việc mỗi ngày và họ rất ghét những lỗi chính tả hay lỗi đánh máy. Nhiều người thừa nhận rằng họ bỏ qua một hồ sơ nếu thấy một lỗi chính tả, theo họ lỗi chính tả và đánh máy thể hiện chất lượng làm việc kém của người đi xin việc.
    Do đó bạn nên đọc lại bản lý lịch của mình trước khi nộp. Sự hoàn thiện sẽ tạo cho bạn một lợi thế cạnh tranh. Đừng tin vào chức năng sửa lỗi chính tả của các phần mềm soạn thảo văn bản. Hãy đọc lại trước khi gửi đi.
    10. không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tên người giới thiệu.
    Ngày nay, người viết lý lịch không cần cung cấp thông tin về tình trạng hôn nhân, giới tính hoặc các thông số khác về sức khoẻ. Các công ty cũng không yêu cầu người xin việc phải cung cấp. Và đương nhiên, người tuyển dụng biết rằng bạn sẽ cung cấp tên người giới thiệu khi có yêu cầu, cho nên không cần ghi câu ? reference available upon request ? ở cuối bản lý lịch.
    11. Kiểm tra lần cuối.
    Trước khi nộp hãy kiểm tra bằng cách trả lời trả lời những câu hỏi sau : lý lịch này có thông báo rõ ràng và nhanh chóng cho người tuyển dụng biết rằng bạn có khả năng làm công việc họ cần không ? Lý lịch có nêu bật điểm mạnh của bạn không ? Các thông tin trên lý lịch có hỗ trợ cho công việc của bạn muốn xin không ? Có nên bỏ bớt thông tin nào không? Lý lịch có nêu rõ với người tuyển dụng các kỹ năng của bạn không?
    Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để có thể chắc chắn rằng bản lý lịch này phản ánh đầy đủ các kỹ năng của bạn theo cách phù hợp nhất.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Hồ sơ xin việc​
    Các giấy tờ cần thiết của Hồ Sơ Xin Việc
    - 1 Đơn xin việc
    - 2 Sơ yếu lý lịch
    - 1 Photo CMND + Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú, tạm vắng
    - Photo các bằng cấp
    - 2 Hình 3x4
    - Giấy khám sức khoẻ
    - Và các giấy tờ có liên quan đến nơi làm cũ
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Hướng dẫn làm thư xin việc ​
    Họ & tên của bạn
    Địa chỉ liên hệ hiện tại
    Đường, địa chỉ, quận/huyện, thành phố
    Ngày??. Tháng?? Năm.
    Họ & tên người nhận đơn
    Chức danh
    Chức vụ
    Đường, địa chỉ, quận/huyện, thành phố
    Kính gừi (ông, bà: họ & tên)
    (Ðoạn một) Chỉ ra những lý do mà bạn viết đơn xin việc đối với vị trí mà bạn nộp đơn xin tuyển dụng, và nếu có một vị trí nào đó đang trống, bạn biết được nguồn thông tin này ở đâu và ngày mà nó được đăng. Và nếu bạn đang tìm một công việc nói chung nào đó mà không có vị trí nào được đăng lên thì hãy nêu ra bạn cầm một công việc như thế nào để phù hợp với ngành học, kinh nghiệm của mình.
    (Đoạn 2) Hãy trình bày tại sao bạn đến vị trí hoặc công ty hoặc các dịch vụ hay sản phẩm của công ty đó. Nêu sự liên quan giữa công việc chuyên môn hay công việc trước đây của bạn đối với công việc mà bạn đang nộp đơn xin tuyển, bạn phù hợp như thế nào đối với vị trí tuyển dụng? Hãy chỉ ra những kinh nghiệm làm việc thực tế, những thành tựu tiêu biểu nào đó, hoặc những ưu điểm đặc biệt của bản thân. Hãy nói thêm về bản thân mà không đề cập trong bản lý lịch.
    (Đoạn cuối) Cung cấp cho người đọc bản lý lịch kèm theo trong đó tóm tắt những ưu thế của mình , các khóa huấn luyện cũng như kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng có thể đề cập đến làm thế nào mà nhà tuyển dụng có thể có được thông tin tham khảo hoặc các uỷ nhiệm thư của bạn. Hãy nói rõ bạn muốn được phỏng vấn riêng và đề nghị ngày giờ một cách linh động cho người phỏng vấn về thời gian địa điểm. Hãy khẳng định sự mong muốn và tha thiết được biết thêm về vị trí mà mình đang dự tuyển. Đừng quên ghi số điện thoại của bạn vào đấy. Nếu thông báo tuyển dụng có đề cập đến số điện thoại của nhà tuyển dụng, bạn hãy nói rõ là sẽ gọi cho người ấy trong vòng 7-10 ngày nữa được biết cuộc phỏng vấn sẽ dược sắp xếp khi nào. Cám ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian để xem đơn của bạn.
    Kính đơn
    (Chữ ký bằng tay)
    (Đánh máy tên của bạn)
    * Bản đính kèm (gồm có bản lý lịch đính kèm, danh sách người liên hệ, v.v..)
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Cách gửi một bản lý lịch​
    Chúng tôi cung cấp cho bạn một bản lý lịch mẫu ở sau đây, tuy nhiên đây không phải là bản viết tốt nhất trong một số tình huống nào đó, bạn có thể sửa đổi bổ sung một vài điểm nhằm phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
    1. Chọn một số mục chính mà bạn quan tâm đến
    2. Hãy viết ngắn gọn và đơn giản (tối đa 500 từ hoặc tương đương 2-3 trang).
    3. Nhớ ghi đúng địa chỉ e-mail.
    4. Bạn có thể theo mẫu chuẩn trình bày sau đây:
    ? Mục tiêu:
    Trình bày mục tiêu nghành nghề của mình muốn đạt đến, nhằm chứng tỏ rằng mục tiêu của bạn phù hợp với mục đích và lợi ích của nhà tuyển dụng.
    ? Trình độ học vấn cao nhất
    Liệt kê các bằng cấp mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập
    ? Kinh nghiệm
    (Vị trí,trách nhiệm, khoảng thời gian) bao gồm bất cứ những kinh nghiệm gì mà bạn có được khi làm việc bán thời gian cũng như toàn thời gian)
    ? Các khóa huấn luyện/đào tạo:
    Chỉ ra tất cả những khóa huấn luyện/đào tạo mà công ty cũ dành cho bạn hoặc do chính bạn tự túc.
    ? Phần thưởng/khen thưởng và những vinh dự
    Liệt kê tất cả những gì bạn đạt được trong giai đoạn học tập cũng như làm việc
    ? Khả năng chuyên môn / Kỹ năng vượt trội
    Tất cả những kỹ năng đạt được trong quá khứ
    ? Mức lương yêu cầu
    Nêu ra nếu nhà tuyển dụng yêu cầu. Tuy nhiên, điều này nên cụ thể trong bản tóm tắt lý lịch
    ? Sở thích:
    Những quan tâm/sở thích của riêng bạn
    ? Người liên hệ để tham khảo
    Liệt kê danh sách những người cấp cao có thể có (thí dụ: xếp cũ của bạn) để nhà tuyển dụng tham khảo hoặc hỏi ý kiến đánh giá về bạn.
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------
    Đây là một bản CV mẫu được thiết kế, lập trình đóng gói vào đĩa CD hoặc gửi qua email để xin việc.
    Chúc em thành công.
  4. windows120

    windows120 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Chào anh shrex.
    thanks a đã reply cho em nha...em xin chuyển từ một NGOs qua một NGOs khác anh ah và cũng vẫn về lĩnh vực đó thế nên trong đơn em không biết fải giải thích tại sao em lại muốn chuyển ...chả nhẽ bảo là mình chuyển để có thời gian học hành..hik thế thì trượt chắc...hik mà ai có cái đơn thì có thể post cho em ngó qua một chút được không à? em cảm ơn nha

    Viết xong mới nhận được bài của anh Phương..cảm ơn bài của anh nha...đúng là kinh nghiệm của người đi xin việc nhiều có khác........hi vọng em sẽ tìm được công việc part time phù hợp...mọi người cầu chúc cho em đi nhé...em cảm ơn lần nữa ah...
    Được windows120 sửa chữa / chuyển vào 21:12 ngày 22/03/2005
  5. MrX

    MrX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Có 2 câu nói anh luôn sử dụng khi nói về phỏng vấn:
    BẠN ĐANG BÁN BẠN, BÁN NHỮNG GÌ MÀ NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN.
    TRONG CUỘC NÓI CHUYỆN, THÔNG TIN LÀ 2 CHIỀU, KHÔNG PHẢI BẠN ĐANG NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI SẼ TUYỂN BẠN VÀO CÔNG TY, BẠN ĐANG LÀM QUEN VỚI MỘT NGƯỜI BẠN MỚI
  6. shrek_8x

    shrek_8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    1.004
    Đã được thích:
    0
    Hik, anh cà dốt tiếng anh, chả hiểu NGOs là gì, có phải là tổ chức phi chính phủ nào đó ko? Anh thì nghĩ đơn giản là mình muốn chuyển việc làm tức là mình mong muốn một môi trường làm việc tốt hơn. Thì mình cứ ghi cái đó vào: Muốn làm trong môi trường năng động khoa học, muốn được học hỏi thêm kinh nghiệm, muốn được thử sức trong môi trường mới, muốn được cống hiến, muốn được trả lương xứng đáng... Cứ nêu rõ quan điểm làm sao cho nhà tuyển dụng thấy em rất có năng lực và muốn được làm việc. Nhưng tối kị là ko được nói xấu công ty cũ. Mình chỉ có thể nói là môi trường làm việc cũ không phù hợp, chứ không nên nói họ thế nọ thế kia.
    Anh Mrx còn gọi là anh Phương trong này mấy cái khoản đó khá lắm. Cứ để anh ấy kèm cặp mấy hôm là oke ngay. Anh ấy còn có gan mắng cả lãnh đạo chứ mấy cái vụ xin xỏ này ăn thua gì.

  7. Thuy_thu_mat_trang_new

    Thuy_thu_mat_trang_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, chuyển từ NGOs nào sang NGOs nào thế? Tớ cũng muốn làm cho NGOs quá mà chả biết chỗ nào đang tuyển dụng, hic.
  8. cat_vang

    cat_vang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng giống bạn Window gì đó, khoái làm cho NGO nhưng chưa làm bao giờ. Bạn chia xẻ kinh nghiệm đi. Bạn đã từng làm ở NGO rồi, cho tớ biết làm thế nào để có thể trở thành người của họ đi. Cảm ơn nhiều.
  9. NguyenCoNuong

    NguyenCoNuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    820
    Đã được thích:
    0
    Anh P ix quả là chuyên nghiệp nhỉ. Em viết CV hoài mà vẫn chẳng qua nổi vòng gửi xe... hic hic.. tội nghiệp em quá...
  10. windows120

    windows120 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Ngại quá cơ khi bạn bảo tớ chia sẻ kinh nghiệm...hik tớ chả có kinh nghiệm gì đâu vì NGOs tớ làm nó bé bằng con kiến thôi..là của nội mà nên để vào đó cũng không khó lắm...chỉ hỏi đại loại vài câu đơn giản lắm ....với lại cái quan trọng là bạn vào làm ở vị trí nào mới quan trọng thôi và vào làm cho tổ chức nào ý chứ...ví dụ như trong lĩnh vực của tớ mà để trở thành senior officer của một số tổ chức như WHO or UNDP, POLICY thì hik ..tớ nhớ không nhầm cũng không phải từ Harvard về thì cũng từ Columbia về cơ ...nói chung ấy muốn hỏi KN về làm các NGOs các ấy cứ hỏi trực tiếp những cao thủ ở đây như a Phương, Shrex ấy hoặc những cao thủ ẩn tên khác đấy ..nhưng nói chung là tớ nghĩ nếu ấy chưa có KN tốt hơn cứ làm ở những chỗ nó be bé trước đã sau đó có tí KN thì chuyển đi những chỗ to khác sẽ dễ hơn....Tớ cũng chả định chuyển đi chỗ khác đâu nhưng vì định theo tiếp sự nghiệp học hành nên tính làm part time để tập trung cho kì thi trước mắt....nhưng đang nghĩ thế thì tự dưng hôm nay thấy lương được tăng gần gấp đôi nên hik...nghĩ thêm tí đã........
    mà các ấy định làm về lĩnh vực gì thế..tớ thấy hiện tại có một số lĩnh vực nh Public health, rural development, or enviroment ....dự đông như quân Nguyên ý nên cơ hội để tìm được việc cũng không khó...bạn có thể vào www.vietnamworks.com sau đó vào mục NGOs rồi coi nhé...CHúc các bạn may mắn

Chia sẻ trang này