1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về focus súng bắn tỉa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi linh87_commie, 15/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Theo tớ biết súng bắn tỉa là đồ chơi chuyên dụng không phải ai cũng biết, trong quân đội có những vị lên tới tướng nhưng tới khi về hưu vẫn chưa được sờ lần nào.
    Trong súng bắn tỉa thì bộ phận ngắm quang học là đắt tiền nhất, khẩu súng nào đi với kính ngắm ấy, không có chuyện lắp lẫn vì công tác căn chỉnh rất phức tạp.
    Đối với kính ngắm quang học, ly giác được chia và vạch trực tiếp lên vật kính. Tùy theo mục đích sử dụng sẽ được tính toán và hình thức thể hiện khác nhau. Đây là bài toán hình học thuần tuý không quá phức tạp, nhưng vấn đề là làm sao vạch các đường ly giác thật chính xác thì quả là nhức đầu. Trên thế giới số quốc gia sản xuất được thiết bị này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
    Đối với súng bắn tỉa phổ thông, kính ngắm quang học chẳng khác gì cái ống nhòm, nhiều loại cũng chẳng có ly giác. Chỉ có mỗi tác dụng giúp cho xạ thủ nhìn rõ mục tiêu, mọi yếu lĩnh còn lại cứ như là bắn súng trường...
    Bồ muốn quan tâm tới vấn đề này theo tớ tốt nhất là kiếm một máy kinh vĩ dùng trong xây dựng và mua sách hưỡng dẫn để đọc rồi tìm cách tận dụng thay cho kính ngắm thì có lý hơn, vì hai thứ này nguyên tắc cơ bản giống nhau.
    Cho tớ hỏi thêm? Bộ định bắn cái gì vậy?
    CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ HẾT!!!
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 22:26 ngày 19/03/2006
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Phản đối tý, vật kính trong ống kính thông thường là 1 phức hợp thấu kính, không phải kính đơn, để phục vụ n mục đích:
    1/ Thay đổi tiêu cự (bằng cách thay đổi khoảng cách các nhóm kính trong phức hợp) để đạt được khoảng nhìn rõ ở cự ly nào đó
    2/ Khắc phục quang sai (là hiện tượng các tia sáng sau khi qua thấu kính đơn focused ở các mặt khác nhau, tuỳ theo màu - bước sóng, vì về bản chất trên đường đi của tia sáng qua thấu kính, trên vi phân diện tích mà tia sáng đi qua, thì tia sáng thực sự là qua 1 lăng kính newton 100% (2 cạnh không song song, tán xạ kiểu sách giáo khoa đã viết để tạo nên quang phổ).
    3/ Phức hợp cho phép người ta mô đuyn hóa việc sản xuất thấu kính (sản xuất các thấu kính tiêu chuẩn cao, chống phản quang, tán quang, theo đúng mô đuyn, ông nào thích sáng chế thì đi mà ghép những thứ đó với nhau để được ống kính như ý)
    4/ Quan trọng nhất với chiến trường: sửa chữa dễ, vì các cụm thấu kính mô đuyn hóa có khung chắc chắn, chỉ thay cả cụm, còn cụm hỏng chuyển về tuyến sau cân chỉnh, sửa chữa trên các máy móc phức tạp đắt tiền và yêu cầu trình độ tay nghề cao.
    5/ Ở VN thì quan trọng: chống mốc lòng kính, vì trong cụm thấu kính thường đóng kín bằng keo, xi hay cái con khỉ gì đó, bơm khí trơ (thường là nitơ) vào. Mốc chỉ xuất hiện trên các mặt kính tiếp xúc không khí, quá dễ bảo dưỡng so với việc lau từng mặt kính.
    Theo nguyên tắc tạo ảnh, sợ nhất là mốc trong đám thị kính, vì ảnh của nó lên mặt phẳng ảo là biến đổi theo cự ly xạ thủ điều chỉnh, còn mốc trên mặt thị kính thì khá ổn định -> xạ thủ quen ống biết đâu là nấm mốc, đâu là đầu thằng lính
    Vì vậy OV-10 nói là khắc lên mặt thị kính thì nên nói rõ khắc vào mặt nào, ở thấu kính nào chứ?
    OV-10 thấy cái máy toàn đạc điện tử ( total station) chưa? Sensor đo xa, vạch khắc của nó đặt ở đâu bạn có quan tâm không?????
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 19/03/2006
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 19/03/2006
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Phản đối tý, vật kính trong ống kính thông thường là 1 phức hợp thấu kính, không phải kính đơn, để phục vụ n mục đích:
    1/ Thay đổi tiêu cự (bằng cách thay đổi khoảng cách các nhóm kính trong phức hợp) để đạt được khoảng nhìn rõ ở cự ly nào đó
    2/ Khắc phục quang sai (là hiện tượng các tia sáng sau khi qua thấu kính đơn focused ở các mặt khác nhau, tuỳ theo màu - bước sóng, vì về bản chất trên đường đi của tia sáng qua thấu kính, trên vi phân diện tích mà tia sáng đi qua, thì tia sáng thực sự là qua 1 lăng kính newton 100% (2 cạnh không song song, tán xạ kiểu sách giáo khoa đã viết để tạo nên quang phổ).
    3/ Phức hợp cho phép người ta mô đuyn hóa việc sản xuất thấu kính (sản xuất các thấu kính tiêu chuẩn cao, chống phản quang, tán quang, theo đúng mô đuyn, ông nào thích sáng chế thì đi mà ghép những thứ đó với nhau để được ống kính như ý)
    4/ Quan trọng nhất với chiến trường: sửa chữa dễ, vì các cụm thấu kính mô đuyn hóa có khung chắc chắn, chỉ thay cả cụm, còn cụm hỏng chuyển về tuyến sau cân chỉnh, sửa chữa trên các máy móc phức tạp đắt tiền và yêu cầu trình độ tay nghề cao.
    5/ Ở VN thì quan trọng: chống mốc lòng kính, vì trong cụm thấu kính thường đóng kín bằng keo, xi hay cái con khỉ gì đó, bơm khí trơ (thường là nitơ) vào. Mốc chỉ xuất hiện trên các mặt kính tiếp xúc không khí, quá dễ bảo dưỡng so với việc lau từng mặt kính.
    Theo nguyên tắc tạo ảnh, sợ nhất là mốc trong đám thị kính, vì ảnh của nó lên mặt phẳng ảo là biến đổi theo cự ly xạ thủ điều chỉnh, còn mốc trên mặt thị kính thì khá ổn định -> xạ thủ quen ống biết đâu là nấm mốc, đâu là đầu thằng lính
    Vì vậy OV-10 nói là khắc lên mặt thị kính thì nên nói rõ khắc vào mặt nào, ở thấu kính nào chứ?
    OV-10 thấy cái máy toàn đạc điện tử ( total station) chưa? Sensor đo xa, vạch khắc của nó đặt ở đâu bạn có quan tâm không?????
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 19/03/2006
    [/quote]
    [/size=1] Tớ có vài phản hồi như sau:
    1. Vật kính (kính đầu tiên nhận ánh sáng và nằm xa mắt người quan sát nhất) thường là một thấu kính lớn, rất hiếm khi là tổ hợp của nhiều thấu kính và là thấu kính đắt tiền nhất. Đường kính của vật kính đánh giá giá trị của kính, tất nhiên là khi các tiêu chí khác tương đuơng. Thị kính mới bao gồm nhiều thấu kính. Việc thay đổi tiêu cự chủ yếu là thay đổi khoảng cách giữa các thấu kính để thay đổi vị trí của ảnh sao cho hội tụ đúng vào võng mạc của người quan sát (Đoạn này giữa vật kính và thị kính cần kiểm tra lại tên gọi vì nhiều sách có thể cách gọi khác nhau).
    Như cách gọi ở đây thì li giác đựợc chia ngay trên vật kính. Li giác thường có hai tác dụng: Tác dụng thứ nhất để xác định vị trí phương vị phần tử bắn, bên phải, bên trái hay đã vào giữa. Tác dụng thứ hai là để xác định khoảng cách tương đối tới phần tử bắn. Đối với một số loại kính ngắm hiện đại khi ta điều chỉnh tiêu cự thì góc giữa trục hình học của kính gắm và nòng súng được tự động điều chỉnh theo cho phù hợp với khoảng các từ xạ thủ tới mục tiêu.
    2. Thấu kính luôn có hai mặt không song song cho nên ánh sáng đi qua bị tán sắc là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy người ta phải sử dụng gương lõm cho các kính viễn vọng lớn, còn đối với các kính ngắm thông thường do phạm vi sử dụng chỉ vài ngàn M nên thường người ta không dùng gương lõm vì không cần thiết và giá thành gương lõm rất cao.
    3. Việc tính toán các thấu kính tớ đã nói là bài toán không quá phức tạp, phần lớn kiến thức nằm trong giáo trình phổ thông. Vì vậy việc modun hoá cũng là điều rễ hiểu nhưng không phải cái gì cũng có thể mudun hoá đại trà đuợc. Tại sao tớ nói vậy? vì ở một đuờng kính, hay độ cong nào đó thì rất đơn giản, điển hình là các cửa hàng mắt kính có máy móc đều có thể làm đuợc. Nhưng đuờng kính thấu kính nhỏ khoảng duới 2cm hoặc lớn hơn 6cm hay độ cong khoảng 1/10mm thì vấn đề không còn đơn giản nữa.
    4. Theo tớ thì quan trọng ở chiến trường là làm sao cho khí tài chắc chắn, khó bị hư hỏng chứ không phải làm cho dễ sửa chữa vì có đơn giản như xe đạp mà không có dụng cụ thì cũng bó tay. Vì vậy đối với kính ngắm người ta thuờng làm cả cụm cho thật chắc chắn chứ không ai làm nhiều cụm hết. Nếu không làm như vậy, các chú lính mà buồn tay táy máy mở ra lắp vào thì nguy.
    5. Mốc ống kính là cách gọi theo dân gian chẳng qua là bị bẩn hoặc bị oxi hoá mà không làm vệ sinh đuợc. Nếu làm vệ sinh không đúng cách sẽ làm cho kính bị xước. Bẩn thì có thể làm sạch đuợc chứ xước thì thua vì vậy người ta chọn cách thà bị bẩn còn hơn là xước, còn chuyện kính bị oxi hoá lại là một vấn đề khác. (oxi hoá ở đây cần hiểu theo nghĩa tổng quát là bị phản ứng hoá học làm cho hư hỏng mặt kính hoặc sản phẩm của phản ứng bám lên mắt kính).
    Một điều cần lưu ý: Đối với kính được làm bầng thuỷ tinh sinic do tính chất không định hình vĩnh viễn nên sẽ bị biến dạng theo thời gian, vì vậy dù có bảo quản tốt tới đâu mà đễ lâu cũng thua.
    Đối với các máy kinh vĩ ngày nay thì rất đa dạng, tớ không thể biết hết các loại được, nội dung tớ đề cập là máy quang học thuần tuý. Còn máy kinh vĩ thế hệ mới sau này tớ biết là ảnh đuợc thể hiện trực tiếp ra màn hình chứ không cho phép ngắm bằng mắt nữa nhằm hạn chế sai số do chuyển động tương đối giữa đồng tử người ngắm và kính.
    Nếu có gì không phải mong các bồ bổ túc thêm. Tớ cảm ơn lắm lắm!!!

    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 20/03/2006
  4. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Bác kien lại phát biểu cảm tính rùi. Mưa phùn ko chết thằng hồng ngoại đâu bác , may ra sương mù hoặc bão tuyết ( hạt to, bay dầy ) mới chết được.
    Laser là ánh sáng khuếch đại, nhưng tuỳ ánh sáng nhìn thấy hay ánh sáng không nhìn thấy nữa mà mới thấy điểm đỏ như đồng xu ( đồng xu hay cái bát ăn cơm, hay cái bánh xe bò cũng phụ thuộc khoảng cách nha bác ) . Với laser hồng ngoại thì phải có kính riêng mới thấy được. Ng ta cũng chả dại gì đo xa bằng cách chiếu laser vào trực tiếp mục tiêu ( người ) cả, mà chiếu vào một vật chuẩn gần đó - tại vật chuẩn ko di chuyển. Đây là yếu lĩnh cơ bản rùi, ko thể nhầm được.
    1. Bác loại hộ em cái kính ngắm ra cái , kính ngắm thay đổi được mà bác , phía trên súng có cái rail đấy, kính ngắm nào vừa với rail thì lắp được ( lắp lẫn ) chứ ko phải súng nào thì kính ngắm của súng ấy nữa. M16 cũng vẫn lắp ống ngắm 12X ( ặc ) được như thường. Có điều lắp xong phải zero tốt .
    2. Nếu em tỉa bác, em ko ngắm vào đầu - ko bao giờ ngắm vào đầu - chỉ có trong phim , và trong game. Mục tiêu của bắn tỉa quân sự thường là trọng tâm cơ thể - nhất là ở các khoảng cách xa. Một chỗ người ta hay ngắm nữa là cổ .
    Ngắm vào đầu rất dễ trượt, do chuyển động của mục tiêu, chỉ OK trong khoảng 200 yards đổ lại.

  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em không biết bác nói đến thuật ngữ "súng tỉa" là ám chỉ những loại vũ khí kiểu gì vì các quốc gia với ccác học thuyết quân sự khác nhau có khái niệm súng tỉa khác nhau. Không biết khẩu SVD của Nga đã được coi là súng tỉa chưa theo chuẩn phương Tây nhưng theo chuẩn Nga thì hình như nó đã được coi là súng tỉa rồi và theo theo học thuyết quân sự Nga thì mỗi một tiểu đội có 1 tay cầm SVD nên nó cũng tương đối phổ biến chứ không đến nỗi quá bí mật như thế. Tất nhiên là các vị tướng hải quân, không quân, tình báo, pháo binh thì có thể đến lúc về hưu vẫn chưa sờ thấy một khuẩu súng tỉa bao giờ thật.
    Ống ngắm súng tỉa đúng là tương đối đắt nhưng cũng không đến nỗi quá khó kiếm. Các nhà máy sản xuất ống ngắm quân dụng Nga vẫn bán ra thị trường dân sự các loại ống ngắm quân dụng dùng cho SVD, RPK, AK với giá không quá đắt.
    [​IMG]
    Ví dụ như loại 8x42 này dùng để nâng cấp ống ngắm 4x25 cũ của SVD, giá bán chỉ dưới 200 đô.
    Do đường đạn là ăn xuống nên ở khoảng cách càng xa thì đạn càng ăn xuống và với mỗi loại đạn khác nhau độ ăn xuống này khác nhau nên mỗi loại ống ngắm được khắc vạch chia cho mỗi loại súng riêng. Ví dụ ống ngắm cho súng Nga thì thường được khắc vạch chia cho đạn 7,62x54R (đạn 7,62x36 có cùng độ ăn xuống với loại này trong cự ly 300m nên có thể dùng chung ống ngắm SVD cho AK và RPK). Nếu ta lắm loại ống ngắm này lên hệ súng dùng đạn 5,56 Nato như M16 chẳng hạn thì nó chỉ có ý nghĩa như 1 cái ống nhòm vì độ chia sai bét với quĩ đạo thực tế của đạn.
  6. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Bác mig đọc lại bài tớ phia trên nhé. Nếu zero tốt thì kính ngắm nào cũng lắp lẫn được hết.
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    RW có vẻ thích tranh nhuận vớ vỉn nhẻ, nói như thánh nhưng cóc hiểu người ta đang nói gì.
    1/ Nói đo xa laser và hồng ngoại, phải hiểu là laser ánh sáng nhìn thấy, hoặc laser hồng ngoại, chứ có ai đo khoảng cách bằng cái lò than phát hồng ngoại đặt trên kính ngắm không???
    2/ Đo xa khác ống ngắm, với thời tiết không thuận lợi như mưa phùn, tia hồng ngoại đo xa bị hấp thụ gần hết không đo xa được. Tương tự với laser bước sóng nhìn thấy, ông nào nằm trên mặt sa mạc hay bãi cát ban ngày mà dám đo xa bằng bộ đo xa điện tử???? (có biết ảo ảnh hồ nước trên sa mạc không????)
    3/ Người ta không đo xa vào người thì đo xa vào cái gì??? Nếu may gặp thằng nằm bên cạnh đống bêtông hay cục thép thì còn đo được, chứ nằm cạnh đống phân chuồng mà chiếu đo xa vào đó thì đợi bao giờ mới có tia phản xạ để đo hả ông???? Thế quay súng đi đến vật bên cạnh đo xa thì nhanh hơn là căn súng vào thằng kia để đo xa hả ông????
    4/ Kính ngắm dùng cho nhiều súng là kính ngắm bắn chơi, vạch tầm giữa súng bắn đạn phổ thông dùng được cho đạn chuyên dụng bắn tỉa hả ông????
    Nói thế này cho ông vừa ý vậy, các súng có đặc tính đạn đạo tương tự nhau và có cơ cấu lắp lẫn được thì dùng chung được kính ngắm. Thế được chưa nhỉ???
    Và nhất là ông admin hơi bị đậu phộng, người ta đang hỏi đặt cái mặt chia độ ở đâu thì nhìn rõ, ông lại quay sang yếu lĩnh bắn tỉa. Xin bố, bố bắn cái thằng đang nằm sấp hướng đầu vào bố thì bố bắn vào c... nó à???? Mà có thằng thộn nào viết giáo trình bắn tỉa lại nghĩ rằng mục tiêu đứng thẳng chào cờ để nó bắn không hả ông????
    @OV-10: tôi vẫn bảo lưu vài ý kiến:
    1/ Vật kính là một hệ thấu kính phức hợp
    2/ tất cả các thứ thuộc về thước đo như ly giác, điểm ngắm, vạch tầm, hướng đều bố trí sau khối vật kính, chính xác là nằm trên tiêu diện của vật kính
    3/ Không có bất kỳ thiết bị quang học nào khắc vạch lên vật kính.
    Bạn tìm hiểu thêm nhé!
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em ko rành lắm về mấy thứ này nhưng theo những gì em biết thì việc zero ống ngắm chỉ đảm bảo việc bắn chính xác ở 1 khoảng nhất định (thường thì họ zero ở 100 yard thì phải), tức là ở cự ly 100 yard này cứ hồng tâm ở đâu thì đạn ăn vào đấy (tất nhiên kèm sai số súng). Còn càng ra xa thì mỗi loại đạn có độ ăn xuống khác nhau nên trên ống ngắm có các vạch chia để cứ sau 1 đơn vị khoảng cách nhất định thì đạn ăn xuống đúng chỗ vạch chia đó đó (tất nhiên mỗi loại đạn vì thế cần ống ngắm có hệ vạch chia khác nhau).
    Ví dụ về vạch chia của ống ngắm SVD (kiểu 1000m)
    [​IMG]
    Nói thêm chút về đo cự ly đến mục tiêu. Chỉ có các ống ngắm rất đắt tiền mới tích hợp kèm laser range finder để đo (loại này chính xác đến đơn vị m) còn thông thường chỉ kèm bộ thước đo như hình trên. Nó hoạt động trên nguyên tắc coi mục tiêu chuẩn cao 1,7m chẳng hạn, ta sẽ ước lượng các mục tiêu cao tầm đó với các vạch chia độ cao của thước xem mục tiêu đang cách ta bao xa để chọn vạch chia phù hợp trên chữ thập. Tất nhiên kiểm này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm xạ thủ và có độ chính xác rất tương đối. Vì thế thường thì bắn tỉa đi theo cặp, 1 xạ thủ, 1 người làm nhiệm vụ yểm trợ xạ thủ với súng trường tấn công thông thường trong trường hợp cận chiến bất ngờ sẽ mang thêm laser rang finder để thông báo cự ly đến mục tiêu cho xạ thủ.
  9. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Mig19 lấy đâu cái hình ống ngắm SVD buồn cười thế cậu??? Tớ vẫn tưởng là trong các dòng kính SVD đều có thước tầm (cái vạch hình nón ở trục dọc ấy, thường nó có vài vạch tương ứng với các cự ly, vạch trên cùng cự ly gần nhất, vạch dưới tương ứng với cự ly xa hơn 100 hay 200m gì đó, để xạ thủ ngẩng súng lên ấy mà)
    Còn tranh cãi với ông nhầm nhọt giữa đo xa hồng ngoại với quan sát hồng ngoại thì tớ thấy có nhẽ nên tìm việc khác hay hơn.
    Dự án động cơ mini đến đâu rồi. Sắp tới rảnh và có tí xìn tớ cũng định tham gia cho máu. Kết nạp tớ nhé???
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Câu 3 là yếu lĩnh, người ta chỉ đo xa nhằm vào các vị trí cố định, thường là các điểm phản xạ tốt. Điểm này ko cần thiết ở ngay cạnh mục tiêu, mà cách mục tiêu một khoảng vài chục mét cũng OK, vì khấc vạch trên súng có độ chính xác không cao quá. Thiết bị đo xa chỉ để giúp người xạ thủ phần nào thôi bác.
    Cái đo xa trong mưa phùn, chính em làm dzồi , bác ko fải cãi, nhá. Mưa phùn hay sương mù nhẹ vẫn OK, nhá. Chỉ khi sương mù dầy đặc, hoặc tuyết rơi chặn tia laser thì mới toi thôi. Truyền dẫn tín hiệu bằng laser nó mạnh ở điểm ấy bác à.
    Em không nói đến vạch tầm nhá, em chỉ nói đến cái chữ thập ở chính giữa tâm thôi nhá. Bác thích xuyên tạc ý em nhờ. " Kính ngắm dùng cho nhiều súng làm kính ngắm bắn chơi " : em hỏi bác đã bao giờ bác sờ vào một cái kính ngắm - hoặc thậm chí một cái ống tele máy ảnh chưa mà phát biểu ác thế ?
    Trên kính ngắm có 2 thông tin chính:
    1- Chữ thập thể hiện trục tâm ống kính - có yếu lĩnh mới đặt được đúng chữ thập vào tâm
    2- Vạch chia độ - để hỗ trợ đo xa ---> cái này cũng không phụ thuộc vào súng.
    Thế, còn ngoài ra, kính ngắm mà em biết ấy, là kính quân dụng, lắp lẫn giữa các súng được, trên mỗi súng phải zero rồi mới dùng, vì giữa 2 khẩu súng giống hệt nhau cũng ko đảm bảo là đường đạn giống hệt nhau. Hai súng dùng 2 đạn khác nhau, chả hạn như Remington 700, và M21, vẫn dùng chung kính ngắm được. Còn tại sao lại lắp lẫn được, bí quyết là ở cái rail đấy. Bác chưa biết thì tự google nhá.
    Mục tiêu mà nằm xuống đất thì giời bắn, trừ phi bác có M79, hoặc các loại to hơn. Nói thế cho nhanh. Mục tiêu chạy chữ Chi , hoặc chạy với vận tốc cao cũng vậy. Các bác chơi game, xem phim nhiều nên cứ nghĩ bắn xuyên sỏ dễ lắm. À quên, nếu trong vòng 200m thì không chấp

Chia sẻ trang này