1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về hợp đồng không có công chứng.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi AvriLavigne, 07/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Hay thật người ta thuê nhà để kinh doanh mà cứ mang cái qui định của PL Dân sự về thuê nhà ở ra để cãi nhau mới chết chứ!
  2. civitas

    civitas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Thấy bạn này nói chã quá nên phi vào bắn tỉa tí.
    Ở trên người ta lấy căn cứ là BLDS 2005 là đúng quá rồi, bạn Jojo1489 nói đúng nhất và đầy đủ nhất. Nếu ai cần một lời khuyên nên theo tinh thần câu trả lời của bạn jojo1489.
    Còn bạn này nói như trên là không hiểu gì về luật, gà mà còn đòi mổ thức ăn của chim. Người ta thuê để làm địa điểm kinh doanh hoặc trụ sở tổ chức kinh tế chẳn hạn, thì theo BLDS là đương nhiên rồi.
    Còn nếu Bên cho thuê có chức năng kinh doanh bất động sản thì chẳng cần phải công chứng làm gì cho mệt hơi.^:)^
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0

    Bổ sung thêm căn cứ pháp lý:
    Điều 134, Bộ luật dân sự 2005:
    Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
    Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

    Lưu ý thêm là Tòa án không tự động xác định thời hạn mà trên cở sở yêu cầu của một bên hoặc của các bên. Và cũng trên cơ sở nội dung của điều khoản này, có thể nói, hợp đồng ko tuân thủ quy định về hình thức không mặc nhiên vô hiệu vì pháp luật vẫn dành cho một và/hoặc cả hai bên quyền yêu cầu ấn định thời hạn để đáp ứng điều kiện hình thức.
    Bạn justice_more thử suy nghĩ thêm về trường hợp sau nhé:
    A thế chấp nhà với Ngân hàng vay 1 khoản tiền trong thời hạn 01 năm.
    A ký hợp đồng cho thuê căn nhà đã thế chấp cho B thuê trong thời hạn 02 năm, dài hơn thời gian thế chấp.
    A và B dắt nhau ra công chứng làm hợp đồng cho thuê thì được yêu cầu phải có văn bản đồng ý của Ngân hàng về việc cho thuê, và đương nhiên, ngân hàng chỉ đồng ý A cho B thuê trong thời hạn thế chấp, không dài hơn, nội dung này, B đương nhiên ko đồng ý vì phải đầu tư sửa chữa nhà. Do vậy, giải pháp là hai bên ký hợp đồng giấy tay (không công chứng).
    Vậy nếu họ phát sinh tranh chấp về hợp đồng thuê nhà này, Tòa án sẽ nhận định, hợp đồng này vô hiệu hay ko?
    \:D/
  4. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Bạn nói phải nghĩ chứ, chủ thớt nói rõ ràng là thuê để kinh doanh còn phải bàn cãi gì nữa, còn nếu bạn nói tôi ko hiểu biết PL thì chứng minh đi dưng có nói khơi khơi như vậy chứ. Thực là! đã non còn ra gió, thử hỏi trên thực tế có hằng bao nhiêu là loại HĐ, BLDS làm sao qui định hết cho từng loại được, về bổ xung kiến thức đi nhé.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng chẳng hiểu không Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện nay thì còn áp dụng luật gì để điều chỉnh nội dung hợp đồng thuê nhà, nhất là dạng cho thuê để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (chẳng hiểu bạn này gán cho mục đích thuê nhà là sản xuất kinh doanh thì áp dụng văn bản nào).
    Ah, quên mất, trong Luật Nhà ở 2005 cũng có một số nội dung điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của người cho thuê và người thuê trong hợp đồng thuê nhà, trong quá trình sử dụng, bảo quản, bảo trì và phá dỡ nhà ở. Tuy nhiên, sẽ phải chú thích rằng đây là quy định về cho thuê nhà ở (không nêu mục đích sử dụng).
    Tớ đề nghị bạn thaiduong09 nên đọc lại ngay lời nói đầu và điều 1 của bộ luật dân sự 2005 (bộ luật mẹ của các ngành luật: dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, và hôn nhân gia đình) so sánh với bộ luật dân sự 1995 để cảm nhận thêm.
    Chúc vui vẻ. :)>-
  6. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Hay, bình luận rất hay ...
  7. civitas

    civitas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Em mạn phép trả lời trước, tất nhiên là phần hỏi ngoài của Bác này không đi vào vấn đề của bác chủ thớt
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Trường hợp của bác trên em có ngu ý thế này:
    Hợp đồng thuê nhà 02 năm thì tất nhiên phải công chứng rồi.
    Còn 1 năm đầu tiên thì trong thời hạn thế chấp tại Ngân hàng, phải có xác nhận/công văn đồng ý của Ngân hàng về việc cho thuê là đúng rồi, mà Ngân hàng đã đồng ý năm đầu tiên rồi thì không phải bàn cãi về năm đầu tiên này.
    Còn năm thứ 2 thì có 2 vấn đề:
    * Thứ nhất – trường hợp này gọi chung là tài sản có thể có sự liên quan tới Ngân hàng:
    + có thể nằm trong trường hợp tài sản đó được gia hạn thế chấp bởi một Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng thế chấp của Ngân hàng do Ngân hàng và Bên thế chấp thỏa thuận
    + hoặc nằm trong trường hợp tài sản này thuộc dạng bị xử lý tài sản thế chấp.

    >>> Trường hợp thứ nhất này thì cả hai dấu cộng (+) ở trên có thể giải quyết được bằng cách: trong Hợp đồng cho thuê nhà sẽ thỏa thuận thêm: Năm thuê thứ 2, trường hợp tài sản thế chấp bị xử lý thì bên cho thuê phải có nghĩa vụ gì? Bồi thường thiệt hại hay phạt gì đó;
    Còn nếu thời hạn thế chấp của Hợp đồng thế chấp được gia hạn thì các bên sẽ cùng nhau thỏa thuận bên cho thuê sẽ tiếp tục xin công văn đồng ý của Ngân hàng về việc cho thuê, nếu Ngân hàng không đồng ý thì Bên cho thuê sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào…

    * Thứ 2 – Trường hợp này gọi chung là tài sản không dính líu gì đến ngân hàng hoặc bên nào khác do sau thời hạn thế chấp, tài sản này được xóa chấp ngon lành. (trường hợp này thì không nói làm gì rồi)

    Nếu em là Công chứng viên thì em sẵn sàng công chứng Hợp đồng thuê nhà kiểu như thế này, miễn là đọc hợp đồng thuê nhà thấy 2 bên có nói cụ thể về điều khoản nêu trên.

    Còn như trường hợp Bác trên nói là 2 Bên ra làm Hợp đồng viết tay thì em nghĩ điều đó ít xảy ra trên thực tế, thân phận 1 Công dân chân chính của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì phải làm theo luật pháp, sống và làm việc, học tập phải theo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Em không bao giờ tư vấn cho họ viết tay cả, vì như thế là đẩy họ vào nguy cơ tranh chấp rất cao. Mà tranh chấp rồi thì phải ra tòa án, mà ra Tòa thì …tinh thần nằm ngoài vùng phủ sóng của chúng ta ở đây.
    Các bác chém em nhẹ nhé, vì đây chỉ là tư duy và suy luận thôi.
  8. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Đương nhiên BLDS vẫn sử dụng để điều chỉnh chung cho các quan hệ dân sự ngoài ra còn có các luật khác để điều chỉnh riêng trong từng quan hệ PL cụ thể ( luật chuyên ngành), ví dụ vẫn là cái nhà nhưng mang cho một pháp nhân thuê để KD phục vụ mục đích sinh lợi thì ngoài phần chung của luật dân sự điều chỉnh nó thì cần phải xem xét HĐ này dưới dạng là HĐ thương mại nữa, một VD nhỏ như thế nói dài lắm ko kể hết được, mong bạn thông cảm nhé bởi tôi ngại viết lắm.
  9. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    có mỗi việc cỏn con này mà cũng lắm chuyện cãi nhau. Trong lúc có cái hay ơi là hay thì ko thấy ai có ý kiến ... pó tay:-O
  10. civitas

    civitas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Tốt nhất là bác này nên tự nhận mình sai đi, nói vòng vo thì nó vẫn ra kết quả như thế, cái dây căng thẳng ra thì có phải đẹp hơn cái dây để rối tung lên không.
    Việc mục đích của Bên thuê nhà là để kinh doanh là việc của Bên thuê nhà, mục đích này miễn sao không vi phạm pháp luật, đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật hiện hành quy định là được (ví dụ như giấy phép kinh doanh chẳng hạn). Chứ nó không phải là yếu tố để Bác trên xem xét chuyển thành hợp đồng thương mại.
    Vấn đề chính phải quan tâm là quan hệ giữa Bên thuê nhà và Bên cho thuê nhà: Chủ thể, đối tượng cho thuê, quyền và nghĩa vụ của hai bên thế nào chứ.
    Mục đích kinh doanh ở đây chính là việc người ta cần phải xem xét bên cho thuê có mục đích kinh doanh bất động sản hay không, còn việc kinh doanh của Bên thuê là hành vi xảy ra sau cái hợp đồng thuê nhà này, tự nhiên lôi Hợp đồng thương mại vào thì có mà loạn luật.

Chia sẻ trang này