1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về khúc mắc sau khi ly hôn - cơ sở nào bảo vệ vợ chồng mới cưới khỏi chồng cũ/vợ cũ quấy rối.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi NgocLuu, 20/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NgocLuu

    NgocLuu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về khúc mắc sau khi ly hôn - cơ sở nào bảo vệ vợ chồng mới cưới khỏi chồng cũ/vợ cũ quấy rối.

    Kính chào các anh, chị!
    Tôi không phải là dân Luật, nên xin các anh chị thông cảm và giải đáp giùm một vấn đề gặp phải trong đời sống của mình như sau:
    Sau khi ly hôn, toà quyết định đứa con gái (đang học lớp 1) sống cùng mẹ. Người chồng để lại toàn bộ quyền chia ngôi nhà hai người góp tiền mua chung cho người vợ, đổi lại, người vợ không đòi người chồng chu cấp hàng tháng cho con nữa (chỉ có 1 con gái).
    Một thời gian sau, người vợ lấy chồng khác. Hai vợ chồng (cùng con riêng của vợ) chuyển sang căn nhà của người chồng thứ hai sống.
    Người chồng trước vì lý do cá nhân, thường xuyên viện cớ đến thăm con, nhớ con,... (chỉ là cái cớ) để đến ngôi nhà của gia đình, đồng thời tìm cách thể hiện tình cảm với người vợ cũ. Việc này được cả hai vợ chồng (người chồng thứ hai) thấy là một sự quấy rối vì lý do cá nhân. Cuộc sống vợ chồng không thể êm đẹp như hai người mong muốn.
    Vậy, cặp vợ chồng mới cưới có căn cứ pháp lý nào để yêu cầu người chồng cũ không được làm vậy không? Các anh/chị đã chứng kiến chuyện nào tương tự, và cách người ta giải quyết vấn đề này chưa, xin kể giúp? Các anh/chị có lời khuyên nào cho cặp vợ chồng mới cưới này?
    Xin cám ơn đã đọc! Xin chờ ý kiến các anh/chị!
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Khó đấy bạn!. Về mặt lý thuyết có hàng tá biện pháp để bảo vệ sự riêng tư của gia đình bạn như nhờ công an, kiện ra tòa ..vv. Nhưng ở VN, điều kiện cuộc sống cũng như trình độ am hiểu của đội ngũ thừa hành luật pháp chưa đến mức đủ để thực hiện những hành vi như vậy- trừ khi anh chồng cũ có những hành vi rõ ràng phương hại về mặt tài sản như đột nhập tư gia, đập phá tài sản- hoặc về nhân thân như hành hung người thành thương tích. Thế nên người ta vân có câu "Thứ nhất là sợ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ bần cùng khố dây".
    Trường hợp này, người vợ cần phải giải quyết vấn đề theo cách tình cảm- nói chuyện rõ ràng phải trái với người chồng cũ. Nếu anh ta có hiểu biết và nghe ra, thì sẽ rất hiệu quả. Biết đâu đấy, trong trường hợp này- anh ta có sự gì đó ấm ức thì sao?. Thời buổi gấp gáp thế này, chẳng ai bỏ công đi quấy rối người khác mà ko có lý do cả.
    Trường hợp xấu hơn, nếu người chồng cũ là 1 dạng Chí phèo đương đại- thì cần phải có biện pháp mạnh. "Dĩ độc trị độc", bạn có thề nhờ 1 ai đó dọa cho hắn 1 trận, nếu cần thì cắt gân thật- sợ gì!. Theo kinh nghiệm của tôi, những loại người cứ lằng nhằng, lẵng nhẵng thì thường ko phải là gan dạ gì cho lắm; dùng biện pháp mạnh 1 lần nhiều khi lại có hiệu quả bất ngờ.
    Chúc bình an!
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cách tốt nhất là sắp xếp để người chồng cũ có thể gặp con tại một nơi khác hàng tuần .
    Trường hợp ông chồng đồng ý để lại tài sản mà khong đòi chia xem ra có vẻ cũng là người biết điều trên mức bình thường .
    Không biết VN có quy định về quyền được thăm nuôi con cái không ?
    Cách " giang hồ " của ông LvHa chưa chắc đã tác dụng nhé .. gặp tớ thì có khi anh chàng kia bị cắt gân trước đấy ...
  4. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Có đấy bác ạ , được quy định tại Điều 94 Luật HNGĐ năm 2000 : " Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. "
  5. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    ơ. hình như vấn đề này giải quyết về mặt tình cảm nhiều hơn. còn sau ly hôn ngoài giải quyết về mặt tài sản, con cái thì họ trở thành những công dân bình thường với nhau. ai vi phạm pháp luật thì cứ theo quy định của pháp luật thôi. ví dụ vi phạm pháp luật hình sự chẳng hạn, đánh ghen gây thương tích thì cứ 104, 105 mà xử. có lẽ vậy nhỉ.
    hơ. nhưng đây là vấn đề đặt ra rất hay ho cần phải tìm tòi nghiên cứu thêm khi xã hội đang ngày càng văn minh, quyền con người được bảo vệ triệt đẻ nhỉ.
    ờ. không biết luật pháp nước ngoài về vấn đề này thì sao. nhất là trong bộ luật dân sự của pháp đó, không biết có đề cập đến vấn đề này không.
  6. NgocLuu

    NgocLuu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Khi người chồng cũ đã không tôn trọng quyết định của mình khi ly hôn, người ta đã thành Chí Phèo chưa, các bác nhỉ? Cũng lạ là có người nói hay, mà không thể thực hiện được như mình nói. Lời nói - với họ - chỉ là công cụ thoả mãn cái tôi của mình.
    Thưa bác LVHA74: tôi hiểu rằng cách giải quyết người có máu "Chí" của bác dứt khoát, mạnh mẽ. Chỉ có điều, người vợ và người chồng (thứ hai) không muốn làm gì hại đến người chồng trước, bởi họ đang chăm sóc đứa con của vợ và người chồng trước mà. Họ không muốn đứa con sau này xấu hổ vì người bố đó. Hơn nữa, người chồng đó chưa từng dùng biện pháp mạnh lần nào. Nói vậy chứ tìm người "ra tay" như bác nói cũng không đơn giản gì, phải không ạ?
    Thưa bác MinhTrinh: Có lý thuyết không ạ, khi mình nghĩ có thể sắp xếp để cha con gặp nhau nơi khác? Việc gặp con là cái cớ thôi mà. Bác à, tôi nghe chuyện này và đang nghĩ rằng có thể người chồng cũ tiếc tiền nhà (vì anh ta đâu có thương gì đứa con đó) nên làm khó cho bõ tức.
    Cảm ơn bác HOAINAM182 và bác jigoro_and_jigoro, các bác dẫn luôn điều Luật ra. Nhưng làm sao để chứng minh và làm cho có đủ chứng cứ để áp dụng điều luật đó ạ?
    (Bác jigoro_and_jigoro à, điều 104, 105 là gì? - tôi không phải dân luật, bác thông cảm)
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết và thực tế đa số đều như thế cả và tôi đã ở trường hợp thăm con như vậy trên 10 năm . Những năm đầu thì bà vợ cũ phải đem đến nơi giao và tôi dem về tra lại tận nhà, những năm sau đã lớn thì tự các cháu về nhà tôi bất cứ lúc nào chứ không giới hạn số lần như khi còn bé .
    Với cách này, bạn có thể tránh được việc đụng chạm gặp gỡ ngoài ý muốn .
    Tiếc tiền nhà hay không thì cũng không phải là cái cớ để gây rối cho nhau néu đã có thoả thuận bằng văn bản .
    Còn luật của VN không biết ra sao chứ trách nhiệm sau khi ly dị giữa hai người chưa hẳn là hết đâu, đứa con thì khẳng định là chỉ chấm dứt khi trưởng thành ( 18 tuổi ), hai người thuận tình ly hôn vẫn có trách nhiệm trợ cấp cho nhau nếu 1 trong 2 người có mức thu nhập kém và chỉ có thể chấm dứt khi người này kết hôn với người khác ... ( không phân biệt vợ chồng nhưng thường thì vợ hay đòi cấp dưỡng nhiều hơn là ông chổng trừ mấy ông chồng của các tài tử màn bạc như Liz chẳng hạn ) .
    Có nhiều bà khi li dị lại chẳng đòi hỏi trợ cấp nhưng đến khi chồng lấy vợ khác thì tự nhiên nhảy ra đòi cấp dưỡng ( Rõ ràng là vẫn còn ghen ) nhưng pháp luật ở đây vẫn công nhận quyền đòi cấp dưỡng này .
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0

    Ehm hèm ... xem nào ... để tớ sờ tí rùi tớ tư vấn cho ...

    Bạn cho rằng việc viếng thăm kia là quấy rối cuộc sống cá nhân và có ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc gia đình người mới cưới à ???
    Đây là nhận định khó thuyết phục được Tòa đấy và hơn thế nữa, luật hôn nhân gia đình 2000 không quy định cụ thể về cái dzụ sau khi ly hôn, việc thăm nuôi được tiến hành như thế nào, trong giới hạn nào, mừ chỉ ghi nhận quyền thăm nuôi thôi.
    Do vậy, bạn cần tâm niệm rằng đây là trường hợp tự thỏa thuận, tự thương lượng giữa 2 bên mừ có cách giao thiệt đúng mực.
    Chúc vui vẻ.

    ---
    fsai - thầy cãi số 1 về ly hôn

Chia sẻ trang này