1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về kỹ thuật căn bản khi tự học côn nhị khúc!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi binhnx2000, 04/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Anh MrTamhoan cho em thắc mắc thêm một chút. Em loan và vụt côn vẫn chậm, tuy nhiên cũng tương đối thẳng rồi. Khi sử dụng côn người và tay phải lỏng theo kiểu nhu. Em không hiểu nếu như vậy với một cú vụt côn theo kiểu như vậy thì mình lấy lực ở đâu để công phá mục tiêu.
    Em cảm ơn anh!
  2. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    To: binhnx2000
    Nếu đã yêu thích nun bạn nên tập cả hai tay ngay từ đầu cho có cảm giác. Ban đầu sẽ hơi nản vì hai tay chênh lệch nhau. Nhưng dù sao đi nữa vẫn tốt hơn là tập từng tay...
    Muốn chơi nun tốt thì quan trọng hàng đầu là độ dẻo cổ tay. Cổ tay dẻo sẽ cho ra đường côn tốc độ. Và tốc độ là yếu tố quan trọng nhất. Có tốc độ, bạn sẽ có lực. Còn về độ chính xác thì miễn bàn, vì đánh mà không chính xác thì nói làm gì nữa?
    Đòn thế bạn nên chia ra... cái nào thật đẹp, độ khó cao kinh hoàng, ta dành cho phần biểu diễn. Cái nào thực dụng, ta dành cho chiến đấu. Bất cứ những gì lỡ cỡ nằm khoảng giữa, bạn biết cho có để nói chuyện với người ta... đừng mất thời gian vì nó!
    Bạn hãy đo độ dài cây nun của mình, lúc nào rảnh thử ngồi suy nghĩ có bao nhiêu cách cầm nun bằng một tay, và bằng hai tay... bao nhiêu đó cũng ra được khối đòn thế rồi. Nhớ là đừng nhát đòn... nếu đánh không đúng lực nun sẽ hại mình trước khi hại người!
    .........
    Mong là có dịp trao đổi nhiều hơn về nun. Những gì TamTai chia sẻ cùng bạn là bản chất của nun. Một khi bạn đã hiểu bản chất bạn sẽ "vô tư" tạo ra đòn của mình... Những tài liệu về nun hiện có chỉ nêu càng nhiều đòn nun càng tốt, nhưng đó chỉ là hình thức thôi...
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Ví dụ 1: Bạn yên tâm cứ để cho 1 đứa trẻ, chẳng quan tâm đến khái niệm lấy lực ở đâu nó vụt côn nhị khúc vào đầu bạn thì bạn sẽ thấy HẬU QUẢ khi công công phá mục tiêu là như thế nào.
    Ví dụ 2: Để 1 đứa trẻ con nó tát vào má bạn, nó cũng chẳng biết khái niệm thế nào là lấy lực ở đâu xem bạn có bị đau không ?
    Tập võ thuật bạn đã lạc vào khái niệm quá sâu mà quên mất THỰC HÀNH mới là quan trọng, hãy bỏ qua tạp niệm sau đó tập luyện chăm chỉ. Chỉ đến khi nào bạn đã có trình độ tàm tạm, lúc đó hãy quay về khái niệm, lý thuyết này nọ được.

  4. MrTamHoan

    MrTamHoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    To: binhnx2000 Mình xin trả lời thắc mắc của bạn như sau :
    Nếu ai đã từng học Vật lý chắc biết định luật III Newton :
    F=m.a
    Trong đó :
    F - là lực
    m - là khối lượng
    a - là gia tốc
    Như vậy căn cứ vào công thức trên ta có thể nhận thấy rằng , lực tác dụng tỷ lệ thuận với khối lượng tham gia vào chuyển động và tỷ lệ thuận với gia tốc chuyển động của vật . Như vậy muốn nâng lực của đòn đánh chúng ta có hai cách : Thứ nhất là tăng khối lượng cơ thể chuyển động trong đòn đánh như dịch chuyển cả cơ thể ... Thứ hai tăng gia tốc của đòn đánh mà cụ thể là tăng tốc độ của đòn đánh. Trên cơ sở trên chúng ta có thể rút ra một số cách cơ bản để nâng cao lực của đòn đánh như :
    - Vận động toàn thân ( để nâng cao khối lượng )
    - Tăng tốc độ của đòn đánh
    - Vận các cơ quan trọng như cơ hông , cơ tay ... để tăng thêm lực vào đòn đánh
    Trong hai yếu tố ảnh hưởng trên thì tốc độ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất , do đó cải thiện tốc độ của đòn đánh là cách hiêu quả nhất để nâng cao lực của đòn đánh .
    Vấn đề đặt ra là : Làm sao để nâng cao được tốc độ của đòn đánh đối với quyền thuật nói chung và đồi với côn nhị khúc nói riêng .
    Theo kinh nghiệm của mình để nâng cao được tốc độ thì khi ra đòn các cơ cần phải thả lỏng , không nên gòng cứng các cơ điều này không chỉ đúng với côn nhị khúc mà đúng với tất cả các loại vũ khí mà còn đúng với mọi loại quyền thuật :D , thứ hai vận lực ở các cơ . Đối với côn nhị khúc thì dùng cơ vai , cơ tay và cổ tay . Cổ tay là yếu tố rất quan trọng khi tập vũ khí không chỉ riêng đối với côn nhị khúc mà gần như đối với tất cả các loại vũ khí , cho nên bài trước mình có khuyên bạn nên tập loan côn để cho cổ tay được cứng cáp và dẻo dai trước rồi mới tập các đường côn sau là vì vậy :D .
    Các cụ ta có câu " Dục tốc bất đạt " cho nên bạn nên kiên trì tập từ thấp tới cao , không nên nóng vội mà phí công vô ích , khi mới tập thường đường côn chậm , thiếu độ chính xác , và lực đánh thì yếu , nhưng nếu luyện tập thường xuyên thì tốc độ , độ chính xác và lực đánh sẽ tăng lên dần dần cho nên bạn không có gì phải lo lắng cả. Hồi mình mới tập cũng vậy thôi , phải hơn 1 tháng tập mới thấy đường côn mình có uy lực.
    Nếu bạn ở Hà Nội thì mình có thể giúp được chút ít .
    To : thieulam_vietnam . Chào bác, em rất hiểu ý bác nhưng em xin góp ý một chút. Em đồng ý với bác là trong võ thuật "Luyện tập" mới là yếu tố quan trọng, nếu chỉ có lý thuyết xuông thì chả có nghĩ lý gì cả , khi lâm trận thì chỉ có DIE . Trong bài viết bác có nói rằng "hãy bỏ qua tạp niệm sau đó tập luyện chăm chỉ" , nhưng vấn đề là "tập luyện" như thế nào , nếu chúng ta không biết cách tập luyện thì tập luyện cái gì , tập luyện làm sao được . Do đó trước hết chúng ta phải biết cách tập luyện rồi mới "tập luyện chăm chỉ"được . Khi biết cách tập luyện đúng thì chúng ta có thể giảm được thời gian tập luyện và giảm được rất nhiều sai xót khó sửa khác .
    Người ta thường nói "Dạy thì dễ nhưng sửa thì khó" cho nên cần phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thì mới có thành công được .
    Em có vài ý kiến như vậy mong bác chỉ giáo thêm .
    To : TamTai em nghe nói bác là cao thủ côn nhị khúc thì phải, bác cho em thỉnh giáo một câu không biết bác người Bắc hay Nam vậy nhỉ ? Bác có tài liệu nào nói về dùng song côn nhị khúc không giới thiệu cho em một quyển , nhìn cái Avanta em đoán là bác có , em cũng biết chút ít về song côn nhị khúc , muốn học hỏi thêm nhưng chả có tài liệu gì cả , nếu bác ở HN thì hay quá , có gì mong bác chỉ bảo thêm , cảm ơn bác nhiều. Mong hồi âm
    Được MrTamHoan sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 25/06/2006
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Em nói thật bác TamHoan đừng giận, bác dùng vật lý thế là chưa đúng, nếu thích bác tra chữ "karate physics" sẽ rõ hơn.
    Còn đúng là trước khi tập nên lập niệm, tập làm gì: cho khoẻ, cho dẻo, để đánh đuợc người khácv.v
    Để đơn giản thì nhị khúc hơn các côn khác ở cái sự quay, thế thì quay thế nào cho tít, kiểm soát được sự quay đó.
    Còn đến mức cao hơn đánh côn không quay nữa lại đánh như côn thường thì em mới nghe đồn, chưa thấy
  6. MrTamHoan

    MrTamHoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    To : fade_away Diễn đàn là để mọi người cùng trao đổi nhằm nâng cao hiểu biết thôi mà , có gì đâu mà phải " Giận " , dù sao cũng cảm ơn lời góp ý của bạn . Mình có vài lời hồi đáp ý kiến của bạn như sau :
    Thứ nhất mình xin nói rõ một chút , bài viết trên mình chỉ đề cập đến cách nâng cao lực tấn công chứ không phải là cách nâng cao sức công phá , bạn nên xem lại hai khái niệm này .
    Mình cũng đã tìm kiếm với từ khóa mà bạn nói , và cũng đã tìm được một số tài liệu viết bằng tiến Anh và mình cũng đã xem qua một số. Trong các tài liệu đó ngoài nói về lực tấn công F=m.a họ còn nói đến sức công phá P=F.t trong đó t là thời gian mà lực tác dụng vào mục tiêu . Nhưng bạn chú ý một chút là bài trên mình chỉ trả lời binhnx2000 về vấn đề lực chứ không nói đến phần công. Cho nên mình không hiểu bạn nói "chưa đúng" là chưa đúng chỗ nào Mình xin trích một đoạn trong một tài liệu mà mình đã đọc :
    Force, Momentum, and Deformation Energy That large objects moving at high speeds hit harder than smaller objects movingmore slowly goes without saying. In attempting to break a board, a karateka seeks to hit the board as hard as possible. It therefore follows that the karateka should move his or her weapon (for the purpose of this paper, the hand) as quickly as possible in order to hit as hard as possible. But what makes for a ?ohard? strike? Two ways exist to answer this question, both equally accurate. The first looks at the collision in terms of force and momentum; the second looks at the collision in terms of energy. Force (F) is acceleration (a) times mass (m): F = m· a. Momentum (p) is mass times velocity (v): p = m· v. Since acceleration measures change in velocity over time (t) (put another way, acceleration is the derivative of velocity with respect to time), force is the derivative of momentum with respect to time. Equivalently, force times time equals change in momentum, or impulse (^?p): ^?p=F· t.
    Dịch ra tiếng Việt thì hơi lâu nên đành cáo lỗi mọi người vậy , nếu có vị bằng hữu nào giúp được thì hay quá .
    Chỗ này mình không đồng ý với ý kiến của bạn . Thứ nhất tất cả các loại côn đều có cái "sự quay" như bạn nói , từ trường côn , đoản côn , thủ côn , côn tam khúc , côn cửu khúc ( 9 khúc ). Thứ hai điểm mạnh của côn nhị khúc là sự linh hoạt trong sử dụng chứ không phải là cái "sự quay", sự linh hoạt đó là gì ? Đó là sự biến hóa của đường côn làm cho đối phương không lường trước được , đó là khả năng làm giảm lực chấn động do tính chất " nhu " của côn nhi khúc . Nhưng chính những điểm đó làm cho côn nhị khúc dễ công mà khó thủ cho nên khi thực chiến những người thực sự am hiểu về côn nhị khúc không bao giờ "quay" côn loạn xạ mà cần chờ thời điểm thích hợp mới ra đòn. Điểm khác biệt của côn nhị khúc và các vũ khí như Đao Kiếm là chỗ đó , Đao Kiếm có thể chém loạn xạ nhưng côn nhị khúc thì không.
    Mình cũng chưa hình dung ra là "đánh như côn thường" mà bạn nói là đánh như thế nào , nhưng bạn chỉ cần gặp một người thực sự hiểu về côn , mình chắc rằng bạn sẽ được thấy ngay đâu cần "nghe đồn". Thân ái .
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ủa ! Sao đây lại là định luật III Newton ?
    À, mà côn nhị khúc biện luận theo công thức F= ma (Force = mass x acceleration) thì còn thiếu sót đấy, chẳng hạn như lực ly tâm. Côn nhị khúc mà không biện luận theo lực ly tâm thì còn gì là côn nhị khúc. Có lẽ bác fade muốn đề cập đến lực này chăng ?
    Nếu biện giải lực đánh theo công thức F=ma (có dấu vector), thì yếu tố m gần như mờ nhạt vì khối lượng của côn nhị khúc không chênh lệch nhau mấy. Vấn đề là ở gia tốc a thôi.
    Dĩ nhiên là còn phải tính cả diện tích tiếp xúc của côn nữa. Côn có cạnh đương nhiên khác côn tròn lẳn.
    (Đang bận xem bóng đá mà vẫn tranh thủ bình loạn võ. Bên bóng, bên võ bên nào nặng hơn ? Hihihi )
  8. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    To: MrTamHoan
    TamTai tập nhị khúc một thời gian khá lâu... tuy nhiên sau này đi làm có thu nhập mới có điều kiện sưu tầm tài liệu... Phần hai côn thường người ta nói rất sơ sài. Giới thiệu đánh từng tay (nối tiếp) là chủ yếu. Tuy nhiên hai tay cùng lúc đánh hai đòn có "hình" rất khác nhau, thậm chí tốc độ các đòn không đều (vd: tay trái đánh xong 3 đòn, nhưng tay phải mới "đi" xong 2 đòn mà thôi) mới đúng là chơi hai nun...
    Theo TamTai, TamHoan nói về phần thả lỏng để có tốc độ -> có lực là rất chính xác... *_*
    Riêng về phần ra đòn nun, khi tập đủ "liều lượng", không cần phải thu nun về. Bất chấp nun ở vị trí nào, bạn có thể ngoặc cổ tay để tấn công tiếp... sợi dây nối và độ dẻo cổ tay sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó!
  9. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    coi cái bắp tay trước của họ Lý nhe ! to lắm đó ! bác tamtai giỏi chắc là to nhỉ !???
    [​IMG]
    tui mê con 3 đốt nầy !
    ko biết mấy chỗ cửa hàng có xích vạn năng ko nhỉ !? chả nhớ tên kỹ nữa .....................
  10. MrTamHoan

    MrTamHoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    To : thieulambacphai em đã học qua cái định luật này cách đây 7 năm rồi nên cũng không nhớ chính xác nó là định luật II hay là III nữa , nếu có sai xót mong mọi người thông cảm
    Em công nhận với bác là đối với côn nhị khúc lực ly tâm là một lực rất quan trọng. Nhưng trong đường côn nhị khúc không hoàn toàn là lực ly tâm mà là sự kết hợp giữa lực ly tâm và lực tác dụng thẳng do đó mà đường côn thường có hình vòng cung. Cho nên việc phân tích lực của đường côn tương đối khó. Để cho đơn giản xét trong một khoảng thời gian rất ngắn chúng ta có thể coi quỹ đạo chuyển động của côn gần thành đường thẳng và có thể phân tích lực thành hai thành phần theo 2 trục OX và OY... (cái này trong vật lý lớp 10 có nói rồi) do đó có thể áp dụng công thức F=m.a (Không biết em giải thích vậy coi có ổn không , mong bác cho ý kiến).
    Em có ý kiến chỗ này một chút , ở bài trên là em nói về "Lực" cho nên em không đề cập đến diện tích tiếp xúc. Nếu nói đến áp lực của đòn đánh thì chúng ta mới đề cập tới diện tích tiếp xúc : Áp lực (hay còn gọi là áp suất) P = F/s
    Trong đó : P là áp lực - F là lực tác dụng và S là diện tích tiếp xúc. Qua công thức ta thấy rằng áp lực P tỷ lệ thuận với lực tác dụng và tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc do đó nếu diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì áp lực của đòn đánh càng cao và ngược lại. Do đó trong thực chiến đòn đánh có diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì hiệu quả của đòn đánh càng cao và ngược lại.
    To : thieulambacphai Dạo này bác mê "bóng" quá hay sao mà em ít thấy bác đi dạo công viên thế , xem bóng đá ít thôi bác à còn để thời gian luyện công nữa
    To :TamTai Trước hết em xin cám ơn về bài hồi đáp cũng như những kinh nghiệm mà bác đã chia xẻ cùng mọi người. Trong bài trên bác có nói rằng "Phần hai côn thường người ta nói rất sơ sài" em cũng thấy thế thật , em cũng đã tham khảo rất nhiều sách về côn nhị khúc nhưng mà rất ít sách đề cập đến song côn , mà có chăng chỉ nói sơ qua chẳng đáng kể .
    Còn về kỹ thuật sử dụng song côn, theo kinh nghiệm bản thân em cũng như qua thực tế chiến đấu em thấy rằng, một côn thủ một côn công là cách đánh hay nhất. Vừa công tốt, vừa bổ trợ cho đểm yếu của côn nhị khúc là thủ kém , nhưng điểm cốt yếu trong chiến đấu là "Lấy công làm thủ" . Khi dùng song côn như bác nói thường thì hình hai đòn không giống nhau, thường liên tiếp nhau . Còn chuyện tốc độ hai đòn không giống nhau là tùy vào mục đích sử dụng và mục đích của đòn đánh , nhưng để đạt đến trình độ đó phải có thời gian tập tương đối là lâu.
    Như lời bác nói : Bất chấp nun ở vị trí nào, bạn có thể ngoặc cổ tay để tấn công tiếp... điều này rất là khó , chắc là chỉ có cao thủ mới làm được .
    Còn một điều nữa , bác TamTai đã từng thấy ai múa côn theo hình các con số từ 0 đến 9 chưa , và còn loan côn bằng "chân" nữa. Mấy cái khoản này thì em chịu thôi

Chia sẻ trang này