1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về MÀU NƯỚC

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi ice_in_flame, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ice_in_flame

    ice_in_flame Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về MÀU NƯỚC

    Em dùng màu nuwóc để vẽ nhưng mùa hè trời nón quá nên màu cứ bị chảy ra :(( có cách nào để màu khô nhanh và kô bị chảy kô ạ ??
  2. Cleg

    Cleg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    hẹ hẹ , thế chắc đấy không fải màu nước hoặc bác không biết dùng màu nước

    Màu nước và thuốc nước là một ( tiếng anh là water colour, pháp là aquarelle ). Cách gọi màu nước để phân biệt với màu bột ( gouache ), màu keo nghiền sẵn ( tempera ) hay màu dầu ( oil-còn gọi là sơn dầu ). Cách gọi thuốc nước có lẽ là theo 2 đặc trưng cơ bản: Về cấu tạo, mật độ các hạt màu rất thưa. KHi đè lớp sau lên vẫn thấy được màu lớp dưới và tạo độ trong. Thứ hai, dung môi của màu nước chính là nước, có thể pha dùng trực tiếp ko như các chất liệu cơ bản gốc dầu gốc keo khác.
    Màu nước ở Hà Nội có nhiều loại, tựu chung đều đựng trong tuýp như sơn dầu. Loại phổ thông của Tàu màu hơi rợ, loại cao cấp hơn một chút thì phía sau có thêm bảng màu để tham khảo. Riêng màu nước Leningrad của Nga được đóng dạng thỏi như kẹo gói trong giấy bạc. Loại màu nước này thiên về phỏng các màu có sẵn trong tự nhiên, đắt một chút nhưng vẽ rất hay, đỡ phải pha chế nhiều mất trong.
    Do đặc tính về độ trong ( transparence >< opacity ) nên cách vẽ màu nước cũng có đặc điểm riêng. Có rất nhiều kiểu vẽ nhưng theo tôi có thể phân ra 2 kiểu chính. Một là vẽ tự nhiên kiểu mảng miếng ( touche-tache ), ko cần ke nuột, chú vào tốc độ, sự khoáng đạt và bút pháp. Kiểu vẽ này gần với hội hoạ giá vẽ. Kiểu thứ hai là có sắp đặt, tính toán kĩ. Vẽ kiểu này thường phải chuẩn bị trước hoá chất ngăn màu, bông thấm, dao lột giấy, thậm chí dùng cả móng tay để tạo rãnh chặn màu...Kiểu này hay gặp ở nghệ thuật diễn hoạ ( illustration ) cho đồ án kiến trúc, đồ hoạ, thời trang...hoặc tranh dòng cực thực.
    Trong hội hoạ ít người sử dụng màu nước như chất liệu chủ lực vì độ che phủ kém, màu ko rực, ko mạnh. CHỉ có một số tên tuổi hay dùng màu nước như anh em nhà Turner, Egon Schiele, Aguste Rodin, PaulKlee, Kandinsky...và ngoại trừ các hoạ sĩ quốc hoạ TQuốc, còn thì màu nước chủ yếu được dùng như chất liệu làm phác thảo, đồ án nhỏ...
    Ở VN, nổi về màu nước có Trương Hán MInh là hoạ sĩ quốc hoạ gốc Hoa, nhưng theo phái Lĩnh Nam. Tạ Huy Long <-- thầy Bút Sắt của tớ dạy thế
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn Cleg cho nhiều điều bổ ích .
    Tôi xin bổ sung vài điều cha tôi dạy vẽ cho tôi:
    Màu nước vốn không có màu đen và màu trắng . Hai màu này
    trong nghề Vẽ thì không được gọi là màu, mà gọi là Tối và Sáng.
    Trong Vật lý, Trắng là tổng hợp đủ các màu của ánh sáng tự
    nhiên, còn Đen là không có ánh sáng.
    Để vẽ Tối, ta phải pha trộn các màu với nhau, thành một màu
    Chết, có nghĩa là các màu đó đánh lẫn nhau mà chết đi, không
    còn nhìn ra màu nữa . Thật ra, đó là một màu xám, vì theo Vật Lý
    giải thích, thì khi các màu trộn với nhau, sẽ thành màu Trắng .
    Vì thế, ta không nên trộn đủ các màu vào với nhau, mà nên pha
    chủ yếu là Đỏ và Xanh, tạo nên màu tím . Tuỳ theo Đỏ nhiều hay
    Xanh nhiều mà ta có màu Tím Đỏ hay Tím Xanh, để thể hiện Tối.
    Lý do Tối lại là nhiều màu pha với nhau là: Khi hoàng hôn xuống
    thì mắt người ít hoạt động các thần kinh màu sắc trong mắt, nên
    lúc đó kém nhận biết màu sắc hơn ban ngày . Vì thế, khi vẽ màu
    khó nhận màu sắc thì người xem có cảm giác Tối. Các tranh
    sơn dầu cổ điển hay vẽ tối, và bằng các màu Đỏ, Xanh, Vàng lẫn
    với nhau thành Tối Xanh, Tối Đỏ, Tối Tím, Tối Nâu, vân vân .
    Tranh nước không thể đặc như tranh Bột và tranh Dầu, nên khó
    diễn đạt sự Tối .
    Trắng hay sáng của tranh Nước thường phải lợi dụng nền Trắng
    của giấy, nơi đó không có nước hoặc nét bút lướt qua, hoặc chỉ
    phớt một lớp keo mỏng . Những nơi này thường là điểm trắng
    con ngươi của mắt, điểm trắng trên quả nhẵn như Nho, Táo, hay
    trên các chai lọ.
    Chính cái dở của tranh Nước, là loãng, và khó thể hiện Tối, nên
    nó có cái đẹp riêng mà các tranh khác không thể có. Đó là cái
    Loãng, và không có màu Đen. Trong các tranh Nước TrungQuốc
    thì màu Đen được xài rộng rãi bằng muội than (mực Tàu). Nhiều
    tranh nổi tiếng chỉ vẽ bằng mực Tàu . Có thể nói, màu Nước Tây
    không có đen, và tranh Nước Tàu chủ yếu xài màu đen.
    Tranh Nước có một cái dở nữa, là chất liệu kém bền: Giấy thì
    không bền bằng Vải và Sơn. Các tranh Nước phải tránh Nước .
    Bị ẩm ướt thì các tranh sẽ chóng hư.
  4. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    hê hê lâu lắm không vào thăm bà con,buôn dưa lê một tý
    Vẽ màu nước rất phức tạp nhưng nói chung cũng không đến nỗi quá khó chỉ cần lưu ý điều duy nhất đó la "Nước" mọi kỹ thuật đều do lượng nước chứa trong bút nhiều hay là ít còn đâu thì là do người vẽ tự sáng tạo ra các kỹ thuật vẽ riêng của mình .

Chia sẻ trang này