1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về mấy cái hạt

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Info_Collector_new, 06/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    > Nếu coi photon là 1 hạt giống như các loại hạt khác thì vẫn có
    > thể nói rằng khối lượng nghỉ của photon = 0.
    Ý của tôi nói là vì không nên đưa ra khái niệm về khối lượng nghỉ của hạt photon, vì không thể có được hạt photon ở trạng thái nghỉ (vận tốc bằng 0) vì dù bạn có ở hệ qui chiếu có vận tốc ánh sáng thì vận tốc của hạt photon vẫn bằng c (theo thuyết tương đối), vì thế theo lý thuyết không thể nói đến khối lượng nghỉ của hạt photon khi không thể tìm được nó ở trạng thái nghỉ.
    Tất nhiên là dùng công thức toán học để chứng minh thì có thể chứng minh được là khối lượng nghỉ của hạt photon bằng không .. nhưng cách chứng minh này đúng ra là mang râu ông nọ cắm cằm bà kia .. vì khái niệm khối lượng theo vật lý cổ điển không giống với khái niệm khối lượng trong vật lý hiện đại.
    Tôi nhớ là thí nghiệm đơn giản nhất để chứng minh ánh sáng có tính hạt là chứng minh nó có khối lượng, bằng cách đo áp suất ánh sáng. Bằng thực nghiệm này, chứng minh được ánh sáng có khối lượng, rổi theo thuyết tương đối sau này thì tính ra được khối lượng của hạt photon. Và thường cũng không hay nói đến khối lượng này mà chỉ nói đến năng lượng của nó thôi.
  2. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Hay quá.
    Đúng đó. Mình chỉ biết nói mỗi một câu thôi... Công thức toán học là để giúp vật lý trong các phép tính có hiện tượng vật lý. Nếu như không có hiện tượng vật lý thì các phép toán cũng chỉ là các phép toán mà thôi...
    Trên đây là một câu ..."triết" hì hì. Theo mình biết thì triết học gần với vật lý hơn là vói toán...( Đây cũng là một vấn đề triết học). Vậy có gì thì mọi người thông cảm nha....
    Ngoclong80
  3. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Nhầm lẫn tai hại ...hihihi.. cho xin lỗi nha... nhưng đo áp suất ánh sáng đâu phải là đo khối lượng proton. Theo mình biết thì áp suất ánh sáng là do thuyết lượng tử mà thành( Ánh sáng không phải là một trường liên tục mà thượng khi tác động năng lượng hay động lượng với vật chất thì tác động thành từng ..." khẩu phần" .... mỗi một phần như vậy có một đặc trưng riêng ... chắc ai cũng biết.). Như vậy là áp suất ánh sáng là do ánh sáng một phần phản xạ một phần bị hấp thụ mà .... truyền "công lực" (động lượng) cho vật cản trong một đơn vị thời gian mà ra.
    Mình khi học relativity theo. thì không có nói đến khối lượng nghỉ và khối lượng "không nghỉ".... chỉ có khối lượng thôi. Sau đó khi học izotop tech. thì thầy giáo lại nói đến khối lượng nghỉ.... nên cũng hơi dị ứng khi nói chuyện về "khối lượng nghỉ" nên mình chẳng biết có nên nói là "khối lượng của hạt photon" hay không nữa. Theo mình nghĩ chúng ta nên nghĩ đến động lượng à năng lượng của nó là đủ rồi.
    Ngoclong80
  4. Info_Collector_new

    Info_Collector_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2001
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Vâng, các bác bàn luận một hồi! Vậy em xin hỏi tiếp: các bác định nghĩa thế nào là "hạt" và thế nào là "sóng"?
    Em cũng nghe nói qua về khái niệm "hạt cơ bản" (chẳng biết đúng hay không nhưng thấy bảo là có nhiều lắm thì [phải, nhưng người ta tóm túm một hồi thế nào đó còn có 6 hạt... em không nhớ rõ lắm vì là dân ngoại đạo! Bác nào biết giảng lại cho em về "Hạt cơ bản" nhé!!). Tóm lại là khái niệm "hạt cơ bản" là có, vậy liệu có khái niệm "sóng cơ bản" không nhỉ?
    Sorry vì hỏi lung tung làm phiền các bác quá!
    Want to collect as much info as possible
    Được info collector sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 11/12/2002
    Được info collector sửa chữa / chuyển vào 10:22 ngày 11/12/2002
  5. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    "Hạt cơ bản" (elementary particle) là các hạt không thể chia cắt nhỏ hơn được. Điều này tuỳ thuộc vào sự phát triển của khoa học, trước đây coi electron, proton, neutron là hạt cơ bản nhưng nay thì không ( e vẫn được coi là hạt cơ bản). Người ta phân chia hạt cơ bản theo các fermion (các hạt có spin bán nguyên tuân theo phân bố Fermi-Dirac) và các boson (các hạt có spin nguyên tuân theo phân bố Bose-Einstein). Trong các boson hay fermion người ta lại phân chia ra làm cac loại nhỏ hơn (ví dụ như Gauge boson hay Higgs boson). Còn 6 hạt cơ bản mà info muốn nói đến chắc là 6 quark (quark thuôc loại fermion) là
    Up Quark
    Down Quark
    Top Quark
    Bottom Quark
    Strange Quark
    Charm Quark
    ********** ​
    "When you get to college, biology is really chemistry, chemistry is really physics, physics is really calculus, and calculus is really hard."
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Xin nói thêm là notron và proton đều cấu tạo từ 2 loại quak quak up và down.1 thằng 2 up 1 down và thằng kia 2 down 1 up đấy chính là cơ sở để người ta nghiên cứu về phân hạch plasma tương lai cuả nghành năng lượng sạch và vô tận .
    To Info Collector : không có khái niệm sóng cơ bản .
    Hạt có đặc trưng của hạt như có va chạm có động lượng xác định được,đa số hạt (ngòai hạt cơ bản ) thì xác định chính xác quỉ đạo của nó ,có khối lượng (động hay nghỉ thì tuỳ hạt như không có khái niệm khối lượng nghỉ cho proton vì 1 khi ánh sáng mà "đứng im " thì nó không còn là ánh sáng ,1 số hạt như cát đất đá đều có khối lượng )
    Sóng thì không có các đặc trưng nói trên ,không ai nói quỉ đạo sóng mà nói vân sóng ,bước sóng .Không có chuyện sóng có khối lượng mà có tần số tốc độ truyền không có khái niệm động lượng cho sóng .Sóng không va chạm mà lại có giao thoa đây là đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt hạt sóng

    Đời người chỉ sống có một lần ,hãy sống sao cho đến ngày nhắm mắt ta không phải hối tiếc .
  7. Info_Collector_new

    Info_Collector_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2001
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác đã giải thích cho em về mấy cái hạt cơ bản! Vậy là không có khái niệm sóng cơ bản! Vậy em xin hỏi một khái niệm rộng hơn vậy! "Thế nào là 1 sóng?"
    Nhưng về phần khối lượng nghỉ của Photon=0, vậy làm thế nào để "xác định được năng lượng nghỉ của 1 hạt" vậy?
    Ngoài ra, tiện có bác Antey nhắc đến khái niệm plasma! Các bác có thể giải thích rõ cho em về hiện tượng này và các ứng dụng của nó được không? Em cũng có đọc qua 1 cái tài liệu gì gì đó nói rằng hiện nay có thể chia vật chất ra làm 5 thể: 3 thể thông thường ai cũng biết là "Rắn", "Lỏng" và "Khí". Còn lại 1 là "Plasma" và 1 là "BEC". Có bác nào đã nghiên cứu qua thì giúp em làm rõ cái??
    Want to collect as much info as possible
    Được info collector sửa chữa / chuyển vào 10:57 ngày 12/12/2002
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Sóng thì có định nghỉa của nó nói nôm na là nhửng biến động (dao động) lan truyền trong không gian theo thời gian .Chẳng hạn sóng nước là biến động vị trí của phân tử nước theo thời gian lan truyền trong không gian (mặt nước)
    Năng lượng nghỉ của hạt xác định theo công thức E=mc^2 .c:vận tốc ánh sáng trong vủ trụ khoảng 300.000.000m/s ,m là khối lượng nghỉ .1 vật thể như ánh sáng không bao giờ đứng lại nên không có khái niệm năng lượng nghỉ .
    Plasma là vật thể ở nhiệt độ dạng khối cao khoảng vài trăm triệu đến vài tỉ độ lúc này e- đả bức ra hết khỏi phân tử ,trong khôi còn lại 1 đống protonvà notron.Khi đưa nó lên đến khoảng 2-4 tỉ cho đến vài chục tỉ thì có phản ứng phân hạch plama sinh năng lượng lớn .tuy nhiên 1 nhà máy điện như vầy theo dự đoán 2060 mới hoàn chỉnh do 1 số vấn đề kỉ thuật.
    còn lại là vật thể áp suất cao khi bị 1lực hút ,nén quá lơn các e- từ từ bị ép chặt và nhập vào nhân tạ phản ứng 1e- + 1 p=n +y +1 x .X là 1 loại hạt cơ bản ,y là xung điện từ .Cuối cùng cả khối chỉ là 1 đống notron gắn với nhau .Sao notron không tạo từ thí nghiệm ở trái đất mà có đầy trong vủ trụ dưới dạng sao notron .Sao N là các hành tinh bị "hết tuổi thọ" đột ngột phình to ra với 1 năng lượng cực lớn sau đó lại bị hút cực mạnh vào tâm tập trung tất cả vật chất vào tâm tạo 1 khối tâm nặng tỉ tỉ tấn /1 ml .Trong khối tâm này e- không còn nửa do lực hấp dẩn quá lớn nó nhập vào nhân cả chỉ còn N nên gọi là sao N ,1 số sao N chính là lổ đen vủ trụ nó đen thui vì ánh sáng nào đi gần nó alf bị nó hút vào hết nên ta không thấy gì cả ,đen thui lui

    Đời người chỉ sống có một lần ,hãy sống sao cho đến ngày nhắm mắt ta không phải hối tiếc .
  9. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Rõ ràng là ko tồn tại hạt photon đứng yên cơ mà? Vậy sao có thể nói rằng photon có klg nhỏ nhất = 0 được?

    The sword is a weapon for killing...
    The art of the sword...
    ..is the art of killing..
    ..No matter what...
    ..you use it..
    ..or titles..
    ..you set on it..
    ..that's the only truth..!
  10. November_day

    November_day Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Em còn bé chả biết gì nhưng theo em hiểu mọi vật chất đều tồn tại dưới 2 dạng Hạt và Sóng.Mà proton thì rõ ràng là vật chất rồi.
    'Cause nothing lasts forever
    And we both know hearts can change
    And it's hard to hold a candle
    In the cold November rain

Chia sẻ trang này