1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về mức độ nguy hiểm của bùn nạo vét trong hồ yếm khí

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi phocaydang, 22/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kbhang

    kbhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hic bác này mà lên làm lãnh đạo thì có mà bán cả thóc giống đi vẫn chưa đủ để trả nợ.
    Sở dĩ người ta ko dùng vôi để khử coliform vì sau khi xử lý nước xong lại phải xử lý vôi có trong nước, nếu ko xử lý thì bà con uống vào bị bệnh thận hết à, bác thử uống nước mà có hàm lượng Ca cao quá tiêu chuẩn cho phép đi, rồi post kinh nghiệm lên cho bà con cùng tham khảo.
    Còn em thấy các bác cứ tranh luận về coliform mãi, mà chẳng đi đến đâu cả, vì xét cho cùng colifform chỉ là một loại sinh vật chỉ thị thôi, chứ chằng nguy hại đối với nước ở hồ ao và bùn nạo vét lên cả. Thâm chí bác mà dùng nạo vét có hàm lượng colifform cao đem ra trông cây lại con lãi to nữa đằng khác. Tìm đề tài nào thú vị hơn đi. Bác càng nói em càng thấy giống:
    "THẰNG BÉ ÂM THẦM ĐI VÀO NGÕ CỤT"
  2. phocaydang

    phocaydang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Rải một lớp vôi bột (vừa vệ sinh, lại vừa ít nhiều cản trở axit H2SO4 thứ sinh đúng ko, tớ ko rõ về chi tiết nhưng rất đồng tình. Tờ cũng thích những phương pháp kiểu như vậy, thực tế, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và khả thi.
    Nên nhớ, các bãi tập kết bùn là vườn cây ngay sát nhà dân, rắc vôi chắc cũng phải cẩn thận một chút đúng ko. Ko khéo bùn thì sạch mà một thời gian sau, dân bị mắc bệnh hô hấp hết thì chết tớ, hihi.
    À, bùn nạo vét là từ một cái hồ tự nhiên, nhưng đã bị ?oxuống cấp?, bồi lắng và cây dại mọc um tùm, nằm ngay gần một con sông, nên có giao lưu thường xuyên với sông theo thủy triều. Hồ này đã trở thành nơi chứa đựng nước thải sinh hoạt của các khu dân cư xung quanh. Vấn đề phát triển công nghiệp thì cũng ko có nhiều (cũng rất logic với kết quả đo). Tuy nhiên, sắp tới tớ sẽ phải nạo vét bùn tại một tuyến kênh khác bẩn như sông Kim Ngưu ở Hà Nội, tính chất gần như tương tự, độc hại, nguy hiểm. Vì vậy cũng tranh thủ hỏi luôn bạn nào có phương pháp xử lý, lưu giữ, vận chuyển như thế nào cho an toàn thì giới thiệu. Và đặc biệt, tớ quan tâm là với những phương pháp tiêu chuẩn (như bạn Tuần lộc nói là tốn kém, ko khả thi) thì có thể Việt hoá phương pháp không, có thể hiệu quả ko bằng nhưng chi phí thấp hơn nhiều.
    Tớ nhắc lại nhé, tớ lo ngại vì bùn được nạo vét sau đó chuyển ngay đến bãi đổ (là vườn nhà dân), người dân hàng ngày đi qua đi lại vì vậy nhữgn mầm vi sinh sẽ có thể vẫn còn và biết đâu (cách thức rắc vôi đã xem là ổn chưa, liệu có bắt buộc phải phơi bùn một khoảng thời gian trước khi chuyển đến điểm đổ không). Tớ chỉ nêu chỉ số Coliform trong nước để thấy là bùn này có thể có nhiều mầm vi sinh. Chứ ko phải xử lý cái nước này để dùng. Các bạn đừng thảo luận lạc hướng nhé. Tiêu chuẩn coliform trong bùn của EU và chú Sam ntn??, bạn cho tham khảo tài liệu chút.
    Ngoài ra, đánh giá độ ổn định bùn cụ thể là cái gì, có ý nghĩa gì về mặt vệ sinh môi trường và sức khoẻ, làm thế nào, bạn có thể giải thích giúp đc ko.
    Cám ơn bác Tuầnlộc và bác HÀNG, nhưng đề nghị trả lời riêng và châm chích kiểu Just fun riêng ra tí, cứ phải lọc câu trả lời, mỏi quá.
    Mà các bạn có thể xoá bớt cái bài trước đi ko, cứ để dài thượt thượt, bất tiện quá. Trích dẫn câu nào thì chép câu đó thui các bác ơi.
    NOTE: thực sự tớ vẫn chưa tìm thấy tài liệu hướng dân xử lý bùn bẩn (có kln và POPs), bác nào có thì share giup với, mà đặc biệt, chúng ta thử can thiệp vào biện pháp để nó VIỆT HOÁ hơn nhé, thế mới khó nhưng có hiệu quả thực tế. Đắt và phức tạp quá thì tớ chịu, ko làm được.
  3. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    @ bạn Phở-Cậy-Răng bạn hỏi nhiêu quá, mà tớ thì không có chuyên môn về bùn nhiều lắm nên vừa trả lời bạn vừa phải tra sách. Tốn nhiêu thời gian của mình vả lại mình cũng không chắc chắn cho lắm. Để giúp bạn mình nghĩ một người có thể giúp đỡ bạn đó là bạn Wageningen, bạn ấy là đang nghiên cứu về sludge, tương lai sẽ là chuyên gia về **** nói lịch sự là sludge expert. Giống như mình bạn Wageningen cũng không thích khiểu MOD ở đây nên cũng ít khi lui tới box này. Nhưng mình nghĩ wageningen ấy vẫn lang thang trên TTVN này nên bạn có thể mật thư cho bạn ấy. Mình nghĩ nếu Wageningen không bị Giáo Sư và Co-promoter hấp diêm sẽ giúp bạn ngay thôi. Thế nhé (còn nếu không thầy bạn ấy trả lời thì lên đây nói với mình nhưng đừng mật thư cho mình nhé). Chú bạn mau tìm được chuyên gia giỏi.
    @ Em ****, anh thử đọc mấy poste của em rồi, anh nghĩ là không nên phí thời gian để hầu chuyện với em. Anh khuyên em **** nên về phòng thí nghiệm học lại cách cầm pipette, và làm thí nghiệm xử lý nước và nước thải đi, cố ngắng 5 năm nữa đọc nhiều sách vào rồi hẵng lên đây bàn cãi về xử lý nước với anh nhé. Anh không stupid như em nghĩ đâu!!!!!!!!
  4. phocaydang

    phocaydang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà,
    Hôm nay Tuần lộc hơi bị làm bà con thất vọng đấy. Học tập thông qua đào tạo mà, học và tự học. Sao lại nghĩ là mất thời gian chứ. Mà có một số thông tin đã chót giới thiệu thì phải đi đến cùng chứ. Mà cũng nên bỏ cái tư duy không thích MOD đi. Liên quan gì đâu. Đến cái lúc cần phải phát huy sáng tạo và trao dổi thì lại rút lui.
    Hơn nữa, cũng giảm bớt nóng tính đi. Ai vào cũng mắng, giỏi hay không, biết rùi hay chưa biết thì cũng đâu quá quan trọng. Cái chính là họ mong muốn tham gia, nếu lệch hướng thì nhắc nhở thui. Cứ đeo cái bực vào mình làm gì.
    À, mà đồng chí hiện giờ làm về cái gì thế. Có làm vè đào tạo không. Tớ thi thoảng phải đi hướng đân công nhân, tuyên truyền với bà con dân phố mà gặp khó khăn quá. Cái món "môi trường này" nó không cụ tỉ, chẳng ai quan tâm. Đến lúc có vấn đề gì thì lại kêu ầm lên, rùi kiện cáo lung tung. Thế mới chán chứ.
    À, còn cái tay gì gì đó, có kiến thức thì chả chịu lên tiếng. Tớ không biết mật thư như thế nào cả nên ấy cũng yên tâm. Nếu được, nhắn giúp cái tay **** expert đấy vào đây cho vui.
    Tự nhiên hôm nay chẳng còn thông tin gì để trao đổi thảo luận. Mất hứng quá, viết mấy câu nhạt toẹt.
    Bà con nào có thêm ý kiến thì chia sẻ nhé. Cái món xử lý bùn ở VN có vẻ còn mới lạ quá. Đến chuyên gia môi trường mà cũng chẳng thấy nhìeu sự quan tâm, thảo nào, dân mình thờ ơ là phải..
    ôi, cái món môi trường, LỞM QUÁ.
    Mà MOD là ai, sao chả bao giờ thấy xuất hiện giúp đỡ nhỉ.
    "Không ai biết được tất cả, không ai không biết gì cả"
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Chào bạn Phố Cây Đèn
    Mod ở box này có 3 người - tam nhân bất đồng hành:
    1. NVL: phụ trách mảng khoa học công nghệ
    2. NTA, Rinvic: phụ trách khoa môi trường
    Trước đây, các mod MT đều hoạt động rất mạnh, cung cấp nhiều tài liệu hữu ích, tổ chức các hoạt động ngoại khóa rất hăng say. Nhưng do thời gian trôi qua, các mod cũng phải đi lo chuyện riêng tư nên ít login vào diễn đàn. Mod Rinvic có nói nhờ tớ đi tìm người làm mod khác để hỗ trợ cộng đồng tốt hơn, song tớ chưa tìm được ai cả. Người có chuyên môn tốt thì lại không chịu nhận lời, như bạn thấy đó !
  6. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay Tuần lộc hơi bị làm bà con thất vọng đấy --> tớ còn thất vọng về tớ nữa là mọi người. à không tớ vẫn tự hào vì tớ thủ dâm tinh thần tí!!!
    Học tập thông qua đào tạo mà, học và tự học --> Cái này tớ biết rõ từ trước tới tận bây giờ tớ đều áp dụng theo câu nàu
    Mà có một số thông tin đã chót giới thiệu thì phải đi đến cùng chứ --> tất nhiên là tớ cũng sẽ thảo luận cùng bạn. Nhưng bạn phải học thói quen nghe ý kiến của chuyên gia đi, tớ có thể là cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ thậm chí là Giáo Sư những cũng chỉ biết cái chung chung về bùn thôi, cái mà tớ biết sâu là xử lý nước, xử lý nước hơi rộng chính xác là keo tụ tạo bông. Bạn cần mời một người mà chỉ cần ngửi mùi đã biết là bùn đó thế nào rồi đúng không!!???
    Mà cũng nên bỏ cái tư duy không thích MOD đi --> nếu bạn biết bọn tớ cãi nhau với MOD thế nào thì lúc ấy bạn sẽ không đặt câu hỏi như vậy.
    Đến cái lúc cần phải phát huy sáng tạo và trao dổi thì lại rút lui --> nhắc lại tớ sẽ trao đổi với bạn đến cùng
    Hơn nữa, cũng giảm bớt nóng tính đi. Ai vào cũng mắng, giỏi hay không, biết rùi hay chưa biết thì cũng đâu quá quan trọng. Cái chính là họ mong muốn tham gia, nếu lệch hướng thì nhắc nhở thui. Cứ đeo cái bực vào mình làm gì --> tớ trả bực, hay nóng tính đâu, đó là cách mà tớ nhắc nhở những kẻ chưa biết mình ở đâu thôi, còn giỏi hay không Giáo của tớ khắc biết, tớ chỉ just for fun thôi.

    À, mà đồng chí hiện giờ làm về cái gì thế. Có làm vè đào tạo không --> thực sự tớ đang đi làm thuê cho Tây nhợn, ăn pizza mỏi mồm lắm rồi. Tớ hiểu là làm môi trường rất khó, kiện tụng vân vân thì tớ biết nhiều rồi bởi vậy tớ cần có ý kiến chuyên gia!!!
    Wageningen đang làm research về bùn, Không phải bạn ấy không chịu lên tiếng đâu mà vì bạn ấy đã từ bỏ box này từ khi không tâm phục khẩu phục MOD rồi nhưng tớ sẽ liên lạc với đồng chí ấy sớm, bọn tớ tuy biết nhau nhưng khác quốc gia cách nhau giờ giấc nên nhiều khi không phải muốn là có ngay vả lại ai cũng có công việc riêng của mình. Bạn cũng nên học cách gửi tin nhắn cho bạn ấy đi, mời expert không bao giờ dễ cả cả tây lẫn ta, không cứ gì! bạn nên lấy làm may khi biết có người làm vấn đề đó để mà mà mới đấy!!!!
    xử lý và thải bỏ bùn không chỉ mới đối với Vn và cả Tây nữa!!!!
    Đúng là MÓn MT lởm thật--> đúng không ai care cả, lỗi là hệ thống quản lý rồi, hành ngày bạn vẫn phải ăn bao nhiêu chất độc hại vào người --> ấy vậy mà bộ MT và Bộ Y tế vẫn đang cãi nhau xem ai phải chịu trách nhiệm đấy cuối cùng không đổ cho nhau được thì kết luận một câu: "Dân chí kém" thế là hoà cả làng, chuyện nó là thế đấy.
    Viết mấy câu linh tinh nhưng mà có ích!!!
  7. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị đồng chí bỏ cái kiểu có quyền cho tớ làm mod đi. Ý đồng chí là vậy nhưng mà ý quần chúng nó khác. Trả nhẽ ở đây lại có chế độ độc tài hả! Thế hồi trước không bào giờ bầu MOD một cách dân chủ hả!!!
    Được reindeers sửa chữa / chuyển vào 01:48 ngày 29/03/2007
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Chào bạn Tuần Lộc
    Bạn đã không hiểu rõ vấn đề. Ở diễn đàn này, ngay cả mod là những người gắn bó với diễn đàn lâu năm nhất, rồi thì cũng có lúc phải tạm thời ra đi vì việc riêng. Huống chi là thành viên, có người cũ đi rồi người mới lại đến, có phải là mọi người đều biết nhau, quen thuộc nhau đâu mà bầu cử được? Vì vậy, mỗi khi một mod nào đó sắp bận công chuyện phải rời vị trí thì thường nhắn lại nhờ bạn bè tìm giúp người thay thế. Tớ sẽ tìm những người có khả năng phù hợp rồi giới thiệu với Admin để đảm nhiệm công việc. Admin sẽ có trách nhiệm tìm hiểu kĩ hơn về đối tượng, và phỏng vấn nếu thấy phù hợp, rồi mới đặt quyền mod
    Nếu tớ có khả năng cho người ta làm mod thì tớ đã làm Admin từ lâu rồi Bạn không nên hiểu lầm và bức xúc như vậy nữa nhé
    Chúc sức khoẻ
    NVL
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 29/03/2007
  9. farmer_gsnu

    farmer_gsnu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    1
    Chào cả nhà!
    Thực ra việc tìm cách để loại bỏ kim loại ra khỏi môi trường đất ô nhiễm đã được nghiên cứu từ lâu, ở cả Âu, Mỹ và ngay cả ở ta. Trong trường hợp cụ thể này, nồng độ các kln ở trong bùn đó là nhỏ, chưa gọi là ô nhiễm, nên không cần đặt vấn đề xử lý làm gì.
    Tuy nhiên, có điều các phương pháp để xử lý phụ thuộc vào tính chất ô nhiễm (kim loại nặng độc hai như Hg), nồng độ các chất ô nhiễm, và thậm chí vùng đất đó có giá trị sử dụng như thế nào để tiến hành nghiên cứu xử lý....
    Phương pháp được sử dụng tương đối rộng rãi vì có thể triển khai trên diện rộng, đặc biệt là các vùng khai thác mỏ có nhiễm Zn, Pb, Ni, Cd...có giá thành rẻ là sử dụng các loài thực vật có khả năng hấp thụ các kln này trong quá trình sinh trưởng của chúng (phương pháp Phytoremediation). Có hai khả năng của thực vật được sử dụng là sự hấp thụ vào thân cây, và sự cố định và kết tủa của kim loại trong vùng dễ cây, do đó hạn chế sự linh động của kim loại trong môi trường đất.
    Để có thể áp dụng thực vật vào xử lý trong thực tế thì loài đó phải có hai khả năng: thứ nhất là khả năng hấp thụ phải cao, thứ hai là khả năng tăng sinh khối cao. Nếu khả năng hấp thụ tuy nhỏ nhưng có thể tăng sinh khối nhanh thì vẫn có thể đưọc dùng. Sau khi thu sinh khối của các loại này thì phải xử lý sinh khối đó theo một phương pháp an toàn tránh ô nhiễm thứ cấp.
    Bảng 1. Một số loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại nặng cao
    Tên loài Nồng độ kim loại tích luỹ trong thân (g/g trọng lượng khô) Tác giả và năm công bố
    Arabidopsis halleri
    (Cardaminopsis halleri) 13.600 Zn Ernst, 1968
    Thlaspi caerulescens 10.300 Zn Ernst, 1982
    Thlaspi caerulescens 12.000 Cd Mádico et al, 1992
    Thlaspi rotundifolium 8.200 Pb Reeves & Brooks, 1983
    Minuartia verna 11.000 Pb Ernst, 1974
    Thlaspi geosingense 12.000 Ni Reeves & Brooks, 1983
    Alyssum bertholonii 13.400 Ni Brooks & Radford, 1978
    Alyssum pintodasilvae 9.000 Ni Brooks & Radford, 1978
    Berkheya codii 11.600 Ni Brooks, 1998
    Psychotria douarrei 47.500 Ni Baker et al., 1985
    Miconia lutescens 6.800 Al Bech et al., 1997
    Melastoma malabathricum 10.000 Al Watanabe et al., 1998
    Bảng 2. Một số loài thực vật cho sinh khối nhanh
    có thể sử dụng để xử lý kim loại nặng trong đất
    Tên loài Khả năng xử lý Tác giả và năm công bố
    Salix KLN trong đất, nước Greger và Landberg, 1999

    Populus Ni trong đất, nước và nước ngầm Punshon và Adriano, 2003

    Brassica napus, B. Juncea, B. nigra Chất phóng xạ, KLN, Se trong đất Brown, 1996 và Banuelos et al, 1997

    Cannabis sativa Chất phóng xạ, Cd trong đất Ostwald, 2000

    Helianthus Pb, Cd trong đất EPA, 2000 và Elkatib et al., 2001

    Typha sp. Mn, Cu, Se trong nước thải mỏ khoáng sản Horne, 2000

    Phragmites australis KLN trong chất thải mỏ khoáng sản Massacci et al., 2001

    Glyceria fluitans KLN trong chất thải mỏ khoáng sản MacCabe và Otte, 2000

    Lemna minor KLN trong nước Zayed et al., 1998
    Sự giải thích về cơ chế hấp thụ kim loại nặng của thực vật
    Có 4 giả thuyết
    1- Giả thuyết sự hình thành phức hợp: cơ chế loại bỏ các kim loại độc của các loài thực vật bằng cách hình thành một phức hợp. Phức hợp này có thể là chất hoà tan, chất không độc hoặc là phức hợp hữu cơ - kim loại được chuyển đến các bộ phận của tế bào có các hoạt động trao đổi chất thấp (thành tế bào, không bào), ở đây chúng được tích luỹ ở dạng các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ bền vững
    2- Giả thuyết về sự lắng đọng: các loài thực vật tách kim loại ra khỏi đất, tích luỹ trong các bộ phận của cây, sau đó được loại bỏ qua lá khô, rữa trôi qua biểu bì hoặc bị đốt cháy.
    3- Giả thuyết hấp thụ thụ động: sự tích luỹ kim loại là một sản phẩm phụ của cơ chế thích nghi đối với điều kiện bất lợi của đất (ví dụ như cơ chế hấp thụ Ni trong loại đất serpentin).
    4- Sự tích luỹ kim loại là cơ chế chống lại các điều kiện stress vô sinh hoặc hữu sinh: hiệu lực của kim loại chống lại các loài vi khuẩn, nấm ký sinh và các loài sinh vật ăn lá đã được nghiên cứu
    Theo như tớ biết thì ở Vn đã có những nhóm nghiên cứu về vấn đề này trên một vài cây bản địa, việc sử dụng thực tế thì chưa có thì phải
    Vài dòng sưu tầm
    Chúc anh em vui vẻ
  10. farmer_gsnu

    farmer_gsnu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    1
    Chào cả nhà!
    Thực ra việc tìm cách để loại bỏ kim loại ra khỏi môi trường đất ô nhiễm đã được nghiên cứu từ lâu, ở cả Âu, Mỹ và ngay cả ở ta. Trong trường hợp cụ thể này, nồng độ các kln ở trong bùn đó là nhỏ, chưa gọi là ô nhiễm, nên không cần đặt vấn đề xử lý làm gì.
    Tuy nhiên, có điều các phương pháp để xử lý phụ thuộc vào tính chất ô nhiễm (kim loại nặng độc hai như Hg), nồng độ các chất ô nhiễm, và thậm chí vùng đất đó có giá trị sử dụng như thế nào để tiến hành nghiên cứu xử lý....
    Phương pháp được sử dụng tương đối rộng rãi vì có thể triển khai trên diện rộng, đặc biệt là các vùng khai thác mỏ có nhiễm Zn, Pb, Ni, Cd...có giá thành rẻ là sử dụng các loài thực vật có khả năng hấp thụ các kln này trong quá trình sinh trưởng của chúng (phương pháp Phytoremediation). Có hai khả năng của thực vật được sử dụng là sự hấp thụ vào thân cây, và sự cố định và kết tủa của kim loại trong vùng dễ cây, do đó hạn chế sự linh động của kim loại trong môi trường đất.
    Để có thể áp dụng thực vật vào xử lý trong thực tế thì loài đó phải có hai khả năng: thứ nhất là khả năng hấp thụ phải cao, thứ hai là khả năng tăng sinh khối cao. Nếu khả năng hấp thụ tuy nhỏ nhưng có thể tăng sinh khối nhanh thì vẫn có thể đưọc dùng. Sau khi thu sinh khối của các loại này thì phải xử lý sinh khối đó theo một phương pháp an toàn tránh ô nhiễm thứ cấp.
    Sự giải thích về cơ chế hấp thụ kim loại nặng của thực vật
    Có 4 giả thuyết
    1- Giả thuyết sự hình thành phức hợp: cơ chế loại bỏ các kim loại độc của các loài thực vật bằng cách hình thành một phức hợp. Phức hợp này có thể là chất hoà tan, chất không độc hoặc là phức hợp hữu cơ - kim loại được chuyển đến các bộ phận của tế bào có các hoạt động trao đổi chất thấp (thành tế bào, không bào), ở đây chúng được tích luỹ ở dạng các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ bền vững
    2- Giả thuyết về sự lắng đọng: các loài thực vật tách kim loại ra khỏi đất, tích luỹ trong các bộ phận của cây, sau đó được loại bỏ qua lá khô, rữa trôi qua biểu bì hoặc bị đốt cháy.
    3- Giả thuyết hấp thụ thụ động: sự tích luỹ kim loại là một sản phẩm phụ của cơ chế thích nghi đối với điều kiện bất lợi của đất (ví dụ như cơ chế hấp thụ Ni trong loại đất serpentin).
    4- Sự tích luỹ kim loại là cơ chế chống lại các điều kiện stress vô sinh hoặc hữu sinh: hiệu lực của kim loại chống lại các loài vi khuẩn, nấm ký sinh và các loài sinh vật ăn lá đã được nghiên cứu
    Theo như tớ biết thì ở Vn đã có những nhóm nghiên cứu về vấn đề này trên một vài cây bản địa, việc sử dụng thực tế thì chưa có thì phải
    Vài dòng sưu tầm
    Chúc anh em vui vẻ
    [​IMG][​IMG]

Chia sẻ trang này