1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về mức độ nguy hiểm của bùn nạo vét trong hồ yếm khí

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi phocaydang, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phocaydang

    phocaydang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    2 hôm rùi busy quá, chẳng kịp đọc bài. Ai ngời hôm nay bất ngờ thú vị quá, đã xuất hiện một đồng chí mới rùi, Chào bác NGƯỜI NÔNG DÂN. Thông tin của bác rất "chuyên gia" , rất thụ vị, cám ơn bác nhiều. Minh đã say xưa đọc và ghi chép, hic, chỉ có điều đến đoạn kết thì..., chẳng có hậu tí nào. Ngoài các giải thích rất hàn lâm kia, bác có biết cái nguồn nào, hoặc kinh nghiệm thực tế ở đâu đó đã có về xử lý bùn không. Ví dụ, cái cây kia ở Vn là cây gì, nếu mình có một đống bùn nhiều Pb và Hg, mình sẽ phải làm gì. Một số nhóm mới chỉ nghiên cứu mà chưa có ứng dụng gì thực tế à, chán đời thật, các bố khoa học của mình toàn làm cái trò gì ko biết.
    À, mình rất cám ơn Tuần Lộc và sẽ tiếp tục trông đợi nhưng thông tin rất prồ tiếp theo của bác đấy. Mà lần trước còn một số câu hỏi, bác chưa giả nhời đâu. Chờ tin bác. Cũng rất hy vọng bác sớm liên hệ với chuyên gia **** giúp tớ nhé.
    Bác MOD ko phải môi trường ơi, bác không phải nhường quyền cho ai đâu, kệ, thi thoảng bác xuất hiện thế này là quý lắm rùi. Mình rất hiểu, ai cũng có một thời thanh niên sôi nổi, nhưng rùi cuộc sống, công việc, gia đình, nhiều thứ lắm, các bác khác đừng vội trách ng ta. Tội cho MOD lắm. Bác có thể giúp giới thiệu giúp cách gửi mật thư ko. Mà sao làm MOD cũng phải phỏng vấn cơ à, ghê nhỉ, thế có lương lậu gì ko, có màu shít gì ko, hihi, nếu ko thì...
    À, nếu chưa có phương án xử lý đến cùng, các bác cũng có thể giúp cho phương án xử lý sơ bộ (hay chính xác là cố định kln-cụ thể ở đây là Pb và Hg ở lại trong bùn - khi mới nạo vét lên) trước khi vận chuyển đến điểm đổ nhé. Mà các bac chú ý, cùng thảo luận phương pháp nào "rất Việt Nam" một chút nhé. Thế thì mới khả thi, đừng đưa ra mô hình khủng khiếp kiểu Tây, thì "bó tay, cuốn chiếu".
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tớ không tiện giải thích cho bạn xem là làm mod thì sung sướng thế nào bởi vì nếu nhìn dưới góc độ thành viên thì sẽ thấy mod là một nhân vật nào đó đầy uy quyền. Bởi vậy nếu ai kêu ca chửi bới mod thì tốt nhất cứ mời luôn người đó làm mod thì sẽ rõ ngay thôi.
    Bạn muốn gửi PM cho ai thì nhìn vào nick của người ta, rồi click vào cái ô có khuyên màu đỏ như trong hình minh hoạ là gửi được ngay. Chỉ sợ người ta lại tuyên bố "tôi không bao giờ trả lời PM" thì e rằng bạn lại uổng công thôi.
    Chúc may mắn nhé!
    [​IMG]
  3. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Việc thứ nhất tờ từ hồi tớ vào diễn đàn này tớ đã thấy hai Mod Môi Trường làm việc rất thiếu trách nhiệm, Việc mod bận hay không là quyền của họ. Nhưng nếu họ có trách nhiệm thì đã phải làm việc ấy từ lâu rồi chứ không đợi tới giờ mới nói hoặc không thèm nói!!! Mà nói thật nhé họ cũng lợi dụng để kéo thành viên từ diễn đàn này về web side riêng của họ --> trả hiểu có phải vì mục đích cá nhân không ( xin lỗi nếu tớ nói sai, nhưng theo quan sát của tớ là vậy) ít ra thì tớ cũng vào đây một năm rồi.
    Diễn đàn mang tính Chuyên Ngành, việc lựa chọn Mod phải dựa trên khả năng chuyên môn. Hồi trước rảnh tớ ngồi đọc mấy cái chủ đề cũ. Tớ nhận xét thấy rằng có nhiều người giỏi, nói chung tớ cũng phục, nhưng tại sao họ không ở lại vì đơn giản là người giỏi không bao giờ chịu đứng dưới một kẻ dốt hơn mình mà lại cứ đòi làm bố mình!!! Vì vậy để tuyển được MOD giỏi cần người có chuyên môn vững --> Việc này không khó chỉ nhìn vào 10 bài viết của họ là biết ngay họ giỏi chuyên môn hay không!! Vì thế không phải tìm bạn bè --> hãy tìm chính ở diễn đàn này. Thiết nghĩ việc tuyển MOD cũng rất giản chỉ cần nhìn vào thành viên cũ thấy bài viết của họ được, bạn chọn một số ứng cử sau đó hỏi họ có muốn làm MOD hay không, nếu họ muốn yêu cầu họ viết một bài nếu làm MOD thì họ sẽ xây dựng Box này như thế nào sau đó đưa các thành viên bầu cử!!!
    Tại sao MOD cần có chuyên môn giỏi??
    Một cụ Việt nam chán hói râu dài có nói; Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó!!!
    Một cụ Tây khác cũng chán cũng hói râu cũng dài nói thẳng toẹt theo phong cách rất toán học: nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại
    Còn bạn bảo tớ làm MOD mà phải để ác min điều tra phỏng vấn tớ, Xin lỗi bạn tớ vào đây để chơi, tớ không muốn ai biết tớ là ai, đang làm, gì ở đâu!!!!
  4. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị đồng chí Lông Dân chích dẫn tài liệu tham khảo cho tử tế cái để người đọc còn có thể tìm lại các tài liệu tham khảo chứ. Chích dẫn như vậy thì ai mà biết đâu mà lần hả!!! Tôi muốn tìm các tài liệu của chú chích đẫn đọc xem thế nào, nhưng mà chích dẫn như chú thì bó tay.
    Ví dụ nhé: Hsien Lee I., Yi-Jing Wang and Jia-Ming Chern (2005) Extraction kinetics of heavy metal-containing sludge,
    Journal of Hazardous Materials, Vol. 123, I. 1-3, P. 112-119
    Câu hỏi, cây hấp thụ kim loại nặng, thế về sau xử lý sinh khối thế nào?? Đem làm gì với cái cây chứa đầy kim loại nặng ấy???
    KL nặng chứa trong bùn thải có nồng độ cao từ vài chục đến hàng trăm mg/kg TLKhô, xử lý bằng hấp thụ sinh học chỉ hấp thụ được hơn 10 mg/kgTLK vậy có ích gì?? vì nếu tính toán xử lý 1 kg bùn chứa KLN sẽ rẻ hơn xử lý 5-7 kg sinh khối thực vật đúng không!!!
    Năm trước Tôi dự hội thảo có một hướng nghiên cứu rất hay, đó là chọn giống cây để chồng trên đất có chứa KLN và PXạ, làm sao cho các sản phẩm như quả và hạt không tích luỹ KLN, có thể sử dụng được bình thường. Cá nhân tôi, tôi thấy đó là hướng nghiên cứu rất hay!! phù hợp với điều kiện thực tế hơn.
  5. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cho vôi vào bùn thì pH sẽ tăng cao ở điều kiện pH cao thì vi sinh vật sẽ bị ức chế, do vậy coliform sẽ giảm, Phơi nắng cũng trả có ích gì, vả lại không thấy tỉ lệ VS/TS nên không biết chất hữu cơ trong bùn thế nào, nhưng tỉ lệ P và N rất nhỏ nên đoán không có vấn đề gì. Tiêu chuẩn của chú Sam và EU có coliform nhưng Tôi không biết là bao nhiêu, Có thể Wageningen biết.
    Hôm nay Tôi vừa sky với Wagen Đồng chí ấy nói đang bận play với **** à quên sludge (nói như bạn ấy là ****ing busy), hứa đến lễ phục sinh này được nghỉ sẽ lên đây đàm đạo (thông cảm cho đồng chí ấy đi, expert đang chuẩn bị lấy vợ hai!!!). Wageningen nói nạo vét, thải bỏ bùn như sông KIm Ngưu thì có vấn đề lớn rồi đó, thử chụp ảnh rồi post lên đây xem thế nào bạn ấy nói nên lấy mẫu bùn phân tích solid content, VSS, alkalinity đi chắc cần đến đấy!!!
    Thôi Chào đồng chí Tớ lên sàn đây, thứ sáu buồn thật trả có vị quái gì cả!!!!!!!!!!!!!!!!!
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Theo như bài viết này của bạn, thì tớ thấy bạn thừa lòng nhiệt tình, nhưng chưa có thực tế.
    Đáng tiếc!
  7. farmer_gsnu

    farmer_gsnu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    1

    Tớ có bài dạng pdf của nó, nếu anh em nào cần thì có thể YM cho tớ, tớ sẽ gửi lại để tham khảo. Bên cạnh đó tớ còn một lượng tương đối bài viết về vấn đề này, anh em ở vn cũng hơi khó khăn khi muốn tìm và download, nếu ai quan tâm và muốn dùng thì tớ sẵn sàng chia sẻ.
    img http://www9.ttvnol.com/uploaded2/farmer_gsnu/untitled 11.jpg" border=0>
    ?oThông tin của bác rất "chuyên gia" , rất thụ vị, cám ơn bác nhiều. Minh đã say xưa đọc và ghi chép, hic, chỉ có điều đến đoạn kết thì..., chẳng có hậu tí nào. Ngoài các giải thích rất hàn lâm kia, bác có biết cái nguồn nào, hoặc kinh nghiệm thực tế ở đâu đó đã có về xử lý bùn không??
    Tớ không có kinh nghiệm lắm về vấn đề này, nhưng kì trước, khi học, có làm một báo cáo nhỏ về nó nên có đọc qua mấy bài review, thế nên trả lời không đến nơi đến chốn cũng là điều dễ hiểu, Phocaydang bỏ qua cho việc này.
    ?ocái cây kia ở Vn là cây gì, nếu mình có một đống bùn nhiều Pb và Hg, mình sẽ phải làm gì??
    Thlaspi caerulescens: là cây thuộc họ Cải
    Helianthus: một loại thuộc họ Cúc
    ?..
    Tớ không biết hết tên của nó, ai quan tâm thì dùng net là tìm được, nếu thực sự muốn biết tên Vn của nó thì mang tên Latin này tra trong từ điển Sinh học, hoặc hỏi các nhà phân loại thực vật tại Trường ĐHKHTN hoặc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, thuộc Viện khoa học và Công nghệ VN, Hà Nội
    ?onếu mình có một đống bùn nhiều Pb và Hg, mình sẽ phải làm gì??
    Đây là một câu hỏi khó, nếu tớ trả lời được tất thì giỏi quá, tuy nhiên cần chú ý những điểm sau khi muốn chọn cách này để xử lý:
    [​IMG]
    1> Về cơ sở vật chất: Các điều kiện để trồng, chăm sóc(phân bón, tưới tiêu), thu hoạch?.
    2> Đất có thể phục hồi: đất có giá trị sử dụng, kim loại có khả năng loại bỏ bởi một giống cây đã được chọn(cây phải sống được trên vùng đất đó), nói chung là điều kiện khả thi cho phục hổi
    3> Sử lý sinh khối: có khả năng, điều kiện để thu hoạch, làm giảm thể tích, phân tích, composting, chôn lấp, đốt bỏ?
    4> Có công nghệ phù hợp để quan trắc lâu dài sau khi sử lý, tránh được những ô nhiễm thứ cấp trong tương lai tới cộng đồng
    Reindeer : ?oCâu hỏi, cây hấp thụ kim loại nặng, thế về sau xử lý sinh khối thế nào?? Đem làm gì với cái cây chứa đầy kim loại nặng ấy????
    Theo tài liệu đọc được thì người ta thu sinh khối xong có thể đốt lấy tro, làm giảm thể tích bằng ủ yếm khí thu gas?phần còn lại cuối cùng mang chôn lấp vĩnh viễn
    ?oKL nặng chứa trong bùn thải có nồng độ cao từ vài chục đến hàng trăm mg/kg TLKhô, xử lý bằng hấp thụ sinh học chỉ hấp thụ được hơn 10 mg/kgTLK vậy có ích gì?? vì nếu tính toán xử lý 1 kg bùn chứa KLN sẽ rẻ hơn xử lý 5-7 kg sinh khối thực vật đúng không!!!?
    Trong bảng có ghi khả năng hấp thụ là > 10.000ug/g trọng lượng khô (~10.000mg/kg) đây là một con số không nhỏ đấu, mặt khác, đối tượng ô nhiễm đất không phải chỉ là bùn thải, mà đó là các vùng khai khoáng rộng lớn, người ta không thể xúc toàn bộ đất đó mang đi xử lý ex situ được, rất tốn kém, thay vào đó người ta trồng cây lên đó, lại mang một ý nghĩa rất môi trường khác. Tất nhiên ở đây em không bảo cách xử lý không khả thi, đặc biệt là xử lý ex situ bằng hóa, lý học nếu nồng độ ô nhiễm là rất lớn, độc hại và ở phạm vi nhỏ, cần xử lý cấp bách .
    ?oMột số nhóm mới chỉ nghiên cứu mà chưa có ứng dụng gì thực tế à, chán đời thật, các bố khoa học của mình toàn làm cái trò gì ko biết.?
    Câu hỏi này là bức xúc mang tính thời sự, đặc biệt với những người làm nghề nghiên cứu ở ta, hy vọng có thể khá hơn trong tương lai, khi nhà ta giầu có bằng thiên hạ. Nếu bạn quan tâm tớ sẽ giới thiệu cho một nhóm nghiên cứu ở Viện khoa học việt nam làm về vấn đề này, nhưng chỉ là nghiên cứu sự tích tụ kim laọi trên một vài loại thực vật nước, rau cỏ ở khu vực Hà Nội, kết quả cũng mới là bước đầu thôi.
    <tổng hợp nhiều nguồn, ai cần biết thông tin chi tiết phần nào thì tìm tiếp vậy >
    Chúc anh em cuối tuần vui vẻ!
    P/S anh Reindeer nhắn ông anh ở Weigningen thinh thoảng vào diễn đàn này chút, lâu không thấy bài viết nào, ông anh này viết thì anh em cũng học hỏi được nhiều hơn, lâu rồi em vẫn mong bài viết của ông này?
  8. farmer_gsnu

    farmer_gsnu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    1
    Thành thật xin lỗi mọi người vì không trích dẫn nguồn của tài liệu, chỉ vì khi viết bài trả lời trên em đã tham khảo tài liệu rất dễ kiếm trên net, do đó có phần chủ quan.
    Em xin ghi nhận lời nhắc nhở của anh Reindeer, tài liệu của bảng đó được lược dịch từ bài báo: Barceló J., and Poschenrieder C., Phytoremediation: principles and perspectives, Contributions to Science, institute d?TEdtudis Catalans, Bacelona, pp 333 ?" 344, 2003.
    Tớ có bài dạng pdf của nó, nếu anh em nào cần thì có thể YM cho tớ, tớ sẽ gửi lại để tham khảo. Bên cạnh đó tớ còn một lượng tương đối bài viết về vấn đề này, anh em ở vn cũng hơi khó khăn khi muốn tìm và download, nếu ai quan tâm và muốn dùng thì tớ sẵn sàng chia sẻ.
    ?oThông tin của bác rất "chuyên gia" , rất thụ vị, cám ơn bác nhiều. Minh đã say xưa đọc và ghi chép, hic, chỉ có điều đến đoạn kết thì..., chẳng có hậu tí nào. Ngoài các giải thích rất hàn lâm kia, bác có biết cái nguồn nào, hoặc kinh nghiệm thực tế ở đâu đó đã có về xử lý bùn không??
    [​IMG]
    Tớ không có kinh nghiệm lắm về vấn đề này, nhưng kì trước, khi học, có làm một báo cáo nhỏ về nó nên có đọc qua mấy bài review, thế nên trả lời không đến nơi đến chốn cũng là điều dễ hiểu, Phocaydang bỏ qua cho việc này.
    ?ocái cây kia ở Vn là cây gì, nếu mình có một đống bùn nhiều Pb và Hg, mình sẽ phải làm gì??
    Thlaspi caerulescens: là cây thuộc họ Cải
    Helianthus: một loại thuộc họ Cúc
    ?..
    Tớ không biết hết tên của nó, ai quan tâm thì dùng net là tìm được, nếu thực sự muốn biết tên Vn của nó thì mang tên Latin này tra trong từ điển Sinh học, hoặc hỏi các nhà phân loại thực vật tại Trường ĐHKHTN hoặc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, thuộc Viện khoa học và Công nghệ VN, Hà Nội
    ?onếu mình có một đống bùn nhiều Pb và Hg, mình sẽ phải làm gì??
    Đây là một câu hỏi khó, nếu tớ trả lời được tất thì giỏi quá, tuy nhiên cần chú ý những điểm sau khi muốn chọn cách này để xử lý:
    [​IMG]
    1> Về cơ sở vật chất: Các điều kiện để trồng, chăm sóc(phân bón, tưới tiêu), thu hoạch?.
    2> Đất có thể phục hồi: đất có giá trị sử dụng, kim loại có khả năng loại bỏ bởi một giống cây đã được chọn(cây phải sống được trên vùng đất đó), nói chung là điều kiện khả thi cho phục hổi
    3> Sử lý sinh khối: có khả năng, điều kiện để thu hoạch, làm giảm thể tích, phân tích, composting, chôn lấp, đốt bỏ?
    4> Có công nghệ phù hợp để quan trắc lâu dài sau khi sử lý, tránh được những ô nhiễm thứ cấp trong tương lai tới cộng đồng
    Reindeer : ?oCâu hỏi, cây hấp thụ kim loại nặng, thế về sau xử lý sinh khối thế nào?? Đem làm gì với cái cây chứa đầy kim loại nặng ấy????
    Theo tài liệu đọc được thì người ta thu sinh khối xong có thể đốt lấy tro, làm giảm thể tích bằng ủ yếm khí thu gas?phần còn lại cuối cùng mang chôn lấp vĩnh viễn
    ?oKL nặng chứa trong bùn thải có nồng độ cao từ vài chục đến hàng trăm mg/kg TLKhô, xử lý bằng hấp thụ sinh học chỉ hấp thụ được hơn 10 mg/kgTLK vậy có ích gì?? vì nếu tính toán xử lý 1 kg bùn chứa KLN sẽ rẻ hơn xử lý 5-7 kg sinh khối thực vật đúng không!!!?
    Trong bảng có ghi khả năng hấp thụ là > 10.000ug/g trọng lượng khô (~10.000mg/kg) đây là một con số không nhỏ đấu, mặt khác, đối tượng ô nhiễm đất không phải chỉ là bùn thải, mà đó là các vùng khai khoáng rộng lớn, người ta không thể xúc toàn bộ đất đó mang đi xử lý ex situ được, rất tốn kém, thay vào đó người ta trồng cây lên đó, lại mang một ý nghĩa rất môi trường khác. Tất nhiên ở đây em không bảo cách xử lý không khả thi, đặc biệt là xử lý ex situ bằng hóa, lý học nếu nồng độ ô nhiễm là rất lớn, độc hại và ở phạm vi nhỏ, cần xử lý cấp bách .
    ?oMột số nhóm mới chỉ nghiên cứu mà chưa có ứng dụng gì thực tế à, chán đời thật, các bố khoa học của mình toàn làm cái trò gì ko biết.?
    Câu hỏi này là bức xúc mang tính thời sự, đặc biệt với những người làm nghề nghiên cứu ở ta, hy vọng có thể khá hơn trong tương lai, khi nhà ta giầu có bằng thiên hạ. Nếu bạn quan tâm tớ sẽ giới thiệu cho một nhóm nghiên cứu ở Viện khoa học việt nam làm về vấn đề này, nhưng chỉ là nghiên cứu sự tích tụ kim laọi trên một vài loại thực vật nước, rau cỏ ở khu vực Hà Nội, kết quả cũng mới là bước đầu thôi.
    Chúc anh em cuối tuần vui vẻ!
    P/S anh Reindeer nhắn ông anh ở Weigningen thinh thoảng vào diễn đàn này chút, lâu không thấy bài viết nào, ông anh này viết thì anh em cũng học hỏi được nhiều hơn, lâu rồi em vẫn mong bài viết của ông này?
  9. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Về việc sử dụng cây để hấp thụ KLN trong đất hoàn toàn rất khả thi!!! Tuy nhiên ở đây đang xét về bùn.
    Câu hỏi bài viết của Em gái Lông Dân vừa trả lời tớ vừa cho thấy ứng dụng dùng thực vật để xử lý kim loại nặng trong bùn ít có tính thực tế. Thực ra tớ gài bẫy đễ lừa gái Nông Dân

    - Thế này nhé 1 kg bùn chứa 40mg Zn chẳng hạn đem đốt, rồi chôn lấp, sẽ tiêu hết 1 đồng
    - Cùng với lượng bùn đó người ta chồng cây sau một số năm sẽ thu được 4 kg biomass có chứa 10mg Zn (giả xử cây hấp thụ 100% Zn) cũng đem đốt và chôn lấp, sẽ tiêu hết là 4 đồng
    - nếu đem ủ Methan giả xử hiệu xuất là 50% thì 4kg biomass sẽ cho ta 2kg bùn nhiều gấp hai lần số bùn ban đầu. Cũng bằng đốt và chôn lấp cũng tiêu mất 2 đồng.
    Tính là tính tượng trưng thôi nhé đừng vặn vẹo
    Vậy đây cũng chính là kết luận của Gái Nông Dân chỉ sắp xếp từ ngữ lại thôi: "bùn thải có nồng độ ô nhiễm là rất lớn, độc hại và ở phạm vi nhỏ cách xử lý sẽ là ex situ bằng phương phá hóa, lý học. Tuy tố kém nhưng vẫn phải làm, chấp nhập được đối với bọn tư bản giãy chết nhiều tiền. Còn với nghèo như xã hội chủ nghĩa chúng ta thì bó tay nói cách nói nhưng hiện giờ đồng bào thân yêu vẫn hay nói: "kiêng kem cái gì đằng nào trả chết"
  10. phocaydang

    phocaydang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chọn MOD theo chuyên môn cao ?"> không đồng tình. MOD ko cần cao, chỉ cần có tư duy điều hành và quản lý. Chuyên môn cao thuộc về cộng đồng. MOD cũng ko có quyền phê, thẩm định tài liệu, đánh giá chuyên môn, MOD chỉ kiểm soát vấn đề về vi phạm quy định, .v.v. Đó mới là bản chất của FORUM. Tớ sẽ giống như bạn, chẳng càn quan tâm MOD là đứa nào khi FORUM hoat động tốt hiệu quả, chất lượng cao. MOD sẽ chìm xuống sau cánh gà, và thi thoảng có thể đc nhớ đến. Cái đoạn Admin phỏng vấn thì đúng là hơi cực đoan quá, he he, ko hiểu nổi, chắc là tại thủa sơ khai, tính an toàn để ở mức cao, thôi cũng thông cảm, vì diễn đàn này đã từng bị ?ophốt?, suýt đi viện mà.
    Về xử lý bùn đất bằng sinh khôi thì tuyệt quá rùi. Thật ra nếu cây đã hập thụ được rùi, việc xử lý sau đó chắc cung ko phải lăn tăn nhiều. Tuy nhiên, theo trích dẫn của Nông dân, 10.000 mg/kg, có nhầm không, bạn check lại đi nhé. Mình thấy nghi nghi thế nào ý. Hâp thụ của sinh khối thì làm sao lại có thể cao thế đc. Phương pháp này thường mang tính chất thanh lọc khi đối tượng nằm ở dạng phân tán và có hàm lượng thấp (vd như kim loại vi lượng). Đạt được 1 lạng kln trong một kg đất, nghe nó ko vào. Còn về nhóm nghiên cứu gì gì đó, tớ nói thật, bạn nào đó thì đừng tự ái, tớ chả tin mấy cái bố ở Viện KHOA HÓC Việt Nam. Một khi vẫn còn làm đề tài theo kiểu nhà nước bao cấp, chưa phải theo kiểu đối tác của doanh nghiệp đầu tư thì lại chỉ loanh quanh vớ vẩn thui.
    Còn về ý kiến của bạn Tuần Lộc, trùi, tách được nó ra khỏi hệ lỏng-rắn-khí nhì nhằng phức tạp đã là tốt lắm rùi, đã là mong ước của bao nhiêu người rùi. Lại còn muốn có cả hoa quả ăn được, tham vọng quá nhưng có lẽ tớ nghĩ ko cần đâu.
    À, cám ơn bạn đã liên hệ được với chuyên gia. Vậy bạn bảo chụp ảnh post lên là chụp ảnh gì, chụp bùn à hay cái gì, cụ thể nhé. Chắc các bạn làm nhiều rùi nên cũng thông cảm cho mình, ko thể (hoặc chưa thể) nói cụ thể nó ở đâu, vùng nào, đồng ý thế nhé. Tất nhiên, mình sẽ cố gắng cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất (vẫn phải đảm bảo tính khuyết danh mà). Đấy cũng là một cái lý thú của món môi trường (cũng giống công an, hải quan ra phết). Còn yêu cầu phân tích solid content, VSS, alkalinity thì có thể giải thích cho mình sẽ để làm gì không. Phân tích chắc cũng ko khó vì chỉ tiêu này cung ko đắt đỏ gì.
    MOD nvl ơi, lại thế rùi, khổ quá, cứ ?ochanh? luận làm cái gì, phê phán làm cái gì, nếu chưa hiểu thì từ từ sẽ hiểu, bạn càng chiến đấu, càng làm căng thăng. Nhịn đi một tí.
    Như vậy là mới có một giải pháp về xử lý bằng hấp thụ sinh khối ?" và vẫn chưa phổ biến (mới chỉ dạng nghiên cứu, hi) tại khu vực bãi đổ thải. Nhưng các bạn vẫn quên chưa đi vào cái chi tiết chính mà theo tớ là quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất. Đó là: Bùn bẩn (VD là có nhiều Hg, Pb) đang nắm yên ổn dưới kênh, lại có lớp nước phủ trên. Bây giờ phải móc lên, chất lên xe hoặc xà lan, chở đi vòng quanh thành phố, chắc các bạn cũng tưởng tượng ra mức độ tác động. Vậy, ta phải làm động tác gì, để trước khi đến được bãi đổ tập trung (mà sẽ được trồng cây CẢI+CÚC) thì nên (à, phải gọi là bắt buộc) phải có động tác gì trước đó: phơi, hay đóng vào thùng kín (tốn kém nha) hay rắc vôi hay như thế nào.
    Vẫn biết là vấn đề còn rất mới, nhưng sức mạnh tư duy của cộng đồng, sẽ phải xử lý được, mà thực sự là đang cấp bách lắm. Bà con thân mến ạ.

Chia sẻ trang này