1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về nguồn gốc đôi đũa

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi laetitia, 23/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laetitia

    laetitia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về nguồn gốc đôi đũa

    Ai biết xin chỉ giáo vài câu, thật ra thì đũa xuất hiện đầu tiên tại nước nào và có từ bao giờ? Cảm ơn nhiều nhé!
  2. mikiki

    mikiki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0

    Được mikiki sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 24/12/2004
  3. mikiki

    mikiki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn laetitia
    Theo lịch sử khảo cổ thì đôi đũa đã đuợc dùng đầu tiên bên Tầu khoảng 2000 năm truớc Công Nguyên ...và Nhật bắt đầu dùng đũa khoảng 300 B.C.
    Chúc Mừng GIáng Sinh - Merry Christmas
    Joyeux Noel - Buon Natale
    Lystig Jul - Feliz Navidad
    С Рождес,вом Х?ис,ов<м - Fröhliches Weihnachten

    The historical record shows that the Chinese have been using chopsticks since the eighteenth century B.C. In 1974, a pair of chopsticks dating back two thousand years was unearthed in an ancient tomb in South China.
    The first use of chopsticks as eating utensils in Japan dates back to the end of Yayoi period (BC-300).
  4. lemonic

    lemonic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Dụng cụ ăn của người phương tây gồm thìa, nĩa, dao. Còn dụng cụ ăn của người Việt Nam ta là đôi đũa.
    Một số học giả phương tây do quan sát và so sánh lối ăn của người Trung Hoa với người VIệt mà cho rằng: văn minh đôi đũa là thuộc Trung Hoa. nhưng thực ra lối ăn bằng đũa là sản phẩm của cái nôi trồng lúa nước Đông Nam Á mà Việt Nam là tiêu biểu. Theo sách "Lịch sử văn hóa Trung Quốc" do Đàm Gia Kiện chủ biên (1993, trang 769), người Trung Quốc t"hời tiền Tần không dùng đũa mà lấy tay bốc" (giống người Ấn Độ - đó là tập quán của cư dân trồng kê, mạch, ăn bánh mì, bánh bao và thịt). Họ chỉ bắt đầu dùng đũa từ khi thôn tính phương Nam.
    Lối ăn bằng đũa được coi như một lối dùng dặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những thứ khó có thể dùng tay bốc hoặc mó tay vào được như cơm , cá, rau dưa, nước mắm. Đôi đũa có hai chiếc, ngòai hai họat động cơ bản là "và cơm" và "gắp thức ăn" nó còn thực hiện được một lọat các động tác khác phục vụ cho bữa ăn như : xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét, đảo, san...Điều này thể hiện tính chất linh hoạt, đa năng nhưng lại thiếu tính chuyên môn hóa. Khác với dụng cụ ăn của người phương Tây , mỗi dụng cụ có chức năng riêng phục vụ cho bữa ăn: dao để cắt; nĩa để găm, xé; muỗng để múc thức ăn - thể hiện tính chuyên môn hóa cao.
  5. laetitia

    laetitia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người đã cho biết những thông tin thú vị, cái bộ bát đũa của mikiki đẹp quá .
    Mình cũng thấy nghi ngờ về vụ xuất xứ của đũa, chẳng nhẽ cái gì cũng bắt nguồn tư TQ mà ra .
  6. lemonic

    lemonic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    TRIẾT LÝ ĐÔI ĐŨA:
    Đầu tiên, nói đến đũa là nói đến tính cặp đôi. Để nói về tình yêu đôi lứa, ca dao có câu:
    Đôi ta làm bạn thong dong
    Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng

    Hay tình cảm vợ chồng: "Vợ dại không hại bằng đũa vênh".
    Thứ đến là tinh thần đoàn kết:
    điều này thể hiện trong hình ảnh bó đũa. Trong chúng ta ai mà chẳng nhớ "Câu chuyện bó đũa" ở Tập đọc lớp ...(? nhưng chắn chắn là cấp 1): cả bó đũa thì không thể bẻ gãy nhưng từng chiếc đũa một thì bẻ dễ dàng ! "Đoàn kết là sức mạnh vô địch" mà lị !
  7. hoaxuanca_Trinh

    hoaxuanca_Trinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    ĐÔI ĐŨA TRONG MÂM CƠM CỦA NGƯỜI MƯỜNG.
    ...Nguyên liệu dùng làm đũa chỉ có cây song và ngọn cây đền già, hai cây cũng thuộc họ tre, nhưng lóng dài và thẳng, thịt chắc. Khi vót thành chiếc đũa phải có chiều dài "ba nắm một ngóc". "Ba nắm" là bàn tay người vót đũa nắm lại xếp ba lần theo chiều dài chiếc đũa, "một ngóc" là ngón tay cái của nắm thứ ba dựng thẳng lên, đầu ngón tay cái ấy đến đâu là chiều dài của đôi đũa ở đấy. Đũa thường có chiều dài 30 - 32cm, hình dáng chiếc đũa bao giờ phía đầu cũng lớn hơn, có đường kính chừng 5mm và phía cuối có đường kính 3mm. Đũa sau khi vót được gác lên gác bếp xông khói cho đũa thật khô, vì vậy khi dùng đũa không bị vênh bị gãy, đũa dùng lâu ngày nổi lên màu nâu thẫm và bóng, những chiếc đũa va vào nhau phát ra tiếng kêu chắc, đanh.
    Cơm nghén là bữa ăn chung đầu tiên của đôi vợ chồng Mường trong ngày cưới. Ăn xong, mỗi người cầm đôi đũa của mình tự dắt lên mái tranh trong phòng ngủ của họ, vợ dắt phía dưới, chồng dắt phía trên. Hai đôi đũa ấy được giữ nguyên như vậy cho đến khi đầu bạc răng long. Việc làm này đã thành một tục lệ trong hôn nhân Mường, với ý nghĩa là lúc nào họ cũng nhìn thấy đôi đũa để nhớ về tình cảm đằm thắm buổi ban đầu, nhắc nhở lời giao ước thủy chung, yêu thương nhau đến trọn đời. Thế là đôi đũa đã đi vào tình cảm riêng tư sâu kín cuả con người, đi vào đời sống tâm linh và trở thành vật thiêng, biểu tựơng của lời nguyền.
    (Theo Văn hoá ẩm thực Mường - Hoàng Anh Nhân)
    Được hoaxuanca_Trinh sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 15/02/2005

Chia sẻ trang này