1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về Nhân và Quả

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nguyenlinhhoa, 17/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenlinhhoa

    nguyenlinhhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về Nhân và Quả

    Một chuyện vừa xảy ra thế này:

    Một cô gái sau hai lần chết hụt đã hỏi nhà sư cứu mình:
    - Tại sao anh cứu em?
    - Tôi thấy cô có tính thiện, cô có lương tri. Nhưng sau lưng cô mang nghiệp ác.
    - Nếu có nghiệp ác thì tại sao anh cứu được em?
    - Không phải tôi cứu cô mà là chính cô đã cứu cô. Lương tri, tính thiện của cô cứu cô.
    - Em còn cố gắng được nữa không?
    - Cô cố gắng song cô mang nghiệp ác nên cô sẽ bị giết một lần khác. Tôi nhìn thấy Nhân và Quả. Tôi thấy những người lính Nhật cầm súng bắn giết sau lưng cô, đó là nghiệp ác dù đó là từ thế kỷ trước.
    - Em là những người lính Nhật đó?
    - Không.
    - Em kiếp trước đã từng giết người?
    - Không!
    - Thế tại sao em lại phải chịu quả báo, tại sao em sẽ bị giết? Như thế có công bằng không?
    - Cô kiếp trước không phải là lính Nhật, cô chưa từng giết người. Nhưng vì lính Nhật giết người nên cô sẽ bị giết chết. Đó mới là lẽ công bằng của trời đất.

    ----------
    Em quả thật hoang mang quá, mặt khác lại không muốn tin vào lý lẽ này. Xin ý kiến các cao thủ về Nhân và Quả, giải thích hộ em, nhất là làm sao để có thể giúp cô gái ấy không bao giờ bị giết.


    Thích được hôn như bạn bè...nhưng thích hôn như tình nhân...
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nhân và Quả theo Phật học thì có nghĩa là khi ta gieo nhân gì thì ta nhật một cái quả.
    Nhân có nhân ác và nhân thiện, có nhân lớn và nhân nhỏ. Nhân lớn thì truởng thành sớm thành quả hơn và ta phải ăn nó truớc.
    Khái niệm này nếu hiểu một cách tích cực trong cuộc sống thì thấy nó rất rõ ràng.
    Chuyện của chị là một câu chuyện ko biết có thực hay là giả. Và nhà Phật có những lý luận riêng mà ko phải là dể hiểu đuợc điều đó.
    Nói chung hãy làm điều thiện, giúp phúc cho đời thì mọi việc sẽ đuợc giải cứu thôi. Vì đâu phải chỉ có nhân ác mà còn có nhân thiện giải cứu mà.
    Đừng có lo lắng gì cả vì số phận luôn công bằng với đời nguời.
    Thân.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  3. liberation_2000

    liberation_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để người ta tin luật nhân quả trong ba đời ?
    Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
    Ba đời là đời quá khứ, hiện tại và vị lai về mặt thời gian có thể dài, có thể ngắn, có thể xa, gần. Dài thì tính bằng a tăng kỳ kiếp như a tăng kỳ kiếp đời quá khứ, a tăng kỳ kiếp đời hiện tại, a tăng kỳ kiếp đời vị lai. Tỉ dụ : chúng sinh phát tâm tu thành Phật phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp lớn, kiếp a tăng kỳ kiếp là kiếp dài vô lượng không thể kể xiết được. Đơn vị chiều dài thời gian thứ hai là đại kiếp: đại kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai. Một đơn vị nữa thường được nói tới là một đời người, kiếp trước, kiếp sau, kiếp hiện tại. Nếu theo những đơn vị thời gian nhỏ nhất thì tính theo sát na hiện tại, sát na quá khứ, sát na vị lai (sát na là đơn vị thời gian nhỏ nhất, có thể tưởng tượng được, có thể tính bằng phần trăm giây). Vì vậy nếu kiếp hiện tại, quá khứ, vị lai theo ba đời theo nhân quả ba đời là hiểu một cách quá hạn hẹp.
    Một người đã tin ở luật nhân quả trong đời hiện tại thì cũng phải tin ở luật nhân quả các đời quá khứ, và vị lai. Song những sự kiện chứng minh luật nhân quả trong thời hiện tại thì có thể kiểm nghiệm được, còn đối với đời vị lai hay đời quá khứ thì không kiểm nghiệm được và khó tiếp thu, khó tin, do đó mà cầu ở sự giúp đỡ của phép thần thông hay quỷ thần đợi đến khi tự mắt mình thấy những hiện tượng xảy trong đời rồi mới chịu tin.
    Sức mạnh của thần thông và quỷ thần tuy có thực, nhưng rất hữu hạn dù giúp chúng ta biết thời quá khứ hay vị lai chăng nữa, thì cũng có thể biết trong một thời gian hết sức ngắn ngủi mà thôi, làm thế nào mà biết hết tất cả mọi chuyện trong cuộc đời quá khứ và vị lai vô cùng vô tận được. Do vậy cũng không thể thanh toán được mọi nỗi nghi ngờ, vấn đề nhân quả ba đời vẫn tồn tại như cũ, không giải quyết được.
    Biện pháp của Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề này, không phải là dùng phép thần thông hay sức mạnh của quỷ thần, mà chỉ dùng hai câu :
    "Dục tri quá khứ sự
    Kim sinh thọ giả thị
    Dục tri vị lai sự
    Kim sinh tố giả thị"
    Nghĩa là "Muốn biết chuyện quá khứ, qua tình hình chịu báo đời này thì rõ. Muốn biết chuyện vị lai, qua việc làm đời này thì rõ".
    Đời sống hiện tại là quá khứ của đời vị lai. Vị lai của hiện tại là hiện tại của vị lai. Quá khứ của hiện tại là hiện tại của quá khứ. Do đó điều quan trọng là phải hiểu thật rõ nắm thật vững giờ phút của hiện tại tức là đồng thời nắm vững cả lý nhân quả của ba đời rồi. Còn quay lại tìm hiểu quá khứ hay là tìm cách biết trước vị lai, chỉ làm mất thời giờ hiện tại, gây rối rắm và lãng phí giờ phút hiện tại, đã không ích gì cho hiện tại mà cũng vô bổ cho tương lai.
    Hiện tại gặp vận may chính là do trong quá khứ tạo ra nhân lành. Hiện tại gặp điều bất hạnh, cũng chính là do trong quá khứ đã gieo nhân ác. Vận may trong tương lai cũng chính là do trong quá khứ đã làm điều lành cộng thêm sự cố gắng hiện nay, vận không may trong tương lai cũng chính là do trong quá khứ đã gieo nhân ác và hiện tại do lười biếng và tiếp tục làm ác. Vận mạng đều nằm trong quá khứ, hiện tại và tương lai của mình đều do ở nghiệp ác hay thiện, siêng năng hay lười biếng trong hiện tại mà nghiệp ác có thể chuyển biến, vận may cũng có thể bị đánh mất.
    Có người cho rằng vì không thấy được quá khứ và tương lai, nên không tin là có chuyện quá khứ và tương lai. Thực ra, nếu nói không thấy nên không tin là có thì trong hiện tại, có nhiều chuyện mắt không thấy thì cũng không tin hay sao ? Tỉ dụ : Lịch sử dân tộc, gia phả giòng họ, sự tích tổ tiên, ông bà v.v? đều ghi những chuyện rất ít người được thấy, nhưng lẽ nào không tin ? Có mấy ai hiện nay được thấy ông tổ, ông tằng của mình ?
    Cái thân xác của bản thân mình được di truyền từ ông tằng, ông tổ và sẽ được di truyền đến vạn đời con cháu sau này. Đó là nhân quả ba đời của thân xác. Ngoài thân xác vật chất còn có linh hồn, tinh thần hay thần thức (từ Phật giáo) lưu chuyển. Theo quan điểm duy vật thì người chết như ngọn đèn tắt, ngoài vật chất ra, không có tinh thần. Luận điểm duy vật đối với người bình thường dễ tạo ra tâm lý và thái độ thiếu trách nhiệm với hành vi của mình, thậm chí dẫn đến những hành vi tội ác giết người hay tàn sát hàng loạt vì lợi ích cá nhân hay lợi ích đẳng cấp. Cho nên niềm tin ở luật nhân quả ba đời ở sự lưu chuyển của thần thức là an toàn nhất. Nếu cả nhân loại mà có niềm tin như thế, thì người người kính trọng nhau, nhường nhịn nhau, cùng tồn tại, cùng phồn vinh. Nếu không tin như thế thì thiện ác không được phân biệt, thế giới tương lai sẽ trở thành hỗn loạn, bất an
    Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
    Phân Viện Viên Cứu Phật Học dịch
    Our life is the creation of our mind.
  4. nguyenlinhhoa

    nguyenlinhhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn @liberation_2000 đã trả lời cặn kẽ về điều này.
    Trước đây các cụ vẫn dạy rằng: "Nhân định thắng thiên", "Đức năng thắng số". Song chỉ thắng được số thôi chứ không thoát được Mệnh. Vậy số và mệnh dường như vượt quá khả năng cái chữ Thắng của con người, phải vậy không?
    Hay là cô gái ấy vẫn còn nhiều hy vọng-ví dụ, nhà sư này không cứu được thì ông thầy khác cứu được?
    Thích được hôn như bạn bè...nhưng thích hôn như tình nhân...
  5. liberation_2000

    liberation_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Tổng Quát về Nghiệp
    Chữ Nghiệp dịch từ chữ Karma (Sanskrit) hay Kamma (Pàli), có nghĩa là hành động có tác ý (volitional action) của thân, khẩu, và ý. Các hành động không có tác ý thì chỉ là hành động mà không được gọi là nghiệp. Tác ý ấy chính là hoạt động của hành uẩn hay tư tâm sở (cetànà). Tác ý thì hoặc thiện, hoặc ác, hoặc phi thiện phi ác.
    Như thế, nói đến nghiệp là nói đến nghiệp thiện, nghiệp ác trong vòng sinh diệt của hiện tượng. Đấy chính là nghiệp hữu lậu. Trong các Kinh, thỉnh thoảng có đề cập đến nghiệp vô lậu, nhưng, tương tự như nhân quả, ở đây phải hiểu là mượn từ để diễn đạt. Thực ra, vô lậu thì ở ngoài vòng nghiệp, theo định nghĩa về nghiệp ở trên.
    Một trong năm điều mà Thế Tôn dạy các đệ tử của Ngài, tại gia hay xuất gia, phải thường xuyên quan sát là nghiệp:
    "Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy". (Tăng Chi II, tr. 77)
    Do vì nghĩ đến khổ đau mà con người phải cảm thọ như là hậu quả của chính các hành động ác của thân, khẩu, ý của con người, nên Thế Tôn dạy rõ giáo lý về nghiệp để khích lệ con người đi vào các thiện nghiệp ngỏ hầu cảm nhận được hạnh phúc lâu dài của Trời. Cá nhân cũng được hạnh phúc và cõi đời cũng được hạnh phúc hơn ngay trong hiện tại và cả tương lai. Từ thiện nghiệp, con người dễ đi vào giải thoát hơn.
    "Ý dẫn đầu các pháp,
    Ý làm chủ, ý tạo,
    Nếu với ý ô nhiễm
    Nói năng hay hành động,
    Khổ não bước theo sau
    Như chiếc xe theo chân con vật kéo". (Dhp. 1).
    "...
    Nếu với ý thanh tịnh (thiện)
    Nói năng hay hành động
    An lạc bước theo sau,
    Như bóng không rời hình". (Dhp. 2)
    Qua các lời dạy trên của Thế Tôn, chúng ta có cảm nhận ngay rằng, chính do vì có nghiệp quả mà nghiệp nhân được bàn đến.
    Tìm hiểu về nghiệp, thực ra là công việc tìm hiểu về nghiệp báo hay quả dị thục của nghiệp.
    Về quả dị thục của nghiệp, hay gọi là nghiệp quả, chúng ta đã nói đến ở phần nhân quả. Ở đây, tưởng cũng cần nhấn mạnh một số điểm đưa đến sự hiện hành của quả dị thục:
    - Điểm thứ nhứt, do ý làm chủ tạo tác ra nghiệp nên cường độ tác ý mạnh yếu có ảnh hưởng lớn đến sự hiện hành và thời điểm hiện hành của nghiệp quả.
    - Trong thời gian đi đến nghiệp quả, các nghiệp mới có ảnh hưởng lớn đến quả hiện hành của các nghiệp cũ.
    - Tâm lý của người thọ báo quyết định cảm thọ khổ, lạc nhiều hơn là chính quả báo dị thục.
    - Cận tử nghiệp (các hành động của ý thức trước lúc chết) có ảnh hưởng quyết định sanh thú hơn là các loại nghiệp khác.
    - Thông thường, ác nghiệp dẫn đến ác quả, ác thú; thiện nghiệp dẫn đến thiện quả, thiện thú tương ưng.
    Tuy nhiên, như Thế Tôn đã dạy, khó mà tư duy được về quả dị thục của nghiệp. Lẽ giản dị là vì tất cả nghiệp nhân, nghiệp quả đều là Duyên sinh nên mang nghĩa bất định.
    Phái Túc Mệnh Luận (thuộc Nam tông) thì chủ trương túc nghiệp, có nghĩa là không thể chuyển nghiệp, nghiệp cũ quyết định quả báo hiện tại. Chủ trương này nghe không phù hợp với tính chất Duyên sinh, bất định của các pháp. Nếu nghiệp không thể chuyển được thì làm sao có sự kiện giải thoát ngay trong hiện tại? Thực ra, con người tạo tác nhiều nghiệp ở quá khứ khác nhau dẫn đến các kết quả định, bất định khác nhau. Điểm căn bản của giáo lý nghiệp của Phật giáo cần phải nắm vững là các quả báo ngoại giới có loại chuyển được, có loại không chuyển được; trong cả hai loại này, người thọ quả báo luôn luôn có điều kiện tâm lý độc lập để nhận chịu ảnh hưởng hay không. Chính vì vậy mà Phật giáo đã chỉ dạy con đường tu tập huấn luyện và chuyển đổi tâm lý để đi đến giải thoát. Giải thoát có nghĩa là giải thoát nghiệp, không để bị chi phối bởi nghiệp nhân hay nghiệp quả. Giáo lý Duyên Khởi của Phật giáo đã xác định rất rõ ràng là có khổ, ái... nhưng không có ai khổ, ái... hay chỉ có nghiệp quả mà không có người thọ quả. Thế mới là lối vào giải thoát.
    Thực sự, không có một loại nghiệp nào được gọi là định nghiệp cả, nếu mức độ giác tỉnh của ta đủ mạnh để đoạn tận các lậu hoặc. Khi giải thoát đã có thể thực hiện ngay trên cõi đời này thì hẳn nhiên đi đến kết luận rằng tất cả nghiệp đều có thể được chuyển hóa.
    Nghiệp do chính con người tạo tác (hay do ý tạo tác) thì cũng do chính con người đoạn trừ (hay do ý đoạn trừ). Nó là cái gì rất chủ quan của tâm lý, được coi như không liên hệ gì đến các quyền năng bên ngoài, nên con người chủ động trong việc phát khởi, duy trì hay dứt bỏ nó.
    Nghiệp thiện, ác không phải do hành động thuộc loại thiện, ác làm nên, mà là do ý chấp thủ tướng thiện, ác. Khi ý (hay tâm) rời khỏi chấp thủ, tham ái thì bấy giờ nghiệp không có nhơn duyên để thành lập hay tồn tại. Bấy giờ các hành động biểu hiện của thân, khẩu, ý được gọi là hành động duy tác (kriyà).
    TT. Thích Chơn Thiện
    Our life is the creation of our mind.
  6. nguyenlinhhoa

    nguyenlinhhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Nhưng huyễn hoặc cô gái về một tương lai tốt đẹp không bao giờ đến với cô ấy (vì cuộc sống của cô ấy là hữu hạn) nhằm để khuyến khích cô tiếp tục phấn đấu, tu nhân tích thiện thì cũng có khác chi việc đe doạ cô ấy về một kết cục bi thảm (quả báo), làm cô ấy vì phẫn chí mà đâm ra chơi bời, hoang đàng... Hai việc đó đều nhẫn tâm như nhau.
    Bởi, nếu tôi lấy cái căn bản là Sự Sống (không phải xét đến Đời, hay đến Kiếp), thì cô gái ấy, con người ấy, chỉ có một Sự Sống duy nhất, một lần duy nhất trong nhân gian, cô ấy có Sự Sống của chính cô ấy. Sự Sống ấy không phải một vật thể bất biến để có thể Đời này của cô ấy đổ đầy cho Đời kia, Kiếp này của cô ấy nhận và gánh được cho Kiếp kia.
    Tôi vẫn thấy trong lòng bất nhẫn, đầy những dấu hỏi nghi hoặc về sinh mệnh con người.
    Thích được hôn như bạn bè...nhưng thích hôn như tình nhân...
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chính chị đang đẩy mình vào chỗ bí. Chị đang tự mâu thuẫn vào chính mình.
    Nếu ko tin, thì có thể kết thúc câu chuyện ở đây, hãy sống như là chình mình.
    Nếu tin thì hãy làm điều thiện, hãy hưởng cuộc sống tươi đẹp hiện tại.
    Lời khuyên cá nhân luuthuy, có những lúc luuthuy tưởng sắp đi rồi nhưng vẫn chưa đi được. Vì luuthuy hiểu rằng cuộc sống luôn công bằng với chình mình.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  8. VuGiaVien

    VuGiaVien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Mod Thuỷ nhắc đến luật bù trừ rất đúng .
    Cuộc sống luôn công bằng với chính mình ?
    Có những cái tưởng rằng ta mất đi đấy chính là cái mà ta đang được . Một chút nhé : Cốt ở cái tâm của con người mà thôi .
    Tuấn Anh xin đón chào tất cả các bạn đến với Vườn Vũ Gia .Mong mọi bình yên và hạnh phúc cho tất cả mọi người .
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, câu chuyện trên có thể xem là một điển hình của một ?oCông án? của Thiền Tông. Ðể biết thế nào là một công án ta hãy trở về với lịch sử của Phật giáo Thiền Tông (theo những điều mà tôi biết).
    Mục đích của đạo Phật là giác ngộ, tức là xóa bỏ ảo tưởng. Các loại ảo tưởng nào cần phải xóa bỏ? Ðó là:
    1. Ảo tưởng về sự trường tồn (pháp ấn ?ovô thường?).
    2. Ảo tưởng về bản thân (pháp ấn ?ovô ngã?).
    3. Ảo tưởng về lạc thú (pháp ấn ?okhổ não?).
    Theo kinh điển Phật giáo thì khi ta ?othấy? các pháp ân trên là ta đã đi đúng con đường. Ðể có thể xóa bỏ được các ảo tưởng trên, Phật giáo truyền thống dùng các biện pháp như Quán hơi thở, Quán bất tịnh, Quán tưởng tứ vật dung.v.v.. và gọi chung đó là thiền Tứ Niệm Xứ hoặc Minh sát tuệ (Vipassana). Các biện pháp trên chủ yếu là để nghiên cứu về tâm thức chứ chưa nghiên cứu gì về bản thể sự vật.
    Vì được sinh ra trong thời đại phổ biến của tư tưởng Ấn Độ giáo, Phật Thích-ca phải dùng thế giới quan của Ấn Ðộ giáo (thuyết luân hồi) để giải thích tư tưởng của mình và điều đó đã trở thành truyền thống của Phật giáo.
    Sau một thời gian phát triển, Phật giáo truyền thống (Tiểu Thừa) đã trở thành bảo thủ, không giải thích được đòi hỏi tìm hiểu vể bản thể của một số nhà sư. Họ đã sáng lập ra một trường phái mới gọi là Ðại Thừa (Sau này phát triển chủ yếu ở vùng Viễn Ðông). Trường phái này giải thích sự vật một cách mới mẻ hơn và đi sâu vào nghiên cứu bản thể của sự vật bằng các biện pháp như Không quán, Giả quán, Trung quán. Ðể giải thích cho sự luân hồi đã được chấp nhận ở trên, kinh điển Ðại Thừa dùng khái niệm ?othần thức? (mạt-na) - ở Phật giáo Tiểu Thừa, khái niệm này dùng để chỉ ?oý thức?. Mặc dù đã được giải thích rằng ?othần thức? không phải là ?olinh hồn? hay là ?ongã? (vì điều này trái ngược với thuyết ?ovô ngã? của Phật giáo), nhưng trong tín ngưỡng Phật giáo dân gian người ta vẫn hiểu rằng là Phật giáo chủ trương có ?olinh hồn? theo kiểu ?oba hồn bảy vía?. Và điều này làm cho ta có cảm tưởng rằng Phật giáo liên quan đến các phong tục mê tín dị đoan ở vùng Viễn Ðông (điển hình là kiểu như Lương Võ Ðế hỏi Bồ-đề Ðạt-ma ?otrẫm cho xây chùa, in kinh sách, nâng đỡ nhiều chư tăng, điều này có công đức gì không??).
    Trong hoàn cảnh đó Thiền Tông ra đời với tôn chỉ:
    ?oGiáo ngoại biệt truyền
    ?oBất lập văn tự
    ?oTrực chỉ nhân tâm
    ?oKiến tánh thành Phật?.
    Theo như sách chép lại thì các nhà sư Thiền Tông thường có hành tung kỳ dị như chém mèo, đốt kinh sách, chẻ tượng Phật để sưởi ấm và được ghi lại thành những giai thoại gọi là ?ocổ sắc công án? và có giá trị văn học rất cao và các hành giả thường ?otham? công án để mong cầu giác ngộ. Nhưng giá trị hơn vẫn là ?othực tại công? án tức là người thầy tuỳ căn cơ của học trò và tuỳ hoàn cảnh thực tế mà dùng một hành động, lời nói hoặc sự im lặng mà đưa học trò trở về với nhận thức đúng đắn. Thông thường các nhà sư Thiền tông tự Thiền Tông là một tông phái Ðại Thừa và cái ?obất lập văn tự? ở trên là sự phủ định kinh điển của Phật giáo Tiểu thừa lẫn Ðại Thừa. Nhưng nếu ta đọc các ?ocông án? ta đều nhận thấy có thể dùng ba ?opháp ấn? (vô thường, vô ngã và khổ não) như trên để giải thích: Thông thường người thầy đưa học trò vào một hoàn cảnh bế tắc rồi dùng một hành động bất ngờ hoặc đưa ra một đối tượng hấp dẫn sau đó đột ngột làm mất đi để người học trò không còn có cách nghĩ nào khác ngoài cách nghĩ rằng ?onhững ảo tưởng mà trước đây ta bám víu vào thật là vô lý làm sao.?
    Theo khoa học hiện đại thì có lẽ hiện tượng trên là do ban đầu quá trình thực hành Thiền định làm cho lượng endorphine nội sinh (một dạng ma tuý) dần dần tăng lên (người tập cảm thấy ?ophê phê?). Ðến một mức độ nào đó, người thầy dùng thủ thuật nào đó làm cho lượng endorphine này đột ngột giảm hoặc bị tiêu thụ hết. Người học trò sẽ cảm thấy sự thực là ?ođi, đứng, nằm, ngồi? đều là ?okhổ?. Ðây mới là bản chất thực của sự tồn tại.
    Trở lại câu chuyện trên: Người phụ nữ bị rơi vào hoàn cảnh sống chết nhưng vẫn chưa đủ trí tuệ để nhận thức về sự ?ovô thường?. Nhà sư dùng ?olương tri?, ?otính thiện? để làm mồi nhử cho người phụ nữ về ?ocái tôi? của cô ta và sau đó rút lại ?ocái tôi? này:
    - Em là những người lính Nhật đó?
    - Không.
    - Em kiếp trước đã từng giết người?
    - Không!
    Trước đó nhà sư đã rút bỏ ảo tưởng của sự ?ovui sống? của người phụ nữ này ?oCô cố gắng song cô mang nghiệp ác nên cô sẽ bị giết một lần khác.?
    Sau đó rút lại luôn cả ảo tưởng của cô ta về ảo tưởng về sự trường tồn của ?olẽ công bằng?, ?onhân và quả? theo cách nghĩ thông thường.
    Theo Phật giáo thì người ta khi đã xóa bỏ được ảo tưởng, trở về với nhận thức đúng đắn, các kinh nghiệm này sẽ in dấu trong ý thức, trong từng phút giây người ta sẽ không có những hành động thái quá (ăn cho bớt khổ chứ không phải là ăn cho sướng) vì vậy sẽ không chịu hậu quả của những hành động sai trái mà ?oEm? không làm (Không che mờ nhân quả chứ không phải là không rơi vào nhân quả).
    Ðó là ý của tôi cóp nhặt được từ những tài liệu mà tôi đã đọc.
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi vote bác 5 sao về bài viết.
    ?oGiáo ngoại biệt truyền
    ?oBất lập văn tự
    ?oTrực chỉ nhân tâm
    ?oKiến tánh thành Phật?.
    4 câu thơ này truớc tôi đưọc đại huynh nguyenducquyzen chỉ dạy. Tiếc là đại huynh đi rồi.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]

Chia sẻ trang này