1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về Nhân và Quả

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nguyenlinhhoa, 17/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenlinhhoa

    nguyenlinhhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn Cuonglhvt, tôi không còn thắc mắc gì nữa.
    Bạn Luuthuy thân mến, cô gái ấy không phải là tôi, tôi không phải cô gái. Những câu hỏi ấy bắt đầu từ khi tôi xem phim nhựa DaZhiLao, một phim đầy những cái chết không thể lường tới. Cô gái, một cảnh sát vô cùng thông minh, toàn vẹn và nặng - tình cuối cùng cũng đã chết. Xác một nơi, đầu một nơi rất là khủng khiếp.
    Còn nhà sư Liễu Nhân, không cứu được người bạn gái đã lên núi tìm kẻ sát nhân là Tôn Quả. Sau nhiều tranh cãi gay gắt về đời, về đạo, về nghiệp và duyên, cuối cùng Nhân quyết đấu sinh tử với Quả trước tượng Đức Phật trên núi. Song cho đến lúc đó nhà sư mới nhận ra mình chính là kẻ sát nhân, Nhân chính là Quả. Phim vô cùng hay song dư âm thật nặng nề.
    Tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn, không phải vì nhà sản xuất phim mà là ở ngay trong đời sống. Liệu những ảo tưởng được giác ngộ, được xoá bỏ là trở về nhận thức đúng đắn? Hay giác ngộ cũng chỉ là một ảo tưởng mới?
    Thích được hôn như bạn bè...nhưng thích hôn như tình nhân...
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào chị
    Phim là phim, thực là thực. Chị có xem phim Matrix ko? Phim hay lắm, nhưng nó hoàn toàn chẳng có nội dung gì. Tất cả chỉ là những mơ uớc liên tuởng về một thế giới ảo.
    Phim của chị em chưa xem, nhưng rốt cuộc nó cũng chỉ là một cái nhìn của một nguời về cuộc sống. Chị có xem cái phim Hậu Tây Du kí mà hồi truớc phát trên VTV3 ko? Đại ý là kẻ gây ra đại hoạ trong tam giới là một kẻ truớc là một vị hiền thánh, nhưng sau khi gặp điều kiện đã tự xuất hiện nên phần thứ hai là phần ác của mình. Sau đó cái ác lớn dần và át dần phần thiện. Vậy suy cho cùng trong cái thiện có cái ác tiềm ẩn và trong cái ác thì tồn tại cái thiền. Hai cái đó luôn tồn tại song song. Chính vì vậy mà Liễu Nhân chính là phần thiện còn Tôn Quả là cái ác. Có Liễu Nhân là cái thiện thì mới có thể có Tôn Quả là cái ác. Do đó nói theo ý của nhà Phật thì Nhân và Quả chính là một trong hai sự vât thống nhất. Đó chính là nội dung của phim đó.
    Suy trong cuộc sống thì có lẽ để chị tự phán xử hay hơn.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  3. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    lâu ko lên
    có điều ko hiểu lắm
    tại sao trong Phật đạo phải diệt "ảo tưởng"
    "ảo tưởng" tồn tại trong mỗi con người là một điều ko phải bàn
    nó là một phần của cuộc sống , và từ nó có một phần ko nhỏ tạo ta ảo tưởng
    "ảo tưởng" thực sự là gì , và có cái gọi là ảo tưởng về sự tồn tại của niết bàn trên đời ko
    thực tế là trong Phật giáo có ảo tưởng( vấn đề sâu xa, khi đem bàn nó chung với "giá trị tồn tại")
    sao trên này bây giờ thê thảm thế
    mà quên "ảo tưởng " là một phần của nhân quả
    nhân quả thực tế chỉ là một quá trình diễn biết của thời gian thôi
    thuyết nhân quả có thể nói rộng vô cùng nhưng có thể nói là nhỏ hẹp nếu coi qua vài tự này "có nhân ắt có quả"
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    [Xin cám ơn bạn luuthuy đã vote cho tôi. Ðến đây tôi thấy có hai câu hỏi phát sinh:
    1. Nội dung bộ phim trên nói về cái gì?
    2. Niết-bàn, giác ngộ (hay một cái gì đại loại như vậy) có phải là ảo tưởng không?
    1. Về câu hỏi thứ nhất: Trước hết, theo tôi bộ phim bằng ngôn ngữ biểu trưng đưa ra một câu hỏi lớn: Tại sao Nhân ?olành? mà Quả ?odữ??
    Một câu hỏi như trên sẽ đưa ta đến con đường bi quan. Nhưng nếu thay đổi đi một chút thì thật là thực tế và dễ hiểu: ?oNếu như việc ta sinh ra trên đời này là một Nhân ?olành? thì tại sao ta lại chịu một kết quả ?obi thảm? là ta phải chết?? (Ðừng quên rằng chính câu hỏi này đã đẩy thái tử Tất-đạt-đa dứt áo ra đi).
    Cuối phim tác giả đã hé mở cho ta câu trả lời ?oNhân tức là Quả?, ?oQuả tức là Nhân?. Ðiều này ai cũng có khả năng hiểu, nhưng thực ra không ai ?othấy? giống nhau cả (Cũng như câu ?ođời là bể khổ? ai cũng hiểu và ai cũng nói được nhưng chắc gì đã ?othấy?).
    2. Về câu hỏi thứ hai: Tôi nghĩ rằng có thể có mà cũng có thể không.
    Không là vì: Các pháp môn của Phật Giáo không dạy người ta tưởng tượng ra bất cứ một cái gì hết mà chỉ theo dõi sự việc đang ?oxảy ra? với mình: ?oKhi hít vào tôi biết tôi hít vào, khi thở ra tôi biết tôi thở ra. Khi đi tôi biết tôi đi, khi đứng tôi biết tôi đứng, khì ngồi khi nằm tôi biết tôi ngồi, tôi nằm.
    Có là vì:
    Trước hết tôi xin phủ định câu nói ở bài trước ?oÐạo Phật là đạo giác ngộ, nghĩa là xóa bỏ ảo tưởng?. Xin lưu ý rằng tự phủ định chính câu nói của mình là cách nói rất đặc trưng của Phật giáo, nó thể hiện tính không ?ocố chấp?. Tôi xin thay cụm từ ?oxóa bỏ ảo tưởng? bằng ?othay thế cách nhìn ?osai trái? bằng cách nhìn ?ođúng đắn? khi cần thiết?. Tôi xin lỗi vì đã sử dụng ngoặc kép hơi nhiều. Tuy nhiên xin các bạn đừng nhìn các từ ?osai trái?, ?ođúng đắn? bằng cặp mắt thành kiến mà hãy xem chúng như một nhãn hiệu mà tôi đã gán cho các ?ocách nhìn?.
    Ðể minh hoạ cho điều này tôi đưa ra một ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn là một bồn hoa mười giờ rất lớn rất nhiều hoa, mỗi bông hoa là một đối tượng của thuộc về bạn. Có bông hoa ?otri thức?, có bông hoa ?otình yêu?, ?obạn bè?, ?ogia đình?, ?otrình độ?.v.v.. Với cách nhìn ?osai trái?, bạn sẽ tưởng rằng mỗi bông hoa tàn thì hôm sau nó lại nở. Nhưng nếu nhìn với cái nhìn ?ođúng đắn?, bạn sẽ thấy rằng thực ra hoa chỉ tồn tại trong 2 tiếng đồng hồ, hoa nở của ngày hôm sau là một bông hoa khác còn hoa ngày hôm trước chỉ còn là một xác hoa héo tàn. Tuy nhiên, không ai cấm bạn nhìn theo cách nhìn ?osai trái? trên tổng thể một bồn hoa: ?ohoa tàn rồi hoa lại nở? (cũng như không ai cấm tác giả bộ phim làm tiếp tập 2 ?ocô gái ấy vẫn sống?). Phải chăng đây mới chính là ý nghĩa đích thực của thuyết luân hồi trong Phật giáo.
    ?oXuân khứ bách hoa lạc
    ?oXuân đáo bách hoa khai.
    ?oSự trục nhãn tiền quá.
    ?oLão tòng đầu thượng lai.
    ?oMạc vị xuân tàn hoa lạc tận.
    ?oÐình tiền tạc dạ nhất chi mai.?
    (Mãn giác Thiền Sư)
    (Xuân đi trăm hoa ruổi.
    Xuân đến trăm hoa cười.
    Trước mặt sự việc qua.
    Trên đầu ?ogià? đến rồi.
    Ðừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết.
    Ðêm qua sân trước một cành mai)
    Nếu ta cứ khăng khăng về cái nhìn ?ođúng đắn? của mình và không chấp nhận cái nhìn ?osai trái? thì đây sẽ là một dạng ?oảo tưởng? mới gọi là ?ocố chấp?. Chính vì vậy Phật Thích-ca gọi cái nhìn đúng đắn của mình là ?oChân Như? (như thật) chứ không phải là ?oChân Lý?.
    (Thiền Tông có câu: ?oKhi chưa học Thiền tôi thấy núi là núi, sông là sông. Khi học Thiền tôi thấy núi không là núi, sông không là sông. Khi giác ngộ tôi thấy núi ?ochính? là núi sông ?ochính? là sông?)
    ?oMọi lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi? (Gớt)
    ?oCái gọi là Phật pháp không phải là Phật Pháp mới chính là Phật Pháp. Phật nói chúng sinh không phải là chúng sinh mới chính là chúng sinh. Phật nói thế giới không phải là thế giới mới chính là thế giới. Phật nói giác ngộ (A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề) không phải là giác ngộ mới chính là giác ngộ.?
  5. liberation_2000

    liberation_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    ?oKhi hít vào tôi biết tôi hít vào, khi thở ra tôi biết tôi thở ra. Khi đi tôi biết tôi đi, khi đứng tôi biết tôi đứng, khì ngồi khi nằm tôi biết tôi ngồi, tôi nằm."
    "Nếu ta cứ khăng khăng về cái nhìn ?ođúng đắn? của mình và không chấp nhận cái nhìn ?osai trái? thì đây sẽ là một dạng ?oảo tưởng? mới gọi là ?ocố chấp?."
    Bác cuonglhvt viết hay quá! Cho bác 5 sao tiếp.
    Đức Phật đã từng nói:
    Believe nothing just because a so-called wise person said it. Believe nothing just because a belief is generally held. Believe nothing just because it is said in ancient books. Believe nothing just because it is said to be of divine origin. Believe nothing just because someone else believes it. Believe only what you yourself test and judge to be true.
    (Bác nào dịch tiếng Anh giỏi làm ơn dịch hộ em mấy câu này. Em cám ơn nhiều)
    Our life is the creation of our mind.
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào bác
    Ðiều này ai cũng có khả năng hiểu, nhưng thực ra không ai ?othấy? giống nhau cả (Cũng như câu ?ođời là bể khổ? ai cũng hiểu và ai cũng nói được nhưng chắc gì đã ?othấy?).
    Tôi thấy đây là một tư tưởng khá hay. Đạo Phật sau khi vào Trung Quốc thì bị ảnh hưởng của Đạo Giáo dẫn đến hiện tượng ?obiết mà nói biết là ko biết, biết mà ko nói mới là biết?. Cho nên nhiều ý kiến tôi thấy khó hiểu lắm, nhất là nếu chỉ nhìn trên quan điểm của triết học Phương Tây vốn duy lý rạch ròi.
    Tất nhiên tôi nghĩ cái gì cũng có cái hay của nó. Chính vì ko rạch ròi nên ai hiểu thế nào cũng được, miễn là sao cho phù hợp với mình và xã hội.
    Quay lại câu chuyện trên về số phận cô gái, tôi nghĩ rằng ngoài cái ?onhân? và ?oquả? thì còn có cái ?osố? ở đây. Đạo Phật ko công nhận có cái số nhưng công nhận có cái duyên và người tu hành có thể biết trước điều gì trong tương lai. Nhưng đó ko phải là mục đích tu hành. Chính vì vậy tôi thích giải thích quan điểm câu chuyện trên ?osố? hơn.
    Về câu chuyện niết bàn. Đạo Phật cho rằng khi rũ bỏ mọi sân si(hay cái gì đó) thì sẽ lên niết bàn và con đường duy nhất là thiền. Cái này thì cũng tuỳ mọi người hiểu. Cá nhân tôi nghĩ niết bàn cũng chỉ là một thế giới có thể có và cũng có thể ko. Và nơi đó sau cái chết những linh hồn có thể tồn tại bất tử, về cái này tôi cũng ko có ý kiến.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  7. nguyenlinhhoa

    nguyenlinhhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0

    Liệu những ảo tưởng được giác ngộ, được xoá bỏ là trở về nhận thức đúng đắn? Hay giác ngộ cũng chỉ là một ảo tưởng mới?

    Đấy mới là câu hỏi của tôi đi ra từ những giải đáp tưởng chừng quá kín kẽ và quá tỉnh táo của bạn Cuongltvt.
    Thích được hôn như bạn bè...nhưng thích hôn như tình nhân...
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Theo quan điểm của Phật Giáo, người giác ngộ sau khi chết sẽ không phải luân hồi vào đường ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) và cũng không lạc vào các cảnh "Thiên đường" mà là sẽ "giải thoát".
    Vì tò mò, một ông vua hỏi một nhà sư được tiếng là đã "đắc đạo"
    "Điều gì xảy ra với một người đắc đạo sau khi chết".
    "Tại sao bần tăng lại phải trả lời bệ hạ?"
    "Tại vì ngài là một người đắc đạo"
    "Nhưng tôi chưa chết"
    Vì vậy, tôi trả lời câu hỏi của chị như sau: "Tôi không biết vì tôi chưa giác ngộ."
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến,
    Tôi không có ý định trả lời để cho các bạn "muốn hiểu thế nào cũng được". Bởi vì tự phủ định cách nói của mình chỉ là bước đầu của những cách nói của Thiền Tông. Muốn đi xa hơn nữa phải "vượt tứ cú, lìa bách phi".
    Thế nào là "tứ cú" đó là bốn cách nói:

    Không
    Vừa có vừa không
    Chẳng có chẳng không.
    Nếu dùng hai chữ "giác ngộ" và "ảo tưởng" để nói thì ta có những cách nói như sau:
    - Giác ngộ là ảo tưởng - Cái này không đúng.
    - Giác ngộ không phải là ảo tưởng - cái này có vẻ hơi "độc tài", "áp đặt tư tưởng" của mình vào người khác.
    - Giác ngộ vừa là ảo tưởng vừa không phải là ảo tưởng - cái này "ba phải" và vi phạm luật mâu thuẫn trong logic.
    - Giác ngộ không phải là ảo tưởng cũng không phải là không ảo tưởng - Cái này vi phạm luật triệt tam trong logic.
    "Tứ cú" mà chúng ta còn chưa có cách thoát ra được thì làm sao chúng ta có thể rời được "bách phi" (một trăm cách phủ định).
    Ngôn ngữ? Kiến thức? thật là bao la nhưng cũng chỉ là có hạn.
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại xóa bỏ ảo tưởng.
    Ảo tưởng không có nghĩa là "không có", mà là "không thật"
    Có một câu chuyện như thế này có một người đi trong đêm tối, thấy một vật dài dài, đen đen. Người ấy ngỡ là con rắn, tim đập thình thình, sợ hãi vô cùng. Nhưng khi nhìn kỹ, thực ra cái vật đen đen, dài dài đó lại là một sợi dây thừng làm bằng gai.
    Khi chưa nhận thức đúng đắn thì sợi dây là con rắn. Trong lòng sợ hãi.
    Khi nhận thức được rồi thì sợi dây là sợi dây. Trong lòng hết sợ hãi, nhưng vẫn còn nghi ngờ.
    Khi đã nhận thức rõ ràng sợi dây là sợi dây. Còn biết rõ sợi dây làm bằng gai nữa. Tức là đã thấu rõ cái lẽ "Nhân duyên" tạo nên sợi dây. Lúc này, nỗi sợ hãi đã tan biến như bọt nước.
    "Con rắn" không có thật nhưng "nỗi sợ hãi" là có thật. Xoa dịu nỗi sợ hãi cũng như mọi nỗi đau khác là một "nghiệp lành"
    Tôi xin đóng đề tài này lại ở đây vì đã "hết vốn"

Chia sẻ trang này