1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về phương pháp đọc sách

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi davidtrinh, 21/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ê mình hâm nóng lại đề tài này đi!
    Tôi khoái nhất là hai ông Napoleon và ông Lenin, đọc được tới 2000 từ/phút lận(bởi vậy nhìn bộ Lenin toàn tập là chóng mặt luôn) .
    Tôi cũng khoái nhất là câu "được ý hãy quên lời" của nhà Thiền.
    Tôi mua rất nhiều sách về luyện đọc nhanh (cả tiếng Việt và tiếng Anh). nói chung là phương pháp đại để như nhau:
    - Phải chủ động biết rõ mình đang đọc gì trước khi bắt đầu vào đọc chính thức.
    - Không quay lại đọc những từ chưa hiểu.
    - Nhịn phát âm khi đọc.
    - Mở rộng tầm nhìn ngoại vi theo chiều ngang.
    - Đưa mắt theo chiều dọc từ trên xuống dưới.
    - Cố gắng "tóm" được từ khoá để nắm được ý nghĩa.
    Tôi tập đã ba bốn tháng nay rồi thì thấy có hai vấn đề khó nhất: là nhịn phát âm và làm sao cho cái đầu rùa bò của mình hiểu thật nhanh. Bởi vì nếu không hiểu thật nhanh thì khi đọc quá nhanh thì thằng hiểu nó chán nó không thèm chạy theo cái thằng "đọc" nữa.
    Còn nhịn phát âm? Tôi đã thử các cách sau:
    - Đếm to lên trong khi đọc.
    - Miệng lẩm bẩm đủ thứ trong khi đọc.
    Nhưng khi không đếm, không lẩm bẩm thì cái thằng phát âm nó vẫn nổ "đùng đùng" trong đầu.
    Tôi thấy cách hay nhất là hít thở sâu trong khi đọc nhưng các này nếu đọc lâu sẽ gây ra chóng mặt.
    Đọc bài luyện bằng chữ Hán của bạn nguyenducquyzen toi thấy hay lắm. Thực tập liền.
    Nhưng khó lắm bởi vì trước đây tôi có luyện mở rộng tầm nhìn ngoại vi (bằng cách nhìn ở giữa trang sách mà vẫn đọc được những chữ ở hai bên lề sách) nên khi tôi đọc vào những chữ Hán tôi không hiểu thì "nó" không phát âm chữ đó mà phát âm chữ nào mà tôi đã biết nằm trong tầm nhìn của tôi.
    Bạn nguyenducquyzen ơi, bạn có linh thiêng thì mau trở lại diễn đàn.
  2. nhin_gi_ma_nhin

    nhin_gi_ma_nhin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Một số cách đọc sách nhanh nè:
    + KHông đọc lùi. Nghĩa là đọc lại do mất tập trung, nên không nhớ phần mình đã đọc nói cái gì (không nhớ chứ không phải không hiểu nhé). Muốn tập trung, trong dọn dẹp không gian nơi đọc sách, không để những đồ vật bẫy như ti vi, đồ ăn...làm gián đoạn. Trong cuộc sống, lập danh mục các công việc cần làm, ghi vào giấy gọi là "o do list"
    + Mở rộng phạm vi thep chiều ngang thế này này:
    Mỗi lần dừng mắt, phải cố gắng túm được càng nhiều càng từ càng tốt. Nghĩa là nếu có cụm từ
    in the air
    thì không cần phải 3 lần dừng mắt vào từng từ, mà dừng mắt 1 lần là túm đủ 3 từ luôn
    những từ dài như entertaiment thì một từ / 1lần dừng. Cố gắng thuộc các cụm từ để khi đọc ít cần dừng mắt nhiều
    + KHông đọc phát âm to mà tạo một giọng đọc trong đầu đọc cho mình. Nghĩa là cảm giác như nhận được âm thanh như khi đọc to, n hưng không đọc to. Âm lượng của giọng đọc bên trong này tuỳ thuộc vào mỗi người.
    + Đọc lướt ( skim) : Với phần kô cần thiết thì chỉ cần đọc từ chốt để nắm ý chính.
    + KHi đọc, cố gắng hình dung trước nội dung theo một sườn...
  3. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Hehe chào quý vị,
    Đọc sách là một hoạt động khá quan trọng bởi vì cách đọc sách đúng sẽ giúp chúng ta nhớ, hiểu hay biết được những gì chúng ta đã đọc.
    Theo tôi khi đọc sách cần phải phân biệt thật rõ là mình muốn đọc cái gì (cũng giống như các hoạt động khác, trước khi hành động phải có mục tiêu). Chăng hạn, nếu đọc tin trên vnexpress nhằm mục đích giải trí thì đầu tiên ta chọn những tin mà ta quan tâm chẳng hạn đội tuyển bóng đá nam VN chiến thắng đội tuyển Indonesia 1-0(hehe). Tỷ số là cái đầu tiên chúng ta quan tâm và dĩ nhiên bạn có thể nhìn ngay thấy kết quả của trận đấu ở phần tiêu đề(bắt đầu cũng là kết thúc và dĩ nhiên tác giả biết điều này!!?). Sau đó, bạn quan tâm đến ai là người ghi bàn, ở phút bao nhiêu, trong tình huống nào, vân vân và vân vân.
    Đọc sách theo tôi thì trước tiên chúng ta cần phải phân loại ra: có những cái đọc để nhớ(học hành, nghiên cứu,...) có những cái đọc để giải trí, vui vẻ,.... Do đó cách đọc sách với từng loại sách cũng khác nhau.
    Với các loại sách đọc chơi thì hehe, free style, ai thích đọc kiểu gì thì đọc và do đó khi đọc cùng một bài báo có ngưòi thì nhớ(!!?) có người thì không(!!?) chẳng hạn như tôi không bao giờ nhớ được tên ca sỹ cũng như tên bài hát mặc dù tôi nghe hàng nhiều lần và đọc vài lần. Thế mà anh bạn tôi lại nhớ được mặc dù hắn chỉ đọc và nghe qua bài hát có vài lần.
    Theo tôi cái đáng bàn ở đây là cách đọc sách hiệu quả cho những gì mình quan tâm!!!
    Với sách học thuật thì đọc sách là vấn đề nan giải bởi mỗi nguời có cách đọc cũng như ghi nhớ khác nhau nên chẳng có phương pháp chung nào cả. Tuy nhiên trong một số sách hướng dẫn về cách đọc sách, nhiều tác giả cũng có một số điểm chung như: bắt đầu từ cái lớn, rồi chi tiết dần, đến việc thảo luận cụ thể một vài điểm.
    Trong một số trường hợp, khi đọc sách tôi không thể hiểu được(cũng không phải là ít lần). Tôi bèn tự hỏi: không hiểu tác giả có ý gì khi viết đoạn này? (dĩ nhiên là ta nên tự hỏi bởi vì tác giả viết là cho người đọc chứ không phải cho bản thân!!?). Lấy ví dụ: các bạn có biết tại sao 1 cột báo chỉ có 6-8 cm hay không?. Thực ra cũng chẳng có gì đặc biệt cả, khoảng cách đó cũng chính là khoảng cách giữa 2 mắt của chúng ta. Đọc báo thì nhiều tin mà lai cần đọc nhanh, nên chữ trong 1 cột báo nên có khoăng cách như thế để giúp người đọc dễ dàng đọc và tìm thông tin.
    Thế cho nên theo tôi chúng ta có 1 mô hình đọc sách như sau:
    1. Phân loại sách ==> tìm cách đọc với loại sách này mà mình cho là phù hợp nhât ==> Ưóc lượng thời gian đọc, và thực hành đọc sách ==> kiểm tra kiến thức thu được ==>điều chỉnh phương pháp.
    2. Xuất phát từ ý chính(nội dung của quyển sách) ==> các chủ đề hay các vấn để cơ bản liên quan đến nội dung ==> thông tin chi tiết, đặc trưng của từng tính chất của vấn đề ==> các nguyên nhân, lý do, kết quả của vấn đề và cuốn sách đề cập đến ==> các thông tin liên quan( nguồn tài liệu, ý tưởng thực hành, ý tưỏng gợi mở) ==>kiểm tra lại nội dung của cuốn sách.
    Thay cho lời kết, đọc sách là quá trình phức tạp, nó yêu cầu sự làm việc cao độ của bộ não do đó theo tôi không nên ép buộc phải theo cách này cách nọ, hãy tìm 1 cách mà bạn cho là phù hợp nhất. Thứ nữa, trong thời đai bùng nổ thông tin như hiện nay, những thứ không đáng quan tâm lại rất nhiều(!!?) cho nên tìm và phân loại sách là một nhân tố khá quan trọng, đọc 1 quyển sách tốt còn hay hơn đọc 10 quyển mà ta chăng thu đuợc cái gì cả.
    (Ạ ạ ạ, mệt quá, hôm nay viết được bài dài quá..)
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Năm ngoái tôi quen một anh bạn, suốt ngày anh ấy khoe về sự đọc sách cực kỳ nhanh của anh ấy, lúc đầu tôi không tin lắm, bởi anh ấy khoe : " em biết không, lúc tối anh đem về hai cuốn sách dày cộp" nói đoạn anh giơ 2 ngón tay co lại khoảng 8 cm, rồi tiếp "anh đọc vèo vèo, hết sạch, mà đọc nhanh lắm, đọc xong chẳng ngủ được ! ".Lúc đó tôi mới tin, nếu như anh không nói thêm câu " chẳnh ngủ được " có lẽ là tôi không tin . Và anh bảo sở dĩ có bí quyết đọc sách hiệu quả như thế là do từ bé suốt ngày anh toàn đọc truyện tranh !
    Có lần tôi đọc một câu danh ngôn, người ta bảo rằng : Đọc sách nhanh quá hoặc đọc sách chậm quá cũng không có hiệu quả ". Nhưng tôi nghĩ có lẽ tuỳ theo quan điểm của mỗi người thôi.
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Đọc truyện tranh mà cải thiện được tốc độ đọc thì cũng là một biện pháp tôi mới nghe lần đầu. Cũng có vẻ hay hay nhưng phải "thử" đã.
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bác, cho phép tôi trở lại với đề tài này.
    Hổm đến giờ ngồi ở nhà luyện cái bài đếm đậu của bác quyzen, rút ra được một phương pháp rèn luyện tập trung tư tưởng, tạm gọi là "Định hướng sự phóng tâm".
    Mà trước hết em giải thích về sự "phóng tâm" đã. Nó là thuật ngữ của Thiền để chỉ tình trạng thiếu tập trung.
    Phương pháp của em như sau: Khi đếm đậu trước hết phải tìm ra chỗ nào mình đếm hay bị sai nhất. Và em rút ra kết luận là mình hay bị nhầm ở đoạn chuyển hàng chục (chẳng hạn 129 sang 130). Để khắc phục tình trạng này, em giao phó việc đếm cho một "cơ chế tự động" thực hiện. Thông thường khi "cơ chế tự động" này hoạt động thì tâm của ta thường sẽ rẽ hướng sang những đối tượng lan man khác. Nhiệm vụ của ta lúc này sẽ là dẫn cái thằng lang bang này về với đoạn cần đếm sắp tới. Chẳng hạn, khi đang đếm 123, 124, 125... ta phải cố gắng nhớ đến việc là sau số 129 là số 130. Em đã tập đếm bằng phương pháp này và chục lần như một không sai một tí ti nào.
    Từ phương pháp này em tìm ra phương pháp đọc "cuốn chiếu". Hiện tại đang tập, vẫn còn chậm lắm nhưng tập trung được tư tưởng khi đọc một cách hoàn hảo. Thậm chí có một số tài liệu cũ trước đây đọc, nay đọc lại tìm thấy những điều mà mình chưa hề để ý.
    Hôm trước em có viết thư hỏi bác quyzen về bài tập nhìn chữ thứ 2, thật là đơn giản đến bất ngờ nhưng mà em tập chưa đạt được kết quả tối ưu nên em sẽ không post ra ở đây.
    Nếu bác nào muốn download phần mềm luyện đọc nhanh thì đây: www.stepware.com .
    Chúc các bác sức khoẻ!

Chia sẻ trang này