1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về quân đội Nhật trong thế chiến II

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kysy, 11/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    cái chuyện đốt tay có gì ghê gớm đâu, nếu bị tê liệt dây thần kinh ở đoạn nào đó gây mất cảm giác thì cho tay vào lửa cả buổi cũng chẳng biết sợ! Cái này có thể là tiểu xảo thôi mà!
    nhưng bọn Nhật hình như có vấn đề về lãnh đạo hải quân thì phải, những trận sau này đánh đấm như hạch, tàu thì còn nhiều mà cứ vứt đi như cỏ rác. Còn đội tàu ngầm quá chán, nghe có thằng Mỹ nói, có lúc rình mò hàng tháng trời gần bờ biển Mỹ mà không bắt được mục tiêu nào, nên nó suy ra là bọn tàu ngầm Nhật đã chết nhát cả!
  2. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Không phải quân Nhật mâu thuẫn với tư lệnh hải quân mà là hải quân mâu thuẫn với bộ binh. Vì Yamamoto thuộc phái chủ hòa còn Terauchi hay Anami bên bộ binh thuộc phe chủ chiến, nên các ông này xảy ra mâu thuẫn. Chính vì thế, khi chuẩn bị cho Trân Châu Cảng, Yamamoto đã chuyển bản doanh ra thiết giáp hạm Yamato, phần để tiện bề tập trận, phần để tránh... ám sát. Sau này, lục quân và hải quân lại mâu thuẫn khi tham gia trận Guadalcanal. Nhất là sau "lệnh rút quân" ở Guadalcanal, không bên nào chịu nhận cả, và lại đổ lỗi cho nhau về thất bại. Đến nỗi Nhật Hoàng phải hỏi một câu mang tính hòa giải:
    - Chắc có lẽ ta thua Mỹ về không quân chăng?
    Đây là câu hỏi "chạy tội" cho hai binh chủng này. vì thực ra không quân Nhật hữu danh vô thực, đa số các phi vụ là do Hải quân phụ trách.
    Sau khi Yamamoto chết, đến lượt tân tư lệnh Hạm đội Liên Hợp Phó Đô đốc Koga mất tích vì máy bay....gặp bão.. Sau, đô đốc Toyoda lên nắm quyền. Ông này là một "ông già bảo thủ đã lên bờ từ lâu luôn tin vào một trận Đối Mã như năm 1907 với Nga" nên rất thụ động trong chiến lược. Dẫn đến thất bại sau này.
    Còn về tàu ngầm. Quân Nhật chỉ sử dụng tàu ngầm trong trận Trân Châu Cảng nhưng thiệt hại rất lớn (6 tàu) và 1 đại úy bị bắt. Sau tàu ngầm chỉ tham gia hộ tống hay trợ chiến chứ không tác chiến độc lập.
    Còn về vấn đề "hòa" hay "chiến", thì ngay năm 1943, "ý tưởng" đó đã xuất hiện trong giới quân phiệt Nhật, đặc biệt là Yamamoto và.... Tojo. Tojo đã từng trả lời một sỹ quan thân cận như sau:
    - Nếu anh hay tôi nhắc đến chữ "hòa", thì họ (chủ chiến) sẽ giết ta.
    Thật ra, đã cầm đầu một bắng cướp thì khó lòng mà tách ra đc. Nghỉ mà khổ cho họ.
  3. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Không phải quân Nhật mâu thuẫn với tư lệnh hải quân mà là hải quân mâu thuẫn với bộ binh. Vì Yamamoto thuộc phái chủ hòa còn Terauchi hay Anami bên bộ binh thuộc phe chủ chiến, nên các ông này xảy ra mâu thuẫn. Chính vì thế, khi chuẩn bị cho Trân Châu Cảng, Yamamoto đã chuyển bản doanh ra thiết giáp hạm Yamato, phần để tiện bề tập trận, phần để tránh... ám sát. Sau này, lục quân và hải quân lại mâu thuẫn khi tham gia trận Guadalcanal. Nhất là sau "lệnh rút quân" ở Guadalcanal, không bên nào chịu nhận cả, và lại đổ lỗi cho nhau về thất bại. Đến nỗi Nhật Hoàng phải hỏi một câu mang tính hòa giải:
    - Chắc có lẽ ta thua Mỹ về không quân chăng?
    Đây là câu hỏi "chạy tội" cho hai binh chủng này. vì thực ra không quân Nhật hữu danh vô thực, đa số các phi vụ là do Hải quân phụ trách.
    Sau khi Yamamoto chết, đến lượt tân tư lệnh Hạm đội Liên Hợp Phó Đô đốc Koga mất tích vì máy bay....gặp bão.. Sau, đô đốc Toyoda lên nắm quyền. Ông này là một "ông già bảo thủ đã lên bờ từ lâu luôn tin vào một trận Đối Mã như năm 1907 với Nga" nên rất thụ động trong chiến lược. Dẫn đến thất bại sau này.
    Còn về tàu ngầm. Quân Nhật chỉ sử dụng tàu ngầm trong trận Trân Châu Cảng nhưng thiệt hại rất lớn (6 tàu) và 1 đại úy bị bắt. Sau tàu ngầm chỉ tham gia hộ tống hay trợ chiến chứ không tác chiến độc lập.
    Còn về vấn đề "hòa" hay "chiến", thì ngay năm 1943, "ý tưởng" đó đã xuất hiện trong giới quân phiệt Nhật, đặc biệt là Yamamoto và.... Tojo. Tojo đã từng trả lời một sỹ quan thân cận như sau:
    - Nếu anh hay tôi nhắc đến chữ "hòa", thì họ (chủ chiến) sẽ giết ta.
    Thật ra, đã cầm đầu một bắng cướp thì khó lòng mà tách ra đc. Nghỉ mà khổ cho họ.
  4. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Yamamoto là linh hồn của Hải Quân Nhật sau khi ông ta chết Hải quân Nhật xuống dốc rất nhiều . Tuy nhiên giai đoạn sau của cuộc chiến trên không máy bay Zero đã không còn ưu thế như lúc trước . F-4 và hellcat của Mỹ đã vượt qua cả chất lượng và số lượng . Phi công giỏi của Nhật đã chết gần hết và không đào tạo kịp để thay thế . Tầu Mỹ các loại đóng mới quá nhiều ( đầu cuộc chiến Nhật 10 HKMH Mỹ 3 , đến chiến dịch Philipin Nhật 6 Mỹ 100 HKMH các loại ) Số lượng tầu ngầm Mỹ rất lớn . HKMH và thiết giáp hạm Mỹ từ 1943 về sau nhiều cái là loại mới cả . Quân Nhật lại thiếu nhiên liệu nghiêm trọng . đa số thời gian toàn đem tầu đi dấu tránh không quân Mỹ . Chiến dịch Philipin được xem là tự sát khi không còn cách nào khác hy vọng một chút may mắn và lòng quả cảm nhưng chênh lệch quá lớn chỉ huy lại kém xưa trong khi địch mạnh hơn xưa nhiều lấn nên thua là chắc chắn rồi . Nhật chủ trương tầu ngầm là để săn tầu chiến , chiến thuật này thất bại nặng nề vì tầu chiến Mỹ khả năng chống ngầm khá tốt chỉ có vài trường hợp thành công như vụ đánh chìm tầu USS indianapolis khá nổi tiếng . trong lúc Mỹ chủ trương dùng tầu ngầm đánh tầu vận tải Nhật và trinh sát chiến dịch đánh tầu vận tải tên Tokyo Express gây thiệt hại rất nặng nề . Tầu ngầm Mỹ số lượng nhiều có mặt nhiều nơi cũng thành công chạm tráng và diệt nhiều tầu chiến Nhật kể cả thiết giáp hạm . Tầu nhật sonar và vũ khí chống ngầm thua Mỹ khá xa .
    Link về vụ Tầu Indianapolis bị đánh chìm :
    http://www.ussindianapolis.org/hashimoto.htm
    http://www.globalsecurity.org/military/library/report/1988/WCR.htm
    http://www.texasescapes.com/WorldWarII/LoelDeneLDCox/USSIndianapolis1Sinking.htm
    Được Phudongthienvuong sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 24/06/2005
  5. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Yamamoto là linh hồn của Hải Quân Nhật sau khi ông ta chết Hải quân Nhật xuống dốc rất nhiều . Tuy nhiên giai đoạn sau của cuộc chiến trên không máy bay Zero đã không còn ưu thế như lúc trước . F-4 và hellcat của Mỹ đã vượt qua cả chất lượng và số lượng . Phi công giỏi của Nhật đã chết gần hết và không đào tạo kịp để thay thế . Tầu Mỹ các loại đóng mới quá nhiều ( đầu cuộc chiến Nhật 10 HKMH Mỹ 3 , đến chiến dịch Philipin Nhật 6 Mỹ 100 HKMH các loại ) Số lượng tầu ngầm Mỹ rất lớn . HKMH và thiết giáp hạm Mỹ từ 1943 về sau nhiều cái là loại mới cả . Quân Nhật lại thiếu nhiên liệu nghiêm trọng . đa số thời gian toàn đem tầu đi dấu tránh không quân Mỹ . Chiến dịch Philipin được xem là tự sát khi không còn cách nào khác hy vọng một chút may mắn và lòng quả cảm nhưng chênh lệch quá lớn chỉ huy lại kém xưa trong khi địch mạnh hơn xưa nhiều lấn nên thua là chắc chắn rồi . Nhật chủ trương tầu ngầm là để săn tầu chiến , chiến thuật này thất bại nặng nề vì tầu chiến Mỹ khả năng chống ngầm khá tốt chỉ có vài trường hợp thành công như vụ đánh chìm tầu USS indianapolis khá nổi tiếng . trong lúc Mỹ chủ trương dùng tầu ngầm đánh tầu vận tải Nhật và trinh sát chiến dịch đánh tầu vận tải tên Tokyo Express gây thiệt hại rất nặng nề . Tầu ngầm Mỹ số lượng nhiều có mặt nhiều nơi cũng thành công chạm tráng và diệt nhiều tầu chiến Nhật kể cả thiết giáp hạm . Tầu nhật sonar và vũ khí chống ngầm thua Mỹ khá xa .
    Link về vụ Tầu Indianapolis bị đánh chìm :
    http://www.ussindianapolis.org/hashimoto.htm
    http://www.globalsecurity.org/military/library/report/1988/WCR.htm
    http://www.texasescapes.com/WorldWarII/LoelDeneLDCox/USSIndianapolis1Sinking.htm
    Được Phudongthienvuong sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 24/06/2005
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Cái này nói về những vụ tự sát của quân Nhật :
    Các vụ tự sát trong Thế chiến II ở Nhật - sự thật bị chôn vùi

    Takejiro Nakamura, 77 tuổi, làm hướng dẫn viên tại một bảo tàng ở Okinawa.
    Tay nắm chặt quả lựu đạn mà quân đội Nhật hoàng phát cho, đầu đầy ám ảnh về những chuyện mà lính Mỹ có thể làm với một cô gái trẻ xinh đẹp, Sumie Oshiro chạy vào một cánh rừng của Okinawa, nơi người ta gọi là "bão thép".
    "Chúng tôi ngồi xuống cùng nhau và ném quả lựu đạn xuống đất nhưng nó không nổ", Oshiro nhớ lại cuộc tự sát không thành sau khi các binh sĩ Nhật lệnh cho họ thà tự giết mình, chứ không để bị lính Mỹ bắt làm tù binh trong trận chiến trên đảo Okinawa trong Thế chiến II. "Chúng tôi đã rất nhiều lần tự sát, cố kích nổ quả lựu đạn mà quân đội Nhật phát cho chúng tôi".
    Trận chiến kéo dài 3 tháng để giành Okinawa đã cướp đi mạng sống của 200.000 người, trong đó có 12.520 người Mỹ, 94.136 lính Nhật và 94.000 người dân Okinawa, gần 1/4 số dân thành phố trước chiến tranh.
    Những mất mát của Okinawa sau khi 545.000 lính Mỹ tấn công quần đảo nhỏ này vẫn còn nặng nề. Người dân quần đảo này muốn xã hội Nhật công nhận sự đau khổ mà họ phải hứng chịu. Nhưng niềm mong ước đó lại mâu thuẫn với mong muốn xóa bỏ quá khứ, trong đó có nỗ lực làm lu mờ việc lính Nhật buộc phụ nữ châu Á làm việc trong các nhà chứa và bắt nam giới làm việc trong các nhà máy và hầm mỏ của nước này. Nobukatsu Fujioka, một nhà giáo dục theo chủ nghĩa dân tộc, bắt đầu chiến dịch xóa sạch trong sách giáo khoa những phần nói về việc lính Nhật lệnh cho dân thường ở đây hoặc đầu hàng hoặc tự sát.
    Nỗi đau đớn của Okinawa về tình trạng dân chúng tự sát lan tràn trầm trọng hơn bởi nhiều người tin rằng các binh sĩ quân đội Nhật đã khuyến khích người dân Okinawa nên tự sát hơn là đầu hàng Mỹ. Trong bảo tàng tưởng niệm Hòa bình tại Okinawa, đập vào mắt khách tham quan là tượng một lính Nhật có vẻ mặt gớm giếc chặn một gia đình Okinawa trong một hang động, người mẹ đang cố dỗ dành đứa con nhỏ.
    "Trong tay lính Nhật, dân thường bị thảm sát, bị buộc phải tự sát hoặc giết lẫn nhau", lời chú thích dưới bức tượng viết. Gần đó, một bức ảnh cỡ người thật cho thấy cảnh tượng khủng khiếp của một gia đình bị giết bằng lựu đạn.
    Theo những lời chú thích trên các bức tường của bảo tàng, binh lính tìm kiếm những người tị nạn, nã đạn pháo và buộc dân thường phải chui ra khỏi các hang động đá vôi và những ngôi mộ đá hình mai rùa. Khoảng hai tuần sau khi trận chiến nổ ra, chỉ huy quân đội Nhật tìm cách triệt hạ gián điệp của đối phương bằng cách cấm nói bằng chất giọng của người Okinawa, thứ tiếng Nhật mà những người không phải là dân bản địa thì không thể hiểu được. Và với mệnh lệnh đó, lính Nhật đã giết khoảng 1,000 người Okinawa, các nhà sử học địa phương cho hay.
    Hai dòng sách giáo khoa lịch sử chính của Nhật từ những năm 1990 có nói đến việc các binh sĩ Nhật ép buộc dân thường tự sát còn được trưng bày. Giờ đây người Okinawa sợ rằng lịch sử sẽ bị phai mờ khỏi ý thức dân tộc.
    "Trong nhiều trường hợp, các binh sĩ đã phát lựu đạn, mà khi đó cực kỳ hiếm, cho người dân", Masahide Ota, một người dân Okinawa từng chiến đấu trong quân đội Nhật tại một đơn vị có tên Binh đoàn sinh viên Máu và Sắt, cho hay. "Tôi nghe người ta nói quân đội bảo họ thà hãy tự sát bằng lựu đạn còn hơn là bị bắt".
    Ota đầu hàng 4 tháng sau khi cuộc chiến kết thúc và trở thành nhà sử học hàng đầu của địa phương và sau đó là thống đốc Okinawa từ năm 1990 đến 1998. Giờ đây ở tuổi 80, ông đại diện cho chính quyền địa phương trong thượng viện Nhật.
    Người Okinawa sợ rằng vì không có lệnh tự sát viết tay mà các chỉ huy quân đội Nhật đưa ra nên các nhà biên soạn sách giáo khoa lịch sử của Nhật sẽ không đề cập đến những điều truyền giáo quân sự, mà dưới thời chiến tranh đã được hô thành khẩu hiệu: "Binh sĩ và nhân dân phải cùng sống cùng chết".
    Trên hòn đảo Geruma, Takejiro Nakamura, một học sinh 15 tuổi khi Mỹ bắt đầu tấn công Nhật, là một trong số những dân thường như thế.
    "Một thời gian dài, quân đội Hoàng gia Nhật tuyên bố rằng trên các hòn đảo khác, phụ nữ bị cưỡng hiếp và giết hại, nam giới thì bị trói và bị xe tăng nghiến qua người", ông nói. Nakamura, giờ là người hướng dẫn tại một bảo tàng, được trưng bày trong ngôi nhà còn đầy vết đạn từ cuộc tấn công của Mỹ. Khi quân đội Nhật tan tành trên hòn đảo này vào cuối tháng 3/1945, 58 trong số 130 người dân đã tự tử. Cùng với gia đình và hàng xóm, Nakamura chạy qua một hang động nơi 10 người dân làng tự sát.
    "Tôi nghe thấy chị tôi gọi, "Hãy giết tôi đi, nhanh lên nào"", Nakamura cho biết và nhớ lại rằng người chị gái 20 tuổi của ông đã hoảng loạn khi lính Mỹ tiến đến. Mẹ ông lấy một sợi dây và siết cổ chị gái ông.
    "Tôi cố siết cổ mình bằng sợi dây thừng", Nakamura đưa bàn tay sạm nắng lên sờ cổ. "Nhưng mà tôi cứ thở. Thật sự là tự sát không dễ dàng gì".
    Và ít phút sau, lính Mỹ bắt được họ.
    "Lính Mỹ kiểm tra người tôi xem có vũ khí không. Sau đó anh ta đưa tôi kẹo và thuốc lá. Đó là những phút đầu tiên của tôi sau khi bước ra khỏi hang động".
    Mẹ của Nakamura sống đến hơn 80 tuổi.
    "Chúng tôi đôi khi nói về cuộc chiến. Nhưng mẹ tôi không bao giờ nhắc đến việc bà đã giết con gái mình", Nakamura nói.
    Ngọc Sơn (theo NYT)
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Cái này nói về những vụ tự sát của quân Nhật :
    Các vụ tự sát trong Thế chiến II ở Nhật - sự thật bị chôn vùi

    Takejiro Nakamura, 77 tuổi, làm hướng dẫn viên tại một bảo tàng ở Okinawa.
    Tay nắm chặt quả lựu đạn mà quân đội Nhật hoàng phát cho, đầu đầy ám ảnh về những chuyện mà lính Mỹ có thể làm với một cô gái trẻ xinh đẹp, Sumie Oshiro chạy vào một cánh rừng của Okinawa, nơi người ta gọi là "bão thép".
    "Chúng tôi ngồi xuống cùng nhau và ném quả lựu đạn xuống đất nhưng nó không nổ", Oshiro nhớ lại cuộc tự sát không thành sau khi các binh sĩ Nhật lệnh cho họ thà tự giết mình, chứ không để bị lính Mỹ bắt làm tù binh trong trận chiến trên đảo Okinawa trong Thế chiến II. "Chúng tôi đã rất nhiều lần tự sát, cố kích nổ quả lựu đạn mà quân đội Nhật phát cho chúng tôi".
    Trận chiến kéo dài 3 tháng để giành Okinawa đã cướp đi mạng sống của 200.000 người, trong đó có 12.520 người Mỹ, 94.136 lính Nhật và 94.000 người dân Okinawa, gần 1/4 số dân thành phố trước chiến tranh.
    Những mất mát của Okinawa sau khi 545.000 lính Mỹ tấn công quần đảo nhỏ này vẫn còn nặng nề. Người dân quần đảo này muốn xã hội Nhật công nhận sự đau khổ mà họ phải hứng chịu. Nhưng niềm mong ước đó lại mâu thuẫn với mong muốn xóa bỏ quá khứ, trong đó có nỗ lực làm lu mờ việc lính Nhật buộc phụ nữ châu Á làm việc trong các nhà chứa và bắt nam giới làm việc trong các nhà máy và hầm mỏ của nước này. Nobukatsu Fujioka, một nhà giáo dục theo chủ nghĩa dân tộc, bắt đầu chiến dịch xóa sạch trong sách giáo khoa những phần nói về việc lính Nhật lệnh cho dân thường ở đây hoặc đầu hàng hoặc tự sát.
    Nỗi đau đớn của Okinawa về tình trạng dân chúng tự sát lan tràn trầm trọng hơn bởi nhiều người tin rằng các binh sĩ quân đội Nhật đã khuyến khích người dân Okinawa nên tự sát hơn là đầu hàng Mỹ. Trong bảo tàng tưởng niệm Hòa bình tại Okinawa, đập vào mắt khách tham quan là tượng một lính Nhật có vẻ mặt gớm giếc chặn một gia đình Okinawa trong một hang động, người mẹ đang cố dỗ dành đứa con nhỏ.
    "Trong tay lính Nhật, dân thường bị thảm sát, bị buộc phải tự sát hoặc giết lẫn nhau", lời chú thích dưới bức tượng viết. Gần đó, một bức ảnh cỡ người thật cho thấy cảnh tượng khủng khiếp của một gia đình bị giết bằng lựu đạn.
    Theo những lời chú thích trên các bức tường của bảo tàng, binh lính tìm kiếm những người tị nạn, nã đạn pháo và buộc dân thường phải chui ra khỏi các hang động đá vôi và những ngôi mộ đá hình mai rùa. Khoảng hai tuần sau khi trận chiến nổ ra, chỉ huy quân đội Nhật tìm cách triệt hạ gián điệp của đối phương bằng cách cấm nói bằng chất giọng của người Okinawa, thứ tiếng Nhật mà những người không phải là dân bản địa thì không thể hiểu được. Và với mệnh lệnh đó, lính Nhật đã giết khoảng 1,000 người Okinawa, các nhà sử học địa phương cho hay.
    Hai dòng sách giáo khoa lịch sử chính của Nhật từ những năm 1990 có nói đến việc các binh sĩ Nhật ép buộc dân thường tự sát còn được trưng bày. Giờ đây người Okinawa sợ rằng lịch sử sẽ bị phai mờ khỏi ý thức dân tộc.
    "Trong nhiều trường hợp, các binh sĩ đã phát lựu đạn, mà khi đó cực kỳ hiếm, cho người dân", Masahide Ota, một người dân Okinawa từng chiến đấu trong quân đội Nhật tại một đơn vị có tên Binh đoàn sinh viên Máu và Sắt, cho hay. "Tôi nghe người ta nói quân đội bảo họ thà hãy tự sát bằng lựu đạn còn hơn là bị bắt".
    Ota đầu hàng 4 tháng sau khi cuộc chiến kết thúc và trở thành nhà sử học hàng đầu của địa phương và sau đó là thống đốc Okinawa từ năm 1990 đến 1998. Giờ đây ở tuổi 80, ông đại diện cho chính quyền địa phương trong thượng viện Nhật.
    Người Okinawa sợ rằng vì không có lệnh tự sát viết tay mà các chỉ huy quân đội Nhật đưa ra nên các nhà biên soạn sách giáo khoa lịch sử của Nhật sẽ không đề cập đến những điều truyền giáo quân sự, mà dưới thời chiến tranh đã được hô thành khẩu hiệu: "Binh sĩ và nhân dân phải cùng sống cùng chết".
    Trên hòn đảo Geruma, Takejiro Nakamura, một học sinh 15 tuổi khi Mỹ bắt đầu tấn công Nhật, là một trong số những dân thường như thế.
    "Một thời gian dài, quân đội Hoàng gia Nhật tuyên bố rằng trên các hòn đảo khác, phụ nữ bị cưỡng hiếp và giết hại, nam giới thì bị trói và bị xe tăng nghiến qua người", ông nói. Nakamura, giờ là người hướng dẫn tại một bảo tàng, được trưng bày trong ngôi nhà còn đầy vết đạn từ cuộc tấn công của Mỹ. Khi quân đội Nhật tan tành trên hòn đảo này vào cuối tháng 3/1945, 58 trong số 130 người dân đã tự tử. Cùng với gia đình và hàng xóm, Nakamura chạy qua một hang động nơi 10 người dân làng tự sát.
    "Tôi nghe thấy chị tôi gọi, "Hãy giết tôi đi, nhanh lên nào"", Nakamura cho biết và nhớ lại rằng người chị gái 20 tuổi của ông đã hoảng loạn khi lính Mỹ tiến đến. Mẹ ông lấy một sợi dây và siết cổ chị gái ông.
    "Tôi cố siết cổ mình bằng sợi dây thừng", Nakamura đưa bàn tay sạm nắng lên sờ cổ. "Nhưng mà tôi cứ thở. Thật sự là tự sát không dễ dàng gì".
    Và ít phút sau, lính Mỹ bắt được họ.
    "Lính Mỹ kiểm tra người tôi xem có vũ khí không. Sau đó anh ta đưa tôi kẹo và thuốc lá. Đó là những phút đầu tiên của tôi sau khi bước ra khỏi hang động".
    Mẹ của Nakamura sống đến hơn 80 tuổi.
    "Chúng tôi đôi khi nói về cuộc chiến. Nhưng mẹ tôi không bao giờ nhắc đến việc bà đã giết con gái mình", Nakamura nói.
    Ngọc Sơn (theo NYT)
  8. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác ADOAN ơi đây là bài nhân dân bị quân Nhật bắt tự sát đấy chứ . !!! Không phải quân Nhật tự sát.
  9. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác ADOAN ơi đây là bài nhân dân bị quân Nhật bắt tự sát đấy chứ . !!! Không phải quân Nhật tự sát.
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    cái thống kê của trận Okinawa này là cái đầu tiên làm tui cảnh giác với mấy thông tin thương vong tự nhận của Mỹ. Nếu xem kỹ thì tụi nó còn có cái gọi lính chết vì "battle stress". Tức là lính đưa đến cứu thương rồi chết. Trận Okinawa thì số lính chết vì lý do này còn cao hơn cả cái số "chết tại trận" kia.

Chia sẻ trang này