1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về quân đội Nhật trong thế chiến II

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kysy, 11/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Tôi phản đối Bác là cái chuyện cho là Samurai là truyền thống tàn bạo hay sự tàn bạo xuất phát từ samurai . Nhắc lại các tác phẩm như the last samurai hay shogun tất cả đều do người da trắng viết vào thời kỳ nạn kỳ thị chủng tộc còn hết sực nặng nề và sự hiểu biết của người tây phương về văn hoác đông phương là vô cùng nông cạn . Ví dụ trong tác phẩm viết về quan hệ giữa đám da trắng buôn lậu thuốc phiện và người Trung Hoa họ nói rằng : phụ nữ Trung Hoa không biết yêu chỉ biết làm nô lệ XXX và đẻ con cho người đàn ông chủ của họ . rồi cho là Phụ nữ Trung Hoa thích được đánh đòn khi nghĩ mình đã phạm sai lầm . Một thứ giải thích vô cũng thiển cận và mang tính kỳ thị thậm chí miệt thị . Họ diển tả kiếm sĩ nhật như một đám sát thủ không tim không óc . Họ nối kết Samurai với thiền và Phật giáo rồi cho Phật giáo là nền tảng tư duy của Nhật . Tất cả sai hết , tất cả là cái nhìn thấy bên ngoài và người da trắng muốn lợi dụng để sĩ nhục người da vàng mà thôi .
    Nền tảng tư duy Nhật là Thần Đạo . Thiền học và Phật giáo du nhập sau và hai cái đã ảnh hưởng qua lại sau đó nhưng trên nền móng tư duy nhật là tư duy thần học . Thần Đạo không có sự phân biệt lớn lao giữa Linh Hồn và Vật Chất giữa sinh vật thực vật tinh thần và vật chất . nó tồn tại trong nhau . Họ không xem chết là hết hay là để lên thiên đàng xuống địa ngục mà là một sự chuyển tiếp cuộc sống giữa các trạng thái khác nhau mà thôi . Chính bởi quan niệm linh hồn trong vạn vật khiến họ đặc biệt yêu thiên nhiên cây cỏ , yêu lao động và chính bởi vì không có ranh giới giữa sự sống và cái chết khiến họ không xem tự sát là sự kết thúc . Họ xem đó là sự chiến thắng với thất bại trước mắt để xây dựng một trạng thái sống mới với niềm tự hào nguyên vẹn trong trạng thái Kami . Chử Kami không đơn giản hiểu là thần linh như quan niệm thánh thần của người tây phương đâu . Nó là trạng thái tinh thần - linh hồn - sự sống phi thường .
    Quan niệm thần đạo đề cao sự phi thường ( thậm chí chiụ đựng sự bất hạnh một cách phi thường cũng xem là trạng thái Kami ) Chính vì vậy bọn quân phiệt lợi dụng trà trộn vào đấy học thuyết siêu nhân của tây phương và sinh ra con quái vật nữa Nhật nữa Đức mà mọi người đã thấy .
    Vấn đề sự tàn bạo với Trung Hoa . từ quan niệm siêu nhân kiểu mới đó . Họ đã nhìn dân TH khi đó vô cùng yếu nhược trong trong tinh thần vì bị Thanh triều dùng chính sách tiêu diệt lòng tự hào Đái Hán sinh ra . Người Nhật đã đặc biệt khinh khi dân TH khi đó . và dẩn đến đối với TH đặc biệt kinh khủng hơn . Mặc dầu viên tướng ra lệnh vụ thảm sát Nam Kinh đã bị Nhật Hoàng treo cổ ngay sau đó . Có một chuyện tôi không hiểu là tại sao cho đến bây giờ dân Nhật vẫn khinh thường dân BC một cách đặc biết .
    Và con cháu Tào Tháo cũng đặc biệt thù ghét dân thiên hoàng một cách hết sức đặc biệt . Nhìn ngay trên room ta cũng thấy ngay lập tức mà . Dân NC chính cống được cái lòng quảng đại bao la . Đánh xong rồi thì thôi nếu biết tôn trọng nhau thì là bạn tốt ngay .
  2. kysy

    kysy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Người Nhật có những tính cách mạnh mẽ và có cả những thần chiến đấu quả cảm. Năm 1853, Thiếu tướng hải quân Mỹ Matthew C. Perry đã đổ bộ vào Vịnh Edo bắt nước Nhật ký hiệp ước Kanagawa cho phép người Mỹ được buôn bán ở Nhật và nước Nhật phải cung cấp nơi chú ngụ cho những thủy thủ bị đắm tàu người Mỹ. Lúc này ở Nhật chính quyền Mạc phủ đã tồn tại 250 năm và nhà vua chỉ tồn tại bằng sự trợ giúp giữa liên minh lỏng lẻo của các lãnh chúa các vùng. Quân đội Nhật đã không tiến hành các hoạt động quân sự trong hàng trăm năm, chất lượng và trang bị vũ khí của quân đội suy giảm đáng kể. Vài khẩu pháo phòng thủ bờ biển chỉ bắn vài phát trong một thập kỷ. Nuớc Nhật không thể chống cự nổi với quân đội của phương Tây và buộc phải mở cửa. Sau người Mỹ, người Nga, người Anh, người Đức tiếp tục tiến vào vịnh Tokyo và ra điều kiện với nước Nhật hoặc là mở cửa cho buôn bán hoặc là chiến tranh. Một vài người lãnh đạo nước Nhật chủ trương chiến đấu nhưng phe ôn hòa hơn đã thắng thế. Họ nhìn thấy rằng nước Nhật đã lạc hậu về công nghệ quân sự so với phương Tây chứ không phải về văn hóa. Họ cho rằng văn hóa Nhật là tối cao nhưng công nghệ thì không, do đó cần phải đổi mới đất nước bằng công nghệ của phương Tây. Các nhà lãnh đạo Nhật bản làm cuộc viếng thăm các nước phương Tây gồm Đức, Anh, Mỹ. Các cuốn sách ca tụng nền văn hóa Nhật bản nhưng sủ dụng công nghệ phương Tây bắt đầu phổ biến. Năm 1877, nổ ra cuộc phản loạn Satsuma, quân đội Nhật đã được động viên theo kiểu của quân đội các nước phươg Tây. Cuộc lien minh với nước Anh đã cung cấp cho nước Nhật một lực lượng hải quân mới, còn nguời Đức thì huấn luyện cho lục quân. Nhờ lực lượng quân sự này người Nhật đã xâm chiếm được Triều Tiên trong vòng 40 năm, điều mà trong 300 năm trước họ không làm nổi. Trong cuộc chiến Triều Tiên, hải quân Nhật đã làm thế giới ngạc nhiên khi đánh bại hải quân Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới với các chiến hạm đóng ở Đức. Năm 1904 phương Tây lại một lần nữa kinh ngac về sức mạnh của người Nhật trong cuộc xung đột vì quyền lợi tại Mãn Châu với Nga. Mặc dù trên bộ quân đội Nhật và quân đội Nga tổn thất như nhau nhưng trên biển một lần nữa người Nhật lại chiến thắng vang dội. Hai hạm đội của nước Nga Sa Hoàng được đánh giá có sức mạnh thứ 2 trên thế giới đã phải chịu tổn thất cay đắng: 5.045 thủy thủ thiệt mạng, 6.016 người bị giữ làm tù binh kể cả đô đốc hạm đội. Nước Nhật nổi lên như một đế quốc mới ở phương Đông.
    Trong chiến tranh thế giới lần thứ I, nước Nhật tham gia phe đồng minh, đánh chiếm các thuộc địa của Đức tại Thái Bình Dương, Trung quốc,?với hy vọng sẽ được đền đáp xứng đáng tại hội nghị Versailles nhưng hy vọng của họ tan thành mây khói. Nước Nhật chỉ được chấp nhận chiếm giữ vài hòn đảo ở Thái Bình Dương, còn phần lớn đất đai các thuộc địa của Đức đều nằm trong sự kiểm soát của các nước đồng minh thắng trận.. Giới lãnh đạo Nhật cay đắng nhận ra rằng không có sự giúp đỡ vô tư nào từ các quốc gia phương Tây. Nước Mỹ ra sức ngăn cản Nhật chiếm các nguồn tài nguyên dồi dào, rẻ mạt tại các nước thuộc địa, họ ban hành luật cấm xuất cho Nhật sắt vụn, các nguyên liệu giành cho công nghiệp. Nước Nhật đang phát triển, nền công nghiệp đang cần các nguồn nguyên liệu, vật liệu. Thiếu nguyên vật liệu, nhân công, máy móc nền kinh tế của nước nước Nhật không thể mở mang phát triển được. Thêm nữa, cuộc đại suy thoái kinh tế thê giới lại giáng thêm một đòn trầm trọng nữa vào nước Nhật. Nước Nhật đói tài nguyên đang thèm thuồng tìm kiếm các nguồn lực cho mình. Quân đội Nhật kêu gọi phát động chiến tranh.....

    Hoàng đế Hirohito
    Sỹ quan quân đội Nhật với áo giáp sắt
    Được Kysy sửa chữa / chuyển vào 07:08 ngày 18/06/2005
  3. kysy

    kysy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Người Nhật có những tính cách mạnh mẽ và có cả những thần chiến đấu quả cảm. Năm 1853, Thiếu tướng hải quân Mỹ Matthew C. Perry đã đổ bộ vào Vịnh Edo bắt nước Nhật ký hiệp ước Kanagawa cho phép người Mỹ được buôn bán ở Nhật và nước Nhật phải cung cấp nơi chú ngụ cho những thủy thủ bị đắm tàu người Mỹ. Lúc này ở Nhật chính quyền Mạc phủ đã tồn tại 250 năm và nhà vua chỉ tồn tại bằng sự trợ giúp giữa liên minh lỏng lẻo của các lãnh chúa các vùng. Quân đội Nhật đã không tiến hành các hoạt động quân sự trong hàng trăm năm, chất lượng và trang bị vũ khí của quân đội suy giảm đáng kể. Vài khẩu pháo phòng thủ bờ biển chỉ bắn vài phát trong một thập kỷ. Nuớc Nhật không thể chống cự nổi với quân đội của phương Tây và buộc phải mở cửa. Sau người Mỹ, người Nga, người Anh, người Đức tiếp tục tiến vào vịnh Tokyo và ra điều kiện với nước Nhật hoặc là mở cửa cho buôn bán hoặc là chiến tranh. Một vài người lãnh đạo nước Nhật chủ trương chiến đấu nhưng phe ôn hòa hơn đã thắng thế. Họ nhìn thấy rằng nước Nhật đã lạc hậu về công nghệ quân sự so với phương Tây chứ không phải về văn hóa. Họ cho rằng văn hóa Nhật là tối cao nhưng công nghệ thì không, do đó cần phải đổi mới đất nước bằng công nghệ của phương Tây. Các nhà lãnh đạo Nhật bản làm cuộc viếng thăm các nước phương Tây gồm Đức, Anh, Mỹ. Các cuốn sách ca tụng nền văn hóa Nhật bản nhưng sủ dụng công nghệ phương Tây bắt đầu phổ biến. Năm 1877, nổ ra cuộc phản loạn Satsuma, quân đội Nhật đã được động viên theo kiểu của quân đội các nước phươg Tây. Cuộc lien minh với nước Anh đã cung cấp cho nước Nhật một lực lượng hải quân mới, còn nguời Đức thì huấn luyện cho lục quân. Nhờ lực lượng quân sự này người Nhật đã xâm chiếm được Triều Tiên trong vòng 40 năm, điều mà trong 300 năm trước họ không làm nổi. Trong cuộc chiến Triều Tiên, hải quân Nhật đã làm thế giới ngạc nhiên khi đánh bại hải quân Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới với các chiến hạm đóng ở Đức. Năm 1904 phương Tây lại một lần nữa kinh ngac về sức mạnh của người Nhật trong cuộc xung đột vì quyền lợi tại Mãn Châu với Nga. Mặc dù trên bộ quân đội Nhật và quân đội Nga tổn thất như nhau nhưng trên biển một lần nữa người Nhật lại chiến thắng vang dội. Hai hạm đội của nước Nga Sa Hoàng được đánh giá có sức mạnh thứ 2 trên thế giới đã phải chịu tổn thất cay đắng: 5.045 thủy thủ thiệt mạng, 6.016 người bị giữ làm tù binh kể cả đô đốc hạm đội. Nước Nhật nổi lên như một đế quốc mới ở phương Đông.
    Trong chiến tranh thế giới lần thứ I, nước Nhật tham gia phe đồng minh, đánh chiếm các thuộc địa của Đức tại Thái Bình Dương, Trung quốc,?với hy vọng sẽ được đền đáp xứng đáng tại hội nghị Versailles nhưng hy vọng của họ tan thành mây khói. Nước Nhật chỉ được chấp nhận chiếm giữ vài hòn đảo ở Thái Bình Dương, còn phần lớn đất đai các thuộc địa của Đức đều nằm trong sự kiểm soát của các nước đồng minh thắng trận.. Giới lãnh đạo Nhật cay đắng nhận ra rằng không có sự giúp đỡ vô tư nào từ các quốc gia phương Tây. Nước Mỹ ra sức ngăn cản Nhật chiếm các nguồn tài nguyên dồi dào, rẻ mạt tại các nước thuộc địa, họ ban hành luật cấm xuất cho Nhật sắt vụn, các nguyên liệu giành cho công nghiệp. Nước Nhật đang phát triển, nền công nghiệp đang cần các nguồn nguyên liệu, vật liệu. Thiếu nguyên vật liệu, nhân công, máy móc nền kinh tế của nước nước Nhật không thể mở mang phát triển được. Thêm nữa, cuộc đại suy thoái kinh tế thê giới lại giáng thêm một đòn trầm trọng nữa vào nước Nhật. Nước Nhật đói tài nguyên đang thèm thuồng tìm kiếm các nguồn lực cho mình. Quân đội Nhật kêu gọi phát động chiến tranh.....

    Hoàng đế Hirohito
    Sỹ quan quân đội Nhật với áo giáp sắt
    Được Kysy sửa chữa / chuyển vào 07:08 ngày 18/06/2005
  4. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Em bi chú chữ kami = thần là theo tính từ,đúng không ạ? Nói chung chắc em cũng hơi hơi đại khái hiểu cái tinh thần của chữ ''thần'' nó như thế nào,thôi ta không nói về chữ này nữa nhé
    Người Nhật rất trọng đạo phật nhưng không hẳn là theo tư duy thiền tông như ta hay Tàu.Kể ra Kukai truyền bá đạo phật vào Nhật cũng không sớm sủa gì,nhưng phổ biến lại rất rộng vì tinh thần của Phật giáo rất hợp với Thần đạo của họ,trộn vào thành một thế giới tâm linh Thần - Phật hợp nhất,không mâu thuẫn gì hết.Thiền có thể là từ Phật giáo nhưng nó cũng sớm trở thành phương pháp chủ yếu của Thần đạo.Tất nhiên nếu cố phân tách hai đạo phái này ra thì bác có thể thấy là Phật giáo thiên về hành thiền còn Thần đạo thiên về lễ nghi hơn.
    (Cũng nhắc bác một chuyện,chưa ở đâu mà giới Phật tử lại hiếu chiến như ở Nhật,các chùa tranh giành ruộng đất,chiêu tập tăng binh đánh nhau chả ra sao hết,nhiều khi đàm đạo cãi lý nhau không được lập tức rút kiếm chém nhau ngay - náo nhiệt)
    Vấn đề chính đang nói là tinh thần thiền đạo của võ sĩ.Em đương nhiên công nhận chuyện giới võ sĩ thực sự có phẩm chất cao và là tinh hoa của Nhựt bổn.Thiền lý ở võ sĩ trở thành tinh thần ''hài hoà'' và ''vô uý''.Nhưng ngược lại,họ cũng cầu tiến rất mạnh và theo tư tưởng hoàn mỹ,muốn cái gì cũng phải đạt đến độ hoàn hảo,thành ra lại ít khoan dung.
    Tinh thần quyết tử và sự tàn bạo của giới võ sĩ mà em nói là một khía cạnh của những đức tính trên được biểu hiện trong chiến đấu.Tàn bạo ở đây không hẳn là sự khát máu ham giết chóc vô nghĩa,nhưng nhìn đi nhìn lại thấy cách hành xử của họ quả là coi mạng người không vào đâu.Em nhấn mạnh tính cứng nhắc của giới võ sĩ Nhật,thêm với lòng tự hào quá cao thành ra đẩy đến chỗ cực đoan không có gì là lạ. (Sự mềm mỏng và khôn khéo của người Nhật ngày nay có lẽ không bắt nguồn từ giới võ sĩ mà có lẽ từ giới thị dân và thương mại - tầng lớp tiên phong và là lực lượng chính của cải cách).
    Nhìn từ quan điểm của em là người Niam (),em không ghê sợ nhưng quả là không thể bảo rằng võ sĩ Nhật không tàn bạo.Những lề luật của họ hầu như toàn đẩy con người ta vào chỗ chết (có cả chết đói vì khốn khó ),giải quyết các vấn đề cũng thường dùng việc giết chóc còn tệ hơn Gia Long nhà mình nhiều,cho đến những hành vi thông thường như dùng tù binh,phạm nhân hay xác kẻ địch để thử kiếm...lắc đầu.Thật sự việc lấy giết chóc để giảm dân số có lẽ Nhật cũng thạo không kém Chệt - bác thử tính xem,đất thì nghèo mà người thì đông
    (Em đã đọc shogun và có xem last samurai rồi,cũng khá thích thú nhưng không tin vào cách diễn giải ngọng nghịu đấy đâu,xin bác yên tâm )
    Về lính Nhật trong WW2,em cho là phần lớn trong đó vẫn là thanh niên được động viên và bơm hơi rồi cho ra nước ngoài (không kể lúc Mỹ đổ bộ),nói chung thích gán mác samurai vào cũng chả sao,so với thời Tướng Hideyoshi đánh Triều Tiên cũng gần giống,dù rằng không phải samurai chuyên nghiệp.
  5. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Em bi chú chữ kami = thần là theo tính từ,đúng không ạ? Nói chung chắc em cũng hơi hơi đại khái hiểu cái tinh thần của chữ ''thần'' nó như thế nào,thôi ta không nói về chữ này nữa nhé
    Người Nhật rất trọng đạo phật nhưng không hẳn là theo tư duy thiền tông như ta hay Tàu.Kể ra Kukai truyền bá đạo phật vào Nhật cũng không sớm sủa gì,nhưng phổ biến lại rất rộng vì tinh thần của Phật giáo rất hợp với Thần đạo của họ,trộn vào thành một thế giới tâm linh Thần - Phật hợp nhất,không mâu thuẫn gì hết.Thiền có thể là từ Phật giáo nhưng nó cũng sớm trở thành phương pháp chủ yếu của Thần đạo.Tất nhiên nếu cố phân tách hai đạo phái này ra thì bác có thể thấy là Phật giáo thiên về hành thiền còn Thần đạo thiên về lễ nghi hơn.
    (Cũng nhắc bác một chuyện,chưa ở đâu mà giới Phật tử lại hiếu chiến như ở Nhật,các chùa tranh giành ruộng đất,chiêu tập tăng binh đánh nhau chả ra sao hết,nhiều khi đàm đạo cãi lý nhau không được lập tức rút kiếm chém nhau ngay - náo nhiệt)
    Vấn đề chính đang nói là tinh thần thiền đạo của võ sĩ.Em đương nhiên công nhận chuyện giới võ sĩ thực sự có phẩm chất cao và là tinh hoa của Nhựt bổn.Thiền lý ở võ sĩ trở thành tinh thần ''hài hoà'' và ''vô uý''.Nhưng ngược lại,họ cũng cầu tiến rất mạnh và theo tư tưởng hoàn mỹ,muốn cái gì cũng phải đạt đến độ hoàn hảo,thành ra lại ít khoan dung.
    Tinh thần quyết tử và sự tàn bạo của giới võ sĩ mà em nói là một khía cạnh của những đức tính trên được biểu hiện trong chiến đấu.Tàn bạo ở đây không hẳn là sự khát máu ham giết chóc vô nghĩa,nhưng nhìn đi nhìn lại thấy cách hành xử của họ quả là coi mạng người không vào đâu.Em nhấn mạnh tính cứng nhắc của giới võ sĩ Nhật,thêm với lòng tự hào quá cao thành ra đẩy đến chỗ cực đoan không có gì là lạ. (Sự mềm mỏng và khôn khéo của người Nhật ngày nay có lẽ không bắt nguồn từ giới võ sĩ mà có lẽ từ giới thị dân và thương mại - tầng lớp tiên phong và là lực lượng chính của cải cách).
    Nhìn từ quan điểm của em là người Niam (),em không ghê sợ nhưng quả là không thể bảo rằng võ sĩ Nhật không tàn bạo.Những lề luật của họ hầu như toàn đẩy con người ta vào chỗ chết (có cả chết đói vì khốn khó ),giải quyết các vấn đề cũng thường dùng việc giết chóc còn tệ hơn Gia Long nhà mình nhiều,cho đến những hành vi thông thường như dùng tù binh,phạm nhân hay xác kẻ địch để thử kiếm...lắc đầu.Thật sự việc lấy giết chóc để giảm dân số có lẽ Nhật cũng thạo không kém Chệt - bác thử tính xem,đất thì nghèo mà người thì đông
    (Em đã đọc shogun và có xem last samurai rồi,cũng khá thích thú nhưng không tin vào cách diễn giải ngọng nghịu đấy đâu,xin bác yên tâm )
    Về lính Nhật trong WW2,em cho là phần lớn trong đó vẫn là thanh niên được động viên và bơm hơi rồi cho ra nước ngoài (không kể lúc Mỹ đổ bộ),nói chung thích gán mác samurai vào cũng chả sao,so với thời Tướng Hideyoshi đánh Triều Tiên cũng gần giống,dù rằng không phải samurai chuyên nghiệp.
  6. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Chán mấy bác wá, cãi nhau suốt.
    Banner của Nhật.
    banner của KQ Nhật.
    Isoroku Yamamoto, chỉ huy trận Trân Châu Cảng, Midway. Ông là người có công trong việc phát triển sử dụng KHMH và máy bay để chống tàu chiến. Khi Nhật Hoàng cho đóng hai tàu chiến khổng lồ Mushasi và Yamato, ông đã phản đối, ông nghĩ nên dành tiên để đóng HKMH. Khi Nhật dự định đánh Mỹ, ông thuộc phe phản chiến. Nhưng ông lại nhận lời chỉ huy trận Trân Châu Cảng. Sau trận Trân Châu Cảng, dù thắng lơn, nhưng ông là người buồn nhất, ông có câu nói lịch sử: "Tôi sợ rằng ta đang đánh thức một gả khổng lồ đang ngủ". Thực tế bao năm ở Mỹ cho ông linh cảm đúng. Sau trận Midway, ông bị điều về bảo vệ Guadalcanal, ông đặt sở chỉ huy ở Rabaul. Ngày 18/4/1943, người Mỹ phá đc bộ mã của Nhật, họ phát hiện thông tin về chuyến công tác của Yamamoto nên đã phái hàng chục P-36 bắn rơi chiếc máy bay của ông. Cho đến nay, xác ông vẫn chưa đc tìm thấy. Ông là vị tướng, đô đốc Nhật mà người Mỹ sợ nhất.
    Teauchi, chỉ huy lực lượng Phương Nam tiến vào Singapore. Ông có sở chỉ huy tại Sài Gòn.
    Nagumo - đô đốc Nhật Bản, người nắm Hạm đội đặc nhiệm đánh Trân Châu Cảng và Midway. Ông tự sát khi đảo Saipan thất thủ tháng 6/1944.
    Hideki Tojo - thủ tướng Nhật thời thế chiến II - ra sức gây chiến tranh với Mỹ, người trực tiếp đề trình bản kế hoạch xâm lược, tac giả của chính sách "Đại Đông Á". Sau chiến tranh, Tojo bị treo cổ vì tội ác chiến tranh.
    Nhật hoàng Hirohito, sau chiến tranh, người Mỹ đòi đưa ông ra xử nhưng với những điều khoản trong bản đầu hàng 2/9/1945, ông đc miễn truy tố và giữ vững ngai vàng.
    Khi trao quyền thủ tướng cho Suzuki vào năm 1945, ông có câu nói: "Ngài hãy lựa chọn hướng đi tốt nhất cho Nhật", đây đc xem là lời khai tử cho chế độ quân phiệt Nhật.
    Được duyhau2012 sửa chữa / chuyển vào 22:30 ngày 18/06/2005
  7. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Chán mấy bác wá, cãi nhau suốt.
    Banner của Nhật.
    banner của KQ Nhật.
    Isoroku Yamamoto, chỉ huy trận Trân Châu Cảng, Midway. Ông là người có công trong việc phát triển sử dụng KHMH và máy bay để chống tàu chiến. Khi Nhật Hoàng cho đóng hai tàu chiến khổng lồ Mushasi và Yamato, ông đã phản đối, ông nghĩ nên dành tiên để đóng HKMH. Khi Nhật dự định đánh Mỹ, ông thuộc phe phản chiến. Nhưng ông lại nhận lời chỉ huy trận Trân Châu Cảng. Sau trận Trân Châu Cảng, dù thắng lơn, nhưng ông là người buồn nhất, ông có câu nói lịch sử: "Tôi sợ rằng ta đang đánh thức một gả khổng lồ đang ngủ". Thực tế bao năm ở Mỹ cho ông linh cảm đúng. Sau trận Midway, ông bị điều về bảo vệ Guadalcanal, ông đặt sở chỉ huy ở Rabaul. Ngày 18/4/1943, người Mỹ phá đc bộ mã của Nhật, họ phát hiện thông tin về chuyến công tác của Yamamoto nên đã phái hàng chục P-36 bắn rơi chiếc máy bay của ông. Cho đến nay, xác ông vẫn chưa đc tìm thấy. Ông là vị tướng, đô đốc Nhật mà người Mỹ sợ nhất.
    Teauchi, chỉ huy lực lượng Phương Nam tiến vào Singapore. Ông có sở chỉ huy tại Sài Gòn.
    Nagumo - đô đốc Nhật Bản, người nắm Hạm đội đặc nhiệm đánh Trân Châu Cảng và Midway. Ông tự sát khi đảo Saipan thất thủ tháng 6/1944.
    Hideki Tojo - thủ tướng Nhật thời thế chiến II - ra sức gây chiến tranh với Mỹ, người trực tiếp đề trình bản kế hoạch xâm lược, tac giả của chính sách "Đại Đông Á". Sau chiến tranh, Tojo bị treo cổ vì tội ác chiến tranh.
    Nhật hoàng Hirohito, sau chiến tranh, người Mỹ đòi đưa ông ra xử nhưng với những điều khoản trong bản đầu hàng 2/9/1945, ông đc miễn truy tố và giữ vững ngai vàng.
    Khi trao quyền thủ tướng cho Suzuki vào năm 1945, ông có câu nói: "Ngài hãy lựa chọn hướng đi tốt nhất cho Nhật", đây đc xem là lời khai tử cho chế độ quân phiệt Nhật.
    Được duyhau2012 sửa chữa / chuyển vào 22:30 ngày 18/06/2005
  8. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1

    Nón cối của quân bộ Nhật.
    Nón cối hải quân
    Được duyhau2012 sửa chữa / chuyển vào 01:39 ngày 19/06/2005
  9. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1

    Nón cối của quân bộ Nhật.
    Nón cối hải quân
    Được duyhau2012 sửa chữa / chuyển vào 01:39 ngày 19/06/2005
  10. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Hìhì, xin lỗi pà kon, tui trưng hình ông Nagumo ra mà lại chú thích là Yama****a
    Đây là Tomoyuki Yama****a, hùm xám Mã Lai, tác giả của cái gọi là "kho vàng Nhật Bản" ở VN. Ngày 23/2/1946, ông bị treo cổ vì "tội ác chiến tranh", nhưng người ta tin rằng đây là hành động trả thù của Tướng Douglas MacArthua vì Yama****a "dám" chiếm Philippines do MacArthua chỉ huy.
    Đây là hình ảnh quân Nhật đụng độ với Hồng quân ở Khalkin Gol.
    Hì hì, bác Sơn xem đc kh?

Chia sẻ trang này