Hỏi về tật nói lắp Có phải những người nói lắp là có tật về não bộ không ?? Mình có quen một người như vậy và thấy hình như họ có vấn đề gì đấy về tu duy thì phải. Không chắc lắm nên hỏi các bạn.
Cái này không thuộc về tâm lý học thì phải! Nhưng tớ có bài viết về nó như thế này: Tật nói lắp thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ lên 3-4 tuổi. Bé trai dễ mắc tật này gấp 3 lần bé gái. Nói lắp có thể do một loạt nguyên nhân gây nên bao gồm di truyền, sự cố tín hiệu giữa bộ não - dây thần kinh - cơ; và một vấn đề về phát triển. Một số em khỏi bệnh một cách tự nhiên, song giới chuyên môn cho rằng nên bắt đầu điều trị ngay trước tuổi đi học thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. "Nếu tật nói lắp kéo dài suốt thời đi học thì trẻ sẽ có nguy cơ chịu tác hại mạn tính và khó uốn nắn suốt cuộc đời", tiến sĩ Mark Onslow, Trung tâm nghiên cứu tật nói lắp Australia, Đại học Tổng hợp Sydney, nói. Hiện nay hoàn toàn không có thuốc chữa chứng bệnh này, song nhóm nghiên cứu của Onslow đã phát triển và kiểm nghiệm một liệu pháp có tên là chương trình Lidcombe. Kết quả rất khả quan. "Sau 9 tháng điều trị bằng Lidcombe, tật nói lắp giảm đáng kể so với sự phục hồi tự nhiên", Onslow cho biết. Chương trình Lidcombe là một liệu pháp hành vi,(cái này thì cũng giống như trong tâm lý học lâm sàng nè, hay dùng liệu pháp hành vi trị bệnh ) được một phụ huynh thực hiện dưới sự hướng dẫn của một bác sĩ. Người thực hiện sẽ đánh giá tình trạng nói lắp của trẻ bằng thang 10 điểm và sau đó tham vấn bác sĩ hằng tuần để kiểm tra tiến độ. Khi tật nói lắp biến mất hoặc gần khỏi, giai đoạn hai của chương trình sẽ bắt đầu, tập trung duy trì những gì đạt được trong giai đoạn 1 trong vòng một năm. Onslow và cộng sự đã đánh giá hiệu quả của Lidcombe trên 54 trẻ, trong đó 29 em được điều trị và 25 em làm đối chứng. Kết quả cho thấy chỉ có 15% số trẻ trong nhóm đối chứng có dấu hiệu cải thiện, so với 77% nhóm được điều trị. Và tất nhiên, nó nhiều nguyên nhân từ phía sinh học thì chắc chắn,....ai bị tật nói lắp (cà lăm ) chắc cũng mắc một số vấn đề về tư duy.
Một người nói lắp cũng biểu thị trạng thái tinh thần không bình thường, có thể có quan hệ căng thẳng với gia đình và những người xung quanh. Một cháu bé nói lắp thường có cử chỉ ngượng nghịu, lúng túng. Sợ bị trêu ghẹo, chế giễu cũng là một nguyên nhân góp phần tạo ra tật nói lắp. Bổ sung thêm
Pu tôi thỉnh thoảng nói lắp ! mọi ngưi nói pu ơi nói 1 thôi ........... Pu vẫn chả sao cả ............ mà pu thì phức tạp lắm ................ pu tuổi song ngư à ................ nói chung chả sao cả ...........
Mình có quen một cô bé bị tật nói lắp nhưng chỉ một chút xíu thôi. Đôi lúc thấy tư duy của cô bé đó bị lỗi. VD: một tuần có 8 ngày, hay không tính nổi 48 tháng là bao nhiêu năm... đến nhà chơi cảm nhận như là bố mẹ cô bé đang che dấu điều gì đó vậy Nhưng bù lại cô bé này có một chat giọng rất hay nên mỗi lần nói lắp là lúc mình thấy cô bé đó đáng yêu nhất, một vẻ nũng nịu rất tự nhiên
Đầu tiên là chào bạn dinhhung cái đã, rất welcome bạn đến với box, bạn có rất nhiều bài viết có giá trị (từ lâu rồi nhưng bây giời tớ mới có dịp chào, hì). Hồi học cấp hai ở lớp tớ cũng có một thằng bạn bị tật nói lắp. Nó thuộc dạng thông minh, chắc chắn là chẳng có vấn đề gì về tư duy cả (lớp chuyên toán mà). Nó chơi với bạn bè cũng rất tự nhiên vui vẻ, có thể tính nó hơi nhát một chút (nhưng có gì là hiếm có đâu nhỉ). Tớ học cùng nó từ hồi lớp 6, đã thấy nó nói lắp thế rồi nên chẳng biết nó bị thế từ bao giờ. Có một hồi chuyển chỗ ngồi gần nó, buôn dưa lê nhiều quá, thành ra tớ cũng bị lây nói lắp Về nhà bố mẹ cứ trợn tròn mắt nhìn. Vài tháng thì tớ tự hết, còn nó thì lên cấp 3 không học cùng nữa, chẳng biết nó hết nói lắp từ lúc nào, bây giờ thì hết từ lâu rồi. Vậy chắc là như bạn dinhhung nói, nếu nói lắp từ nhỏ thì khó trị hơn. Còn nếu không hầu như lớn là tự khỏi ấy mà. Chưa chắc nói lắp đã liên quan đến tư duy! Bàn ngoài lề một tí, nói thật ra thì tớ rất kỵ chữ "không bình thường" của các "nhà tâm lý học". Làm tớ nhớ đến Friends tập113- The one with the boobies . Bạn dinhhung có thể định nghĩa cho tớ biết từ này mà bạn hay dùng được không? Hình như bạn học chuyên ngành tâm lý phải không ? (rất mừng có chuyên gia trong ngành như bạn trong box). Tớ thấy là bác sĩ tâm lý không nên dùng nhiều những từ "bệnh", "không bình thường". Không hiểu bạn quan niệm như thế nào về những người đến tư vấn về tâm lý? Chỉ có ai bị bệnh, hoặc không bình thường mới đến à?
Tớ cũng bàn ngoài lề một tí .... Thứ nhất, xin đính chính lại, "tớ có bài viết như thế này" ...là bài tớ....sưu tầm trên mạng và lưu giữ lại! Và tất nhiên, xét về mặt nào đó, nó có ý nghĩa không chỉ về mặt nghiên cứu lý luận mà còn có cả ý nghĩa về chữa trị bệnh nói lắp nữa! Tớ cũng có quen một cô bạn (thậm chí....suýt yêu nữa) đang học đại học. Hắn nói lắp kinh khủng....mờ....tư duy có sao đâu. Tớ cũng chỉ...phỏng đoán thui mờ. Khi nói lắp có liên quan đến yếu tố sinh học...và đặc biệt là do sự chỉ đạo...không đúng cách của hệ thần kinh trung ương- một phần, bộ phận nào đó của não bộ...có vấn đề thì cũng nhiều khả năng nó ảnh hưởng đến tư duy chứ nhỉ! (Đoán thế ) Không đùa đâu ! Nó cũng giống như một vài kết luận kiểu như " Những nhà khoa học dễ sinh con tự kỷ " đó. Và họ có cơ sở, căn cứ hẳn hoi! Đúng không bạn nhỉ !! Còn về mấy cái thuật ngữ chúng ta dùng để nói về con người ý! Theo tớ thì...."Con người không bình thường" chắc cũng chả lạ gì lắm đối với những người ....ngay cả không theo tâm lý học! Chúng ta thường nói "Mày đúng là không bình thường" hoặc " tâm thần à?!!!" vv...vv.. Vậy sao chúng ta không thừa nhận nó nhỉ! Tất nhiên, là con người, chúng ta chẳng ai muốn mình bị mang tiếng là con người không bình thường cả! Nó cũng giống như việc một gia đình nào đó cho con đi cchữa bệnh tâm thần ý (hay còn gọi là thần kinh ) vẫn thường giấu bà con hàng xóm. Hay một người mắc bệnh tâm thần mấy khi nói họ...tâm thần đâu! Tất nhiên, "học" tâm lý thì nên hạn chế nói nặng nề như vậy! Hiiii Còn theo tớ, những đến khám tâm lý là những người gặp vấn đề về mặt tâm lý, nôm na là những người có tâm lý không bình thường. Và vì cái đó, họ mới cần đến bác sỹ chớ! Không thì họ đến làm giề Tớ học...tâm.....lý....kém lắm ! Được dinhhungtt sửa chữa / chuyển vào 22:21 ngày 06/02/2006
Hơ, thấy mọi người bàn luận về tật nói lắp mà sao kô ai đưa ra cách trị nhỉ. Hay là một cái mẹo nào đấy để trị cái tật này nhỉ. Thi thoảng tôi cũng hay bị nói lắp. Và theo kinh nghiệm bản thân tôi thì tôi thấy đó là do suy nghĩ của mình quá nhanh hoặc quá phức tạp mà ngay lập tức mình kô tìm được một lời nói thích hợp nhưng cái miệng của mình thì vẫn cứ hoạt động nên dẫn đến là lắp thì nói mãi chưa ra cái gì cả.Hoặc nhiều lúc mình cảm thấy trong cổ họng của mình có môt cái gì đó rất vướng làm cho mình kô thể phát âm được ngay một từ nào đó. Cách sửa của mình thuờng là nếu cảm thấy cảm thấy mình sắp rơi vào tình trạng trên thì nên nói từ từ, giảm nhịp độ lại. Hoặc có thể nghỉ một chút, chứ kô nên cố gằng tiếp tục nói. Nếu cảm thấy khó nói từ này thì ta nên dung một từ khác để biểu đạt. Nếu chú ý sửa chữa thì mình nghĩ rằng có thể loại bỏ tật này. chúc vui vẻ