1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về tên chòm sao và quan sát mặt trăng

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi viethangybvn, 02/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethangybvn

    viethangybvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về tên chòm sao và quan sát mặt trăng

    Mình đang phải học một môn liên quan nhiều đến thiên văn cổ, và đang gặp khó khăn về việc tìm tư liệu do không biết thuật ngữ tiếng Anh, nên muốn nhờ các bạn giúp đỡ.

    Chòm sao này trong tiếng Trung gọi là Hồ thỉ. Không biết tên tiếng Anh của nó là gì nhỉ?
    [​IMG]

    Nếu có thể phiền các bạn cho biết thêm thông tin về chòm sao này, hoặc địa chỉ web có thông tin tương đối chi tiết về chòm sao này nhé.
    Câu hỏi thứ hai là về mặt trăng. "sóc" là chỉ khi góc "hoàng kinh" (celestial longtitude) giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0, còn "vọng" chỉ khi góc "hoàng kinh" giữa mặt trăng và mặt trời bằng 180 độ. Nhưng mình không rõ cách đo các góc này (trong thiên văn học cổ Trung hoa) thế nào. Ông thầy mình chỉ nói là sóc và vọng khá khó xác định thời điểm, đặc biệt là sóc thì rất khó xác định thời điểm. Còn vọng thì có thể xác định được. Nhất là khi nhật thực hay nguyệt thực. Vậy khi nào thì không thể xác định được "vọng"? Có trang web nào (tiếng Anh cũng được) nói về vấn đề này không? Mình không biết thuật ngữ tiếng Anh của từ này nên không tìm được.

    Mong các bạn chỉ giúp cho. Cám ơn rất nhiều.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hình như chòm sao bên phải là sao Khuê. Bạn có thể xem lại trong chủ đề Thiên văn cổ Trung Quốc.
    http://www.ttvnol.com/thienvanhoc/341319/trang-2.ttvn
    Ngày sóc: Tối như đêm 30.
    Ngày vọng : sáng như trăng rằm.Khái niệm đúng như bạn nói.
    Nếu cực kì may mắn( nhưng theo chu kì ) vào ngày sóc sẽ diễn ra hiên tượng Nhật thực do Mtrăng xen vào giữa MTrời và TĐ. Còn ngược lại ngày vọng sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
    Theo tính toán thì ngày sóc và vọng đều có thể biết được. Nhưng tiếc thay ông cố tổ mấy đời nhà tớ biết, nhưng tới đời tớ ..ngu dốt quá nên bị thất truyền nên không thể nói cho bạn ... Bạn có thể xem trong chủ đề Thiên văn cổ Trung Quốc với cách tính lịch của người TQ chắc cũng biết thêm đôi điều.
    http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/gem-projects/hm/Zu_Chongzhi.pdf
    Ngày vọng và sóc đều có thể biết được dựa theo quan sát và tính toán. nhưng ngày sóc thì phức tạp hơn nếu chỉ dựa vào quan sát. Vì đâu có Trăng đâu mà nhìn. Còn Ngày vọng ứng với ngày rằm khi Trăng tròn nhất. Thuật ngữ tiếng Anh gọi ngày vọng và sóc là "syzygy"
  3. warless

    warless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bạn này hỏi thế thì chắc là chả ai trả lời được vì Trung Quốc có chia các chòm sao giống như phương Tây đâu mà có tên tương ứng, chỉ có thể nói nó là thuộc chòm sao nào bên "Tây" thôi.

Chia sẻ trang này