1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hỏi về thiền Vipassana

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi songnho219, 29/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    hỏi về thiền Vipassana

    Các bạn cho mình hỏi về thiền Vipassana với..

    Mình muốn thực hành pháp thiền Vipassana này nhưng mình không biết liệu tự tập có được không hay phải có thầy hướng dẫn ạ ?

    Các bạn cho mình hỏi mình đọc sách rồi tự tập pháp thiền này thì có được không ạ ?
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Thiền Vipassana Hay còn gọi là thiền minh sát hay là quán; nên hay dùng từ thiền quán là vậy(còn cái kia là thiền định-Chỉ; Chỉ và Quán chính là thiền định và thiền quán). Muốn tìm hiểu giáo lý đạo Phật để thực hành thì lằng nhằng lắm. Nên có hai cách;một là bạn hỏi người nào đã thực hành thiền thật nhiều;hớt lấy phần ngọn chứ đào sâu vào gốc nguy hiểm lắm. Hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu Phật pháp để áp dụng vào cuộc sống thì nên tìm thầy giỏi; đọc sách dễ loạn lắm
    Đại ý của Thiền minh sát là thế này: Theo dõi các cử động về thân thể; lời nói; hơi thở;ý nghĩ của mình và ghi nhận nó. Xem nó phát sinh như thế nào; biến mất như thế nào; vì sao nó sinh ra vì sao nó biến mất. Vì dụ bạn bực với một người thì là bạn bực lời nói của người ấy; hay là thái độ của người ấy hay là ...cái mặt của người ấy. Dần dần bạn trở nên nhạy cảm hơn với những phản ứng;cảm giác và hành động của chính mình và làm chủ dần được nó trong cuộc sống.
    Đức Phật sinh thời rất đề cao phương pháp thiền minh sát này và đưa ra bài tập "tứ niệm xứ" hay "tứ quán xứ" (4 nơi tập trung theo dõi)
    1)Theo dõi thân thể : hơi thở; lời nói; các trạng thái sinh lý ...v...v
    2)Theo dõi cảm giác: Buồn; vui; khổ; hứng thú; rầu rĩ...v..v..
    3)Theo dõi tinh thần của mình (tương tự như cảm giác nhưng nói tinh thần thì nó rộng hơn)
    4)Theo dõi các sự vật bên ngoài; những sự thay đổi của nó.
    Mục đích là làm chủ được thân thể và tâm tư của mình; khi khám phá bản thân bạn sẽ thấy rất là thú vị; nguyên nhân của những cảm giác; những suy nghĩ. Và hiểu rõ nguyên nhân sinh diệt; quá trình của nó;nguyên nhân của nó; bạn dần dần làm chủ được chính mình.
  3. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Thiền Vipassana theo tôi thấy ngoại trừ phần quán pháp ra, 3 phần còn lại "quán thân, quán thọ, quán tâm..." hầu hết đều là những hoạt động có thể coi là tự nhiên của ý thức con người. Bất cứ một người nào đều có thể tự mình nghĩ ra phương pháp này mà không cần một hướng dẫn. mặc dù nếu tính xác suất số lượng người có đủ động lực để nghĩ ra và duy trì sự thực hành này là rất nhỏ. Đức Phật là một người nằm trong xác xuất này. Sự hướng dẫn của kinh Đại Niệm xứ có công dụng chủ yếu là để củng cố đủ niềm tin duy trì "niệm". Vì vậy, theo tôi, hoàn toàn có thể tự tập. Nhưng đạt kết quả hay không thì lại là chuyện khác. Tôi không cho rằng tập Vipassana sẽ có bệnh.
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Nói làm chủ nghe nó buồn buồn cười cười, ai làm chủ cái gì, cái gì bị ai làm chủ?
    Hãy bỏ cái tôi đi nào
    Tại sao lại cần phải làm chủ? Để làm gì? Để chứng minh rằng tôi có một năng lực sao? Năng lực tự chủ? Tôi hơn người sao?
    Hãy trải nghiệm, với khóc và cười, như những người bình thường. Nếu bạn muốn tự chủ, bạn làm sao có thể khóc và cười nữa? Bạn có thể tự khoác lên cổ một cái cùm, vì bạn là một người có khả năng tự chủ, bạn phải tự chủ, bạn phải sống cho nó. Mệt lắm
    Nếu yếu đuối, hãy chấp nhận rằng mình yếu đuối, như vậy có phải dễ chịu không? Hãy chấp nhận, chấp nhận tất cả không điều kiện, đó là chính là vipasanatallabahahha
    À quên câu hỏi chính, tự tập được bạn ạ. Và có thầy hướng dẫn càng tốt
  5. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Chẳng có ai làm chủ cả
    ..Vì hoàn cảnh khác nhau xuất hiện, nên cảm giác khác nhau xuất hiện. Vì cảm giác khác nhau xuất hiện nên quan điểm khác nhau xuất hiện. Vì quan điểm khác nhau xuất hiện nên ý muốn khác nhau xuất hiện. Vì ý muốn khác nhau xuất hiện nên hành động khác nhau xuất hiện. Vì hành động khác nhau xuất hiện nên kết quả khác nhau xuất hiện..
    Bạn là ai, là cái gì trong tiến trình đó? Bạn có thể làm chủ được cái gì trong tiến trình đó?
    Khi vui bạn có thể không cười chăng? Không thể, bởi vì khi vui vẻ xuất hiện thì nụ cười xuất hiện. Bạn hãy thử cố gắng buồn rầu than vãn khi gặp chuyên vui mừng xem có được không? Điều đó nằm ngoài khả năng của bất cứ ai.
    Khi vui bạn không thể không vui thì khi buồn bạn cũng không thể không buồn. Khi ý chí xuất hiện thì bạn không thể từ bỏ, khi siêng năng xuất hiện thì bạn không thể lười biếng. Tất cả đều do nguyên nhân, và chúng lại do các nguyên nhân trước nữa..
    Bạn là ai, là cái gì trong quá trình đó? Bạn có thể làm chủ hay quyết định được cái gì? Đơn giản là không gì cả. Quyết định là một sự kiện, sự kiện đó cũng do nguyên nhân trước nó. Vì bạn suy tư, đánh giá, tính toán, rồi khi đủ điều kiện, khi đắn đo kĩ càng, quyết định sẽ xuất hiện. Hãy quyết định khi bạn đang hoang mang, lưỡng lự xem nào? Không thể xảy ra được, bởi vì điều kiện cần thiết cho quyết định chưa xuất hiện nên quyết định không xuất hiện. Chúng xuất hiện do nguyên nhân. Chúng không phải do bạn, vì bạn, của bạn, hay bạn có thể làm chủ được chúng
  6. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Chấp nhận không có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng. Chấp nhận nghĩa là nhìn đúng hiện trạng với sự thật, và có nhìn đúng hiện trạng với sự thật mới có thể thay đổi
    Nếu bạn không chấp nhận mình dốt vì ít đọc sách thì bạn có mua một đống sách mà không động đến thì cũng không khác được. Nếu chấp nhận mình dốt vì không đọc sách, thay vì nghĩ rằng mình mình dốt vì có ít sách, chỉ cần đọc sách là được, chứ không cần đi mua thêm sách. Ví dụ như vậy.
    Khi chấp nhận, nghĩa là bạn biết cách nhìn sự vật đúng với chính nó là như vậy. Đó chính là mục đích của thiền quán, nhìn sự vật đúng là như vậy. Ham muốn là ham muốn, suy nghĩ là suy nghĩ, tưởng tượng là tưởng tượng, buồn là buồn, vui là vui, yêu là yêu, ghét là ghét,.. Đó là nhìn sự vật đúng như nó là như thế.
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Chính vì những người nghĩ phật pháp ko có mục đích gì nên Phật pháp mới bị mạt.
    Đọc kinh Nikaya thì thấy đức Phật ông ấy ko thiếu thực tế và ấu trĩ như mấy nhà "tính không"
  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Mấy chú biết gì về phật pháp mà ti toe, bị anh chưi cho hoai mà cứ cứng đầu, nhưng dù sao mấy chú củng có công mang phật pháp ra bàn luận, nhưng cố gắng học đi với hành, chứ lý thuyết suông như mấy chú thi không đến đâu.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Lão già lẩm cẩm! Muốn ăn phật thủ ko? phật pháp cái gì.
  10. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Cái gì bỏ cái tôi đi vậy cà?
    Cái gì chấp nhận, cái gì bỏ vậy cà?
    Oh my God, help me !

Chia sẻ trang này