1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hỏi về thiền Vipassana

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi songnho219, 29/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    ở SG mình bị thông báo là TTVNOL nâng cấp server nên ko vào đc.
    bạn nào muốn nghiên cứu thiền Vipassana thì nên mua cuốn:
    1. Thực tập chánh niệm thiền quán - dịch giả Nguyễn Duy Nhiên
    2. Thiền Tứ Niệm Xứ - tủ sách Phật Giáo
    3. Tôi là ai ? - ni sư Ayya Khema
    4. Khi nào chim sắt bay - ni sư Ayya Khema
    .........và rất nhiều sách khác.....
    nếu bạn ở SG thì liên hệ, mình chỉ chỗ thực tập và chỉ dẫn sơ bộ cho, hiện tại mình vẫn đang học Thiền ở chùa Từ Tân.
  2. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Làm chủ nên hiểu là làm chủ tâm trí mình . Trong hàng triệu kiếp sống , vấn đề đã đảo ngược , tâm trí là người chủ . Bản thân mình đã vắng nhà quá lâu và tâm trí nghiễm nhiên coi mình là người chủ . Điều này nên là ngược lại .
    Làm chủ thì mới có thể thực sự khóc , cười được vì hành động là toàn bộ , không bị tâm trí kìm kẹp .
  3. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Các mặt đối lập cũng bao hàm nhau nữa . Làm sao có thể dựa vào nó để định nghĩa lẫn nhau theo kiểu siêng năng là không có lười biếng , yêu là không có ghét , vui là không có buồn ,......
    Chừng nào chưa siêu việt lên trên nó , chưa thoát ra ngoài nhị nguyên thì các mặt đối lập cũng bao hàm lẫn nhau nữa . Yêu cũng chính là ghét nữa , nó chỉ là là yêu đi sang cực kia , hạnh phúc cũng là đau khổ nữa . Các mặt đối lập bao hàm lẫn nhau nhưng tâm trí chỉ thấy 1 , nếu tâm trí thấy cả 2 , nó sẽ choáng váng , nó sẽ chết mãi mãi .
    Tổ Tăng Xán đã nói nếu nhị nguyên không tồn tại thì bản thân cái một không thể tồn tại .
  4. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn , mình ở Hà Nội bạn à , mình cũng chưa đọc kinh Phật bao giờ nên không biết trong cuốn kinh nào nói về Vipassana của Phật Gautama .
    Mình chỉ đọc có 2 chỗ nói về Vipassana , đó là mục " Vipassana " trong cuốn " Nhận biết : chìa khoá vàng minh triết " và phần thiền Vipassana trong cuốn "Thiền Định : Tự do đầu tiên và cuối cùng " của Osho .
    Mình chỉ thấy trong cuốn " Thiền Định : Tự do đầu tiên và cuối cùng " có nói cụ thể về cách thực hành , đối tượng theo dõi ở đây là bụng phập phồng chứ không phải hơi thở . Các bạn đọc nhiều kinh Phật rồi , đọc nhiều sách về thiền Vipassana rồi có thể cho mình hỏi là mình tập theo cách thức trong đó có được không vậy ?
    Đợt trước mình có thử tập nhưng không theo trong đó , mà chỉ ngồi trên ghế , quan sát hơi thở của mình , chỉ quan sát hơi thở thôi , nhưng 1 lúc là có cảm giác như cơ thể khó kiểm soát , dường như không gian cứ cao mãi lên , rộng lớn ra , cái phần gì đó bên trong cứ muốn bay lên trên cao nên mình không kiểm soát cơ thể được nữa , mình sợ nên đã dừng lại .
  5. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Ngồi
    Bạn hãy tìm một vị trí thoải mái hợp lý và tỉnh táo để ngồi trong 40 đến 60 phút . Đầu và lưng nên thẳng , mắt nhắm và thở tự nhiên . Duy trì tĩnh lặng nhiều nhất có thể được , chỉ thay đổi vị trí nếu thực sự cần thiết .
    Trong khi ngồi , đối tượng chủ yếu là theo dõi bụng phập phồng , hơi phía trên rốn một chút , bị gây ra bởi việc hít vào thở ra . Đấy không phải là kỹ thuật tập trung , cho nên trong khi theo dõi hơi thở , nhiều thứ khác sẽ lôi chú ý của bạn ra xa . Không có gì là sự phân tán trong Vipassana , cho nên nếu một ai đó tới , thì hãy ngừng việc quan sát hơi thở , hãy chú ý tới bất kỳ cái gì đang xảy ra cho tới khi quay trở lại hơi thở của bạn . Điều này có thể hàm chứa ý nghĩ , tình cảm , phán xét , cảm giác thân thể , ấn tượng từ thế giới bên ngoài ....
    Chính tiến trình quan sát là có ý nghĩa , điều bạn đang quan sát thì không có ý nghĩa nhiều lắm , cho nên hãy nhớ đừng trở nên đồng nhất với bất kỳ cái gì tới , câu hỏi hay vấn đề có thể chỉ thấy được như các bí ẩn cần tận hưởng .
    ( Thiền Định : Tự do đầu tiên và cuối cùng )
  6. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho mình hỏi sao đoạn trên lại không có sự đồng bộ vậy nhỉ ?
    Ở trên ghi là : " Trong khi ngồi , đối tượng chủ yếu là theo dõi bụng phập phồng , hơi phía trên rốn một chút , bị gây ra bởi việc hít vào thở ra "
    Nhưng bên dưới lại ghi là : " cho nên trong khi theo dõi hơi thở "
    Trên thì ghi là quan sát bụng phập phồng , dưới ghi là quan sát hơi thở . Có điều gì quan hệ với nhau không các bạn ?
  7. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Theo kinh nghiệm của tôi thì theo dõi trạng thái phồng/xẹp của bụng dễ thất niệm. Lý do: Khi tập được một lúc thì thân thể sẽ có trạng thái tê rần. Khi đó sẽ bị mất cảm giác của vùng phía dưới. Vì vậy việc niệm sẽ có gián đoạn.
    Thời gian đầu tôi chỉ cần sử dụng ngôn ngữ "dán nhãn" vào từng đợt "hít vào - thở ra". Đây là việc tương đối dễ dàng. Sự cố gắng duy nhất cần phải làm là không "dán nhầm nhãn".
    Qua giai đoạn tiếp theo, tôi sẽ để ý tới sự tiếp xúc của hơi thở với các bộ phận của thân thể (cụ thể nhất là mũi).
  8. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Việc tập pháp quán hơi thở theo kinh Đại Niệm xứ có khác với các môn Thiền và khí công khác rõ rệt nhất là ở chỗ KHÔNG DÙNG Ý THỨC ĐIỀU KHIỂN HƠI THỞ.
    Hơi thở được điều khiển bởi vô thức. Ý thức chỉ dùng để theo dõi mà thôi. Hơi thở làm cầu nối giữa ý thức và vô thức. Khi cầu nối đó đã được kết nối hoàn toàn, ta sẽ "thân chứng" được hiện tượng CỘNG HƯỞNG.
    Kinh Đại Niệm Xứ hướng dẫn các pháp thiền trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi. Nhưng chỉ hướng dẫn pháp quán hơi thở trong duy nhất tư thế ngồi. Tôi cho rằng (và cũng đã từng tập) có thể quán hơi thở trong khi nằm. Điều cần thiết là tránh cho mình đừng ngủ quên. Tôi có một "bí quyết" đó là một bài luyện thở chống buồn ngủ trước khi tập quán hơi thở. Đó là bài tập "Ngắt hơi thở vào". Mỗi lần hít vào ta ngắt nó thành từng đoạn 2 giây xong nín thở 2 giây lại tiếp tục (cố gắng mỗi lần hít càng ít hơi càng tốt để hơi thở của ta có nhiều đợt hít vào). Khi đã đầy phổi thì ta nín thở khoảng 5 giây rồi thở ra (thở ra không gián đoạn). Lại hít vào gián đoạn như trên.
    Bài tập thở nói trên làm kích thích trung khu thần kinh hưng phấn.
  9. Nhorung

    Nhorung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Sáng CN ngày 7/12 có 1 buổi dạy Thiền tại chùa Vạn Niên, Đối diện UBND Q Tây Hồ. 8am-5pm .
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Mình rất hoan hĩ khi thấy các bạn quan tâm đến thiền Vipassana vào post bài chia xẻ kinh nghiệm. Mình cũng đang thực hành theo lối này nên có vài kinh nghiệm, dần dần mình sẽ post bài chia xẻ.
    Các bài trên cho thấy các bạn có thực hành tốt, chứ ko phải là chỉ đọc qua sách.

Chia sẻ trang này