1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hỏi về thiền Vipassana

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi songnho219, 29/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Mình nhờ vào Osho mà biết đến thiền, bằng một lối hoàn toàn khác với những kinh sách TQ ! Xin gởi trọn lòng tri ân đến Osho !
    Thế nhưng, khi mình bắt đầu đi sâu vào PGiáo, thì thấy các tài liệu của Osho chỉ là tấm biển chỉ đường, còn mình phải tự tìm lối đi còn lại. Những cuốn sách bạn nói, tôi đã đọc qua rồi. Thành thật mà nói, khi đã biết nhiều thì mới thấy ng tập theo hời hợt cho biết thì ko sao, chứ ng chuyên tâm tinh tấn, có căn cơ, mà tập theo thì rất nguy hiểm.
    Cái mũi lên chỉ hướng, ko phải là con đường. Vì con đường có khúc quanh co, còn đi theo mũi tên thì có khi bước xuống hố, con đường thật là biết đi vòng qua cái hố ấy !
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Kinh nghiệm của mình là chú ý điểm DỨOI RỐN 1 CHÚT, chứ ko phải trên rốn ! Vì dưới rốn là Đan Điền, và cũng là phần âm của cơ thể. Chú ý phần ấy dễ làm cho tâm yên, còn phần trên thì tâm loạn hơn.
    Hơn nữa, thở sâu và nhẹ nhuyễn thì mới phồng đc phần đan điền.
    Tuy nhiên, "chú ý phồng xẹp" chỉ là phương tiện để dễ hiểu. chỉ là bước đầu, ko phải pháp môn !!!! đừng chấp vào kỹ thuật ấy.
    Quan sát hơi thở là đúng nhất. Vì lúc ta vào định, tự nhiên hơi thở sẽ thay đổi, đang gấp và xao động, tự nhiên nó chậm và nhẹ lại. Lúc đó, đan điền sẽ rất khó nhận biết.
    Quan sát hơi thở rất khó nhé ! Vì tâm ta sẽ có xu hướng điều khiển nó cho chậm lại và dài ra. Nhưng khi vào định thì tự nhiên nó chậm và kéo nhuyễn ra, ko cần phải cố sức.
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Đúng là KHÔNG ĐƯỢC DÙNG Ý THỨC ĐIỀU KHIỂN HƠI THỞ !
    Và trạng thái "thân chứng" đó là đúng, vì khi có chánh niệm tỉnh giác, thân sẽ rất nhẹ và khinh an. Khi vào Sơ Thiền thì thân sẽ chứng cảm giác hỹ len lõi khắp các tế bào.
    Còn "tâm chứng" thì đc gọi là Định.
    Kinh Tứ Niệm Xứ (Do HT. Thích Minh Châu dịch từ Trường Bộ Kinh Nikaya ) là bản dịch đc phổ biến nhất. Tứ ở đây là 4. 4 lĩnh vực cần quán sát và nhận biết khi hành trì Thiền Định, và khi sống ngoài đời.
    Sau này có thêm Đại Niệm Xứ, chữ Đại ở đây là do ng đời xiển dương, rất nguy hiểm vì trong bản chất đã có mầm kiêu mạn.
    Ngoài ra còn có kinh An Ban Thủ Ý (theo Ht. Thích Nhất Hạnh) thì thực tập theo PM Làng Mai, chứ ko phải Vipassana. Vì Niệm Xứ thứ 4 rất khác kinh Tứ Niệm Xứ.
    Còn mình rất ít khi dụng công khi nằm. chỉ khi muốn một giấc ngủ thật ngon, mình mới dụng công khi ngủ (thoát đc cái trạng thái chuyển tiếp vào giấc ngủ).
    Khi quá mệt mõi cần ngủ thì cứ lăn ra ngủ,
    Nhưng khi Thiền tinh tấn, sẽ sinh ra Hỹ cảm thọ. sẽ giúp la tỉnh táo ko bị hôn trầm.
    Còn vẫn cứ bị chướng ngại, thì đừng thiền nữa, nên ngủ ngon và lấy sức làm Phước !
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Ủa, thế này thì bạn còn phải đi học ai làm gì nữa cho mệt, bạn cứ đi mở lớp làm thầy dạy kiếm tiền thôi, chúc vui nhé
    Bài viết của tôi nhằm mục đích chính trả lời cho bài viết phía trước của mr kinh hoang kìa, bạn không hiểu nổi đâu, thông cảm nhé.
    Những điều đơn giản như siêng năng và lười biếng mà bạn không phân biệt được thì nói lí luận cao siêu để làm gì? Yêu và ghét mà bạn không phân biệt được thì bạn định tập cái gì?
    Chúc vui!
  5. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Chính vì bạn quote trả lời bài của KingHoàng nên mình mới viết vài dòng như vậy ,
    Bài của KingHoàng là dài , bạn xoáy vào từ " làm chủ " , bạn có đặt nó trong văn cảnh hay là theo nghĩa bạn quan niệm ?
    Từ " làm chủ " của bạn , " chẳng có ai làm chủ cả " , "chẳng có ai quyết định cả " thì có khác gì với " vượt ra ngoài nhị nguyên " mà mình nói đâu. Nếu vượt ra ngoài thì còn làm chủ cái gì , quyết định cái gì nữa ? Mình là ai mà quyết định ? " Làm chủ " cũng gần giống với chọn lựa 1 cái , nếu ra ngoài nó rồi thì làm sao còn chọn lựa .
    Phân biệt ? Mình phải phân biệt yêu và ghét thế nào ? Phân biệt là công việc của tâm trí , cũng tương đương với "làm chủ" .
    Ở trên bạn nói chẳng có ai làm chủ cả , bây giờ bạn lại bảo mình phải làm chủ ? Có gì mâu thuẫn không ạ ?
    Yêu và ghét nên phân biệt thế nào ? Nếu thấy 1 cái đang riêng rẽ thì chỉ là tâm trí đang thấy . Đang là công việc của tâm trí . Bạn nói chẳng có ai " làm chủ " cả , thế thì còn có ai mà phân biệt nữa .
    Khi siêng năng xuất hiện thì không thể lười biếng sao ? Lười biếng là có đấy , nhưng nó chỉ đang xuất hiện ở bên trong siêng năng . Chỉ cần siêng năng đến giới hạn thì sẽ cần nghỉ ngơi , sẽ chán và lười biếng trồi ra 1 cách rõ ràng . Nhưng ngay ban đầu nó đã xuất hiện cùng siêng năng.
  6. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là lí luận cao siêu ? Cao siêu và tầm thường là như thế nào ?
    Mình vào đây để học hỏi các bạn , vì mình chỉ mới chập chững đọc sách và tìm hiểu nên đang mù mờ .Mình chỉ là viết bài ra để chia sẻ , để xem ý kiến mọi người thế nào . Nếu bạn gay gắt thế thì mình sẽ tin cậy là bạn đúng . Thế cho vui nhỉ ,
  7. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng nghĩ vậy nên mình mới cân nhắc, tìm hiểu kỹ rồi mới thực hành .
    Một bài nói của Osho là đầy đủ nhưng rất nhiều cuốn , mọi người trích dẫn ra 1 ít rồi tổng hợp các đoạn trích dẫn lại và in thành sách . Các phương pháp thiền trong cuốn đó có lẽ cũng là trích dẫn từ vô số bài nói của Osho về thiền . Thế nên nó không có sự mô tả chi tiết , nó chỉ là giới thiệu . Giống như bài thiền " Cây tre hổng " trong đó , chỉ giới thiệu có vài dòng nhưng mình nghĩ là nó trích dẫn từ cả 1 chương nói về " Như thân tre rỗng " trong cuốn Tantra minh triết .
  8. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bạn thích lí luận cho nên nó mới thế. Bạn thử im lặng chút xem nào? Tôi chẳng quan tâm lắm đến bạn thế nào, tuy nhiên tôi cũng chia sẻ những điều mình biết, hi vọng có thể có ích cho bạn, hoặc không thì cũng kệ bạn
    Phật giáo không phải lí luận, suy luận, Phật giáo là thực chứng, thấy sự thật với trí tuệ. Trí tuệ đảm bảo sự thật, không phải tư duy, và bạn muốn học thiền visspasana thì bạn phải dùng trí tuệ bởi visspasana nghĩa là minh sát, quan sát như thật với trí tuệ. Tôi cố gắng phát biểu những điều sau một cách đơn giản nhất có thể, được nhìn thấy, được trực nhận, không phải nhờ lí luận
    Có sự nhận biết, có sự nhận biết là một sự thật được hiểu biết bằng trí tuệ. Nói rằng không có sự nhận biết, điều đó phi lí và không được chấp nhận. Đây là điều không thể sai lầm hiện diện ngay trước mặt phải không?
    Như thế nào là sự nhận biết, nhận biết ánh sáng, nhận biết bóng tối, nhận biết màu xanh, nhận biết màu đỏ, nhận biết âm thanh, nhận biết mùi vị, nhận biết suy nghĩ,.. Như vậy gọi là sự nhận biết, đây là sự thật
    Màu sắc bị nhận biết, âm thanh bị nhận biết, cảm giác bị nhận biết, suy nghĩ được nhận thấy. Màu sắc là đối tượng bị nhận biết, âm thanh là đối tượng bị nhận biết, tư tưởng là đối tượng bị nhận biết. Đây là sự thật nhờ quan sát thực tế, không phải nhờ suy luận
    Như vậy là sự nhận biết và đối tượng bị nhận biết. Sự nhận biết là khác và đối tượng bị nhận biết là khác.
    Không thể nói rằng không có sự nhận biết, có sự nhận biết. Cũng không thể nói rằng, ánh sáng là sự nhận biết, cũng không thể nói màu sắc, âm thanh, suy nghĩ là sự nhận biết,.. Như vậy sự nhận biết là khác và đối tượng bị nhận biết là khác, đây là sự thật, không phải ảo tưởng
    Biết có ánh sáng, nhận biết bóng tối, biết có màu sắc, biết không có âm thanh, vì nhận biết như vậy nên biết như vậy. Vì nhận thấy đối tượng bị nhận biết, nên biết rằng có sự nhận biết. Không thể nhận thấy sự nhận biết, chỉ có thể thấy sự nhận biết nhờ vào tác dụng của nó. Nhận biết các đối tượng, vì thế có sự nhận biết. Đây là trực nhận, thể nhập tức thì, nằm ngoài lí luận, nằm ngoài thời gian.
    Vì đối tượng có biểu hiện, nên biết rằng có đối tượng. Biểu hiện như thế nào? Ánh sáng biểu hiện tính chất sáng, bóng tối biểu hiện tính chất tối, màu đỏ biểu hiện tính chất đỏ, âm thanh biểu hiện tính chất âm thanh, suy nghĩ biểu hiện tính chất của suy nghĩ, tình cảm biểu hiện tính chất của tình cảm,.. vì có biểu hiện nên biết có đối tượng. Đây là trí tuệ.
    Vd nếu trước mặt bạn có một tấm kính thì bạn không thể biết có tấm kính hay không, vì nó không có biểu hiện hình ảnh gì cả. Khi bạn chạm vào thì bạn biết có tấm kính, vì nó có biểu hiện về xúc chạm. Đó là những điều chắc chắn, chỉ có thể nhận biết một điều gì nhờ các biểu hiện của chúng. Bạn không thể biết được ngoài vũ trụ có người ngoài hành tính không, vì chúng không có biểu hiện gì đối với bạn. Vì có biểu hiện, nên có trí tuệ
    Vì biểu hiện của các đối tượng khác nhau nên phân biệt được các đối tượng. Vì biểu hiện của màu đỏ khác màu xanh, vì màu sắc khác âm thanh, vì suy nghĩ khác tình cảm, vì chúng có biểu hiện và các biểu hiện của chúng khác nhau nên phân biệt được chúng.
    Ví dụ nếu trước mặt có tấm thuỷ tinh lồi lõm thì bạn sẽ biết rằng có tấm thuỷ tinh, vì nó có biểu hiện làm méo hình ảnh. Bạn phân biệt được vì hình ảnh méo có biểu hiện khác. Nếu màu xanh biểu hiện giống màu đỏ thì bạn không thể phân biệt được chúng. Hồng ngoại, tử ngoại, sóng vô tuyến đối với bạn đều giống nhau, vì biểu hiện của chúng đối với bạn đều giống nhau, nên bạn không thể phân biệt được đâu là hồng ngoại, đâu tử ngoại. Trí tuệ không thể phát sinh về vấn đề này
    Đức Phật nói, có một thứ nằm ngoài lòng tin, nằm ngoài suy luận, có thể hiểu biết sự thật, đó là trí tuệ. Khi có lòng tham, biết rằng có lòng tham, hiểu biết đó có được không phải do lòng tin, không do suy luận, không do kiến thứ. Khi có lòng tham, biết rằng có lòng tham là nhờ trí tuệ
    Cũng vậy, màu xanh khác với màu đỏ, suy nghĩ khác với hình dung, yêu khác với ghét, vui khác với buồn. Tại vì tự tính biểu hiện của chúng là khác nhau, nên trí tuệ mới có thể phân biệt được. Nếu xanh giống với đỏ, suy nghĩ giống đau đớn, vui giống với buồn, yêu giống với ghét, thì không ai có thể hiểu biết gì về chúng cả. Đây là sự thật biết được nhờ trí tuệ
    Visspasana là minh sát tuệ, nghĩa là quan sát và thực chứng, thể nhập tức thì nhờ trí tuệ. Không có bất kì trí tuệ cao siêu nào khác hơn, cũng không có trí tuệ về những thứ cao siêu không có biểu hiện. Nhất nguyên, nhị nguyên, vượt ngoài nhị nguyên, tôi không biết. Tôi chỉ nói về những điều được tôi quan sát và thực chứng. Và tôi khẳng định, đây là con đường duy nhất của trí tuệ, quan sát những điều có thể quan sát được. Không thể có trí tuệ lìa tất cả thế gian, đó chỉ là hư vô, vọng tưởng, ảo ảnh, sai lầm
    Tin hay không thì tuỳ, chúc vui!
  9. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    """" Visspasana là minh sát tuệ, nghĩa là quan sát và thực chứng, thể nhập tức thì nhờ trí tuệ. Không có bất kì trí tuệ cao siêu nào khác hơn, cũng không có trí tuệ về những thứ cao siêu không có biểu hiện. Nhất nguyên, nhị nguyên, vượt ngoài nhị nguyên, tôi không biết. Tôi chỉ nói về những điều được tôi quan sát và thực chứng. Và tôi khẳng định, đây là con đường duy nhất của trí tuệ, quan sát những điều có thể quan sát được. Không thể có trí tuệ lìa tất cả thế gian, đó chỉ là hư vô, vọng tưởng, ảo ảnh, sai lầm""""""
    hề hề hề, rất hay, anh lem đang bước chân vào cảnh giới sơ thiền,
    quan sát của người học thiền khác quan sát của con người tri thức, phải nói như anh Nhân, là nhiều lúc đang vui, tối về thiền thì ngày mai lại buồn, trồi lên tụt xuống hoài như vậy và bổng nhiên thực chứng.
    hê hê hê , không có gì hư vô cả, tất cả có và tất cả không, theo Tâm kinh là vây, có một cuốn kinh dễ học nhất đó là Vô kinh, muốn kinh có chử thì phái nộp bát vàng cho bồ tát hi hi hi.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Chữ đại này là dân Tàu ưa dùng. Xuất phát từ chế độ phong kiến nịnh bợ và thích xiển dương như bác Nhân nói thật: đại nhân;đại vương;đại sĩ; đại thừa;đại trí;đại huệ; đại bác;đại pháp...
    Phật chỉ dùng chữ chánh và chữ tà; chánh trí; tà trí
    Đời sau thêm chữ đại trí; chẳng lẽ đại trí= chánh trí+tà trí à?Thế thì gọi là loạn trí
    Một trong thất giác chi là trạch giác chi; phân biệt lựa chọn cho đúng đắn;rất quan trọng!
    Sai một ly có thể đi một kiếp.

Chia sẻ trang này