1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hỏi về thiền Vipassana

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi songnho219, 29/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Tranh luận nhau trên lý thuyết làm gì, có ai thực hành chưa, trao đổi kinh nghiệm tập luyện đi.
    Không cần phải khoe, ko cần phải khiêm tốn. Có sao nói vậy !
  2. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Sai!
    Tôi không biết các tên "Niệm xứ" (Satipathana) "Minh sát tuệ" (Vipassana) và "Đại niệm xứ" (Mahasatipathana) cái nào phổ biến hơn và cái nào có trước. Nhưng chắc chắn là "Đại niệm xứ" không liên quan gì đến Tàu Khựa cũng như Đại Thừa. Nếu Google từ pali Mahasatipathana thì kết quả cả đống, các kết quả đó không liên quan gì đến Tàu Khựa cũng như Đại Thừa.
    Bản thân tôi nghe từ "Đại Niệm Xứ" cũng từ trong các sách của Nam Tông (Dùng song song với "Tứ Niệm Xứ"). Tôi không dám chắc rằng những cách dùng từ của bên Nam Tông là hoàn toàn chính xác nguyên gốc. Nhưng diễn giải đúng gốc những gì Phật nói chính là tiêu chí của Nam Tông.
    Bản thân tôi khi đọc từ "Đại Niệm Xứ" không cảm thấy có gì là "ầm ĩ" hơn "Tứ Niệm Xứ". Về mặt sở thích, tôi thích văn hóa Nhật Bản, chú trọng những cái nhỏ nhắn, đơn giản, cũ kỹ và khiêm tốn không thích những gì to lớn và hoành tráng. Cũng không thích "xiển dương" những thứ mà mình thích (như văn hóa dân tộc chẳng hạn).
    Lấy một vài ví dụ: Tôi khoái vợ (hoặc người yêu) bé hơn vợ to, khoái điện thoại bé hơn điện thoại to. Tôi cũng không thích "xiển dương" hoặc là "hoăng pháp" người yêu tôi ra khắp nơi.
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    thật ra mình cũng thắc mắc, và search trên Google thì thấy chỉ có Tứ Niệm Xứ là bài kinh thứ 10 trong Trung Bộ Kinh, HT Minh Châu dịch. Còn Đại Niệm Xứ thì mình ko thấy, có lẽ bạn nói kinh này trong các bộ Luận của Nam Tông ?
    Mình muốn mở mang kiến thức, mong bạn post lên đây bài kinh ấy?
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    dân tàu hay dung từ phóng đại, nên tụi nó tham giống dân mình.
    vị dụ : như đại quốc , nên nước nó hơi bị đại.
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ok. Thấy nói thấy. Không thấy nói không thấy;thấy đau nói đau;thấy lạc nói lạc...! Như thế gọi là Như Lai.
    Về kinh nghiệm thì em thấy nhẹ nhàng; da và gân mặt đỡ căng cứng ;đỡ căng thẳng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hai mắt được nghỉ ngơi.
    Em không phải khoe kinh;cũng ko phải là người khiêm tốn trạch giác chi là rất quan trọng;đấy là kinh nghiệm em đã trải qua thì em nói thế. Tức là sự phân biệt và lựa chọn đúng đắn...
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bên Du già thì nói hãy nghỉ ngơi đôi mắt; hoặc hãy thư giãn toàn thân mà không nói làm thế nào để nghỉ ngơi được đôi mắt.
    Hoặc khi người ta nói "Hãy thoải mái về vấn đề đó đi" hoặc "vô tư đi" hoặc "đừng suy nghĩ linh tinh nữa là sẽ đỡ mệt" mà không nói thế nào để đạt được những cái đó.
    Còn tứ niệm xứ thì chỉ rõ cách làm để đạt được những cái mà du già khuyên tưởng chừng như rất giản dị. Nói chung tứ niệm xứ và thất giác chi có mối quan hệ rất mật thiết; duyên sinh,nhân quả. Nói tóm lại cả 37 bồ đề phần đều có tác dụng với nhau rất mật thiết.
    (Thật ra chỉ có tự giác lợi tha chứ không có tự giác giác tha. Bởi; giác quan của ta với của họ là khác nhau. Ta chỉ có thể làm duyên; làm bạn đạo; không thể có chuyện ta là "nhân chính" cho họ thoát khổ được; không có chuyện gió nước; không khí và chất dinh dưỡng tạo thành một cái cây mà ko cần hạt.)
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Khi tôi lên Google search từ khóa "Mahasatipathana sutra" thì tìm thấy đây chính là bài kinh Tứ Niệm Xứ, có điều đc thay tựa đề mà thôi.
    Thực lòng tôi ko bắt bẻ gì ai, nhưng tôi tánh hiếu kỳ, nên muốn tìm hiểu vậy thôi, mong bạn lượng thứ nhé !
  8. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Hè vừa rồi mình có tham gia khóa thiền Minh Sát ở trường thiền Wat Ram Poeng - Thái Lan của thiền sư Ajahn Suphan.
    Bình thường một ngày hành thiền khoảng 10-12 tiếng, không ăn chiều, tịnh khẩu (trừ lúc trình pháp). Việc thực tập căn bản dựa trên chánh niệm trên bốn niệm xứ, kết hợp với chánh kiến - những thông tin của Thiền sư giúp giải đáp thắc mắc vướng phải qua mỗi ngày thực tập. Việc thực tập ở đây chủ yếu dựa vào quán thân, nhưng khi chánh niệm đủ mạnh nó sẽ tự quán chiếu thọ, tâm và pháp. Không cần phải suy nghĩ về nó làm gì. bạn ngồi và theo dõi hơi thở vào ra, nếu có suy nghĩ hay cảm xúc nảy sinh thì ghi nhận, rồi lại trở về hơi thở. Bạn đi kinh hành như người ốm sắp chết vậy, từng bước từng bước "nhấc à, giở à, bước à, đặt à, chạm à" nhưng trong tâm bạn sẽ có sự hay biết sự chánh niệm với bất cứ cảm thọ xúc chạm cũng như suy nghĩ cảm xúc nảy sinh. Đôi khi một ý nghĩ chợt đến "đi thế này chán quá", và bạn đồng ý hoặc ngay cả phản ứng lại "ta ko nên nghĩ thế" thì ngay lập tức bạn trải nghiệm sự khổ, bạn thấy bạn là cái CHÁN, bạn đang chán và thấy đau khổ. Nhưng nếu bạn có đủ chánh niệm, xem cái suy nghĩ kia chỉ là một suy nghĩ, nó cũng không khác gì suy nghĩ "hom nay trời mưa", thì nó sẽ không tác động nhiều đến bạn.
    Từng ngày qua đi thật dài với thật nhiều điều xảy ra. bạn sẽ liên tục thấy cái tâm mình phản ứng, đầu tiên là với sự đau (ngồi thiền 1 tiếng, kinh hành một tiếng) và rồi đủ mọi chuyện trên trời dưới biển, quá khứ tương lai nó lôi ra. Nhưng bạn cũng sẽ thấy hơn bao giờ hết sự vô thường của cái tâm này, nó liên tục thay đổi. Và khi kinh nghiệm sống trong hiện tại lần đầu tiên đến với bạn, đó quả là một điều kỳ lạ. Bạn như mới được sinh ra, bước vào thế giới xa lạ, từ cỏ cây hoa lá con người, bạn đều nhìn với một cái nhìn mới mẻ, bởi dòng suy tư chảy ngầm trong bạn đã thưa dần. Sẽ có những khoảng khắc của an lạc thực sự, của sự hiểu biết. Khi chánh niệm tiếp tục phát triển, bạn sẽ bắt đầu lắng nghe được tiếng nói trong đầu - chính là suy nghĩ đấy bạn ạ. Chẳng hạn khi bạn vừa nhìn thấy một bông hoa, bất chợt một tiếng nói vang lên "đẹp nhỉ. lại mà xem". Nhưng với chánh niệm, bạn chỉ hay biết và không bị đồng hóa nữa, bạn có khoảng cách với ý nghĩ này, và ý nghĩ này sẽ nhanh chóng mất đi sức mạnh, không xui khiến được bản nữa. Bạn cũng đủ tỉnh táo để thấy rằng có cần làm theo tiếng nói này hay không. Bạn nhanh chóng nhận ra một ý nghĩ là thiện hay bất thiện, và dễ dàng quyết định việc đó có là cần thiết không. Phần lớn tiếng nói này ko có chủ ngữ, nó thường là những câu cảm thán hoặc bình phẩm. Nhưngnêyu bạn quan sát được và nhìn nhận nó chỉ là một ý nghĩ, cũng giống như cái cây chỉ là một cái cây thì bạn sẽ được tự do thoát khỏi nó. Cũng như vậy khi một trạng thái tâm phát sinh, yêu nhớ hờn giận, nếu bạn chỉ quan sát nó, bạn sẽ thấy rằng chúng hoàn toàn đi theo qui luật tự nhiên. Cũng như một cơ gió thổi qua bạn. bạn không thể bảo nó ngừng thổi. Khi nào hết duyên nó sẽ ngừng. Ta đối xử với các cảm thọ và suy nghĩ cũng bằng cách ấy, đừng tự đồng hóa. Và rồi mọi chuyện sẽ rất đơn giản, cuộc sống trở nên sâu sắc trong sự đơn giản. Đó chính là hương vị của giải thoát!
    Mình mới chỉ có một ít kinh nghiệm vậy thôi. Mà kinh nghiệm của mỗi người khác nhau đấy nhé. Hãy thử một lần kinh nghiệm, dấn thân vào pháp hành. bạn sẽ thấy những gì bạn đọc, hay bạn từng nghĩ với những kinh nghiệm thực tế thật khác nhau. Và thật hạnh phúc khi trút bớt được mớ kiến thức kia sau khóa thiền, bởi bạn đã kinh nghiệm được một phần sự thật. Khi chánh niệm đủ mạnh kinh nghiệm về vô ngã cũng sẽ đến, đó là khi bạn thấy rõ ràng mình không phải là thân này, cũng không phải là tâm trí. Bạn là một sự nhận biết thuần khiết. Lúc đó bạn sống như một người không có quá khứ, không có tương lai. Những ký ức quá khứ sẽ chỉ như câu chuyện của ai đó. Hì nhưng sau khóa thiền rồi, về lại với cuộc sống, với bao tình cảnh khiến bạn dễ mất chánh niệm thì những phức tạp rắc rối lại quay về trên bề mặt cuộc sống của bạn. Nhưng trong sâu thẳm bạn đã có sự thay đổi, và nó giúp bạn thay đổi cách hành xử, một cách hoàn toàn tự nhiên. Lúc đó bạn sẽ thấy những gì bạn học được thật thiết thực, giúp bạn tiếp xúc lại với nguồn vui tưởng chừng đã đánh mất.
    Nhiều người khác đã có những kinh nghiệm sâu sắc hơn trong những khóa thiền như thế này. Và những tuệ giác này sẽ là hành tranh trên con đường đạt đến mục đích tối hậu. Nhưng không cần đợi đến lúc đó, những gì bạn thu nhận được cũng sẽ rất có ích trong cuộc sống hiện tại này.
    Chúc các bạn thân tâm an lạc và đủ duyên để tự mình tiến thêm trong pháp hành nhé!
    @Thêm này : Trường thiền hoàn toàn miễn phí, đồ ăn rất chu đáo, mỗi người sẽ có một phòng riêng khép kín. Trường thiền trong rừng rất yên tĩnh, không khí thì trong lành. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ chánh niệm và tinh tấn trong pháp hành. Việc nặng nhất trong ngày bạn làm là đánh răng rửa mặt, tắm giặt. Mình đi xe ô tô qua Lào rồi sang Thái, tổng cộng chỉ hết khoảng 2 triệu thôi (cả đi và về ít tiền sinh hoạt trong vòng một tháng - rẻ hơn 1 tháng trọ của SV). Hãy thử một lần dấn thân vào pháp hành nhé. bạn không cần thuộc nhiều kinh điển, thậm chí chưa nghe hay không tin vào đạo Phật cũng không sao, hãy tự kinh nghiệm trên chính thân tâm này rồi tự bạn sẽ thấy, không phải bằng suy luận mà bằng kinh nghiệm thực tế những điều này là đúng hay sai. Đức Phật thực sự là một nhà khoa học về thân và tâm, ngài thực sự rất biện chứng. Vậy thì nếu bạn quan tâm hãy thử thực hành, còn không thì thôi. Việc tranh luận hay tin tưởng ... không quan trọng lắm. Vào nhà hàng ta không ăn cái hóa đơn mà ăn món ăn. Cũng vậy muốn tìm đến an lạc thực sự ta không chỉ đọc kinh điển rồi tranh luận ... và ta cần phải thực sự thực hành. Đọc đi đọc lại đơn thuốc không làm bệnh thuyên giảm. Cái chính là phải uống thuốc.
    Được online247 sửa chữa / chuyển vào 21:59 ngày 12/12/2008
    Được online247 sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 12/12/2008
  9. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Trời đất! Lượng thứ cái gì? Tui phải đội ơn bác nữa là đằng khác. Nhờ bác thắc mắc mà tui mới "lục lọi" ra được nhiều cái thú vị.
    Trước hết bác phải sửa lại là "sutta" mới đúng từ Pali, sutra là từ tiếng Phạn.
    Tui bắt lỗi bác xong tui quay qua bắt lỗi tui. Lật lại mấy quyển sách Phật coi thì thấy mình viết thiếu 1 chữ "t". Phải là Mahasatipatthana mới đúng. Nếu chính xác hơn nữa thì phải có hai dấu chấm ở dưới 2 chữ tt đó và thêm mấy cái "dấu huyền" trên đầu mấy phụ âm dài (Mahāsatipaṭṭhāna). Vậy là ổn rồi . Kỳ sau "thằng tui" phải cẩn thận hơn nữa nhé.
    Tra vào wikipedia thì có kết quả như sau:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Satipatthana_Sutta

    The Satipaṭṭhāna Sutta and the Mahāsatipaṭṭhāna Sutta are two of the most popular discourses in the Pali Canon...
    ...
    ...
    ...
    In the Pali Canon, the Satipaṭṭhāna Sutta is the tenth discourse in the Majjhima Nikaya (MN) and is thus often designated by "MN 10"; in the Pali Text Society (PTS) e***ion of the Canon, this text begins on the 55th page of the first volume of its three-volume Majjhima Nikaya (M), and is thus alternately represented as "M i 55."
    As for the Mahāsatipaṭṭhāna Sutta, this is the 22nd discourse in the Digha Nikaya (DN) and is thus often designated by "DN 22"; in the PTS e***ion of the Canon, the Mahāsatipaṭṭhāna Sutta begins on the 289th page of the second volume of the PTS'' three-volume Digha Nikaya (D), and is thus alternately represented as "D ii 289."

    Vậy là ổn rồi nhé! Tui lược dịch đại ý wikipedia nói rằng "Niệm Xứ" và "Đại Niệm Xứ" là HAI bài giảng quan trọng... Trong hệ thống Pali "Niệm Xứ" là bài giảng số 10 của Trung A Hàm. Còn "Đại Niệm Xứ" là bài giảng số 22 của Trường A Hàm.
    Cơ bản tui vẫn chưa tin wikipedia lắm và phải "lục lọi" bằng tiếng Việt:
    Cụm từ khóa đầu tiên: "Trung bộ kinh" 10 "Niệm Xứ"
    Ra kết quả bài giảng từ thứ 6 đến thứ 10 của kinh Trung B
    http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Trungbo2-6-10.htm
    Cụm từ khóa đầu tiên: "Trường bộ kinh" 22
    Ra kết quả bài giảng số 22 của Kinh Trường Bộ.
    http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Truongbo22.htm
    Xem lại thì đúng là hai bài gần như giống hệt nhau. Còn thực sự có giống hệt hay không thì tui cần phải kiểm chứng lại.
    Cám ơn bác đã tạo nghi vấn cho tui kiểm chứng lại. Vì trước đây tui cũng tưởng hai kinh này là một. Hóa ra nó là hai (mặc dù nội dung giống nhau).
  10. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    OK! Có thể có điều kiện tui sẽ tham gia. Nhưng mà nghe mấy cái khẩu hiệu của bạn tui thấy nhàm quá... mà cũng không đúng nữa.
    1. Trước khi thực hành, con người ta phải tìm hiểu thì mới biết mình thực hành cái gì. Chứ cắm đầu cắm cổ thực hành thì chắc toi quá.
    2. Sau khi thực hành thì cũng lại phải tìm hiểu lại xem cái mà mình thực hành và cái mình đạt đựơc là cái gì. Ít ra thì khi người ta đút miếng đường vào miệng mình, ăn xong cũng phải hỏi người ta một câu "cái gì mà ngọt ngọt thế?". Chứ có ai ăn xong mà lẳng lặng một mình đâu?

Chia sẻ trang này