1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hỏi về thiền Vipassana

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi songnho219, 29/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songnho219

    songnho219 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế , trước khi thực hành phải tìm hiểu thật cẩn thận , đọc những kinh sách do người đã chứng ngộ giảng .
    Mình nghĩ thực hành thiền là cần thiết . Thiền rất hữu ích nhưng cũng chỉ nên coi nó là kỹ thuật vui đùa , kỹ thuật chứng kiến . Cái quan trọng nhất vẫn là cố gắng nhận biết , chứng kiến trong cuộc sống đời thường.
  2. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Mô Phật.
    Hí hửng đưa hai đoạn "Trường bộ Kinh 22" và "Trung bộ kinh 10" vào trong Word và đặt lệnh "Compare and Merge" và chờ đợi sự khác biệt (tui khoái sự khác biệt)
    Kết quả là "Found no difference". Thất vọng tràn trề. Hóa ra Truyện Kiều ở lớp 8 và truyện Kiều lớp 11 không có gì khác nhau.
  3. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn.
    Mình đồng ý với bạn. Ý mình không phải là không đàm luận. Đàm luận cũng rất quan trọng - đó là tư tuệ. Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì việc tìm hiểu thiền quán rồi tự thực hành là không khả thi, dựa trên mấy lý do sau :
    1. Việc thực hành không liên tục, không có môi trường chuyên tu thì khó đi sâu vào bản chất của tâm, của Pháp.
    2. Tự thực hành mà không có thầy dễ dến đến tu sai, có thể gây nguy hiểm. Hơn nữa vào trường Thiền bạn sẽ được hưởng từ trường của nhiều người cùng tu và thanh tịnh.
    Tất nhiên bạn có thể thực hành tại nhà - thực hành chánh niệm. Tất cả những gì ta cần là giữ chánh niệm - trong mọi việc. Bạn cũng có thể ngồi thiền hay kinh hành, điều đó cũng tốt. Có nhiều sách về thiền quán bạn có thể tìm ở đây http://www.budsas.org/uni/index.htm
    Nhưng nguy cơ mình muốn nói đến là, nếu bạn thực sự có Parami, có thể việc thực hành tại nhà sẽ đưa bạn đi sâu vào pháp hành. Lúc này, thế giới dường như đạo lộn. Không có thầy bên cạnh, chỉ dựa vào sách, vào những gì đọc được, bạn sẽ không có chánh kiến để biết nên làm thế nào nữa. Bạn ạ, một thiền sư ít nhất phải có 20 năm hành thiền thì mới được dạy thiền. Thế nên trong khi tu tập, khi mà quan kiến cũ thay đổi, khi mà bạn cảm thấy như muốn điên lên thì người thầy bằng kinh nghiệm sâu sắc của mình sẽ biết cách đưa tâm bạn về trạng thái quân bình. Đó là lý do mọi người tìm đến trường Thiền.
    Việc thực hành tại nhà là rất tốt rất cần thiết, nhất là chánh niệm mọi lúc mọi nơi. Nhưng đó là bước đầu của Minh Sát. Khi nào bạn bắt đầu thấy kinh nghiệm tâm linh - tuệ Minh Sát đầu tiên tách danh sắc thì đó là lúc bạn cần một người thầy đấy nhé. Bắt đầu bằng tuệ tách danh sắc, lúc ấy bạn mới thực sự bước vào thiền Minh Sát, và cần một môi trường để tu tập. Còn nếu bạn đã tham dự khóa tu rồi thì việc thực tập ở nhà là khả thi hơn, vì ít nhất bạn đã có một ít kinh nghiệm để đương đầu với mọi thứ. Có một câu nhắc của thiền sư là "bạn hãy chuẩn bị cho những điều không mong đơi". Phải vậy, nó giống như một cuộc đại phẫu - bạn đang bình thường rồi phải chịu bao gò bó đau khổ của việc mổ xẻ, nhưng cuối cùng bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Nơi lý tưởng cho việc phẫu thuật thân là bệnh viện. Nơi lý tưởng cho việc phẫu thuật tâm là trường Thiền.
    Chúc bạn vui!
  4. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy bạn chỉ cần đọc một số sách, ngồi thiền quan sát hơi thở, phồng xẹp cộng thêm chút hăng hái muốn khám phá là có thể sẵn sàng tham dự vào trường Thiền. bạn có thể ở đó 3 ngày, 10 ngày, 1 tháng hoặc 3 tháng, tùy theo nhu cầu của bạn. Rồi mỗi ngày bạn sẽ khám phá ra mình đang làm gì, hay đạt được cái gì. Hì thực tế hết khóa tu nhiều người không thấy có thêm gì mà thấy mất đi - mất dần tham, sân, si và cơ thể cũng khinh an, thân tâm thanh thản, mát mẻ hơn. Có lẽ bạn sẽ mất đấy - mất đi khối u - đó là mục đích của cuộc phẫu thuật. Tưởng tượng nhé, bạn bị cận thị và phải phẫu thuật. Kết quả bạn bị mất cái kính, ồ nhưng mắt bạn đã sáng hơn. Cũng vậy khi tâm bạn được soi sáng hơn thì phiền não - Tham Sân Si sẽ bớt. Mục đích là giúp bạn thấy được, bằng chính pháp thân này, bằng sự chánh niệm tỉnh giác, chúng ta có thể thực sự làm trong sạch dần con tâm, bớt dần phiền não. Trong suất khóa tu bạn không đọc sách nhưng giáo pháp sẽ trực tiếp đi vào tâm bạn, thế nên tri kiến của bạn về giáo pháp, về việc thực hành cũng sẽ trưởng thành lên.
    Có rất nhiều trường thiền Vipassana. Mình xin giới thiệu về Wat Ram Poeng.
    Bạn tìm hiểu thêm thông tin ở đây nhé
    http://www.palikanon.com/vipassana/tapotaram/tapotaram.htm
    http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=473
    Địa chỉ các trung tâm thiền ở Thái
    http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=708
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cốc của Thiền Sinh
    [​IMG]
    Cuối khóa tu sẽ có 3 ngày nhập thất - không ngủ, tịnh khẩu
    [​IMG]
    Một tháng có 4 ngày Phật lễ, mọi người cùng nhau thắp nến đi quanh trường thiền
    [​IMG]
    Được online247 sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 12/12/2008
  5. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Thêm thông tin nè bạn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    PHỎNG VẤN THIỀN SƯ AJAHN SUPHAN
    Hỏi: Thưa thiền sư, xin ngài giới thiệu cho độc giả Việt Nam vài nét về thiền Minh sát (Vipassana).
    Đáp: Nguyên tắc căn bản của thiền Minh sát (thiền quán) là phát triển chánh niệm của hành giả. Người tu thiền Minh sát phải liên tục giữ chánh niệm, tỉnh giác trong khi đi, đứng, nằm, ngồi - tức là trong bốn oai nghi. Người đó cũng phải liên tục giữ chánh niệm tỉnh giác như vậy trong tất cả mọi hoạt động khác trong ngày.
    Chữ Vipassana có nhiều nghĩa khác nhau và một trong các nghĩa đó là ?obiết rõ chân lý để sống hợp với qui luật của tự nhiên?. Có người nghĩ rằng họ tới thiền viện, ngồi xếp bàn rồi nhắm mắt lại và thế có nghĩa là họ đang hành thiền Minh sát. Không phải như vậy. Ý nghĩa đích thực của thiền Minh sát là nhận chân được thực tại, được bản chất của sinh tồn, qui luật của cuộc sống và trực nhận được tam tướng: khổ, vô thường, vô ngã. Vipassana giúp cho hành giả sửa chữa những nhận thức sai lầm về cuộc sống để thấy được các qui luật của cuộc sống và của tự nhiên. Vipassana có thể thay đổi cuộc sống con người, giúp cho con người đoạn diệt được phiền não ?" tham, sân, si ?" và đạt tới chân lý tối thượng.
    Hỏi: Xin thiền sư cho biết nguồn gốc của thiền Minh sát.
    Đáp: Thiền Vipassana thuộc về giáo huấn của Đức Phật. Đức Phật tìm ra thiền Minh sát và dạy cho con người. Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật đã giải thích tỷ mỉ bốn phép quán: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp. Tóm lại, Đức Phật đã tìm ra Vipassana và dạy cho con người, Vipassana thuộc về Phật giáo. Tứ Niệm Xứ với bốn phép quán là công cụ để hành giả tu tập và phát triển chánh niệm. Bốn phép quán này là đủ để rèn chánh niệm, đoạn diệt phiền não và trực nhận tam tướng: khổ, vô thường, vô ngã.
    Đức Phật dạy rằng bốn phép quán có thể giúp ta tu rèn lối sống, đạo hạnh của bậc thánh nhân và đạt tới Niết bàn. Hành giả tu Vipassana có thể nhập dòng thánh. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào căn cơ của hành giả. Khi người ta nhận thấy được sự vô nghĩa của cuộc sống bon chen thì họ tìm đến pháp tu này và họ có thể đạt tới giác ngộ, giải thoát. Có bốn loại Thánh nhân: Thánh Nhập Lưu, Thánh Nhất Lai, Thánh Bất Lai, Thánh Arahán. Có ba yếu tố trợ duyên cho hành giả tu thiền tuệ:
    - Các hạnh Ba la mật mà hành giả đã tích lũy qua nhiều kiếp
    - Việc hành giả giữ giới trong sạch và phát triển định Samatha
    - Tuệ giác giúp hành giả nhìn thấy sự vật, hiện tượng như chúng đang là.
    Hành giả có Ba la mật và Giới, Định, Tuệ phát triển đầy đủ là người đã hội đủ các yếu tố chủ yếu hỗ trợ cho việc hành thiền.
    Tùy theo căn cơ mà các hành giả tu thiền với các động cơ, mụch đích khác nhau. Người thì hành thiền với mục đích phục vụ cho công việc riêng của họ, người thì tu thiền với mục đích phục vụ cộng đồng, giúp đỡ cho mọi người khác. Có năm yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới việc tu thiền và phát triển chánh niệm: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Hành giả cần phải có tín ?" có nghĩa là người đó phải có lòng tin vào chính bản thân mình, tin rằng mình có thể đạt tới giác ngộ, giải thoát. Người đó phải tin vào luật Luân hồi Nhân quả: cuộc sống hiện tại của chúng ta phụ thuộc vào những ý nghĩ, lời nói, việc làm thiện hoặc bất thiện của chúng ta trong quá khứ. Hành động hiện tại có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta ?" có nghĩa là chúng ta có thể tác động tới tương lai và thay đổi cuộc đời mình. Vipassana có nghĩa là trí tuệ, hiểu ngộ - tự do, cứu rỗi và giải thoát.
    Hỏi: Thưa thiền sư, xin ngài cho độc giả Việt Nam được biết về việc hành thiền Vipassana ở Miến Điện, Thái Lan và một số các nước Phương Tây.
    Đáp: Vipassana chỉ có một. Về mặt lý thuyết mà xét. Về nguyên tắc thì không có sự khác biệt nào cả. Toàn bộ việc tu thiền Vipassana là dựa trên bốn phép quán được giải thích tỷ mỉ trong kinh Tứ niệm xứ. Tuy nhiên có sự khác biệt về mặt kỹ thuật giữa các truyền thống khác nhau. Điều này phụ thuộc vào thiền sư, cách tu tập của thiền sư và năng lực, tính cách, khí chất của thiền sinh.
    Thông thường người tu thiền lựa chọn thiền viện dựa vào tính cách, đặc điểm tâm lý của cá nhân họ hoặc thông tin mà họ có được. Sau khi có được thông tin cần thiết họ tới các thiền viện ở các nước khác nhau. Ngày nay có rất nhiều thiền viện trên khắp thế giới. Một số thiền viện có xu hướng nhấn mạnh nghi lễ, nghi thức, còn một số khác thì chú trọng nguyên tắc dạy thiền hoặc việc trao truyền thông tin hoặc đề cao vai trò của việc hướng dẫn tỉ mỉ từng bước một. Một số thiền viện có thể coi trọng việc giúp thiền sinh đưa những gì họ học được vào cuộc sống và muốn cho thiền sinh có điều kiện tu tập theo khả năng riêng của từng người, theo sở thích cá nhân.
    Mặc dù có một số khác biệt như đã nêu, khi chuẩn bị đi tu thiền các hành giả cũng đều phải tuân theo một số nguyên tắc chung:
    - Có thông tin đúng đắn
    - Việc hành thiền phải dựa trên nền tảng của bốn phép quán: thân, thọ, tâm, pháp
    - Hành giả phải có khả năng áp dụng cho được những gì đã học vào cuộc sống hàng ngày.
    Phương pháp dạy có thể khác nhau phụ thuộc vào môi trường tu học nhưng các nguyên tắc căn bản thì không thay đổi.
    Hiện nay có nhiều thiền viện được mở ra ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Các trung tâm này cung cấp cho hành giả những thông tin cần thiết và hướng dẫn kỹ thuật tu Vipassana. Một số thiền viện do các chùa hoặc các hành giả cư sĩ mở; cũng có những khóa tu thiền được mở ngay tại nhà riêng ?" các khóa tu ở những nơi này thường được tổ chức theo truyền thống Theravada. Các khóa thiền, các thiền viện có thể hoạt động dựa vào tiền đóng góp, cúng dường mà không thu tiền của người học.
    Hỏi: Thưa thiền sư, xin ngài cho một vài nhận xét về việc tu thiền của các thiền sinh ngoại quốc tại các nước theo truyền thống Phật Giáo Nam Tông.
    Đáp: Để tìm được một thiền viện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình thiền sinh phải có được thông tin đầy đủ, chính xác. Thứ nữa, họ phải tìm hiểu các nội quy, qui tắc và các hướng dẫn hành thiền của thiền viện vì trong đó các nguyên tắc dạy thiền của các vị thầy được thể hiện cụ thể, rõ ràng.
    Các thiền sinh ngoại quốc có mặt mạnh và mặt yếu riêng của họ. Ưu điểm lớn nhất của họ là họ thường có động cơ tu thiền mạnh mẽ. Yếu điểm thường gặp ở họ là họ không có được niềm tin tôn giáo (Đạo Phật) mạnh mẽ. Khi tín yếu thì tấn cũng không thể đi xa được. Họ chỉ có lòng tin vào khoa học, kỹ thuật và cách nhìn của họ thường rơi vào tình trạng phiến diện, không có tính trọn vẹn, tổng hòa. Họ tranh cãi, lý luận quá nhiều và có xu hướng nặng ganh đua để đạt tới thành công. Tu thiền Vipassana là để đạt tới hiểu ngộ cần thiết cho sự phát triển ở bên trong, thế nhưng họ lại hướng tới sự thành đạt ở bên ngoài và quá chú trọng tới điều đó.
    Ngày nay Đạo Phật được lan truyền rộng rãi ở Phương Tây và ngày càng có nhiều người quan tâm tới việc tu thiền.Trong thời đại của khoa học và kỹ thuật họ gặp nhiều khó khăn, bế tắc; nhiều người cảm thấy cô đơn, buồn chán (đặc biệt là ở Mỹ) và họ tìm tới các nước theo truyền thống Phật Giáo Theravada với những mục đích khác nhau: hành thiền Vipassana, tìm hiểu một nền văn hóa khác, một truyền thống khác v. v. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ hiểu sai về nguyên tắc của thiền Minh Sát và cách tu thiền Minh Sát. Ví dụ, họ không hiểu ý nghĩa của một trong tam tướng: vô ngã; và họ không hiểu tại sao hành giả lại không nên dính mắc vào cái ngã của mình. Họ thắc mắc khi xem các nghi lễ vì họ không hiểu mục đích chính của các nghi lễ là làm giảm bớt bệnh chấp ngã ở nơi hành giả. Họ cho rằng việc giữ giới không cho các thiền sinh có sự đụng chạm về thể xác (như ôm nhau chẳng hạn) là vi phạm nhân quyền. Họ có cái nhìn sai lệch về ý nghĩa, mục đích của việc giữ giới.
    Hỏi: Xin thiền sư giải thích rõ thêm về sự khác biệt giữa thiền chỉ (Samatha) và thiền quán (Vipassana). Nhiều hành giả còn lầm lẫn giữa hai loại thiền này.
    Đáp: Thiền chỉ có từ trước khi Đạo Phật ra đời. Nhiều người ở Ấn Độ (ví dụ như tín đồ đạo Hindu) đã đạt được mức định rất cao. Khi Đức Phật tìm ra Vipassana ngài thấy rằng thiền chỉ có khả năng hỗ trợ cho việc tu thiền quán. Vì vậy Đức Phật dạy rằng có hai cách tu thiền quán. Một là, người ta có thể tu thiền chỉ và dùng thiền chỉ để hỗ trợ cho việc tu thiền quán. Hai là, hành giả có thể tu thiền quán mà không cần phải tu thiền chỉ. Họ chỉ cần tu tập để phát triển chánh niệm và phát triển sự tỉnh giác khi quán sát đối tượng. Họ chỉ cần thấy sự vật, hiện tượng như chúng đang là mà không cần có định thật sâu. Sự khác biệt chủ yếu giữa thiền chỉ và thiền quán là ở chỗ mặc dầu thiền chỉ có thể giúp hành giả giảm bớt phiền não nhưng khi người đó quay trở lại với đời sống thường ngày thì phiền não lại nổi lên. Khác với thiền chỉ, thiền quán có mục đích là triệt tận gốc phiền não thông qua con đường phát triển chánh niệm tỉnh giác để đạt tới trí tuệ bát nhã, tức là đạt tới trực nhận tam tướng: khổ, vô thường, vô ngã.
    Hỏi: Thưa thiền sư, từ kinh nghiệm dạy thiền của mình xin ngài cho biết một số nhận xét của ngài về mặt mạnh và mặt yếu của thiền sinh Việt Nam.
    Đáp: Về mặt yếu. Vì nhiều thiền sinh Việt Nam biết thiền chỉ trước khi tu thiền quán nên họ có những cách nhìn sai lệch về việc phải tu thiền quán thế nào, tại sao phải tu thiền quán và về nguyên tắc cơ bản của thiền Vipassana. Thứ nữa, họ thích ngồi hơn là đi và vì vậy mà không đạt được cân bằng ngũ căn. Thứ ba, họ có xu hướng tập trung chỉ vào một đối tượng và vì thế mà không chú ý để quán sát sanh diệt của các Pháp và không thấy rằng mọi thứ đều liên quan phụ thuộc lẫn nhau. Họ quên rằng ngoài bốn oai nghi chính còn có các oai nghi phụ cũng cần phải được quan sát liên tục. Vì thế khi đi kinh hành họ không chú ý quan sát các oai nghi phụ để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Thái độ hành thiền Minh sát đúng đắn là khi nhận biết một đối tượng thì hành giả ngay lập tức phải nhìn thấy các hiện tượng có liên quan khác. Tuy nhiên, các thiền sinh Việt Nam sau một thời gian hành thiền đã có một số tiến bộ và tự họ có thể có một số điều chỉnh khi cần thiết. Ưu điểm: đa số các thiền sinh dự khóa tu ưa thích hành thiền. Nhiều người trong số họ đã tu thiền định nên có định lực tốt và đó là yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển chánh niệm.
    Khi hành thiền Minh sát hành giả cần cảm thấy niềm vui. Họ phải thực sự yêu thích việc hành thiền. Ở giai đoạn sơ cơ hành giả chưa cần phải quan tâm nhiều tới việc trở thành thánh nhân. Họ chỉ cần phát triển chánh niệm để tu tâm sửa tánh, làm một người tốt ngày càng có ít phiền não và biết sống trong yêu thương, đồng thuận với mọi người khác. Rồi sau đó họ có thể tiếp tục tu để đạt các trình độ cao hơn, tiến tới đoạn diệt phiền não và trở thành thánh nhân. Với một cái tâm thánh thiện họ có thể làm việc để giúp mọi người khác trên con đường đạt tới chân lý tối hậu.
    Hỏi: Thưa thiền sư, xin ngài cho các hành giả Việt Nam muốn ra nước ngoài tu tập thiền Minh sát một vài lời khuyên.
    Đáp: Trước hết, tiếng Anh rất quan trọng. Thứ hai, họ cần đem theo một ít tư trang và tiền bạc. Thứ ba, họ cần biết rằng họ đi tu thiền để học một cái gì đó mới chứ không phải cái cũ ?" cái họ đã quen thuộc rồi. Vì vậy họ cần phải mở rộng tấm lòng và trí tuệ để chấp nhận sự khác biệt về văn hóa. Là những người muốn tìm kiếm chân lý, nếu họ vẫn còn dính mắc, bám chặt lấy nền văn hóa của mình thì họ sẽ không học hỏi được.
    Nguồn : http://thucduong.vn
    Được online247 sửa chữa / chuyển vào 00:00 ngày 13/12/2008
  6. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Học đạo với Achaan
    Trong khoá tu này, tôi không được làm thiền sinh, mà ?obị? làm phiên dịch. Dịch các pháp thoại của Achaan và các hướng dẫn khác của Ngài cho đại chúng hay riêng cho từng ng ười trong giờ trình pháp. Tôi ?otiếc? không được là thiền sinh, nhưng cũng vui lắm vì đây là lần đầu tiên được bên cạnh Achaan trong thời gian lâu như vậy.
    Tôi bắt đầu học thiền d ới sự hướng dẫn của Achaan cách đây 5 năm. Như một tờ giấy trắng, kiến thức về Phật pháp ở mức độ 0,00001 ! ở trư ờng thiền của Achaan, thiền sinh nước ngoài không được nghe pháp thoại hàng ngày, cũng không được đọc sách (kể cả sách về đạo Phật) trong thời gian tu tích cực. Nhưng bù lại, được trình pháp hàng ngày với Achaan. Cụm từ Achaan nhắc đến nhiều nhất là: ?oanicca, dukkha, anatta? (Vô thường, bất toại nguyện, vô ngã). Lúc đầu, tôi nghĩ ?onhắc đi nhắc lại cụm từ ấy thì có ích gì cho những vấn đề cụ thể của mình??T, nhưng càng thực tập, càng thấy cụm từ ấy thêm ý nghĩa. Mỗi lần gặp lại Achaan, cái hiểu về cụm từ ấy trong tôi lại khác. Achaan ít khi đi sâu vào lý thuyết hay kỹ thuật. Cách dạy của Achaan có lẽ là ?otâm truyền tâm?. Có những giờ trình pháp, không biết nói gì cả, tôi chỉ hỏi Achaan mấy câu không liên quan gì đến thiền, nhưng thời thiền tiếp theo của tôi luôn quân bình hơn. Nhiều bạn tu khác cũng chung nhận xét như vậy. Tôi kính trọng và luôn cảm nhận sự chuyển hoá qua lòng từ bi của Thầy.
    Khoá tu này đông thiền sinh, Achaan phải ngồi nghe trình pháp suốt cả ngày. 8 tiếng mỗi ngày trong 19 ngày liên tục. Chưa kể giờ pháp thoại và hướng dẫn thiền tập thể. Từ sáng tới tối, tâm trạng của Achaan chẳng mấy khi thay đổi: tự tại, từ bi, kiên nhẫn và thư giãn. Thiền sinh thì đa dạng. Có những người hỏi giống nhau, Achaan đưa ra những câu trả lời khác nhau. Có những người hỏi khác nhau. Achaan đưa ra cùng một câu trả lời. Achaan ít khi sử dụng tâm trí mà ứng xử từ tuệ giác trực tiếp và tâm xả. Tuy nhiên có những thiền sinh không lãnh hội được tuệ giác ấy. Mong muốn tìm giải đáp bằng tâm trí cho ?ovấn đề? của mình làm che mờ cái thấy của họ. Tuệ giác đơn giản, trực tiếp. Tâm con người hiện đại phức tạp, lòng vòng. Tôi soi thấy bóng mình trong các thiền sinh ấy. Ôi chao, phước lành thay !
    Một số thiền sinh quí thầy, đôi khi dâng thực phẩm cúng dường: bột đậu xanh, bột dinh dưỡng? Achaan đem ra chia phước luôn cho các thiền sinh. Có hôm nhà bếp dâng một chai nước cam vắt nguyên chất, Achaan chưa uống. Có một thiền sinh tu tập tinh tấn, Ngài đem chai đó ra ban thưởng.
    Đôi khi, trong phòng trình pháp mọi người cười nghiêng ngả. Một thiền sinh nói: ?othưa Thầy, trong lúc hành thiền, con thấy đầu con nặng chịch!?. Achaan hỏi lại: ?onặng hả, bao nhiêu cân??. Có lúc, Ngài bắt chước động tác đi xe máy vi vu trên đường phố Sài gòn để làm ví dụ về người hành giả khi đã thuần thục. Achaan học tiếng Việt rất nhanh. Ngài thường nói: "9 tiếng", "10 tiếng", "12 tiếng" rất ngộ nghĩnh?.ý nhắc thiền sinh cần tinh tấn hành thiền nhiều hơn.
    Bốn phiên dịch chia nhau làm việc, mệt nhoài. Chỉ có Achaan vẫn khoẻ. Có lúc Achaan ra ngắm cây sala trong sân chùa. Một bông mới rụng trên mặt đất, Achaan nhặt lên, đem vào phòng trình pháp, đặt lên bàn thờ Phật.
    Ở bên cạnh Achaan giống như bên một tấm gương soi. Nhìn vào đó, tôi luôn thấy tham, sân, si của mình lấp ló, dù đã bớt thô thiển hơn ngày xưa. Nhưng lạ thay, không vì thế mà tôi thấy hổ thẹn hay nuối tiếc, chỉ thấy có lòng biết ơn sâu sắc và cảm giác an lạc khởi lên. Trong suốt thời gian khoá tu diễn ra, những khái niệm thông thường về thời gian và không gian trở nên nhạt nhoà. Tôi quên cả mình đã gội đầu lần trước từ khi nào, đã bao lâu chưa gọi điện về nhà. Cũng chẳng thấy có nhu cầu đi ra bên ngoài. Tâm được an trú trong hiện tại vốn tự nó cho ta cảm giác đủ!
    Hết khoá tu, một nhóm thiền sinh đưa Achaan cùng phái đoàn đi thăm quan Huế, Hà nội và Vịnh Hạ Long. Theo tập khí cũ, tôi hay hỏi: ?oAchaan có thấy đẹp không, Achaan có thấy ngon không??. Achaan gật đầu, nhưng nhìn vào mắt Ngài, tôi hiểu cái đẹp, cái ngon ấy không còn nằm trong tâm của Achaan nữa?Bài giảng không lời về sự không vướng mắc! Ai bảo chỉ thẳng là độc quyền của Thiền tông?
    Hôm chia tay, Achaan nói lời sám hối với nhà Chùa, với tất cả Đại chúng về những hành động trên thân, khẩu, ý của Achaan và của phái đoàn có thể xúc phạm đến mọi người. Nghe những lời khiêm nhường ấy, cái ?ongã mạn? bản năng luôn tự bảo vệ, tự cho mình là đúng trong tôi chùng xuống. Buông bỏ! Như một sự giải thoát! Soi vào tâm thấy yêu thương tràn ngập!
    Một đệ tử tới thỉnh Achaan hồi hướng công đức thời thiền tới cho vụ khiếu kiện chất độc màu da cam được phán xét có lợi cho các nạn nhân. Achaan từ tốn nói: chúng ta sẽ hồi hướng công đức, nhưng cho cả hai bên. Tâm từ thực sự cần được rải cho mọi chúng sanh!
    Trong một buổi nói chuyện, một phật tử hỏi Achaan: Thiền sư đã gặp được bao nhiêu vị A-la-hán trong đời? Câu trả lời: ?oTheo truyền thống đạo Phật, người tu hành không bao giờ tuyên bố về sự đắc đạo của mình vì dễ tạo ra sự vướng mắc. Người phàm phu thường dễ vướng vào khái niệm Thánh nhân mà quên mất con đường Đạo. Nhưng con đường đạt quả vị giải thoát là có thật, và một vị Thánh nhân, không vì sự thành tựu của mình mà ngừng lại việc tu. Vị Thánh nhân hiểu kẻ phàm phu, nhưng kẻ phàm phu không biết được Thánh nhân.?
    Những gì tôi hiểu về Achaan vẫn chỉ là cảm tính và hạn chế.
    Achaan đã đi rồi. Tôi không thấy nhớ Achaan. Từ khi được làm học trò của Achaan, tôi chưa bao giờ thấy nhớ vị bổn sư của mình khi xa Ngài cả. Sao thế nhỉ ? Có lẽ bởi những gì Achaan trao tặng cho chúng tôi: chánh niệm, tuệ giác, lòng từ bi, sự chuyển hoá?không có dán mác ?oAchaan?. Achaan nhẹ như một ngọn gió mà tác động vẫn rất lớn lao. Achaan có mặt mà như không có, vắng mặt mà như có. Sắc sắc, không không!
    nguồn : http://thucduong.vn
  7. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp tu thiền Vipassana tại Wat Ram Poeng
    Theo phương pháp của cố thiền sư Mahasi
    Do ngài thiền sư Phra Ajhan Suphan hướng dẫn
    Ngài là trụ trì của chùa Wat Rampoeng (Tapotaram)
    địa chỉ Tambol Suthep, Ampur Muang
    Chiang Mai 50200
    Thái Lan
    Tel 66 (0) 53 278 620
    Fax 66 (0) 53 810 197
    e-mail: watmpoeng@hotmail.com
    Tài liệu phục vụ cho khoá tu
    ***********************************************************
    Vipassana-Kammathana hay Kỹ thuật thiền Minh sát
    Phát triển tâm trí là một kinh nghiệm cá nhân. Nó không phân biệt bạn là tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, hay Hồi giáo. Nó cũng không phân biệt sắc tộc hay màu da, bởi lẽ con người ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kỹ thuật thiền Minh sát ở đây là cách chuẩn bị cho một con đường vươn tới một cuộc sống an lạc thông qua sự hiểu biết đúng đắn về bản thân.
    Có hai loại thiền
    1. Thiền chỉ ?" samatha - nhằm phát triển sự tập trung trên một đối tượng với mục đích tĩnh tâm
    2. Thiền quán - hay thiền Minh sát nhằm phát triển hiểu biết về bản thân thông qua sự luyện tập chánh niệm
    Kỹ thụât hành thiền tại chùa Wat Rampoeng dựa trên ?obốn lĩnh vực quán niệm?
    1. Niệm thân
    2. Niệm thọ
    3. Niệm tâm
    4. Niệm pháp
    ***********************************************************
    Kỹ thuật hành thiền
    Khi bạn bước vào khóa tu tích cực thiền minh sát, bạn được gọi là yogi-thiền sinh
    * Nhận diện (quán, niệm, quan sát) là cốt lõi của thiền minh sát. Đó là việc giữ chánh niệm liên tục để nhận biết và nhận diện. Thiền minh sát qua tứ niệm xứ đặt sự tập trung vào thân, thọ, tâm, pháp. Các oai nghi của thân như đi, đứng, nằm, ngồi
    * Chánh niệm trên thân là việc nhận diện các cử động của cơ thể như sự phồng/xẹp của bụng khi thở hay bước chân trái, phải khi đi.
    * Chánh niệm trên thọ là việc nhận diện các cảm thọ khoái lạc,dễ chịu hay khổ đau, khó chịu xuất hiện trong tiến trình nhận diện phồng/xẹp. Khi xuất hiện những cảm thọ này, ta ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện cảm thọ. Ví dụ, khi ta cảm thấy đau đớn ở đâu đó trên cơ thể, ta nhận diện ?ođau, đau, đau?. Nhận diện như vậy một lúc trước khi quay lại nhận diện phồng/xẹp.
    * Chánh niệm trên tâm là việc nhận diện các suy nghĩ. Khi chúng ta đang nhận diện phồng/xẹp, có thể tâm chúng ta sẽ nghĩ về công việc hoặc gia đình v.v Chúng ta phải ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện ?onghĩ, nghĩ, nghĩ? một lúc trước khi quay lại nhận diện phồng/xẹp.
    * Chánh niệm trên pháp là việc nhận diện năm triền cái: tham (ưa thích), sân (không ưa), hôn trầm (buồn ngủ, thiếu tỉnh táo), trạo cử (giao động bất an, hối hận) và hoài nghi. Những triền cái này tồn tại trong tâm của mọi dân tộc. Khi chúng ta đang tập trung vào phồng/xẹp, một trong năm triền cái này có thể xuất hiện trong tâm, chẳng hạn như sự thích thú. Chúng ta phải ngừng việc nhận diện phồng/xẹp để nhận diện ?othích, thích, thích?. Nếu sự không thích xuất hiện, nhận diện ?okhông thích, không thích, không thích?. Nếu hôn trầm xuất hiện, nhận diện ?ohôn trầm, hôn trầm, hôn trầm?. Nếu bất an xuất hiện, nhận diện ?obất an, bất an, bất an?. Nếu hoài nghi xuất hiện, nhận diện ?ohoài nghi, hoài nghi, hoài nghi?. Sau khi đã nhận diện các triền cái một lúc, ta quay lại nhận diện phồng/xẹp. Ngoài ra, đó còn là việc nhận diện các đối tượng khác của tâm như ?onghe?, ?othấy?, ?ongửi?, ?oxúc chạm?, với kỹ thuật tương tự.
    * Giây phút hiện tại vô cùng quan trọng đối với sự tu tập. Nhận diện tâm/thân trong giây phút hiện tại phát triển và làm mạnh thêm sát na định. Nếu không có sự nhận diện giây phút hiện tại, việc hành thiền không đạt tiến bộ vì sát na định không thể xảy ra
    * Sự liên tục cũng rất quan trọng. Hãy giữ chánh niệm từ khi tỉnh giấc cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Chúng ta phải nhận diện tất cả các hoạt động thường nhật: ăn, uống, tắm, giặt v.v khi nghỉ ngơi, chúng ta có thể làm việc gì đó hoặc nói chuyện trong thất niệm. Khi điều này xảy ra, tâm ta, chểnh mảng việc nhận diện, trở nên xao lãng, đi lang thang và như vậy sát na định mới hình thành sẽ bị yếu đi. Do vậy, hạn chế việc nói chuyện và giao tiếp đến mức tối đa. Cư xử như một người ốm (hoạt động chậm rãi), điếc (không chạy theo âm thanh, mù (không chạy theo hình sắc) v.v.
    * Mục đích của thiền minh sát là tiến tới sự hiểu biết sáng rõ, đầy đủ về 3 đặc tính của sự vật: vô thường (anica), khổ (dukha-bất toại nguyện), vô ngã (anata). Khi đã chứng nghiệm được ba đặc tính này, thiền giả nhận ra rằng mọi thứ trên thế giới này đều thay đổi, bất toại nguyện và không kiểm soát được bởi không có tự ngã. Vì vậy, tâm sẽ từ bỏ ham muốn ?ođạt được? một cái gì đó, ?osở hữu? cái gì đó, hay ?olà? một cái gì đó.
    ***********************************************************
    Đức Phật đưa ra 5 mục đích của thiền minh sát:
    * Làm trong sạch tâm
    * Thoát khỏi phiền não
    * Thoát khỏi sự đau khổ trong thân và tâm
    * Hiểu được sự thật về cuộc sống
    * Diệt khổ và thành tựu Niết bàn
    ***********************************************************
    Trình pháp
    Theo thứ tự đánh số, bạn tới trình pháp với Thiền s¬ư
    Sa oạt đì khà, Pờ-ra-A-chan-su-pan (đối với nữ) ?" xin chào sư thầy Suphan
    Sa oạt đì kh-rạp, Pờ-ra-A-chan-su-pan (đối với nam)
    Đây là một ví dụ về cách trình pháp (chỉ là ví dụ, bạn cần trình pháp theo kinh nghiệm riêng của bạn)
    ?oThầy yêu cầu con đầu tiên đi kinh hành, nhận diện bước chân ?otrái này, phải này? trong 20 phút. Sau đó là toạ thiền trong 20 phút, quan sát và nhận diện cử động phồng /xẹp của bụng là ?ophồng, xẹp? Thầy yêu cầu con thực hành 7 tiếng, con đã thực hành tổng cộng 8 tiếng.
    Quá trình thực hành vừa dễ vừa khó. Đi kinh hành dễ hơn là toạ thiền, và đau là một vấn đề, khi nghĩ ngợi, chân con bị co thắt. Con không thể tưởng tượng đ¬ợc 20 phút ngồi có thể lâu đến thế. Con thấy có sự hoài nghi, giận dữ, sốt ruột. Con luôn nhìn vào đồng hồ. Đôi khi con cảm thấy hơi mệt. Đôi khi suy nghĩ giống như là trong một bộ phim.?
    Nếu thiền sư muốn biết thêm, ngài sẽ đặt câu hỏi. Hãy trả lời ngắn gọn.
    Xin đừng than vãn kể lể một cách không cần thiết về sự đau đớn, giận dữ hay suy nghĩ. Bạn không cần phải tìm lời bào chữa cho sự thiếu hoàn hảo của mình. Thay vào đó, hãy học cách hiểu chúng. Hãy kiên nhẫn với bản thân.
    * Lưu ý: Trong thời gian khóa tu diễn ra, các bạn không được đọc sách, kể cả sách về đạo Phật. Không trộn lẫn các kỹ thuật hành thiền trong thời gian khóa tu. Không trao đổi kinh nghiệm tu của bạn với người khác. Kinh nghiệm của mỗi người là duy nhất và không thể đem ra so sánh. Khi hành thiền nên giữ thái độ đúng: không tìm kiếm, không mong chờ, không né tránh. Thư giãn và quan sát !
    ***********************************************************
    Thời gian biểu trong khóa tu
    4.00 Chuông báo thức
    4.30-5.00 Tụng kinh lễ Phật, xin giới tại thiền
    đường
    5.00-6.00 Hành thiền ở nơi qui định (thời lượng tu
    của mỗi thiền sinh theo chỉ dẫn của
    Thiền sư)
    6.00 Kẻng ăn sáng. Sau bữa sáng, thiền sinh
    có thể vệ sinh cá nhân, tắm, giặt tại nơi
    qui định
    8.00-11.00 Hành thiền
    7.45 -10.45 Trình pháp theo thứ tự. (Thiền sinh
    xem bản tin để biết giờ trình
    pháp của mình theo số ?" 2 ngày/1 lần.
    Thiền sinh chưa đến lượt trình pháp
    hành thiền theo lịch)
    11.00 Kẻng ăn trưa. Sau bữa trưa, thiền sinh
    có thể vệ sinh cá nhân, tắm, giặt
    tại nơi qui định
    13.00- 16.00 Hành thiền
    14.00-17.00 Trình pháp theo thứ tự
    16.00-18.00 Nước uống chiều và vệ sinh cá nhân,
    tắm, giặt tại nơi qui định
    18.00-22.00 Hành thiền
    22.00 Ngủ
  8. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể download một số sách audio tại đây http://trangsuoitu.net/Trangcacvandephathoc.htm
    - Chỉ là một cội cây
    - Mặt hồ tĩnh lặng
    - Thiền quán tiếng chuông vượt thời gian
    - Ngay trong kiếp sống này
    ...................................
  9. online247

    online247 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Gửi thêm cho các bạn phương pháp thiền Minh Sát của thiền sư Goenka. Hì ngài còn tự nhận mình không phải là Phật Tử, nhưng ngài cũng nói, những gì ngài dạy là tinh túy, cốt tủy của đạo Phật. Ngài có cách tiếp cận rất khoa học, rất biện chứng và rất phù hợp với đầu óc, suy nghĩ người phương Tây. Vì vậy nhưng khóa thiền của ngài thường thu hút được rất đông thiền sinh từ khắp mọi nơi, thuộc mọi tôn giáo.
    Ngài có nói, sự cải đạo thực sự là gì. Đó không phải là việc bạn đang vô thần chuyển sang sùng bái một tôn giáo, hay từ Thiên chúa giáo chuyển sang Phật Giáo, hay ngược lại ... mà là chuyển từ đau khổ sang hạnh phúc, chuyển từ bấn loạn, xung đột sang an lạc hài hòa. Ngài không dạy các tín điều, mà dạy phương pháp để ta tìm được nguyên nhân sự khổ trong chính thân và tâm này.
    http://www.dhamma.org/vi/art.shtml
    http://www.dhamma.org/vi/
    Cái này thấy cũng hay, rất rõ ràng, xin gửi các bạn
    TRẢI NGHIỆM TU TẬP THIỀN MINH SÁT
    http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/049-minhsattue.htm
    Được online247 sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 14/12/2008
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    cám ơn bạn online247 rất nhiều !
    Thấy các bạn thích thiền Minh Sát, mình rất hoan hỉ, tuy nhiên môn này đòi hỏi căn cơ cao đó !
    MÌnh đọc nhiều sách của Achaan, mình rất thích cách giãng giải của vị này !
    Được TRANTHIENNHAN sửa chữa / chuyển vào 13:55 ngày 15/12/2008

Chia sẻ trang này