1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về thơ Haiku

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi vnhungphong, 09/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vnhungphong

    vnhungphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về thơ Haiku

    Xin hỏi bà con chút thông tin về thể loại thơ ngắn Haiku của Nhật và những quy tắc, trình tự..v.v..v để làm 1 bài thơ dạng này.
    Xin cám ơn nhiều
  2. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Thơ Haiku là một thể thơ ngắn gồm 17 âm tiết, là sản phẩm của các thiền sư Nhật Bản, được phát triển mạnh ở thế kỉ 17, dưới thời Đức Xuyên (Tokugawa). Thơ Haiku là một lối mà các thiền sư Nhật Bản dùng để mô tả, chiêm nghiệm về cái huyền vi của tuyệt đối. Tinh thần thơ thể hiện tinh thần Vĩnh Tịch trong văn hóa Nhật Bản, bản thân nó giản dị mang tính gợi ý. Khi sự rung động tình cảm lên đến cao độ thì thậm chí một tiếng cũng là thừa...
    Đây là bài thơ của Tây Hành (Saigyô):
    Gió cuốn lên
    Khói mờ trên Phú sĩ
    Bay mất ngoài xa xăm
    Ai biết về đâu nhỉ
    Cõi lòng tôi cùng lang thang...
    Đây là bài thơ của Thiền sư Ba Tiêu (Bashô)
    Một lữ khách
    xin gọi tôi là thế
    Cơn mưa thu này...
    Một bài thơ khác cũng của Ba Tiêu
    Một cành cây trụi lá,
    Một con quạ đậu trên cành
    Chiều thu sang.
    Có một giai thoại thiền được coi là dấu ấn lịch sử đã thổi nguồn mạch đời sống vào thơ Haiku( trước đó thì thơHaiku chỉ là lối chơi chữ), giai thoại như sau:
    Lúc Ba tiêu còn học thiền với thiền sư Phật Đỉnh Quốc Sư, một lần thầy đến thăm trò và hỏi
    Phật Đỉnh : "Lúc này con ra sao ?"
    Ba Tiêu :"Sau cơn mưa vừ qua, rong rêu xanh hơn trước."
    Phật Đỉnh :"Trước khi rêu xanh thì Phật pháp là gì?"
    Ba Tiêu:"Con ếch nhảy vào nước, kìa tiếng động!"
    _____
    kể từ đó, một giai đoạn mới của Haiku bắt đầu.
    Để làm được thơ Haiku không khó, điều quan trọng là bạn muốn thể hiện điều gì trong đó, chỉ khi bạn bắt được mạch sống của vũ trụ thì bài thơ bạn làm mới sống, còn không nó chỉ là bài thơ chết vô giá trị.

  3. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Phải biết tiếng Nhật thì mới hiểu ý nghĩa của nó
    Cũng như người nước ngoài muốn hiểu thơ lục bát (mặc dù rất dễ) vậy
    Lúc trầm lúc bổng như chim hót vậy
  4. VLONG

    VLONG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Anh yêu em
    Em yêu anh
    Con yêu bố mẹ.

    VLONG
    Như vậy có thể coi là thơ Haiku được không nhỉ?
    Được VLONG sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 14/10/2007
  5. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Yamaoka Tesshu ( 1836-1888 ) là một kiếm sĩ, một nhà thư pháp và cũng là một thiền sư cư sĩ lỗi lạc, trước sự khẩn cầu của đệ tử đã để lại bài kệ sau trước lúc lâm chung:
    Bụng phồng căng đầy
    Và giữa cơn đau quặn
    Tiếng gà lúc rạng đông
    Tương truyền, bài kệ ấy đã khiến cho các đệ tử của Tesshu rất thất vọng; họ cho rằng thầy mình không thể hiện dược khả năng vượt lên trên nỗi đau của thể xác trong những giây phút cuối của cuộc đời. Niềm thwts vọng ấy chỉ tan biến khi họ được dậy bảo rằng, Thiền không dạy cho người ta vượt lên trên thế giới này mà dạy cho người ta biết cách sống thực trong cuộc đời.
    __________
    Taneda Santoka (1882-1940) là một người thất bại trong sự nghiệp, một kẻ nghiện rượu, sống tách biệt với vợ con. Ông định tự vẫn vào tuổi 42. Một vị sư trụ trì một Thiền viện tại địa phương đã cứu sống ông, tiếp nhận ông vào Thiền viện, sau đó, ông trở thành một tăng sư của dong thiền Tào Động Nhật Bản. Taneda đã trải qua phần cuối cuộc đời tại một căn nhà do bạn bè cung cấp, sinh sống bằng cách khất thực. Rượu vẫn là vấn đề đeo bám suốt cuộc đời ông ta. Một nhà văn đã viết, " rượu sake là công án của ông ta ", và ông chẳng bao giờ tham thấu nó. Bất chấp những điều đó, các bài thơ và nhật kí mà ông viết vào những năm cuối đời phản ánh đời sống thanh bần, giản dị và sự cô độc của ông vẫn được công nhận rộng rãi. Những bài thơ của Taneda được viết theo thể loại " Hài cú tự do " (free haiku), tức là không tuân thủ mô hình 17 âm tiết:
    1, Chìm khuất trong cỏ dại
    Một mái nhà
    Một con người.
    2, Phần tôi nhận được
    Đủ để
    Nằm dưới đôi đũa trống.
    3, Tôi tiếp tục cất bước
    Những cánh hoa huệ tiết thanh minh
    Tiếp tục nở.
    4, Ước gì có rượu
    Kìa! Bầu trời hoàng hôn.
    5, Trong tĩnh lặng
    Tuyết rơi trên tuyết.
    6, Giờ đã cháy trụi
    Phải chăng chỉ còn lại tro tàn
    Từ nhật kí của tôi?
    7, Sụp xuống sau lưng tôi
    Những ngọn núi
    Tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy lại.
    __________
    Một vài bài thơ phản ánh đời sống giác ngọ của các Thiền sư Nhật bản, không thuộc thể loại Haiku mà là các bản tường ca ( choka ) hoặc đoản ca ( tanka ) :
    Hàn Sơn :
    1. Bố mẹ cho cuộc sống
    Chẳng cần ganh ruộng người
    Lách cách vợ dệt cửi
    Liến thoắng con đùa chơi
    Chống cằm nghe chim hót
    Vỗ tay, trông hoa rơi
    Ai khen chê đời tớ
    Tiều phu rảo bước ngang.
    2.Leo dốc lên Hàn Sơn
    Dốc Hàn Sơn vô tận
    Thung lũng dài trải đá
    Suối rộng bờ cỏ dày
    Không mưa, rêu vẫn trơn
    Không gió, thông cứ reo
    Tục trần ai giũ bỏ
    Cùng tôi ngồi bên mây.
    3.Đêm qua mơ về nhà
    Thấy vợ bên khung cửi
    Nàng dừng tay thẫn thờ
    Như chẳng thể đưa thoi
    Tớ gọi, nàng quay lại
    Tròn mắt chẳng đáp chào
    Sau nhiều năm cách biệt
    Tóc tớ đã phai màu.
    4. Tớ muốn lên Đông Lãnh
    Bao năm định khởi hành
    Hôm qua bám dây leo
    Nửa đường sương gió chận
    Lối hẹp gai níu áo
    Rêu trơn khó đặt chân
    Dừng bên gốc quế đỏ
    Tựa đầu ngủ trong mây.
    _______
    Ryokan Taigu (1758-1831)
    1.Khất sĩ trở về am
    Cỏ thơm giăng trước cửa
    Gom lá khô nhóm lửa
    Ngồi đọc thơ Hàn Sơn
    Gió thu đùa mái lá
    Ngả lưng duỗi thẳng chân
    Có gì để lo nghĩ?
    Có gì để hoài nghi?
    2.Ngày xuân trời xanh trong
    Cảnh vật thay áo mới
    Ôm bát bước thong dong
    Đường làng muôn sắc hồng
    Gặp tôi trẻ hớn hở
    Xúm quanh, cùng nô đùa
    Níu chân người khất thực
    Dừng lại trước cổng chùa
    Đặt bát lên mỏm đá
    Treo túi lên nhành cây
    Cùng kéo co, chơi bóng
    Trốn tìm và hát ca
    Cuộc chơi thật vui nhộn
    Thời gian sao chóng qua
    Kẻ qua đường cười cợt:
    " Thật si ngốc làm sao!"
    tôi lặng lẽ cúi chào
    Làm sao cho họ hiểu
    Còn gì đáng hơn nào!
    3. Trên những con dốc
    Núi kugami
    Đắm chìm trong mùa đông
    Ngày lại ngày
    Tuyết rơi mãi
    Đường mòn không vết chân qua
    Nhà không ra vọng tiếng người
    Tôi khép cổng lại
    Và tại đây
    Trên thế giới tĩnh lặng này
    Với một dòng nước khe trong
    Mảnh tựa sợi chỉ
    Thẳng như dây xứ Hida
    Tôi giữ mình sinh tồn
    Qua năm tháng
    Lại một ngày hôm nay nữa
    Tôi vẫn tồn sinh.
    4.Nước để múc
    Củi để chẻ
    Rau cải để hái
    Tất cả đều có thời điểm của chúng
    Khi mưa phùn buổi sáng thôi rơi.
    5.Núi mờ hơi sương
    Đường về ắt lạnh
    Trước khi khởi hành
    Bạn ơi, dùng thêm
    Chén rượu nóng nhé?
    __________
    Vậy thôi, hết rồi, tất cả đi chép trong tập sách "Công Án và Thị Kệ trong làng Thiền" của tác giả Kenneth Kraft do Thanh Chân dịch.
  6. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Thêm một bài này nữa:
    Dưới ngọn kiếm đưa cao
    Dù địa ngục đáng sợ;
    Hãy bước tới thì cực lạc trong đây.
    ( Mayamoto Musashi )

  7. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    CHÙM HAIKU NGẪU HỨNG.
    "Đóa hoa xuân
    Ngày xuân
    Chờ tình xuân!"
    "Bước xuống hề
    Thời dễ.
    Trèo lên hề
    Thời khó.
    Xanh kia!"
    "Thực phong
    Ẩm nguyệt
    Thú tiêu dao
    Thi nhân."
    Được huongnhu4 sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 26/01/2008
  8. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Khiếp quá, thơ vậy tôi cũng làm được. Đọc này:
    Rượu để uống
    Thơ để vịnh
    Còn Hương Nhu để...say
    Được vithuymylove sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 26/01/2008
  9. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Có 1 vụ án về Income Tax khá nổi tiếng của Mỹ. Zarin chơi bạc bị thua $3.4 mil, sau đó thoả thuận được với sòng bạc là sẽ chỉ trả $500K và phần còn lại được xí xoá. Cơ quan thuế kiện Zarin ra toà đòi Zarin nộp thuế cho khoản $2.9 mil được miễn (vì nợ được xoá bị coi là thu nhập). Trong vụ này Zarin thắng, cơ quan thuế thua. Người ta mới làm 1 bài Haiku như sau (trích trong giáo trình hẳn hỏi, tất nhiên chỉ for fun thôi vì môn tax học rất boring):
    In life Zarin lost
    In tax he won
    Why can''t tax imitate life?
    Mình rất khoái câu cuối cùng - nghe rất đau cho các nhà làm luật
  10. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61

Chia sẻ trang này