1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về tôn giáo/tín ngưỡng ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Amor, 22/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về tôn giáo/tín ngưỡng ở Việt Nam

    Em đi học hay được bọn nước ngoài hỏi "mày theo tôn giáo gì" hoặc "người Việt Nam thường tin theo đạo gì". Em biết nhiều người hay trả lời "Buddhism" cho nhanh, nhưng em thì nói "I have no religion", bởi vì dù mình có đi lễ chùa cầu Phật thật, nhưng để trở thành một Phật tử đúng nghĩa thì còn xa lắm. Em cũng giải thích thêm với chúng nó là bên cạnh Phật giáo, Thiên chúa giáo... nhiều người ở VN tin theo những tín ngưỡng truyền thống (a set of beliefs, not religion) chẳng hạn như thờ cũng tổ tiên, giỗ chạp, cúng ngày rằm, thờ Phật đồng thời thờ cả các thánh, mẫu, thổ địa, anh hùng dân tộc... khác. Nói chung em hơi bực mình vì cảm thấy mình không giải thích được cho bọn Tây một cách rõ ràng về tôn giáo, tín ngưỡng của dân mình. Thực ra chính em còn cảm thấy nó như một đống lộn xộn thì làm sao có thể giải thích thấu đáo cho người khác. Có bác nào giúp em được vấn đề này thì tốt quá.

    Nhân tiện em hỏi thêm các khái niệm: "chùa", "đền", "đình", "miếu" khác nhau như thế nào? Trong tiếng Anh có sự phân biệt các khái niệm này không?

    Cám ơn các bác rất nhiều.
  2. hoangaka

    hoangaka Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    46
    Gọi là "đạo thờ ông bà " bạn ợ
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tìm trong google với cụm từ "tín ngưỡng việt nam" cũng có vài bài hay đấy bạn!
    Các sắc thái tín ngưỡng "rắc rối" của VN thì Tây nó cũng có cả đấy. Bạn thử hỏi ngược lại là "mày" kể cho tao nghe về những người tại đất nước "mày" không theo đạo Thiên chúa, Phật, Hồi... xem họ nói gì?
  4. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    chưa rõ vì sao, dân mình có cái dỡ là lòng tin rất kém nên vái tứ phương. Thờ đủ moị thứ trên trời dưới đất, kể cả mấy cái miếu ven đường chả biết thờ ai cũng vô thắp nhang, hoặc mấy lão thầy bói bảo cởi đồ ra cho mấy lão hiếp cũng tin sái cổ! Đặc biệt không hiểu các nơi khác người ta có cầu lợi không chứ ở VN có người không xin an hoà hanh phúc sung túc chung chung mà xin thánh thần rất cụ thể, kiểu như vay bao nhiêu tiền ở bà chúa kho. Ăn cướp ăn trộm cũng cúng bái đầy đủ.
    Nếu nói về tín ngưỡng của dân tộc VN thì chắc từ tiếng Anh là pagan!
    Chùa: nhà thờ Phật, nơi thờ cúng nói chung
    Đình: như đình làng thờ thần của làng, hay hội trường, public hall.
    Đền: nơi thờ cái gì to to. Kiểu như Đền là nhà hàng, miếu là quán...
    Miếu nơi thờ cái gì mà nhỏ.
    Tiếng Anh nó cũng có phân biệt, nhưng nghĩa của nó không hoàn toàn trùng khớp với ta, nhiều từ như pagoda là cũng copy đâu đó từ Phương Đông.
  5. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Trong sơ yếu lý lịch ở Việt Nam, nếu không theo các tôn giáo như Phật, Lão, Nho,... thì ghi là không tôn giáo. Người Việt có truyền thống thờ tổ tiên. Thường các tôn giáo thì có người sáng lập, truyền bá có các tín đồ. Còn việc thờ tổ tiên khồng biết từ khi nào, nên không gọi là tôn giáo? Cũng không có người sáng lập, đã có từ xưa.
  6. pootree

    pootree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Chùa:thờ phật, có thể thờ thêm thần tiên của đạo giáo.
    Đình:thờ thành hoàng làng.
    Đền:thờ thần thánh (có thể là anh hùng dân tộc được coi là hóa thánh.
    Miếu:thờ tiểu thần mang tính địa phương-được coi là có tầm ảnh hưởng linh thiêng ở vùng đất đó.
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Từ tục thờ tổ tiên là tục đẹp, uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên. Thờ thần thánh có từ thời đồ đá, dần dần mới sinh ra cực đoan, cầu sự may rủi.
  8. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Dỡ cái giề mà dỡ hả ông bạn. Thế nào là niềm tin? tin vào đức chúa cứu thế, tin vào thánh ala, tin vào đức phật, quan âm... để các ngài phù hộ í ạ. Xin lỗi, nếu ông tin thì cứ việc còn những người Việt Nam như tôi chỉ tin vào sự tồn tại của mình là nhờ có ông bà tổ tiên, đó là điều đầu tiên. Còn về những niềm tin kiểu mê tín không cơ sở kia so với tin vào chúa, thánh, phật thì tôi chẳng thấy thấy có một sự khác biệt nào hết.
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tụi Nhật nó cũng vậy thôi, cũng đi chùa vái xì xụp. Cũng có bàn thờ Phật ở nhà. Nhưng khi hỏi nó đạo gì thì nó bảo "I don''t know".
  10. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác. Trong bốn chữ đền chùa đình miếu thì hình như đình miếu dễ giải thích nhất rồi nhỉ. Còn đền với chùa hay bị dùng thay thế lẫn nhau quá. Cứ theo ý em hiểu thì "chùa" là nơi thờ Phật, còn "đền" thờ các vị thần tiên của đạo Lão và/hoặc các anh hùng dân tộc, nhân vật huyền thoại (Mẫu...) được phong thánh mới phải. Dù sao, chuyện đó cũng không quá quan trọng.
    Quay trở lại chuyện giới thiệu tôn giáo tín ngưỡng của người Việt cho bạn bè thế giới. Chính vì đạo nhà ta rắc rối thế nên có những người hay nói "I''m Buddist" cho nhanh, đến khi bọn Tây ngạc nhiên hỏi lại "Mày là Phật tử mà không ăn chay à?" lại chẳng biết trả lời thế nào. Em thì em nhận thấy cái đáp án đó không chính xác, chẳng những vì mình không có bàn thờ Phật, không ăn chay niệm Phật đâu, mà bởi vì bên cạnh Phật mình còn tin vào quá nhiều thứ khác. Có những lúc em bảo tín ngưỡng ở VN là một sự kết hợp của đạo Khổng, Lão, Phật, sau này rút kinh nghiệm em thêm "truyền thống thờ tổ tiên" vào nữa. Nói chung chính em cũng thấy ngạc nhiên sao dân mình có thể "mix" nhiều thứ linh tinh như vậy, nữa là bọn Tây con. Có lẽ chúng nó nghĩ mình theo đa thần giáo.
    Nói vậy, em cũng nghĩ nhìn nhận đạo Lão, đạo Khổng như một "tôn giáo" là không hoàn toàn chính xác. Khổng giáo thực chất là một thứ triết học và đạo đức luận nhằm quản lý xã hội, định ra mối quan hệ giữa người với người. Đạo Lão thì có đến một nửa là triết học kiểu Đạo đức kinh, Nam hoa kinh, còn một nửa liên quan đến thần tiên, ma quỷ, vẽ bùa chú, bát quái, tìm thuốc trường sinh... mà theo em cũng đã rơi rớt khá nhiều trong thời đại ngày nay rồi.

Chia sẻ trang này