1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về truyện trăm trứng !

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi andu, 26/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. andu

    andu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về truyện trăm trứng !

    Chào các nhà "sử học" xin cho hỏi 1 câu ngắn :
    Cho biết trong chuyện trăm trứng nói rằng Âu cơ & Lạc Long Quân để ra 100 người cont trai : 50 xuống biển,50 lên rừng...thế rồi thoắt 1 cái sinh sôi nẩy nở ra cả dân tộc của chúng ta.Mạo muổi hỏi 2 ý sau :
    1. nếu là 100con trai thì sẽ phạm phải Đồng tính luyến ái.?
    2. Nếu cả trai cả gái thì lại thành loạn luân ?

    Mong duợc chi giáo !

    ANDU

    [black]
    Andu
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Thế bác không nhớ trong truyện này, có cả đoạn dân chúng khổ vì nạn thuồng luồng yêu quái quá, bèn gọi Lạc Long Quân từ dưới nước lên diệt trừ yêu quái à.
    Như vậy tức là đã có dân bản xứ rồi. 100 ông con trai này chỉ hôn phối với dân bản xứ để tạo ra dòng giống Việt bây giờ.
    Ở một khía cạnh khác, phải chăng thần thoại Lạc Long Quân- Âu Cơ này phản ánh quá trình Nam tiến của một chủng người ở phương Bắc (có thể là Trung Quốc ngày nay), di cư xuống phương Nam (nước ta ngày nay), và đồng hoá dần với các bộ tộc bản xứ kém văn minh hơn. Trong truyền thuyết này có nhiều chi tiết nêu lên gốc tích phương Bắc (nước Xích Quỷ có địa phận chủ yếu ở TQ ngày nay, Âu Cơ là người phương Bắc).
    Có thể nó cũng giống như trường ca Ramayana phản ánh quá trình chinh phục của người Aryan da trắng đối với các bộ tộc bản xứ da đen ở phía Nam Ấn Độ.

    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, à quên. Đồng tính luyến ái thì làm sao có con được hở bác. Tất nhiên với công nghệ nhân bản vô tính thì giờ cũng có thể

    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Nếu là dân phương Bắc đi xuống thì cũng không cần phải có dân bản địa cũng ra người Việt.
    !
    Nhưng mà đi xuống là trong thời kỳ nào nhỉ: 4.000 năm trước CN hay là 40.000 năm?
  5. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Nếu chủ đề này là dạng "Vãi ngô cho gà mổ", một kiểu "Những người thích đùa" trong Box lịch sử, thì cả hai cách giải thích của Bạn đều chấp nhận được.
    Loạn luân/ Đồng tình luyến ái
    Nhưng nếu đó là một câu hỏi nghiêm chỉnh thì đó lại là một vấn đề Nhận thức LS mà không có tư Liệu lịch sử. Ở đây có lẽ lịch sử gắn nhiều với Tâm lý học cộng đồng hơn.
    Một đề tài có thể là thú vị đấy
  6. n/a

    n/a Guest

    1.Theo mình trước hết đó chỉ là một truyền thuyết.
    2.Ngay kể cả hôn phối với dân bản xứ, vẫn có liên quan máu mủ, vì những F1,F2 lấy nhau và vẫn là loạn luân.
    3.Phản đối, mình có thể đưa ra đủ chứng cứ, khi Trung Hoa còn là một vài bộ lạc, nền văn minh ở VN lúc đó đã có thể đủ để cai trị. Tuy nhiên, do khoảng cách địa lý quá lớn, nếu không...
    4.Đây có thể liên quan đến các truyền thuyết của nhiều dân tộc, về thảm hoạ của trái đất cách đây khá lâu, các dân tộc chỉ còn một vài người và buộc phải loạn luân để bảo tồn nòi giống.
    5.Đúng thật là liên quan đến Tâm lý học khá nhiều.
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt => Click here
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Híc híc, các bác thử phân tích xem tâm lý học cộng đồng là ở chỗ nào. Thật, tớ chẳng hiểu.

    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  8. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Hì..hì .. Chịu khó suy nghĩ một chút thì thấy ngay thôi:
    Này nhé: Truyện 100 trứng, là không thể có thật được. Thế nhưng người ta lại đưa vào sử. Tất cả mọi người đều chấp nhận nó, thấy nó là thiêng liêng. Một sự kiện không thể có, nhưng lại tạo được niềm tin, thì chỉ có thể giải thích bằng tâm lý học. Vì nó không , phải là chuyện một người mà của một cộng đồng, nên gọi là tâm lý cộng đồng .
    thế thôi nhé
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  10. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Muốn rõ ràng thêm chuyện đó thì phải đọc Tâm lý học của JUNG, ông ta chuyên giải thích các hiện tượng xã hội kiểu này bằng dạng nhận thức tiềm thức (Subconcience). Nhưng khoản này thì tôi không rành lắm, mà tôi cũng không có đọc các tác phẩm của ông ta. hi vọng có bạn nào hiểu biết hơn vào đây múa vài chiêu kiếm "xoá tan mây mù để tháy được trời xanh".
    Nếu ta chấp nhận đổi chữ tâm lý ra nhận thức (hai khái niệm này cũng tương đối gần nhau) thì tôi có thể góp thêm mấy câu sau:
    Vấn đề đặt ra ở câu chuyện này, là một sự kiện hoàn toàn không có thể xẩy ra được, nhưng lại được cả một cộng đồng chấp nhận coi là linh thiêng. Đấy là một nghịch lý. Nhưng nó được chấp nhận vì mọi người có cùng chung một lô gíc nhận thức. Như vậy lô gíc nhận thức nhiều khi quan trọng hơn cả sự kiện. Và từ nhận thức người ta đă xuy diễn ra sự kiện ảo. Như vậy sự kiện chỉ còn là sự minh hoạ cho nhận thức. Còn tại sao cái nhận thức đó được cảm nhận trong 1 cộng đồng, thì đó là việc của JUNG rồi.
    có lẽ hơi khó hiểu, nên phải lấy một ví dụ. Nếu tôi là người theo đạo Phật, thì tôi phải tin theo thuyết luân hồi, nhân quả. đã tin theo thuyết này thì tôi có thể coi chuyện rắn báo oán trong vụ án Lệ Chi Viên là đáng tin và có thật. Trong khi đó không có một sự kiểm chứng khoa học nào, có thể chứng minh được chuyện đó.
    Như vậy để hiểu được chuyện đẻ trăm trứng muốn nói gì, ta phải trìu tượng hoá nó, rút ra những khái niệm, rồi từ khái niệm tổng kết ra nhận thức. Ta dễ nhận thấy là nó có 3 khái niệm:
    1. Âu Cơ - Đất - Âm
    2. Lạc Long Quân - Nước - Dương
    3. 100 trứng - Âm/Dương - vạn vật
    Đến đây thì ta nhận thấy ngay cái nhận thức gì rồi, đó chính là cái nhận thức Đạo của Lão Tử (Một Âm Một Dương sinh ra vạn vật). Đó cũng là tư duy phồn thực của văn minh nông nghiệp.
    Được phothuongdan sửa chữa / chuyển vào 06:41 ngày 27/07/2002

Chia sẻ trang này